Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
161 KB
Nội dung
CHƯƠNG7. TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ CÂN BẰNG HÓA HỌC Câu 1. Tốc độ phản ứng là A. Độ biến thiên nồng độ của một chất phản ứng trong một đơn vị thời gian. B. Độ biến thiên nồng độ của một sản phẩm phản ứng trong một đơn vị thời gian. C. Độ biến thiên khối lượng của một chất phản ứng trong một đơn vị thời gian. D. A và B đúng. Câu 2. Đối với các phản ứng có chất khí tham gia, khi tăng áp suất tốc độ phản ứng tăng là do A. nồng độ của các chất khí tăng lên. B. nồng độ của các chất khí giảm xuống. C. chuyển động của các chất khí tăng lên. D. chuyển động của các chất khí giảm xuống. Câu 3. Nhận định nào dưới đây là đúng? A. Khi nhiệt độ tăng thì tốc độ phản ứng tăng B. Khi nhiệt độ tăng thì tốc độ phản ứng giảm C. Khi nhiệt độ giảm thì tốc độ phản ứng tăng D. Sự thay đổi nhiệt độ không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng Câu 4 : Nhận định nào dưới đây là đúng? A. Nồng độ chất phản ứng tăng thì tốc độ phản ứng tăng B. Nồng độ chất phản ứng giảm thì tốc độ phản ứng tăng C. Nồng độ chất phản ứng tăng thì tốc độ phản ứng giảm D. Sự thay đổi nồng độ chất phản ứng không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng Câu 5 : Một phản ứng hoá học được biểu diễn như sau: Các chất phản ứng Các sản phẩm. Yếu tố nào sau đây không ảnh hướng đến tốc độ phản ứng? A. Chất xúc tác B. Nồng độ các chất phản ứng C. Nồng độ các sản phẩm D. Nhiệt độ Câu 6 : Sản xuất amoniac trong công nghiệp dựa trên phản ứng sau: N 2 (k) + 3H 2 (k) 2NH 3 (k) ( ∆ H< 0) Cân bằng hóa học sẽ chuyển dịch về phía tạo ra amoniac nhiều hơn nếu: A. Tăng áp suất chung của hệ B. Tăng nồng độ N 2 ; H 2 C. Tăng nhiệt độ D. Giảm nhiệt độ Câu7. Định nghĩa nào sau đây đúng? A. Chất xúc tác là chất làm thay đổi tốc độ phản ứng nhưng không bị tiêu hao trong phản ứng. B. Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng nhưng không bị tiêu hao trong phản ứng. C. Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng nhưng không bị thay đổi trong phản ứng. D. Chất xúc tác là chất làm thay đổi tốc độ phản ứng nhưng không bị tiêu hao không nhiều trong phản ứng. Câu 8. Khi cho cùng một lượng kẽm vào cốc đựng dung dịch axit HCl, tốc độ phản ứng sẽ lướn nhất khi dung kẽm ở dạng A. viên nhỏ B. bột mịn, khuấy đều. C. tấm mỏng D. thỏi lớn. Câu 9. Khi cho axit HCl tác dụng với KMnO 4 (rắn) để điều chế khí clo, khí clo sẽ thoát ra nhanh hơn khi A. dùng axit HCl đặc và đun nhẹ hỗn hợp. B. dùng axit HCl đặc và làm lạnh hỗn hợp. C. dùng axit HCl loãng và đun nhẹ hỗn hợp. D. dùng axit HCl loãng và làm lạnh hỗn hợp. Câu 10. Cân bằng hóa học là một trạng thái của phản ứng thuận nghịch khi A. tốc độ phản ứng thuận bằng hai lần tốc độ phản ứng nghịch. B. tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch. C. tốc