1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Sách SAP 2000 hướng dẩn tính toán kết cấu cho công trình

79 2,3K 20

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 5,45 MB

Nội dung

Sách SẮP 2000 hướng dẩn tính toán kết cấu cho công trìnhSách SAP 2000 hướng dẩn tính toán kết cấu cho công trìnhSách SAP 2000 hướng dẩn tính toán kết cấu cho công trìnhSách SAP 2000 hướng dẩn tính toán kết cấu cho công trìnhSách SAP 2000 hướng dẩn tính toán kết cấu cho công trìnhSách SAP 2000 hướng dẩn tính toán kết cấu cho công trìnhSách SAP 2000 hướng dẩn tính toán kết cấu cho công trìnhSách SAP 2000 hướng dẩn tính toán kết cấu cho công trìnhSách SAP 2000 hướng dẩn tính toán kết cấu cho công trìnhSách SAP 2000 hướng dẩn tính toán kết cấu cho công trìnhSách SAP 2000 hướng dẩn tính toán kết cấu cho công trìnhSách SAP 2000 hướng dẩn tính toán kết cấu cho công trình

Trang 1

SAP PRO

Trang 2

SAP PRO

​Một quy trình đơn giản mọi kỹ sư xây dựng đều có thể áp

dụng để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực tính toán kết cấu

với khoảng thời gian ngắn

Trang 4

SAP PRO

LỜI GIỚI THIỆU

Bạn đang cầm trên tay cuốn sách này, chắc hẳn bạn đang quan tâmtìm hiểu, khám phá những công thức, những quy trình giúp bạn tính toán kếtcấu nhanh chóng và chính xác Và tôi tin rằng - Những bí mật được tiết lộ trong cuốn sách này sẽ làm cho bạn thỏa mãn với điều đó Sap Pro là cuốn sách ĐẦU TIÊN và duy nhất trên thị trường hiện nay tiết lộ cho bạn biết về cách thức mà các chuyên gia hàng đầu về kết cấu đã làm công việc tính toán kết cấu bằng phần mềm Sap 2000 ra sao

Những bí mật này thông thường không được tiết lộ Nhưng trong cuốn sách này bạn sẽ biết cách để áp dụng những bí mật giúp công việc kỹ sư kết cấu của bạn nâng lên một trình độ mới

Sau nhiều năm kinh nghiệm và liên tục học hỏi từ những chuyên gia hàng đầu về kết cấu, tôi đã tổng hợp ra được một công thức, một quy trình tính toán

vô cùng đơn giản nhưng hiệu quả cao

Tôi hi vọng bạn sẽ đọc nó, hiểu nó, áp dụng nó và tạo ra sự thay đổi cho bản thân Và bây giờ nếu bạn đang cầm trên tay món quà tặng này, bạnhãy giúp tôi 1 việc để đổi lại công sức gần 1 tháng trời qua tôi viết cuốn sách này dành tặng cho bạn được không?

Nếu bạn đang đọc bản mềm và muốn nhận được sách Sap Pro bản cứng hoàn toàn MIỄN PHÍ gửi tận nơi cho bạn thì bạn có thể đăng ký nhận bản cứng, đầy đủ tại link ​http://luongtrainer.com/sach-day-phan-mem-sap-2000/

Ngoài việc nhận được sách bản cứng, bạn còn nhận được các tài liệu như bảng tính, file sap của công trình thực hành trong sách và nhiều quà tặng nữa khi bạn đăng ký vào link ở trên

Người truyền lửa

Lương Trainer Giám Đốc Công Ty Cổ Phần Kiến Trúc Kisato

3

​ ​ ​Luongtrainer.com

Trang 5

Đặc biệt để hoàn thành được cuốn sách mà tôi tâm huyết này, cuốn sách bạn sẽ không dễ gì tìm được trên thị trường Thì tôi phải xin chân thành gửi lời cảm ơn tới các bạn đã giúp tôi sớm hoàn thành sứ mệnh của mình: “ ​Là

người chia sẻ, truyền lửa, truyền động lực để giúp đỡ nhiều người thay đổi tư duy từ đó thay đổi theo hướng tích cực hơn trong cuộc sống

4

​ ​ ​Luongtrainer.com

Trang 6

Bước #2: Lựa chọn sơ bộ tiết diện các kết cấu chính cho công trình

Chọn tiết diện cho kết cấu sàn Chọn tiết diện cho kết cấu dầm Chọn tiết diện cho kết cấu cột

