1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

thuốc nam chữa tiêu chảy

24 613 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 732 KB

Nội dung

Củ cải - Vị thuốc chữa được nhiều bệnh Cập nhật lúc 20h56" , ngày 30/05/2008 - Củ cải không chỉ là món ăn ngon mà còn là vị thuốc quý. Theo bác sĩ Phó Đức Thuần: Loại củ này có thể chữa được nhiều bệnh về hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu và các bệnh tiểu đường, huyết áp cao . Ngoài ra, củ cải còn có công dụng chữa nôn ra máu, chảy máu cam, tiêu, tiểu ra máu, trừ sỏi mật và giải một số tình trạng ngộ độc như: Hơi khói than, rượu, cà, hàn the . Dưới đây là một số món ăn bài thuốc dễ chế biến từ củ cải: Bí tiểu, đau tức do nhiệt tích bàng quang: Củ cải tươi 200g, hành tây 100g, gạo tẻ 50g, gia vị vừa đủ, nấu thành cháo. Dùng ngày hai lần vào lúc đói. Rối loạn tiêu hóa (đau bụng, nôn, tiêu chảy, mệt lả): Củ cải 150g, cà rốt 150g, xương sườn 200g (chặt khúc ngắn), gia vị. Ăn kèm rau cải cúc đã hấp chín (trước khi ăn cơm). Chữa tiểu ít, tiểu đục, có sỏi: Dùng một trong các cách như ép nước củ cải tươi, sắc củ cải tươi để uống, lấy củ cải khô tán bột (trước đó có tẩm mật sao nhiều lần hoặc không tẩm mật) uống hoặc làm hoàn. Khi uống cho thêm ít muối. Tiêu cơm, tan đờm: Củ cải trắng 250g, thịt heo nạc 100g, bột gạo hoặc mì 250g, gừng, hành, muối, dầu vừa đủ. Củ cải thái chỉ, xào tái cùng thịt heo (thái sợi), trộn làm nhân bánh. Làm chín bánh bằng cách hấp hoặc rán. Chữa lưng đau gối mỏi, dễ yếu mệt ở người già: Chim cút hai con, củ cải 200g, dầu, gừng, gia vị vừa đủ. Chim cút chặt thành miếng vuông cạnh 2cm. Củ cải thái miếng dài 4cm, rộng 2cm. Rán thịt chim đổi màu mới cho củ cải vào xào, rồi cho gia vị, thêm ít nước vào nấu cho đến khi chín. Trừ đàm tích, giúp tiêu hóa tốt: Ăn dưa cải củ muối. Thường dùng lúc trời hanh gây khô cổ, dễ bị ho hoặc dùng khi có đờm, ăn khó tiêu (nhất là khi ăn món nhiều thịt mỡ). Nên ăn khi dưa củ cải còn trắng giòn. Tiểu đường: Củ cải tươi 200g (gọt vỏ, thái sợi), gạo tẻ 50g, gạo nếp 50g, nấu thành cháo, ăn nóng, ngày hai lần. Mỗi liệu trình 3 - 5 ngày liền. Để chữa hen: Có thể lấy củ cải trắng sao giòn, tán nhỏ, trộn với đường mía rồi làm thành viên bằng hạt bắp, cho vào lọ đậy kín. Mỗi lần lên cơn hen, uống 40 - 50 viên với nước ấm. 13 bài thuốc dân gian phòng chống bệnh tả Cập nhật lúc 09h49" , ngày 22/11/2007 - Trong y học cổ truyền, bệnh tả thuộc phạm vi chứng hoắc loạn, được chẩn trị bằng nhiều phương pháp khác nhau, trong đó có việc vận dụng những kinh nghiệm dân gian hết sức phong phú. Phương pháp dùng thuốc Bài 1: Cát căn 15g, hoàng cầm 12g, hoàng liên 6g, cam thảo 5g, ngô thù du 3g, ý dĩ 30g, sắc uống. Dùng cho bệnh thuộc thể nhiệt biểu hiện bằng các triệu chứng thông thường có kèm theo phát sốt, họng khô miệng khát, tâm phiền, trong ngực rạo rực không yên, đau bụng, chất thải nặng mùi, tiểu tiện sẻn đỏ, rêu lưỡi vàng bẩn . Nếu bị chuột rút gia thêm mộc qua 12g, bạch thược 15g, nôn