độ phản ứng thuận bằng một nửa tốc độ phản ứng nghịch. D. tốc độ phản ứng thuận bằng k lần tốc độ phản ứng nghịch. Câu 11. Cân bằng hóa học A. chỉ bị ảnh hưởng bởi nồng độ của các chất tham gia phản ứng. B. chỉ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ của phản ứng. C. bị ảnh hưởng bởi nồng độ của các chất và nhiệt độ của phản ứng. D. chỉ bị ảnh hưởng bởi nồng độ của các chất tạo thành. Câu 12. Cho phản ứng: 2SO 2 (k) + O 2 (k) 2SO 3 (k) ∆H < 0 Khi tăng nhiệt độ cân bằng hóa học sẽ: A. chuyển từ trái sang phải B. chuyển từ phải sang trái C. không bị chuyển dịch D. dừng lại. Câu 13. Cho phản ứng sau: Phản ứng sẽ dịch chuyển theo chiều thuận khi: A. Tăng áp suất B. Tăng nhiệt độ C. Giảm nhiệt độ D. A và C đúng Câu 14. Cho phương trình phản ứng: 2SO 2 (k) + O 2 (k) 2SO 3(k) . ∆H < 0. Để tạo ra nhiều SO 3 thì điều kiện nào không phù hợp A. Tăng nhiệt độ B. Lấy bớt SO 3 ra C. Tăng áp suất bình phản ứng D. Tăng nồng độ O 2 Câu 15. : Khi tăng áp suất, phản ứng nào không ảnh hưởng tới cân bằng : A. N 2 +3H 2 = 2NH 3 B. 2CO +O 2 = 2CO 2 C. H 2 + Cl 2 = 2HCl D. 2SO 2 + O 2 = 2SO 3 Câu 16. Cho phản ứng: CaCO 3 (r) = CaO (r) + CO 2(k) ∆ H > 0 Cân bằng phản ứng trên dịch chuyển theo chiều thuận khi: A. Tăng nhiệt độ B. Giảm áp suất C. Giảm nồng độ D. Chỉ có A, B Câu 17 : Sự chuyển dịch cân bằng là A. Phản ứng trực tiếp theo chiều thuận B. Phản ứng trực tiếp theo chiều nghịch C. Chuyển từ trạng thái cân bằng này sang trạng thái cân bằng khác D. Phản ứng tiếp tục xảy ra cả chiều thuận và nghịch Câu 18. Cho phương trình hoá học : N 2 (k) + O 2 (k) tia löa ®iÖn 2NO (k); ∆H > 0 Hãy cho biết những yếu tố nào sau đây ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cân bằng hoá học trên? A. Nhiệt độ và nồng độ. B. Áp suất và nồng độ. C. Nồng độ và chất xúc tác. D. Chất xúc tác và nhiệt độ. Câu 19: Phương trình nhiệt hoá học của phản ứng nung vôi: CaCO 3 (r) t o CaO (r) + CO 2 (k), ∆H > 0 . Để tăng hiệu suất phản ứng cần A. tiến hành ở nhiệt độ cao, áp suất cao. B. tiến hành ở nhiệt độ cao, đá vôi được đập nhỏ. C. tiến hành ở nhiệt độ cao, đá vôi được dùng dạng quặng lớn. D. tiến hành ở nhiệt độ thấp, áp suất cao. Câu 20. Trong các cặp phản ứng sau, cặp nào có tốc độ phản ứng lớn nhất? A. Fe + ddHCl 0,1M. B. Fe + ddHCl 0,2M. C. Fe + ddHCl 0,3M D. Fe + ddHCl 20%, (d = 1,2g.ml) Câu 21. Khi đốt pirit sắt trong lò đốt, để đạt hiệu suất cao hơn cần A. nghiền nhỏ vừa phải quặng pirit và cho dư không khí. B. dùng quặng pirit dưới dạng thỏi lớn. C. dùng quặng pirit dưới dạng thỏi lớn và dùng lượng nhiều không khí. D. nghiền quặng pirit thành bột và cho dư không khí. Câu 22. Trong quá trình sản xuất axit sunfuric phải thực hiện phản ứng sau: 2SO 2 (k) + O 2 (k) 2SO 3 (k) ∆H < 0 Để tăng hiệu suất của phản ứng