Bước #3: Dựng mặt bằng kết cấu sơ bộ cho các tầng của công trình

Bước #4: Lập bảng tính cho các trường hợp tải trọng

Các loại tải trọng Tĩnh tải

Hoạt tải Tải trọng gió

Bước #5: Tính toán nội lực cho công trình

B#1: Chọn đơn vị tính cho phần mềm B#2: Chọn mô hình kết cấu

B#3: Khai báo các thông số đầu vào cho công trình

5

​ ​ ​Luongtrainer.com

Trang 7

SAP PRO

B#4: Khai báo vật liệu sử dụng cho công trình B#5: Khai báo tiết diện của các loại kết cấu cho công trình B#6: Dựng mô hình 3D kết cấu cho công trình

B#7: Định nghĩa các loại tải trọng cho công trình B#8: Gắn tải trọng

B#9: Khai báo các trường hợp tổ hợp tải trọng cho công trình B#10: Chia nhỏ phần tử sàn

B#11: Khai báo bậc tự do cho phép B#12: Thực hiện tính toán

Bước 6: Kiểm tra điều điện trạng thái giới hạn hai cho công trình

Chuyển vị lớn nhất cho phép Chuyển vị tương đối giữa các tầng lớn nhất cho phép

Bước 7: Tính toán cốt thép cho các loại kết cấu theo TCVN 5574-2012

Cách 1: Xuất nội lực ra bảng excel tính toán kết cấu theo TCVN Cách 2: Chạy trực tiếp kết quả thép trong phần mềm Sap 2000

1 Quy đổi tiêu chuẩn trong phần mềm Sap 2000 về TCVN

2 Quy đổi hệ số vật liệu về TCVN

3 Chọn tổ hợp thiết kế thép

4 Chạy lại chương trình để lấy nội lực

5 Chạy chương trình tính kết quả thép cho dầm

6 Cách đọc kết quả thép

7 Cách tra kết quả thép để bố trí cho dầm

8 Cách xem kết quả thép trong phần mềm dưới dạng hàm lượng phần trăm

Bước 8: Chạy vòng lặp

Lời kết

6

​ ​ ​Luongtrainer.com

Trang 9

SAP PRO

T ​rước khi chúng ta đi vào chi tiết sử dụng phần mềm, ở phần này tôi sẽ vẽ cho bạn 1 bức tranh tổng quan gồm những bước đi nhỏ phải đi khi sử dụng phần mềm Sap 2000 để tính toán kết cấu

Các bước trong hành trình này gồm:

Bước #1: Đọc hiểu bản vẽ kiến trúc lấy các thông tin cần thiết cho việc thiết

kế, tính toán kết cấu

Để đọc bản vẽ kiến trúc nhanh ở bước này thì bạn cần làm cho tôi 3 việc:

1 Mua ngay cho mình 1 cuốn sổ tay ghi chép và đặt tên nó là “ Sổ Tay Thiết Kế”

2 Thay vì đọc bản vẽ bằng mắt như thông thường thì hãy tìm các bản vẽ để trả lời cho tôi các câu hỏi sau:

a Diện tích xây dựng của công trình ( axb=? )

b Chiều cao của công trình ( h=? )

c Số tầng của công trình ( n=? )

d Chiều cao các tầng của công trình ( hi=? )

e Nhịp lớn nhất của công trình ( Lmax=? )

f Địa điểm công trình ở đâu?

g Địa chất nơi đây ra sao, các nhà bên cạnh thường dùng móng gì?

h Kết cấu dự kiến cho công trình?

i Các vật liệu sử dụng cho công trình dự kiến là gì?

3 Ghi các câu trả lời ở trên vào cuốn sổ tay thông tin công trình

Đây là cách đọc bản vẽ lấy thông tin hoàn toàn mới do tôi sáng tạo ra, việc của bạn chỉ đơn giản là làm theo rồi bạn sẽ có một kết quả hoàn tác khác

Bạn sẽ ngạc nhiên sau 3 năm, 5 năm, 10 năm về khối lượng thông tin bạn

có được trong cuốn tay thiết kế này nếu bạn làm chính xác như những gì tôi nói

ở trên Nó sẽ là cả 1 kho tàng kinh nghiệm, kiến thức thiết kế quý báu trong suốt những năm tháng bạn đi làm

Đừng bao giờ tin vào trí nhớ của mình, hãy để cho bộ não nghỉ ngơi và dùng cuốn sổ tay thiết kế để làm công cụ ghi nhớ tự động cho bạn

8

​ ​ ​Luongtrainer.com

Trang 10

SAP PRO

Đọc tới đây bạn hãy mở công trình thực hành trong mail mà tôi đã gửi cho bạn và đứng dậy thực hành luôn cho tôi các công việc ở trên để hoàn tất bước 1 này Còn nếu bạn chưa nhận được các bản vẽ này thì bạn hãy nhanh tay đăng ký cho mình 1 cuốn sách bản cứng miễn phí, được giao tận nhà cho bạn tại đường link đăng ký ​http://luongtrainer.com/sach-day-phan-mem-sap-2000