nhiều gia trúc nhự 10g, bán hạ chế 10g. Bài 2: Thái tử sâm 30g, mạch môn 15g, bạch thược 15g, ngũ vị tử 15g, hoàng liên 6g, biển đậu 10g, chích thảo 10g, ý dĩ 30g, sắc uống. Dùng cho trường hợp mất nước nhiều, nếu khí hư nhiều (mệt lả, huyết áp tụt) gia hoàng kỳ 30g, chuột rút gia mộc qua 10g, khát nhiều gia cát căn 15g, ô mai 15g; đi ngoài quá nhiều gia thạch lựu bì 15g. Bài 3: Thái tử sâm 25g, mạch môn 12g, thạch hộc 12g, ô mai 15g, trúc diệp 10g, lá sen 10g. Dùng cho thời kỳ hồi phục, nếu có sốt gia thạch cao 30g, tiểu tiện bất lợi gia phục linh 10g, ăn kém gia mạch nha, cốc nha và sơn tra sao đen 30g. 1 Củ cải Bài 4: Gừng tươi nướng cháy vỏ 8g, riềng sao 12g, củ sả sao 12g, nụ sim 8g (hoặc búp ổi sao 12g), sắc với 500ml nước còn 200ml chia uống 2 lần trong ngày. Hoặc nụ sim 8g, búp ổi 60g, riềng 20g, tất cả sao vàng tán bột, uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 5g với nước ấm. Dùng cho bệnh thuộc thể hàn biểu hiện bằng các triệu chứng thông thường có kèm theo tay chân lạnh, vã mồ hôi lạnh, sợ lạnh, bụng không đau, phân toàn nước màu hơi trắng đục như nước vo gạo, tiểu tiện trong, rêu lưỡi trắng mỏng . Bài 5: Hoạt thạch và cam thảo lượng bằng nhau, tán bột, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 3-6g. Hoặc búp chè xanh 16g, rau má 16g, lá mơ lông 16g, bông mã đề 16g, nụ sim 18g, sắc uống. Dùng cho bệnh thuộc thể nhiệt. Bài 6: Dùng một trong các bài thuốc độc vị: (1) Biển đậu 1 thăng (còn gọi là thưng, có dung tích khoảng 200ml, dùng để đong lương thực) sắc với 1.200ml nước lấy 400ml uống. (2) Sinh khương 90g, rửa sạch, giã nát, sắc với rượu 200ml, chia uống nhiều lần. (3) Ngải cứu một nắm sắc với 3 bát nước lấy một bát uống. (4) Riềng 30g giã nát sắc với 3 bát nước lấy 2,5 bát rồi bỏ bã đem nấu với gạo thành cháo, chia ăn vài lần. (5) Chi tử 14g sao vàng tán bột, uống với rượu ấm. (6) Ngô thù du sao 60g sắc với hai chén rượu to lấy một chén uống ấm. Các bài thuốc nói trên sắc uống ngày 1 thang cho đến khi khỏi. Phương pháp không dùng thuốc Bài 1: Dấm gạo để lâu đun nóng, dùng gạc cũ thấm ướt rồi chườm tứ chi nhiều lần. Dùng để chữa cơn chuột rút (y học cổ truyền gọi là chuyển cân) trong bệnh tả. Bài 2: Cứu huyệt trửu chùy, mỗi huyệt 10 tráng. Vị trí huyệt trửu chùy: ở vùng lưng, nằm sấp xuôi tay, lấy dây đo khoảng cách hai đầu nhọn khớp khuỷu, dây đi ngang qua chỗ hõm dưới cột sống lưng là một huyệt, từ huyệt này đo ngang ra hai bên một thốn, mỗi bên một huyệt, như vậy là có 3 huyệt. Đây là huyệt vị do Hoa Đà tìm ra, được ghi trong sách Hoa Đà thần y bí truyền. Bài 3: Lấy muối ăn đổ đầy rốn rồi dùng mồi ngải cứu bên trên, dùng để chữa chứng trướng bụng và hồi sinh trong bệnh tả. Cũng có thể thay muối bằng gừng tươi thái lát (cứu cách gừng). Bài 4: Châm tả huyệt chi câu (từ điểm giữa cổ tay phía mu đo lên trên 3 thốn, ở khe giữa xương quay và xương trụ), dùng để chữa chứng nôn nhiều trong bệnh tả. Bài 5: Dùng một cái bát sứ dấp dầu hạt cải cạo gió vùng cổ vai, cột