cần phải A. tăng nhiệt độ của phản ứng. B. giảm nhiệt độ của phản ứng. C. giữ phản ứng ở nhiệt độ thường. D. tăng nhiệt độ và dùng xúc tác. Câu 23. Người ta đã sử dụng nhiệt của phản ứng đốt cháy than đá để nung vôi: Biện pháp kĩ thuật nào sau đây không được sử dụng để tăng tốc độ phản ứng nung vôi? A. Đập nhỏ đá vôi với kích thích thích hợp. B. Duy trì nhiệt độ phản ứng thích hợp. C. Tăng nhiệt phản ứng càng cao càng tốt. D. Thổi không khí nén vào là nung vôi. Câu 24. Cho phản ứng sau H 2 (k) + Br 2 (k) 2HBr (k) ∆H < 0. Khi tăng áp suất của hệ cân bằng sẽ chuyển dịch: A. Theo chiều thuận B. Không chuyển dịch C. Theo chiều nghịch D. Khó xác định. Câu 25. Tác động nào dưới đây không ảnh hưởng đến vận tốc phản ứng phân hủy CaCO 3 . CaCO 3 (r) → CaO (r) + CO 2 (k) A. Đun nóng B. Thêm đá vôi C. Đập nhỏ đá vôi D. Nghiền mịn đá vôi Câu 26. Cho 6 gam kẽm hạt vào một cốc đựng dung dịch H 2 SO 4 4M ở nhiệt độ thường. Tác động nào sau đây không làm tăng vận tốc của phản ứng ? A. Thay 6 g kẽm hạt bằng 6 g kẽm bột B. Dùng H 2 SO 4 5M thay H 2 SO 4 4M C. Tiến hành ở nhiệt độ 50 o C D. Tăng thể tích H 2 SO 4 4M lên gấp đôi Câu 27. Nếu chia một mẩu đá vôi hình cầu có thể tích 10,00 cm 3 thành tám mẩu đá vôi hình cầu thể tích bằng 1,25 cm 3 thì tổng điện tích mặt cầu tăng bao nhiêu lần ? A. 2 lần B. 4 lần C. 8 lần D. 16 lần Câu 28. Điền vào khoảng trống trong câu sau bằng cụm từ thích hợp : “Cân bằng hóa học là trạng thái của phản ứng thuận nghịch khi tốc độ phản ứng thuận . tốc độ phản ứng nghịch”. A. lớn hơn B. bằng C. nhỏ hơn D. khác Câu 29. Hằng số cân bằng K của phản ứng chỉ phụ thuộc vào A. nhiệt độ. B. nồng độ. C. xúc tác. D. kích thước hạt. Câu 30. Sự phá vỡ cân bằng cũ để chuyển sang một cân bằng mới do các yếu tố bên ngoài tác động được gọi là A. sự biến đổi chất. B. sự chuyển dịch cân bằng. C. sự biến đổi vận tốc phản ứng. D. sự biến đổi hằng số cân bằng. Câu 31. Xét phản ứng : C (r) + H 2 O (k) CO (k) + H 2 (k) H 131 kJ∆ = Yếu tố nào dưới đây làm phản ứng trên chuyển dịch theo chiều thuận ? A. Giảm nhiệt độ. C. Thêm cacbon. B. Tăng áp suất. D. Lấy bớt H 2 ra. Câu 32. Trong các phản ứng dưới đây phản ứng nào sẽ chuyển dời theo chiều thuận khi giảm nhiệt độ hoặc tăng áp suất. A. COCl 2 (k) CO (k) + Cl 2 (k) ∆H = +113 kJ B. CO (k) + H 2 O (k) CO 2 (k) + H 2 (k) ∆H = –41,8 kJ C. 2SO 3 (k) 2SO 2 (k) + O 2 (k) ∆H = +192 kJ D. 4HCl (k) + O 2 (k) 2H 2 O (k) + 2Cl 2 (k) ∆H = –112,8 kJ Câu 33. Phát biểu nào dưới đây là đúng ? A. Có thể tăng hiệu suất phản ứng nung đá vôi bằng cách tăng nồng độ đá vôi. B. Có thể tăng hiệu suất phản ứng tổng hợp NH 3 ( H 92∆ = − kJ/mol) từ N 2 và H 2 bằng cách giảm nhiệt độ của phản ứng. C. Có thể tăng hiệu suất phản ứng tổng hợp HI (k) từ H 2 (k) và I 2 (k) bằng cách tăng áp suất. D. Mọi phản ứng đều tăng hiệu suất