§5. CÁC THAO TÁC CƠ BẢN TRÊN BẢNG Ngày soạn : 25/10/2008 Tiết : 14 I. MỤC TIÊU * Kiến thức: HS nắm được các thao tác cơ bản sau: - Cập nhật dữ liệu: Thêm bản ghi mới, chỉnh sửa, xoá bản ghi. - Sắp xếp và lọc dữ liệu. - Tìm kiếm đơn giản. - In dữ liệu. * Kĩ năng: - HS có thể vận dụng kiến thức hoàn thành các bài tập trong bài thực hành 3, bước đầu hình thành một số kĩ năng thực hiện các thao tác cơ bản nêu trên. * Tư duy, thái độ: - Có thái độ đúng đắn khi khai thác dữ liệu. II. THIẾT BỊ Thầy: - Giáo án, nghiên cứu sách giáo khoa, sách bài tập, tài liệu tham khảo. - Máy tính cá nhân và máy chiếu. Trò: Đọc trước ở nhà Sách giáo khoa. III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP. 1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số (1’). 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra bài cũ. 3. Bài mới. T.G Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung 5’ 5’ 5’ 7’ GV: Sau khi tạo cấu trúc bảng, việc tiếp theo là cập nhật dữ liệu. - Cập nhật dữ liệu là thay đổi dữ liệu trong bảng gồm: thêm, chỉnh sửa, và xoá các bản ghi. Di chuyển trong bảng: - Dùng chuột kích phím trái vào bất kỳ ô nào muốn di chuyển đến. - Sử dụng các nút lệnh trên thanh di chuyển - Bấm Tab để chuyển ô từ trái sang phải, và shift+Tab để di chuyển ngược lại. GV: Trong danh sách lớp chúng ta cần quản lí học sinh theo thứ tự bảng chữ cái ta phải dùng chức năng sắp xếp để có một danh sách theo ý muốn. - HS: Mở tệp QUANLYHOCSINH MDB mở Table DSHS để cập nhật: Chọn đối tượng Table, kích đúp vào tên của Table DSHS. HS: Chú ý lắng nghe, qua sát và ghi bài. - HS: chú ý quan sát GV thực hiện các bước sắp xếp. 1. Cập nhật dữ liệu cho Table: a) Thêm bản ghi mới: - Chọn Insert/New Record hoặc kích vào nút nằm trên thanh công cụ. - Gõ dữ liệu tương ứng vào mỗi trường. Chọn ô của cột bên trái cửa bản ghi để nhập dữ liệu sau đó sang ô bên phải kế tiếp cho đến ô cuối cùng, bấn Enter để sang bản ghi mới. b) Chỉnh sửa Dùng phím Backspce, hoặc Delete để xóa một phần dữ liệu rồi nhập dữ liệu mới. Hoặc xóa dữ liệu trong ô rồi nhập dữ liệu mới. c) Xóa bản ghi: Đặt điểm chèn vào bất kỳ ô nào trên bản ghi muốn xóa, kích vào biểu tuợng , chọn Yes để đồng ý xóa.Dữ liệu đã đồng ý xóa sẽ không phục hồi lại được! 2) Sắp xếp và lọc: a) Sắp xếp: Muốn sắp xếp các giá trị chứa trong cột theo chiều tăng dần, hoặc giảm dần làm như sau: B1: Mở Table dưới dạng trang dữ liệu. Di chuyển con trỏ vào bất kỳ ô nào của trường muốn sắp xếp. 5’ 5’ 8’ - GV: Lọc là một chức năng cho phép trích ra những bản ghi thoả mãn một số điều kiện nào đó. Ta cũng có thể dùng lọc hoặc mẫu hỏi để tìm các bản ghi phù hợp với điều kiện chọn. GV: - Ví dụ 2: Trên Table DSHS, hãy lọc ra những học sinh thuộc tổ 2 - Ví dụ 3: Trên Table DSHS, hãy lọc ra những học sinh Nam (Qui ước: ) thuộc tổ 2. GV: Có thể tìm kiếm giá trị chứa trong các cột thỏa mãn một số điều kiện nào đó, sau khi tìm kiếm có thể thay thế bởi một giá trị khác. GV: Trên Table DSHS, tìm học sinh có tên Lý. GV: trong cửa số Find and Replace, em cho biết muốn vừa tìm kiếm giá trị, vừa thay thể bởi một giá trị khác thì chọn phiếu lệnh nào ? GV: Hãy tìm kiếm từ TT đổi thành Thừa Thiên trên cột Địa chỉ. Lưu ý: Chức năng vừa tìm vừa thay, trong cửa số Find and Replace, em cho biết muốn vừa tìm kiếm giá trị, vừa thay thể bởi một giá trị khác thì chọn phiếu lệnh nào ? Ở đây, với yêu cầu trên ta chọn Whole Field (2). Nháy vào nút Find Next, nếu tìm ra, Access sẽ tô đen lên giá trị tìm thấy, muốn tìm tiếp tục kích vào Find Next. HS: Chú ý lắng nghe. HS: Chú ý nghe giảng. HS: Phiếu lệnh Replace - Phiếu lệnh Replace - Nêu các bước thực hiện tìm kiếm từ TT đổi thành Thừa Thiên trên cột Địa chỉ. B2: Kích vào biểu tượng -Ascending sắp xếp tăng dần (Hoặc - Descending, sắp xếp giảm dần) B3: Đóng cửa sổ table lại, chọn yes để đồng ý lưu bảng. b)Lọc: * Lọc theo ô dữ liệu đang chọn: B1: Chọn ô. B2: Kích vào biểu tượng , xuất hiện danh sách các học sinh của tổ 2. Lưu ý: Muốn hủy việc lọc để đưa Table về như trước đó, kích vào biểu tượng Remove Filter. b2) Lọc theo mẫu: B1:Mở Table DSHS dưới dạng trang dữ liệu, kích vào biểu tượng (Filter By form: Lọc theo mẫu). B2: Ở cột giới tính, kích chọn vào ô vuông nhỏ để chọn giá trị Nam (tiếp theo chọn giá trị số 2 (tổ 2). B3: Kích chọn biểu tượng (Apply Filter) để tiến hành lọc. Lưu ý: Để hủy việc lọc kích vào biểu tượng Remove Filter 3) Tìm kiếm đơn giản: B1: Mở Table DSHS ở chế độ trang dữ liệu, đặt điểm chèn vào ô bất kỳ của cột Tên (cột có chứa giá trị muốn tìm) kích vào biểu tượng hoặc vào Edit/Find. B2: Nhập giá trị muốn tìm vào ô Find What Look in: chọn tên trường (Tên) chứa giá trị muốn tìm, hoặc chọn tên bảng nếu muốn tìm nếu muốn tìm giá trị đó ở tất cả các trường Match: chọn cách thức phù hợp với 1. Tìm đến ô có chứa giá trị cần tìm 2. Tìm đến ô chứa giá trị trùng khớp. 3. Tìm đến ô dữ liệu bắt đầu bằng 1 2 3 2’ giá trị cần tìm 4) In dữ liệu: In nội dung bảng dưới dạng trang dữ liệu: - Mở Table dưới dạng trang dữ liệu -Vào File/Print. 4. Củng cố và dặn dò: (2’) - Củng cố lại các kiến thức trong bài học. 5. Bài tập về nhà: (1’) - Bài tập 2, bài tập 3 trang 47 SGKK. V. NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG GIÁO ÁN