sống, hai bên sườn, hai mặt trong khớp khuỷu và khớp gối. Cạo từ trên xuống dưới cho đến khi xuất hiện những chấm đỏ tím thì thôi. Bài 6: Lấy tỏi giã nát xát vào hai lòng bàn chân cho đến khi nóng rực thì thôi, dùng để chữa chứng chuột rút trong bệnh tả. Bài 7: Dùng muối ăn sao nóng chườm vùng ngực, bụng và lưng nhiều lần để cầm nôn và đi ngoài. Nói chung, những kinh nghiệm nêu trên đều đơn giản, dễ kiếm, dễ làm và rất tiện lợi. Nhưng vì tả là một bệnh nguy hiểm nên người bệnh nhất thiết vẫn phải được khám và điều trị theo biện pháp của y học hiện đại. Tuy nhiên, trong một hoàn cảnh cụ thể nào đó, việc chọn lựa và vận dụng những kinh nghiệm dân gian vẫn có giá trị phòng bệnh tích cực, điều trị hỗ trợ và dự phòng tái phát ở một mức độ nhất định. (theo SK & CĐ) Thuốc nam chữa tiêu chảy Cập nhật lúc 11h21" , ngày 13/11/2007 - Tiêu chảy là đi đại tiện ra phân lỏng, số lần đại tiện nhiều hơn bình thường hoặc có kèm các chứng đau bụng, nôn mửa hoặc có sốt. Sau đây xin giới thiệu một số bài thuốc nam chữa tiêu chảy tùy theo từng thể bệnh để bạn đọc tham khảo và áp dụng. Tiêu chảy do phong hàn Triệu chứng: Nóng rét, nhức đầu, đau mình, sôi bụng, tiêu chảy, rêu lưỡi trắng, mạch phù. Phép chữa: Giải biểu, tán hàn, chỉ tả (phát tán phong hàn, cầm tiêu chảy). Bài thuốc: Củ gấu (giã giập sao vàng) 20g, củ sả (sao vàng) 12g, búp ổi (sao vàng) 20g, gừng tươi 8g, vỏ quýt (sao thơm) 12g. Nếu có nôn gia hoắc hương 12g. Nếu đau đầu, sốt gia thêm tô tử 6g. Các vị cho vào ấm, đổ 400ml nước sắc lấy 150ml. Người lớn uống 1 lần. Trẻ em tùy tuổi chia làm 2-3 lần uống. Có thể tán thô, ngâm vào phích mà uống hoặc làm thuốc tán. 2 Mộc qua Tiêu chảy do hàn thấp Triệu chứng: Đau bụng lâm râm, đi tiêu ra nhiều nước trong loãng, mình nặng nề, mỏi mệt, không muốn ăn, không khát, rêu lưỡi trắng nhạt, mạch nhu hoàn. Phép chữa: Tán hàn trừ thấp. Bài thuốc: Củ riềng (thái mỏng sao vàng) 40g, vỏ ổi (sao) 80g. Hai thứ tán nhỏ rây mịn, bỏ lọ nút kín dùng dần. Người lớn mỗi lần uống từ 6-8g với nước đun sôi để nguội. Trẻ em tùy tuổi, mỗi lần uống 2-6g, hòa với nước sôi, hãm một lúc rồi gạn lấy nước uống. Kiêng ăn đồ tanh, lạnh và khó tiêu. Tiêu chảy do thấp nhiệt Triệu chứng: Hễ đau bụng là đi tiêu chảy ngay, phân ra sắc vàng, mùi khẳm, giang môn nóng, tiểu tiện ít và đỏ, khát nước, rêu lưỡi vàng nhạt, mạch hoạt sác. Phép chữa: Thanh nhiệt, lợi thấp, chỉ tả. Bài thuốc: Sắn dây 30g, rau má 8g, lá và bông mã đề 20g, cam thảo dây 12g. Các vị rửa sạch, giã giập, cho vào ấm, đổ 400ml nước, sắc lấy 200ml. Người lớn chia 2 lần uống, trẻ em tùy tuổi chia 3-4 lần. Có thể tán giập, ngâm vào phích mà uống. Tiêu chảy do ăn uống không cẩn thận Triệu chứng: Ăn uống quá no, hoặc ăn uống đồ sống lạnh, tổn thương tỳ vị, tiêu hóa không được, sinh tiêu chảy. Đau bụng đi tiêu, tiêu xong bớt đau, phân ra hôi thối như trứng ung, ợ khan ra mùi thức ăn, không muốn ăn, rêu lưỡi nhợt, mạch hoạt sác. Bài thuốc: Vỏ rụt (sao vàng) 40g, vỏ quýt (sao thơm) 20g, vỏ vối (sao vàng) 20g, củ sả (sao vàng) 20g, củ gấu (giã giập sao vàng) 40g. Các vị đều sấy khô tán nhỏ rây mịn, cho vào lọ nút kín dùng dần. Người lớn mỗi lần uống từ 6-8g với nước đun sôi để nguội. Trẻ em tùy tuổi mỗi lần uống từ 2-6g hòa với nước sôi, hãm một lúc, gạn lấy nước mà uống. Tiêu chảy do tỳ vị hư hàn Triệu chứng: Sắc mặt nhợt nhạt, ăn kém, tinh thần mỏi mệt, chân tay mát lạnh, đi ngoài ra nguyên thức ăn, rêu lưỡi trắng nhợt, mạch mềm yếu. Phép chữa: Ôn bổ tỳ vị. Bài thuốc: Bố chính sâm (sao vàng) 20g, sa nhân 16g, vỏ quýt (sao thơm) 16g, củ mài (sao vàng) 16g, gạo tẻ lâu năm (rang cháy) 30g, can khương 6g, vỏ rụt (sao vàng) 20g. Các vị chế xong, sấy khô, tán nhỏ rây mịn, bỏ lọ nút kín. Người lớn mỗi lần uống từ 6-8g với nước đun sôi, hãm một lúc gạn lấy nước mà uống ngày 3 lần Chữa tiêu chảy bằng vị thuốc từ cây ổi Cập nhật lúc 09h59" , ngày 07/11/2007 - Nghiên cứu dược lý cho thấy dịch chiết các bộ phận của cây ổi đều có khả năng kháng khuẩn, làm săn se niêm mạc và cầm đi lỏng. Xin giới thiệu một số cách dùng cụ thể các vị thuốc từ cây ổi để chữa bệnh. Tiêu chảy Búp ổi hoặc vỏ dộp ổi 20g, búp vối 12g, búp hoặc nụ sim 12g, búp chè 12g, gừng tươi 12g, rốn chuối tiêu 20g, hạt cau già 12g, sắc đặc uống. Hoặc búp ổi 12g, vỏ dộp ổi 8g, gừng tươi 2g, tô mộc 8g, sắc với 200ml nước còn 100ml, trẻ 2-5 tuổi mỗi lần uống 5-10ml, cách 2 giờ uống 1lần; người lớn mỗi lần uống 20-30ml, mỗi ngày 2-3 lần. - Với tiêu chảy do lạnh dùng búp ổi sao 12g, gừng tươi 8g nướng cháy vỏ, hai thứ sắc cùng 500ml nước còn 200ml, chia uống 2 lần trong ngày; hoặc búp ổi hay lá ổi non 20g, vỏ quýt khô 19g, gừng tươi 10g nướng chín, sắc với 1 bát nước, cô còn nửa bát, uống nóng; hoặc búp ổi 60g, nụ sim 8g, giềng 20g, ba thứ sấy khô tán bột, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 5g với nước ấm; hoặc búp ổi 15g, trần bì 15g, và hoắc hương 18g, sắc uống. - Với tiêu chảy do nóng (thấp nhiệt) dùng vỏ dộp ổi 20g sao vàng, lá chè tươi 15g sao vàng, nụ sim 10g, trần bì 10g, củ sắn dây 10g sao vàng, tất cả tán bột, người lớn mỗi lần uống 10g, trẻ em uống bằng nửa liều người lớn; hoặc vỏ dộp ổi sao vàng 20g, vỏ duối sao vàng 20g, vỏ quýt sao vàng 20g, bông mã đề sao vàng 20g, sắc đặc uống nóng; hoặc bột vỏ dộp ổi 8 phần, bột gạch non 2 phần, trộn đều, luyện thành viên, mỗi lần uống 10g, mỗi ngày uống 2 lần. - Với tiêu chảy do công năng tỳ vị hư yếu dùng lá hoặc búp ổi non 20g, gừng tươi nướng cháy 10g, ngải cứu khô 40g, sắc cùng 3 bát nước, cô lại còn 1 bát, chia uống vài lần trong ngày. 3 Gừng - Với trẻ đi lỏng dùng lá ổi tươi 30g, rau diếp cá 30g, xa tiền thảo 30g, sắc kỹ lấy 60ml, trẻ dưới 1 tuổi uống 10-15ml, trẻ từ 1-2 tuổi uống 15-20ml, mỗi ngày uống 3 lần. Viêm dạ dày, ruột cấp và mạn tính Lá ổi non, sấy khô, tán bột, uống mỗi lần 6g, mỗi ngày 2 lần. Hoặc lá ổi 1 nắm, gừng tươi 6-9g, muối ăn một ít, tất cả vò nát, sao chín rồi sắc uống. Hoặc quả ổi, xích địa lợi và quỷ châm thảo, mỗi thứ từ 9-15g, sắc uống. Cửu lỵ: Quả ổi khô 2-3 quả, thái phiến, sắc uống; hoặc lá ổi tươi 30-60g sắc uống. Với lỵ trực khuẩn cấp và mạn tính dùng lá ổi 30g, phượng vĩ thảo 30g, cam thảo 3g, sắc với 1.000ml nước, cô lại còn 500ml, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 50ml. Trẻ em tiêu hóa không tốt: Lá ổi 30g, hồng căn thảo (tây thảo) 30g, hồng trà 10-12g, gạo tẻ sao thơm 15-30g, sắc với 1.000ml nước, cô lại còn 500ml, cho thêm một chút đường trắng và muối ăn. Uống mỗi ngày: trẻ từ 1-6 tháng tuổi 250ml, 1 tuổi trở lên 500ml, chia uống vài lần trong ngày. Tác dụng của ổi với một số bệnh thường gặp khác Thổ tả: Lá ổi, lá sim, lá vối và hoắc hương lượng bằng nhau, sắc hoặc hãm uống. Băng huyết: Quả ổi sao cháy tồn tính, tán bột, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 9g với nước ấm. Tiểu đường: Quả ổi 250g, rửa sạch, thái miếng, dùng máy ép lấy nước, chia uống 2 lần hằng ngày; mỗi ngày ăn vài quả ổi (chừng 200g); hoặc lá ổi khô 15-30g, sắc uống hằng ngày. Đau răng: Vỏ rễ cây ổi sắc với dấm chua, ngậm nhiều lần trong ngày. Thoát giang (sa trực tràng): Lá ổi tươi lượng vừa đủ sắc kỹ lấy nước ngâm rửa hậu môn. Có thể kết hợp dùng quả ổi khô sắc uống. Mụn nhọt mới phát: Lá ổi non và lá đào lượng vừa đủ, tất cả giã nát rồi đắp lên vùng tổn thương. Vết thương do trật đả: Dùng lá ổi tươi rửa sạch, giã nát đắp vào nơi bị thương. Giải ngộ độc ba đậu: Quả ổi khô, bạch truật sao hoàng thổ, vỏ cây ổi, mỗi thứ 10g, sắc với một bát rưỡi nước, cô lại còn 1 bát, chia uống vài lần. (Theo SK & ĐS Cách chữa chứng sốt cao, co giật ở trẻ Cập nhật lúc 09h16" , ngày 25/10/2007 - Đông y xếp sốt cao, co giật thuộc phạm vi chứng can phong – một chứng bệnh nội thương sinh ra do công năng của tạng can bất thường, hoạt động của can mất điều đạt làm xuất hiện triệu chứng sốt cao, cấp kinh, co giật, hoa mắt, chóng mặt. Bệnh gặp nhiều ở trẻ. Để chữa trị bệnh này Đông y dùng pháp bình can, tiềm dương, tức phong, chỉ kinh. Xin giới thiệu một số phương thuốc thường dùng. Trường hợp phong do can nhiệt gây sốt cao co giật dùng một trong các bài sau: Bài 1: Sinh địa tươi 90g, lá hẹ tươi một nắm, giã nát, vắt lấy nước cho uống, ngày 2 lần. Bài 2: Câu đằng 12g, thiên ma 10g, mộc hương 2g, tê giác 2g, toàn yết 4g, cam thảo 3g. Sắc uống ngày một thang. Bài 3: Toàn yết, ngô công, chu sa bằng lượng nghiền bột mịn mỗi lần uống 1-2g, ngày 2 lần tùy tuổi. Nếu sốt cao kinh giật, toàn thân co quắp, tê dại, lưỡi xám đen có thể dùng: Bài 1: Tang diệp 12g, xuyên khung 6g, sinh địa 10g, câu đằng 8g, cúc hoa 8g, phục thần 8g, bạch thược 8g, hoàng cầm 12g. Sắc cho trẻ uống tùy theo tuổi. Bài 2: Thiên ma 8g, phòng phong 8g, khương hoạt 6g, bạch phụ tử 4g, bạch chỉ 8g, thiên nam tinh 4g. Bài 3: Toàn yết 6g, câu đằng 12g, cương tàm 8g, chu sa 4g, xạ hương 2g. Sắc uống ngày một thang. Chữa sốt nóng phát cuồng mê sảng kinh giật, đờm dãi tắc: 4 Cây ổi Bài 1: Ngưu hoàng 0,3g, uất kim 9g, hoàng cầm 9g, hoàng liên 4g, chu sa 3g, chi tử 9g. Làm thành hoàn 2 viên. Mỗi