khi sử dụng xúc tác. Câu 34. Trong các tác động dưới đây, tác động nào không làm tăng hiệu suất phản ứng tổng hợp NH 3 N 2 (k) + 3H 2 (k) 2NH 3 (k) H 92 ∆ = − kJ/mol A. Giảm nhiệt độ. B. Giảm áp suất. C. Tăng nồng độ N 2 hoặc H 2 . D. Giảm nồng độ NH 3 . Câu 35. Cho phản ứng: 2SO 2 (k) + O 2 (k) 2SO 3 (k) ∆H < 0 Khi tăng áp suất, cân bằng hóa học sẽ: A. dừng lại. B. chuyể từ trái sang phải. C. không bị chuyển dịch. D. chuyển từ phải sang trái. Câu 36. Trong quá trình sản xuất axit sunfuric phải thực hiện phản ứng sau: 2SO 2 (k) + O 2 (k) 2SO 3 (k) ∆H < 0 Khi dùng một lượng dư oxi không khí sẽ A. làm cho hiệu suất phản ứng tăng. B. làm cho hiệu suất phản ứng giảm. C. làm cho phản ứng bị dừng lại. D. không ảnh hưởng đến hiệu suất phản ứng. Câu 37. Điền vào khoảng trống trong câu sau bằng các cụm từ thích hợp : “Cân bằng hóa học là cân bằng …(1)… vì tại cân bằng phản ứng …(2)…”. A. (1) tĩnh ; (2) dừng lại B. (1) động ; (2) dừng lại C. (1) tĩnh ; (2) tiếp tục xảy ra D. (1) động ; (2) tiếp tục xảy ra Câu 38. Điền vào các khoảng trống trong câu sau bằng các cụm từ thích hợp : “Tốc độ phản ứng là đại lượng đặc trưng cho .(1) . của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm trong .(2) .” A. (1) biến thiên nồng độ (2) một đơn vị thời gian B. (1) biến thiên lượng chất (2) phản ứng C. (1) sự hình thành (2) một khoảng thời gian D. (1) nồng độ mất đi (2) một giây Câu 39. Ý nào sau đây là đúng? A. Bất cứ phản ứng nào cũng phải đạt đến trạng thái cân bằng hóa học. B. Khi phản ứng thuận nghịch ở trạng thái cân bằng thì phản ứng dừng lại. C. Chỉ có những phản ứng thuận nghịch mới có trạng thái cân bằng hóa học. D. Ở trạng thái cân bằng, khối lượng các chất ở hai vế của phương trình hóa học phải bằng nhau. Câu 40. Ý nào trong các ý sau đây là đúng? A. Bất cứ phản ứng nào cũng chỉ vận dụng được một trong các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng để tăng tốc độ phản ứng. B. Bất cứ phản ứng nào cũng phải vận dụng đủ các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng mới tăng được tốc độ phản ứng. C. Tùy theo phản ứng mà chỉ vận dụng được một, một số hay tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng để tăng tốc độ phản ứng. D. Bất cứ phản ứng nào cũng cần chất xúc tác để tăng tốc độ phản ứng. Câu 41. Cho phản ứng: 2SO 2 (k) + O 2 (k) 2SO 3 (k) ∆H < 0 Yếu tố nào sau đây không làm nồng độ các chất trong hệ cân bằng biến đổi? A. Biến đổi nhiệt độ. B. Biến đổi áp suất. C. Sự có mặt chất xúc tác. D. Biến đổi dung tích của bình phản ứng. Câu 42. Nội dung nào thể hiện trong các câu sau đây là sai? A. Nhiên liệu cháy ở tầng khí quyển trên cao nhanh hơn khi cháy ở mặt đất. B. Nước giải khát được nén khí CO 2 vào ở áp suất cao hơn sẽ có độ chua (độ axit) lớn hơn. C. Thực phẩm được bảo quản ở nhiệt độ thấp hơn sẽ giữ được lâu hơn. D. Than cháy trong oxi nguyên chất nhanh hơn khi cháy trong không khí. Câu 43. Cho biết cân bằng sau được thực hiện trong bình kín: PCl 5 (k) PCl 3 (k) + Cl 2 (k) ∆H > 0 Yếu tố nào sau đây tạo nên sự tăng lượng PCl 3 trong cân bằng ? A. Lấy bớt PCl 5 ra. B. Thêm Cl 2 vào. C. Giảm nhiệt độ. D. Tăng nhiệt độ. Câu 44. Trong số các phản ứng dưới đây (xảy ra trong dung dịch) phản nào là phản ứng thuận nghịch? A. Zn (r) + H 2 SO 4(dd) → ZnSO 4(dd) + H 2(k) B. Ba(NO 3 ) 2 (dd) + K 2 SO 4 (dd) → BaSO 4(r ) + 2 KNO 3(dd) C. Ba(OH) 2(dd) + 2 HCl (dd) → BaCl 2 (dd) + H 2 O (l) D. Br 2(l) + H 2 O (l) → HBr (dd) + HBrO (dd) Câu 45. Một học sinh nêu ra các khẳng định sau đây, khẳng định nào phù hợp với hệ hóa học ở trạng thái cân bằng? A. Phản ứng thuận đã dừng. B. Phản ứng nghịch đã dừng. C. Nồng độ của các sản phẩm và của các chất phản ứng bằng nhau. D. Tốc độ của phản ứng thuận và nghịch bằng nhau. Câu 46. Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến cân bằng hóa học? A. Nồng độ. B. Áp suất. C. Xúc tác. D. Nhiệt độ Câu 47. Cho phản ứng sau: 4CuO (r) 2Cu 2 O (r) + O 2 (k) ∆H > 0 Có thể dùng những biện pháp gì để tăng hiệu suất chuyển hóa CuO thành Cu 2 O? A. Câu 48. Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào các yếu tố sau : A. Nhiệt độ . B. Nồng độ, áp suất. C. chất xúc tác, diện tích bề mặt. D. cả A, B và C. D. Độ biến thiên nồng độ của các chất phản ứng trong một đơn vị thời gian. Câu 49. Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào các yếu tố sau : A. Nhiệt độ . B. Nồng độ, áp suất. C. chất xúc tác, diện tích bề mặt . D. cả A, B và C. Câu50. Dùng không khí nén thổi vào lò cao để đốt cháy than cốc (trong sản xuất gang) , yếu tố nào ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng ? A. Nhiệt độ, áp suất. B. tăng diện tích. C. Nồng độ. D. xúc tác. Câu 51. Cho 5g kẽm viên vào cốc đựng 50ml dung dịch H 2 SO 4 4M ở nhiệt độ thường (25 o ). Trường hợp nào tốc độ phản ứng không đổi ? A. Thay 5g kẽm viên bằng 5g kẽm bột. B. Thay dung dịch H 2 SO 4 4m bằng dung dịch H 2 SO 4 2M. C. Thực hiện phản ứng ở 50 o C. D. Dùng dung dịch H 2 SO 4 gấp đôi ban đầu . Câu 52. Cho phản ứng hóa học : A (k) + 2B (k) + nhiệt → AB 2 (k). Tốc độ phản ứng sẽ tăng nếu : A. Tăng áp suất. B. Tăng thể tích của bình phản ứng. C. Giảm áp suất. D. Giảm nồng độ của A Câu 53. Tăng nhiệt độ của một hệ phản ứng sẽ dẩn đến sự va chạm có hiệu quả giữa các phân tử chất phản ứng. Tính chất của sự va chạm đó là : A. Thoạt đầu tăng , sau đó giảm dần. B. Chỉ có giảm dần. C. Thoạt đầu giảm , sau đó tăng dần. D. Chỉ có tăng dần. Câu 54. Cho phản ứng : Zn(r) + 2HCl (dd) → ZnCl 2 (dd) + H 2 (k). Nếu tăng nồng độ dung dịch HCl thì số lần va chạm giữa các chất phản ứng sẽ: A. Giảm, tốc độ phản ứng tạo ra sản phẩm tăng. B. Giảm, tốc độ phản