Bước #2: Chọn tiết diện sơ bộ cho tất cả các kết cấu chính

Do khung là kết cấu siêu tĩnh, do vậy muốn tính được nội lực trong khung chúng ta sẽ giả định sơ bộ kích thước tiết diện cho các kết cấu chính Rồi sau đó

ta mới kiểm tra kích thước tiết diện đã chọn ban đầu đã thỏa các điều kiện về khả năng chịu lực, hàm lượng cốt thép, chuyển vị, không

Nếu không thỏa các điều kiện trên chúng ta sẽ tiến hành chọn lại tiết diện

và lặp lại vòng lặp trên cho tới khi nào thỏa mãn các điều kiện thì thôi

Để làm bước này nhanh, đặc biệt là những bạn trẻ chưa có kinh nghiệm chọn tiết diện kết cấu bao giờ tôi có ba chiến lược cho bạn

1 Sử dụng các công trình có tính chất tương tự đã thi công:

Tức là chúng ta sẽ chọn các tiết diện kết cấu sơ bộ giống như những công trình có quy mô, tính chất tương tự đã đưa vào thi công Để có được những bản

vẽ kết cấu của các công trình này, bạn cần phải cần có chiến lược số 2

2 Chiến lược chơi với các chuyên gia:

Hãy mở rộng mối quan hệ của mình, kết thân với nhiều chuyên gia trong lĩnh vực này Với kinh nghiệm nhiều năm với đủ loại các công trình tính toán kết cấu lớn nhỏ khác nhau họ sẽ giúp bạn tư vấn cách lựa chọn tiết diện kết cấu, chia sẻ với bạn những bản vẽ công trình đã được phê duyệt đưa vào thi công

Đó là những cái lợi lớn nhất khi bạn chơi với chuyên gia Còn nếu bạn không biết cách để chơi với những chuyên gia này thì tôi có 2 mách nước cho bạn:

a Free ( miễn phí )

Hãy làm việc miễn phí cho các chuyên gia, giống như tôi trước đây bỏ ra gần 2 năm để làm miễn phí cho 1 công ty tư vấn thiết kế hàng đầu Hãy làm việc miễn phí cho họ, tôi tin rằng ngoài mối quan hệ ra bạn còn nhận được rất nhiều bài học không dễ kiếm ở ngoài kia

9

Trang 11

Để cách thứ 2 hiệu quả ngoài việc biến chuyên gia thành thầy tôi còn có 1

từ khóa muốn tặng bạn, để chiến lược này trở nên hiệu quả Từ khóa đó là “ Sự gần gũi “ - Hãy thường xuyên gần gũi với những chuyên gia này, đừng chỉ có học kiến thức không mà hãy thường xuyên nói chuyện, tiếp xúc, cafe với họ

Gia tăng sự gần gũi giúp bạn gia tăng chất lượng mối quan hệ, và lúc đó bạn sẽ không biết họ sẽ cho bạn những thứ tuyệt vời thế nào đâu

Trong 1 lớp học 100 học sinh học cùng 1 người thầy giỏi thì không phải

100 học sinh đều giỏi mà chỉ có 10% trong số đó là giỏi mà thôi Sự khác biệt nằm ở ba chữ “ Sự gần gũi” mà tôi đã nói ở trên

Như tôi vẫn nói trong các lớp học của tôi rằng “ Các bạn bỏ tiền ra không chỉ để mua kiến thức của tôi mà mua tôi mua cả mối quan hệ mà tôi đang có - Hãy tận dụng chúng thông qua sự gần gũi khi các bạn đã là học trò của tôi” Tất

cả những người sao chép, copy kiến thức ngoài kia họ không hiểu được điều này, đó là lý do tại sao họ vẫn mãi chỉ dậm chân tại chỗ

Có những khóa học tôi bỏ ra hàng chục triệu đồng với thời gian học chỉ trong ba ngày Nhưng tôi vẫn rất vui rút hầu bao, vì sao ư vì giờ đây tôi không chỉ có những kiến thức mới, mà tôi còn được tham gia vào 1 cộng đồng với những mối quan hệ đầy chất lượng trong lớp học Những lợi ích tiềm ẩn không

dễ gì nhận thấy

Đó là kinh nghiệm, là chiến lược hiệu quả mà tôi thường xuyên áp dụng

Từ giờ bạn hãy bỏ ngay tư duy copy kiến thức, mua kiến thức một loại tư duy

cũ đi mà hãy dùng tư duy biến các chuyên gia trở thành thầy của mình, thành bạn của mình Tôi tin chắc bạn sẽ còn tiến rất xa trong nghề này nếu áp dụng chính xác những gì tôi mách cho bạn ở trên

3 Template chọn tiết diện sơ bộ:

Đây là bộ template trong đó có sẵn các công thức chon tiết diện sơ bộ, việc của bạn là chỉ cần nhập các thông số đầu vào nó sẽ tự động trả lại kết quả cho bạn Nếu bạn đã đăng ký mua chiếc DVD kèm theo sách tại đường link mua