lần 1 viên, uống hai lần/ngày. Bài 2: Sừng tê giác 1g, tâm sen 10g, búp lá tre 10g, liên kiều 10g, huyền sâm 14g, mạch môn 14g. Sừng tê giác mài riêng, các thuốc khác sắc để nguội, uống cùng sừng tê giác. Trường hợp trẻ co giật nguy cấp dùng các phương sau: Bài 1: Bọ hung 2 con tẩm giấm thanh đốt trên than đỏ, hoa khế 4g, lá chua me đất 4g, đem sắc lấy nước làm thang uống với bột thuốc, mỗi lần một thìa cà phê, ngày 2 lần. Nếu trẻ đang bú, mẹ kiêng ăn thịt gà, các thức cay, nóng. Bài 2: Sài hồ 6g, cát lâm sâm 12g, hoàng cầm 8g, cam thảo 4g, bán hạ 4g, phòng phong 4g, thuyền thoái 4g, kinh giới tuệ 8g. Sắc đặc cho trẻ uống lúc lên cơn. Bài 3: Thiên trúc hoàng 8g, bạch linh 12g, mạch môn 6g, xuyên quy 12g, hoàng liên 4g, ngưu hoàng 4g, mộc thông 12g, thanh đại 4g, đởm nam tinh 8g, táo nhân 8g, xích thược 8g, bạc hà 6g, thần sa 2g, chi tử 8g, long cốt 10g. Sắc uống, tùy theo tuổi mà uống nhiều hay ít. Nếu trẻ co giật, hôn mê, mắt đỏ, sưng đau dùng thiên trúc hoàng 4g, uất kim 2g, phục thần 4g, cam thảo 4g, bằng sa 1g, bạch chỉ 4g, xuyên khung 4g, cương tàm 2g, chỉ xác 2g, chu sa 0,2g, xạ hương 0,1g, thuyền thoái 2g. Tán thành bột, hoàn viên uống với nước sắc bạc hà hay mạch môn, mỗi lần 1-2g, ngày uống 2-3 lần. Trường hợp đờm úng tắc nhiệt vít lấp có chứng thở hổn hển suyễn gấp, sốt cao kinh giật, phải thanh khí trấn kinh, tuyên phế, khử đàm, dẹp phong, chỉ kinh dùng câu đằng 15g, cương tàm 10g, sơn chi sao 6g, ma hoàng 6g, đình lịch tử 10g, sinh thạch cao 60g, toàn yết 20g, thiên nam tinh 10g, quất hồng 6g, đào nhân 6g, cam thảo 6g, tán bột trộn thêm xạ hương, ngưu hoàng, bột linh dương giác, mỗi thứ 1g, băng phiến 1,2g luyện mật làm viên mỗi viên nặng 1,5g, chu sa làm áo bao ngoài. Trẻ 1-3 tuổi mỗi lần uống 1 viên, 3-5 tuổi mỗi lần uống 1,5 viên, trên 5 tuổi mỗi lần uống 2 viên, ngày 2 lần. Nếu sốt cao co giật, sợ hãi run rẩy vật vã, giấc ngủ không yên là do nhiệt cực sinh phong nên thanh nhiệt dẹp phong trấn kinh an thần dùng câu đằng 1,5g, phục thần 1,5g, thiên trúc hoàng 1,5g, bạc hà 1,5g, huyền thoái 1,5g, địa long 3g, bạch vi căn 9g, cương tàm 3g, hổ phách 1g, sắc cho trẻ 1 tuổi uống, nếu trẻ lớn tùy theo mà tăng lượng. Trường hợp sốt cao co giật, hôn mê mạch sác, lưỡi đỏ tía hoặc ban chẩn lờ mờ hoặc nhiệt độc phạm vào doanh khí, phong động vít lấp khiếu, khí phận nhiệt quá thịnh phải tả hỏa, lương huyết, dẹp phong, trấn kinh dùng uất kim 30g, sơn chi tử 30g, hàn thủy thạch 30g, hổ phách 1,5g, chu sa 1,5g, hoàng cầm 30g, hoàng liên 30g, đại mạo (vảy con đồi mồi) 30g, băng phiến 9g. Tán thành bột mịn cho trẻ 1-5 tuổi mỗi lần 0,6g-1g. Ngày uống 2 lần. Nếu huyết nhiệt thiên thịnh phải thanh nhiệt, lương huyết dẹp phong, thông khiếu dùng sinh địa hoàng 15g, xuyên khung 6g, bạch mao căn 30g, toàn yết 10g, địa long 10g, đương quy 10g, hà diệp 30g, cam thảo 10g, ngô công 3g, xương bồ 3g. Sắc uống chia làm nhiều lần trong ngày. Trường hợp trẻ co giật từng lúc không liên tục sắc mặt vàng nhạt hoặc trắng