ứng tạo ra sản phẩm giảm. C. Tăng, tốc độ phản ứng tạo ra sản phẩm tăng. D. Tăng, tốc độ phản ứng tạo ra sản phẩm giảm. Câu 55. Đại lượng đặc trưng cho độ biến thiên nồng độ của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm trong một đơn vị thời gian gọi là : A. Tốc độ phản ứng. B. Cân bằng hóa học. C. Tốc độ tức thời. D. Quá trình hóa học. Câu 55. Đối với phản ứng có chất khí tham gia thì : A. khi áp suất tăng, tốc độ phản ứng giảm. B. Khi áp suất tăng , tốc độ phản ứng tăng. C. Khi áp suất giảm , tốc độ phản ứng tăng. D. Áp suất không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng. Câu 56. Chọn câu đúng : A. Khi nhiệt độ tăng thì tốc độ phản ứng tăng. B. Khi nhiệt độ tăng thì tốc độ phản ứng giảm. C. Khi nhiệt độ giảm thì tốc độ phản ứng tăng. D. Nhiệt độ không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng. Câu 57. Khi diện tích bề mặt tăng, tốc độ phản ứng tăng là đúng với phản ứng có chất nào tham gia ? A. Chất lỏng B. Chất rắn. C. Chất khí. D. Cả 3 đều đúng. Câu 58. Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào các yếu tố : A. Thời gian xảy ra phản ứng . B. Bề mặt tiếp xúc giữa các chất phản ứng. C. Nồng độ các chất tham gia phản ứng. D. Chất xúc tác. A. Nồng độ kẽm bột lớn hơn. B. Cả ba nguyên nhân đều sai. Câu 59. Chọn câu trả lời đúng . Chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng, vì nó: A. Làm tăng nồng độ các chất phản ứng. B. Làm tăng nhiệt độ phản ứng. C. Làm giảm năng lượng hoạt hóa của quá trình phản ứng dẫn đến làm tăng tần số va chạm có hiệu quả giữa các chất phản ứng. D. Làm giảm nhiệt độ phản ứng. Câu 60. Trong hệ phản ứng ở trạng thái cân bằng : 2SO 2 (k) + O 2 (k) 2SO 3 (k) + nhiệt ( ∆ H<0) Nồng độ của SO 3 sẽ tăng, nếu : A. Giảm nồng độ của SO 2 . B. Tăng nồng độ của SO 2 . C. Tăng nhiệt độ. D. Giảm nồng độ của O 2 . Câu 61. Cho phản ứng ở trạng thái cân bằng : H 2 (k) + Cl 2 (k) 2HCl(k) + nhiệt ( ∆ H<0) Cân bằng sẽ chuyể dịch về bên trái, khi tăng: A. Nhiệt độ. B. Áp suất. C. Nồng độ khí H 2 . D. Nồng độ khí Cl 2 Câu 62. Cho phản ứng ở trạng thái cân bằng : A(k) + B(k) C(k) + D(k) Ở nhiệt độ và áp suất không đổi, xảy ra sự tăng nồng độ của khí A là do: A. Sự tăng nồng độ của khí B. B. Sự giảm nồng độ của khí B. C. Sự giảm nồng độ của khí C. D. Sự giảm nồng độ của khí D. Câu 63. Cho phản ứng ở trạng thái cân bằng : H 2 (k) + Cl 2 (k) 2HCl(k) + nhiệt Cân bằng sẽ chuyển dịch về bên phải, khi tăng : A. Nhiệt độ. B. Áp suất. C. Nồng độ khí H 2 D. Nồng độ khí HCl Câu 64. Ở nhiệt độ không đổi, hệ cân bằng nào sẽ dịch chuyển về bên phải nếu tăng áp suất : A. 2H 2 (k) + O 2 (k) 2H 2 O(k). B. 2SO 3 (k) 2SO 2 (k) + O 2 (k) C. 2NO(k) N 2 (k) + O 2 (k) D. 2CO 2 (k) 2CO(k) + O 2 (k) Câu 65. Đối với một hệ ở trạng thái cân bằng, nếu thêm chất xúc tác thì : A. Chỉ làm tăng tốc