10

Trang 12

SAP PRO

DVD http://luongtrainer.com/dvd-sach-sap thì trong đó tôi có chuẩn bị sẵn cho bạn vũ khí này

Còn nếu chưa bạn có thể tham khảo 1 vài công thức chọn tiết sơ bộ sau:

1 Kích thước tiết điện sơ bộ của dầm được chọn như sau:

❏Chiều cao dầm phụ h=(1/12-1/16) nhịp ( Thường chọn bội số của của 5cm, 10 cm )

❏Chiều cao dầm chính h=(1/12-1/14) nhịp ( Thường chọn bội số của 5cm, 10 cm )

❏Chiều rộng dầm b=(½-¼) Hdam ( thường chọn20,25,30,35,40cm, )

2 Kích thước tiết diện của cột được chọn sơ bộ như sau:

Trang 13

★ h=(1,-3)b

Đó là một số công thức tính toán sơ bộ chọn tiết diện cột, nếu có điều kiện có thể đăng ký DVD kèm theo sách để xem trọn bộ video hướng dẫn sử dụng bảng tính cách chọn tiết diện sơ bộ của các loai tiết diện khác nữa

Bước #3: Dựng mặt bằng kết cấu sơ bộ

Căn cứ vào bản vẽ kiến trúc và các tiết diện sơ bộ ta đã chọn ở trên, bạn

sẽ tiến hành chuyển đổi mặt bằng kiến trúc sang thành mặt bằng kết cấu sơ bộ

Lời khuyên của tôi là mỗi mặt bằng khác nhau bạn tạo ra sẵn các mặt bằng kết cấu sơ bộ khác nhau Tốt nhất là dùng Revit, vì trong revit khi bạn dựng xong kiến trúc là nó đã tạo sẵn cho bạn mặt bằng kết cấu

Bạn có thể học cách làm này tại website ​http://revitbox.net/​ Còn chưabiết dùng revit thì bạn có thể dùng autocad để tạo sơ bộ ra các mặt bằng kết cấu này

Mục đích chính của việc này, là để xem sau khi ta tạo sơ bộ mặt bằng kết cấu thì cách bố trí mặt bằng kết cấu như vậy đã hợp lý chưa, phương, chiều của các loại kết cấu trong mặt bằng có hợp lý không? Cần phải chỉnh sửa gì không?

12

Trang 14

SAP PRO

Bước #4: Lập bảng tính cho các trường hợp tải

Sau khi đã có mặt bằng kết cấu sơ bộ ta tiến hành tạo bảng tải trọng cho các trường hợp tải

1 Tĩnh tải

2 Hoạt tải

3 Gió ( Gió tĩnh, gió động )

4 Động đất ( Nếu có ) Dựa vào các bản vẽ kiến trúc ta tra ra được các thông số về kích thước, vị trí công trình, đặc tính vật liệu, để từ đó xác định ra được các loại tải trọng mà từng loại kết cấu phải chịu

Ở bước này bạn nên chuẩn bị cho mình 1 bảng tính excel cho các loại tải trọng trên để đẩy nhanh quá trình tính toán trong bước này

13

Trang 15

SAP PRO

Chú ý ở bảng này bạn nên loại trừ trọng lượng bản thân của các loại kết cấu tham gia chịu lực ( Vì các trọng lượng bản thân này sẽ được khai báo trực tiếp trong phần mềm )

Nếu bạn đã sở hữu chiếc DVD kèm theo cuốn sách thì xin chúc mừng bạn đã vừa sở hữu bảng excel mẫu về tải trọng vừa sở hữu bộ video hướng dẫn đầy đủ cách sử dụng, ý nghĩa của từng thông số trong bảng excel này

Bước #5: Tính toán nội lực

Trong bước này bạn sẽ mở phần mềm Sap 2000 lên, làm theo trình tự các bước tôi liệt kê bên dưới để chạy nội lực cho công trình

Trang 16

➢ B#6: Dựng mô hình 3D kết cấu cho công trình

➢ B#7: Định nghĩa các loại tải trọng cho công trình

➢ B#8: Gắn tải trọng cho các loại kết cấu chịu tải trong công trình

➢ B#9: Khai báo các trường hợp tổ hợp tải trọng cho công trình

Với chuyển vị ta cần kiểm tra 2 điều kiện sau:

1 Chuyển vị lớn nhất cho phép < H/500 ( H: chiều cao toàn công trình )

2 Chuyển vị tương đối giữa các tầng lớn nhất cho phép <Ht/300 (Ht: Chiều cao của tầng )

Bước #7: Tính toán cốt thép cho các loai kết cấu theo TCVN 5574-2012

Sau khi trạng thái giới hạn 2 đã thỏa mãn ta tiếp tục tính cốt thép cho các cấu kiện kết cấu Hiện nay có 2 cách tính:

Xuất nội lực từ phần mềm sap 2000 ra rồi dùng các bảng tính đã thiết lập sẵn theo TCVN 5574-2012 để tính toán

Khai báo thêm các thông số liên quan tới cốt thép và điều kiện biên rồi chạy ra kết quả thép trực tiếp trong phần mềm

Cách thứ 1 dùng phổ biến hơn cả vì đa số các đơn vị thẩm tra đều yêu cầu bạn trình bày theo phương pháp này, còn cách 2 bạn dùng để kiểm tra nhanh kết quả cho công trình

15

Trang 17

Để không mất thời gian ở bước này, các bạn nên tham khảo trước các bản

vẽ kết cấu của các chuyên gia đã làm ở các công trình tương tự trước đó

Vậy là tôi đã giới thiệu cho bạn 8 bước chi tiết cần làm mỗi khi phải tính toán kết cấu cho một công trình dân dụng nào đó Sau đây để hiểu rõ hơn về 8 bước này, tôi sẽ đi sâu vào cách làm của 1 công trình cụ thể ở từng bước trên trong từng chương mục lớn

Hãy mở máy lên và thực hành cùng tôi nhé, chỉ có hành động với tạo ra kết quả mà thôi Vì vậy ngay bây giờ, bất kể hoàn cảnh nào tôi thách thức bạn lấy cuốn sổ tay kết cấu của mình ra và ghi lại tất cả các bước mà tôi đã trình bày

ở trên

Chắc chắn sẽ có 80% những con người không hành động và chỉ có top 20% những con người hành động để tạo ra kết quả mà thôi Đó là nguyên tắc của cuộc sống, nó luôn luôn vậy

Việc của bạn bây giờ là lựa chọn ở bên nào? Bên 20 hay bên 80? Làm ngay hay để mai?

Còn tôi luôn lựa chọn cuộc sống của 1 chiến binh với tinh thần luôn hành động để hướng tới đích

16

Trang 19

SAP PRO

T ​rong bước này, chúng ta sẽ đi tiến hành nghiên cứu các bản vẽ kiến trúc và lấy các thông tin cần thiết để phục vụ cho quá trình tính toán kết cấu ở các bước sau

Và nếu bạn đã nằm trong danh sách thành viên nhận quà tặng cuốn sách “ Sap Pro” bản cứng từ tôi, thì trong email tôi đã gửi sẵn cho bạn 1 file bản vẽ kiến trúc của công trình chúng ta sẽ thực hành trong cuốn sách này

Việc của bạn đơn giản chỉ là mở email ra và thực hành theo những gì tôi viết trong cuốn sách này rồi bạn sẽ nhanh chóng sở hữu được các công thức mà các chuyên gia tính toán kết cấu bằng phần mềm sap 2000 ngoài kia đang sử dụng

Còn nếu bạn vô tình xem được tài liệu này hoặc chưa có bản vẽ kèm theo sách thì bạn có thể đăng ký nhận sách “Sap Pro” bản cứng theo đường link tại website: ​http://luongtrainer.com/sach-day-phan-mem-sap-2000/

Nào bạn hãy mở bản vẽ ra và thực hành lấy thông tin cùng tôi nào

THÔNG TIN CÔNG TRÌNH

1 Thể loại công trình: Nhà Phố

2 Tổng số tầng: 3 tầng

3 Diện tích 1 sàn 72m2 ( axb = 4x18 m )

4 Chiều cao các tầng: 3.9m ; 3.6m ; 3.3m

5 Nhịp lớn nhất giữa trong công trình là: 4.75m

6 Địa điểm công trình: Yên Bái

7 Địa chất: Yếu, các nhà bên cạnh dùng móng cọc để làm móng công trình

8 Kết cấu dự kiến cho công trình: Khung bê tông cốt thép

9 Các vật liệu sử dụng cho công trình dự kiến: Thép đai: CI, thép chịu lực: CII, bê tông cấp độ bền: B20

Tiếp theo chúng ta sẽ dựa vào các thông tin trên để lựa chọn sơ bộ các tiết diện cho công trình ở phần tiếp theo

18

Trang 21

SAP PRO

T ​rong phần này chúng ta sẽ dựa vào các công thức theo kinh nghiệm của các chuyên gia trong lĩnh vực kết cấu để chọn sơ bộ cho từng loại kết cấu

CHỌN TIẾT DIỆN CHO KẾT CẤU SÀN

Với sàn ta chọn chiều dày sàn dựa theo công thức kinh nghiệm sau:

Dựa vào bản vẽ mặt bằng kiến trúc ta nhận thấy rằng trong tất cả các ô bản thì ô bản có diện tích lớn nhất có L( cạnh ngắn của bản ) = 3.78m