xanh, sốt khoảng 38,5 độ tinh thần nửa mê nửa tỉnh, mắt nhắm, mệt mỏi, tiêu chảy phân xanh hoặc trắng nhợt, mạch chậm. Dùng bài “Tỉnh tỳ thang” nhân sâm 12g, bạch truật 12g, phục linh 8g, thiên ma 8g, quất bì 6g, đởm tinh 6g, cương tàm 10g, cam thảo 4g, mộc hương 4g, thương truật 10g, toàn yết 6g, sinh khương 5g. Sắc kỹ, liều lượng tùy theo tuổi mà cho uống nhiều hay ít. (Theo SK & ĐS Những bài thuốc chữa nghẹt mũi Cập nhật lúc 10h52" , ngày 04/10/2007 - Nghẹt mũi là hiện tượng khí lưu thông kém, hô hấp bị trở ngại, là bệnh mạn tính trong xoang mũi do viêm cấp tính không được điều trị dứt điểm mà chuyển thành. Người bệnh thường đau đầu, tắc mũi, nước mũi chảy thường kèm theo mùi hôi, khả năng ngửi suy giảm. Bệnh phát thường xuyên không phụ thuộc vào khí hậu, thời tiết. Khi bị cảm mạo các triệu chứng thường nặng hơn. Đông y gọi chứng này là “tỵ uyên”. Xin giới thiệu một số phương thuốc để điều trị bệnh này. 1/ Thể phong nhiệt: Bài 1: Trường hợp tắc mũi, chảy nước vàng đục, phát sốt khát nước, sợ gió, mạch phù sác, do phong nhiệt uất phế phải thanh khí tiết nhiệt, tuyên phế, thông khiếu dùng tang diệp 10g, hoàng cầm 10g, thương nhĩ tử 10g, kim ngân hoa 10g, lô căn 12g, cúc hoa 10g, sinh chi tử 10g, bạch chỉ 10g, mạn kinh tử 12g. Sắc uống. Bài 2: Nếu trong mũi sưng trướng kèm theo đau, phù nề, chảy nước mũi nhiều phải tán phong, thông lạc, hoạt huyết, thanh nhiệt dùng ty qua đằng (dây mướp gần gốc) 15g, hoàng cầm 12g, kim ngân hoa 10g, cam thảo 6g, bối mẫu 10g, bạch liễm 10g, lá phù dung 10g, cát cánh 10g, bạch chỉ 10g. Sắc uống. 5 Sinh địa Bài 3: Bệnh nhân bị nghẹt mũi, chảy nước vàng mà bên trong có mủ đục khó thở phải làm sạch nhiệt độc ở dương minh, bài nùng, tiêu sưng, lợi khiếu dùng thăng ma 6g, xích thược 12g, diếp cá 12g, cát cánh 10g, ké đầu ngựa 10g, hoàng cầm 12g, cát căn 15g, bồ công anh 20g, bạch chỉ 10g, sinh cam thảo 6g, tân di hoa 10g, đương quy vĩ 10g, hạnh nhân 10g. Sắc uống. 2/ Thể thấp nhiệt: Trường hợp nghẹt mũi chảy ra nước đục dính và hôi, đầu căng trướng, miệng đắng, ngực bụng bí bách khó chịu, mất ngủ, kém ăn, rêu lưỡi vàng nhớt là do thấp nhiệt nung náu trong can, đởm, tỳ vị. Nếu nhẹ chỉ cần dùng hoắc hương tán thành bột trộn với mật lợn làm hoàn to bằng hạt ngô, mỗi lần uống 15g với nước sắc đặc từ 9g ké đầu ngựa, ngày 2 lần, uống sau bữa ăn. Trường hợp bị nặng phải thanh nhiệt, giải độc, táo thấp lý tỳ, quyên tý thông lạc dùng ké đầu ngựa 12g, bạch chỉ 10g, tân di hoa 10g, xích phục linh 10g, thạch xương bồ 10g, cam thảo 6g, hoàng cầm 10g, ý dĩ 15g, hoắc hương 10g, hoàng liên 8g, thông thảo 10g, ty qua đằng 12g. Sắc uống. 3/ Thể táo nhiệt: Bệnh nhân bị nghẹt mũi lâu ngày không khỏi, có tính chất dai dẳng lúc nặng, lúc nhẹ, khứu giác giảm dần, mũi khô, ngứa, họng khô, mạch tế . thuộc thể táo nhiệt thương âm phải dưỡng âm, thanh táo, nhuận phế. Dùng lá dâu 12g, hạnh nhân 10g, sa sâm 10g, ngọc trúc 10g, lô căn 30g, sinh thạch cao 30g, lá nhót tây 10g, thiên môn đông 10g, mạch