độ của phản ứng thuận. B. Chỉ làm tăng tốc độ của phản ứng nghịch. C. Làm tăng tốc độ của phản ứng thuận và phản ưng nghịch như nhau. D. Không làm tăng tốc độ phản ứng thuận và phản ứng nghịch. Câu 66. Trong phản ứng tổng hợp amoniac: N 2 (k) + 3H 2 (k) 2NH 3 (k) ; ∆ H= – 92kJ Sẽ thu được nhiều khí NH 3 nếu : A. Giảm nhiệt độ và áp suất. B. Tăng nhiệt độ và áp suất. C. Tăng nhiệt độ và giảm áp suất. D. Giảm nhiệt độ và tăng áp suất. Câu 67. Khi ninh (hầm) thịt cá, người ta làm gì cho chúng nhanh chín ? A. Dùng nồi áp suất B. Chặt nhỏ thịt cá. C. cho thêm muối vào. D. Cả 3 đều đúng. Câu 68. Tìm câu sai Tại thời điểm cân bằng hóa học thiết lập thì : A. Tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch. B. Số mol các chất tham gia phản ứng không đổi. C. Số mol các sản phẩm không đổi. D. Phản ứng không xảy ra nữa. Câu 69. Hệ số cân bằng k của phản ứng phụ thuộc vào : A. Áp suất B. Nhiệt độ. C. Nồng độ. D. Cả 3. Câu 70. Một cân bằng hóa học đạt được khi : A. Nhiệt độ phản ứng không đổi. B. Tốc độ phản ứng thuận = tốc độ phản ứng nghịch. C. Nồng độ chất phản ứng = nồng độ sản phẩm. D. Không có phản ứng xảy ra nữa dù có thêm tác động của các yếu tố bên ngoài như : nhiệt độ, nồng độ, áp suất. Câu 71. Phản ứng tổng hợp amoniac là: N 2 (k) + 3H 2 (k) 2NH 3 (k) ΔH = –92kJ Yếu tố không giúp tăng hiệu suấtt tổng hợp amoniac là : A. Tăng nhiệt độ. B. Tăng áp suất. C, Lấy amoniac ra khỏi hỗn hợp phản ứng. D. Bổ sung thêm khí nitơ vào hỗn hợp phản ứng. Câu 72. Trong các phản ứng sau đây , phản ứng nào áp suất không ảnh hưởng đến cân bằng phản ứng : A. N 2 + 3H 2 2NH 3 B. N 2 + O 2 2NO. C. 2NO + O 2 2NO 2 . D. 2SO 2 + O 2 2SO 3 Câu 73. Sự chuyển dịch cân bằng là : A. Phản ứng trực tiếp theo chiều thuận . B. Phản ứng trực tiếp theo chiều nghịch. C. Chuyển từ trạng thái cân bằng này thành trạng thái cân bằng khác. D. Phản ứng tiếp tục xảy ra cả chiều thuận và chiều nghịch. Câu 74. Cho phản ứng sau đây ở trạng thái cân bằng : A(k) + B(k) C(k) + D(k) Nếu tách khí D ra khỏi môi trường phản ứng, thì : A. Cân bằng hoá học chuyển dịch sang bên phải. B. Cân bằng hoá học chuyển dịch sang bên trái. C. Tốc độ phản ứng thuận và tốc độ của phản ứng nghịch tăng như nhau. D. Không gây ra sự chuyển dịch cân bằng hoá học. Câu 75. Chất xúc tác làm tăng tốc độ của phản ứng hoá học, vì nó : A. Làm tăng nồng độ của các chất phản ứng . B. Làm tăng nhiệt độ của phản ứng. C. Làm giảm nhiệt độ của phản ứng. D. Làm giảm năng lượng hoạt hoá của quá trình phản ứng. . SO 4 5M thay H 2 SO 4 4M C. Tiến hành ở nhiệt độ 50 o C D. Tăng thể tích H 2 SO 4 4M lên gấp đôi Câu 27. Nếu chia một mẩu đá vôi hình cầu có thể tích 10,00. chung của hệ B. Tăng nồng độ N 2 ; H 2 C. Tăng nhiệt độ D. Giảm nhiệt độ Câu 7. Định nghĩa nào sau đây đúng? A. Chất xúc tác là chất làm thay đổi tốc độ