Mở các bản vẽ kiến trúc tôi gửi cho bạn trong emai kèm theo cuốn sách ra

để xem Nếu bạn chưa có bản vẽ này thì bạn có thể đăng ký nhận sách và bản vẽ miễn phí tại: ​http://luongtrainer.com/sach-day-phan-mem-sap-2000/

Dựa vào công thức trên chúng ta sẽ chọn ra được chiều dày sơ bộ cho sàn kết cấu bằng 10cm

Hoặc bạn có thể dựa vào bảng tính excel chọn sơ bộ tiết diện như bên dưới

20

Trang 22

SAP PRO

CHỌN TIẾT DIỆN CHO KẾT CẤU DẦM

Công thức chọn tiết diện sơ bộ theo kinh nghiệm cho dầm:

Theo mặt bằng kiến trúc, ban sẽ nhìn thấy công trình có rất nhiều nhịp với khẩu độ khác nhau, dẫn tới sinh ra nhiều kiểu dầm có tiết diện khác nhau

Nhưng để thuận tiện trong quá trình thi công như cốt thép, cốp pha, với quy mô công trình nhà phố như thế này ta nên chọn ra dầm có nhịp lớn nhất để chọn tiết diện sơ bộ rồi lấy tiết diện đó làm tiết diện chung cho các loại dầm khác còn lại

Nhìn vào mặt bằng kiến trúc tầng 2 bạn sẽ thấy dầm có nhịp lớn nhất là 4.78m do vậy căn cứ vào công thức trên ta sẽ chọn tiết diện sơ bộ như sau:

+ Tất cả các dầm chính ta chọn D220x400 + Dầm phụ chọn D220x400 và D150x400

21

Trang 23

SAP PRO

Nếu bạn đã sở hữu chiếc DVD đi kèm cuốn sách bạn có thể mở DVD ra

và điền các thông số và bảng chọn tiết diện sơ bộ cho dầm bên dưới

CHỌN TIẾT DIỆN CHO KẾT CẤU CỘT

Công thức chọn tiết diện sơ bộ theo kinh nghiệm cho cột:

22

Trang 24

SAP PRO

Vì công trình này có diện tích và quy mô nhỏ nên ta sẽ chọn đại diện 1 cột có diện tích truyền tải lên cột là lớn nhất để tính toán, rồi chọn tiết diện tương tự cho các vị trí còn lại

Nhìn vào mặt bằng kiến trúc tầng 2 bạn sẽ thấy cột giao giữa trục 4 và trục B là cột có diện truyền tải lớn nhất là 9.01m2 cộng thêm công trình dự kiến sau này sẽ nâng từ 3 lên 5 tầng lên chúng ta sẽ chọn cột có tiết diện sơ bộ là 220x300 mm

Để thuận tiện trong quá trình tính toán bạn có thể nhâp số liệu vào bảng excel mà tôi đã biên soạn sẵn cho phần này như hình dưới ( nếu bạn đã kịp đăng

ký DVD ở đường link ​http://luongtrainer.com/dvd-sach-sap/​ )

Khi chọn tiết diện cột xong, bạn còn cần kiểm tra thêm cho tôi 2 điều kiện:

23

Trang 27

SAP PRO

M ​ục đích chính của bước này giúp chúng ta tái tạo lại sơ đồ kết cấu dựa trên các tiết diện kết cấu sơ bộ đã chọn ở bước trên Từ đó xem phương án bố trí kết cấu như vậy đã hợp lý chưa, cần phải chỉnh sửa gì không?

Ví như các vị trí của sàn âm, lỗ rỗng, hộp kỹ thuật

Đặc biệt hơn ở bước này, ngoài việc bố trí các kết chính bạn còn cần quan tâm tới hình dạng của công trình từ đó xác định phương chịu lực chính cho công trình

Cụ thể với công trình trên, mặt bằng công trình là hình chữ nhật, 2 bên hông công trình có nhà dân tiếp giáp Do đó khi chịu tác dụng của tải ngang ( ví

dụ như gió hoặc động đất ) thì phương cạnh ngắn của công trình sẽ khỏe hơn so với phương cạnh dài Chính vì vậy trong mặt bằng kết cấu ta phải bố trí cột có phương cạnh dài trùng với phương cạnh dài của công trình

Để làm nhanh bước này bạn nên copy mặt bằng kiến trúc từng tầng rồisửa đổi thành mặt bằng kết cấu với tiết diện sơ bộ đã chọn

Tới bước này bạn hãy mang bản vẽ kiến trúc tôi ra và tiến hành dựng sơ

bộ mặt bằng kết cấu trên autocad để thực hành theo Rồi đối sánh với kết quả tôi làm bên dưới bạn nhé

Mặt bằng kết cấu sơ bô tầng 2

26

Trang 28

SAP PRO

Mặt bằng kết cấu sơ bô tầng tum

Mặt bằng kết cấu sơ bô tầng mái

Ở bước này bạn cũng có thể dùng Revit Structure để dựng mô hình kết cấu 3D và tự động xuất ra mặt bằng kết cấu sơ bộ cho nhanh

Nếu bạn chưa biết tới sức mạnh của Revit Structure bạn có thể kích vào link ​http://luongtrainer.com/hoc-revit-structure/ để tham gia khóa học hướngdẫn sử dụng phần mềm revit structure để triển khai kết cấu hoàn toàn miễn phí của tôi

Còn nếu bạn muốn dựng được 3D kiến trúc bằng phần mềm Revit chínhcông trình này ngay cả khi bạn không phải dân kiến trúc thì bạn có thể đăng ký học tại website: ​http://revitbox.net/

27

Trang 30

SAP PRO

O ​k, bước tiếp theo trong quy trình tính toán kết cấu là xác định các loại tải trọng cần chất cho công trình Thông thường một công trình cần tính các loại tải trọng sau:

1 Tĩnh tải

➢ Tĩnh tải ô sàn không có tường ngăn

➢ Tĩnh tải ô sàn có tường ngăn

➢ Tĩnh tải hành lang, ban công, lô gia

➢ Tĩnh tải cầu thang

➢ Tĩnh tải nhà vệ sinh

➢ Tĩnh tài sân thượng, sàn mái

➢ Tĩnh tải tường xây gạch đặc ( tường có cửa, tường không có cửa )

➢ Tĩnh tải tường xây gạch rỗng ( tường có cửa, tường không có cửa )

2 Hoạt tải

➢ Hoạt tải phòng làm việc, phòng khách, phòng ngủ

➢ Hoạt tải phòng vệ sinh

➢ Hoạt tải hành lang

➢ Hoạt tải hội trường

➢ Hoạt tải kho lưu trữ

➢ Hoạt tải cầu thang

➢ Hoạt tải mái có sử dụng

➢ Hoạt tải mái không sử dụng

Trang 31

SAP PRO

Như vậy là các bạn đã biết các loại tải trọng cần phải tính cho công trình, nhưng không phải công trình nào cũng cần phải tính tất cả các loại tải trọng trên

Bây giờ dựa vào các bản vẽ tôi cho kèm theo cuốn sách và dựa vào các loại tải trọng tôi liệt kê ở trên, bạn hãy xem công trình mà chúng ta đang thực hành cần những loại tải trọng gì? Bạn hãy liệt kê ra cuốn sổ tay kết cấu rồi đối sánh với kết quả bên dưới của tôi nhé

Hãy nhớ chỉ có hành động mới tạo ra kết quả bạn của tôi à, đừng xem Đừng biến cuốn sách này thành cuốn sách chỉ đọc cho vui mà hãy biến nó thành công cụ giúp bạn tăng tốc trong công việc của mình

Ok, bạn đã viết xong chưa? Giờ hãy so sành với kết quả của tôi nhé

CÁC LOẠI TẢI TRỌNG

1 Tĩnh tải

➢ Tĩnh tải ô sàn không có tường ngăn

➢ Tĩnh tải hành lang, ban công, lô gia

➢ Tĩnh tải cầu thang

➢ Tĩnh tải nhà vệ sinh

➢ Tĩnh tài sân thượng, sàn mái

➢ Tĩnh tải tường xây gạch đặc ( tường có cửa, tường không có cửa )

➢ Tĩnh tải tường xây gạch rỗng ( tường có cửa, tường không có cửa )

2 Hoạt tải

➢ Hoạt tải phòng làm việc, phòng khách, phòng ngủ

➢ Hoạt tải phòng vệ sinh

➢ Hoạt tải hành lang

➢ Hoạt tải cầu thang

➢ Hoạt tải mái có sử dụng

➢ Hoạt tải mái không sử dụng

3 Tải trọng gió

➢ Tải trọng gió tĩnh

Với công trình này sẽ có 3 loại tải cần tính như tôi kể trên, nhiệm vụ tiếp theo bây giờ của bạn là phải đi xác định giá trị cần chất cho từng loại tải ở trên

30

Trang 32

SAP PRO

Để làm được việc này bạn phải xác định từng lớp cấu tạo vật liệu chophần tĩnh tải và tra các thông số trong tiêu chuẩn TCVN 2737-1995 ( tiêu chuẩn

về tải trọng và tác động ) để xác định ra các giá trị hoạt tải và tải trọng gió

Bây giờ tôi sẽ giúp bạn làm chi tiết từng bước với công trình này, nào hãy theo sát tôi từng bước nhé

TĨNH TẢI

1 Tĩnh tải ô sàn không có tường ngăn

Dựa vào bản vẽ kiến trúc và trọng lượng riêng của các lớp cấu tạo ta xác định được tổng tải trọng tĩnh tải chất lên ô sàn không có tường ngăn là:

2 Tĩnh tải hành lang - ban công - lô gia

Dựa vào bản vẽ kiến trúc và trọng lượng riêng của các lớp cấu tạo ta xác định được tổng tải trọng tĩnh tải chất lên hành lang, ban công là:

31

Trang 33

SAP PRO

3 Tĩnh tải hành cầu thang

Dựa vào bản vẽ kiến trúc và trọng lượng riêng của các lớp cấu tạo ta xác định được tổng tải trọng tĩnh tải chất lên cầu thang là:

4 Tĩnh tải hành khu vệ sinh

Dựa vào bản vẽ kiến trúc và trọng lượng riêng của các lớp cấu tạo ta xác

định được tổng tải trọng tĩnh tải chất lên khu vệ sinh là:

5 Tĩnh tải sân thượng - sàn mái

Dựa vào bản vẽ kiến trúc và trọng lượng riêng của các lớp cấu tạo ta xác

định được tổng tải trọng tĩnh tải chất lên sân thượng, sàn mái là:

32

Trang 35

SAP PRO

Nếu các bạn muốn không phải tự tay đi xây dựng các công thức, bảng tính trên thì tôi có một giải pháp cho bạn là đăng ký sở hữu chiếc DVD đi kèm cuốn sách bằng cách liên hệ với tôi theo Hotline: 096.345.92.88 hoặc đăng ký tại link ​http://luongtrainer.com/dvd-sach-sap/

Trong DVD đi kèm cuốn sách đã tôi đã lập sẵn các bảng tính kèm theo phục vụ cho cả tính toán và thuyết minh nên việc của bạn chỉ là bê nó ra và áp dụng vào công việc mà thôi

Còn nếu bạn muốn tính thêm các trường hợp tải trọng khác như tải trọng gió động và động đất của một công trình nhà cao tầng thì bạn có thể đăng ký thêm cuốn sách Etabs tại link: luongtrainer.com/sach-etabs

HOẠT TẢI

Tiến hành tra hoạt tải cho các phòng theo TCVN 2737-1995 Với công trình thực hành trong sách ta sẽ tiến hành tra hoạt tải sàn cho các phòng sau:

34

Trang 36

Còn nếu bạn muốn biết chính xác cách tính tải trọng động ra sao bạn có thể đọc thêm cuốn sách Etabs Pro của tôi tại luongtrainer.com/sach-etabs

Do hai bên công trình là có công trình liền kề, do đó ta chỉ cần tính gió tĩnh theo phương X ( phương chiều dài ) của công trình

Gió tác dụng theo chiều phương X

Theo TCVN 2737-1995 ta có gió tĩnh được xác định theo công thức:

Tính giá trị Wo

Để tính được giá trị áp lực gió, đầu tiên ta sẽ tiến hành tra vùng gió của công trình này Do công trình được xây dựng tại thành phố yên bái, nên ta mở phụ lục E trong TCVN 2737-1994 để tra xem thành phố yên bái thuộc vùng gió nào

35

Trang 37

Để không phải tiến hành tra tay bạn có thể đăng ký bảng excel tải gió để

hệ số Wo 1 cách tự động tại link ​http://luongtrainer.com/dvd-sach-sap/

Tính giá trị ki

Để tính giá trị ki đầu tiên ta đi xác định dạng địa hình của công trình, ta

có thể tra dạng địa hình của công trình dựa vào mục 6.5 trong TCVN 2737-1995

36

Trang 39

SAP PRO

Còn nếu bạn không hiểu bảng này lâp kiểu gì thì cũng đừng lo nếu bạn đã mua DVD kèm theo sách tôi cũng đã cho sẵn bạn bảng nội suy này rồi

Xác định hệ số khí động học Ci

Để xác định hệ số khí động học này ta tra bảng 6 trong TCVN 2737-1995

để xem công trình chúng ta thuộc loại nào và tra hệ số Ci tương ứng

Vì công trình của ta có các mặt phẳng thẳng đứng nên suy ra:

1 Mặt đón gió có C=+0.8

2 Mặt khuất gió C=-0.6

Xác định hệ số độ tin cậy của tải trọng gió

Hệ số này =1,2 theo quy định trong TCVN 2737-1995

Như vậy ở các bước trên tôi đã giúp bạn xác định lần lượt các hệ số trong công thức xác định giá trị áp lực gió Các công trình khác bạn cũng làm các bước tương tự như trên tôi giới thiệu

Bây giờ chúng ta sẽ cùng nhau đi xác định cụ thể giá trị tải trọng gió lên từng tầng theo công thức sau:

38

Ngày đăng: 02/11/2016, 08:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w