môn đông 10g, thạch hộc 10g. Sắc uống. 4/ Thể hư nhiệt: Bài 1: Người bệnh kèm theo tâm phiền, nóng nảy dễ cáu giận, đầu choáng váng do can, thận âm hư, hư nhiệt xông lên phải nhu can, thanh nhiệt, tư thận sinh tân dùng đương quy 10g, câu kỷ tử 10g, can địa hoàng 12g, thiên môn đông 9g, cúc hoa 9g, tang diệp 9g. Sắc uống. Bài 2: Nếu mỏi lưng, sốt nhẹ, tâm phiền, khát nước đầu choáng váng, triều nhiệt ra mồ hôi trộm là do can thận âm hư, hư hỏa đốt bên trong phải tư âm, ích thận, thanh giải hư nhiệt. Dùng sinh địa hoàng 10g, huyền sâm 12g, sơn thù 12g, thục địa hoàng 12g, tang thầm 12g, thủ ô chế 12g, hắc chi ma 12g, bách hợp 10g, hoàng bá 10g, lộc giác giao 6g, nữ trinh tử 10g, tri mẫu 10g, quy bản 8g, trư tích tủy 8g. Sắc uống. Bài 3: Trường hợp nghẹt mũi do huyết ứ, bệnh thường tái phát nhiều lần, gốc mũi phù nề, khứu giác giảm thậm chí không ngửi được, dịch đặc vít lấp, chất lưỡi tía, phải hoạt huyết, thông trệ, tán kết, thông khiếu. Dùng xích thược 12g, đào nhân 10g, hành già 12g, hồng táo 12g, thiên trúc hoàng 10g, xuyên khung 12g, hồng hoa 10g, sinh khương 6g, hạt ích mẫu 10g, quất bì 10g. Sắc uống. 5/ Thể phong hàn: Bài 1: Bệnh do hàn tà xâm phạm làm nghẽn tắc phế khí, người bệnh thường phát sốt sợ lạnh, nói nặng tiếng, hắt hơi, mũi chảy nước trong, khó chịu phải dùng thuốc cay, ấm để thông khiếu, tán hàn, giải biểu. Dùng cát căn 9g, ma hoàng 2g, sinh cam thảo 6g, quế chi 6g, xích thược 9g, sinh ý dĩ 15g, cát cánh 9g, đại táo 12g, sinh khương 3g. Nếu nghẹt mũi nhiều có thể bỏ ma hoàng, quế chi, gia hoắc hương 6g, bạc hà 3g, tân di 9g, thương nhĩ tử 12g. Sắc uống. Bài 2: Nếu biểu hàn nhẹ, rêu lưỡi trắng nhớt nên tán biểu thông khiếu tuyên phế, lợi thấp dùng tân di hoa 6g, tiền hồ 9g, ý dĩ 12g, sinh cam thảo 3g, phòng phong 9g, thiên hoa phấn 9g, cát cánh 6g. Sắc uống. Nếu kèm theo khí hư thêm hoàng kỳ 12g, bạch truật 12g. Bệnh nhân tắc mũi nặng gia tế tân 6g, hoắc hương 6g. Sổ mũi ra nước trong loãng gia hạnh nhân 9g, bối mẫu 6g. Sổ mũi ra chất nhày vàng dính gia qua lâu bì 9g, đông qua tử 12g, niêm mạc thủy thũng nặng gia bạch linh 9g, trạch tả 9g. Niêm mạc sưng đỏ gia xích thược 12g, đan bì 12g. Trường hợp đau đầu, đau vùng cổ thêm cảo bản 9g, bạch chỉ 12g. Đau vùng thái dương gia bạch thược 12g, bạch tật lê 12g, đau vùng chẩm thêm mạn kinh tử 12g. Sắc uống. Bài 3: Với bệnh tái phát nhiều lần lỗ mũi sưng, ngứa hắt hơi chảy nước trong hay bị cảm mạo là do phế khí hư yếu, phong vít tắc có kèm theo thấp tà uất bế phải ích khí, liễm phế, tân tán phong hàn, tiêu sưng giảm đau, thông lợi thấp tà dùng hoàng kỳ 12g, phòng phong 12g, tân di hoa 9g, cúc hoa 12g, ngũ vị tử 6g, bạch truật 12g, thương nhĩ tử 12g, bạch chỉ 12g, mộc thông 9g, tang phiêu tiêu 8g. Nếu nghẹt mũi nặng, vách mũi phù nề, niêm mạc sung huyết là thiên về nhiệt tà thịnh, gia bồ công anh 12g. Nếu niêm mạc sưng trướng, sắc nhạt là hàn tà ngưng tụ thêm xuyên khung 12g, quế chi 6g. Nước mũi chảy nhiều là thấp tà thịnh thêm hoắc hương 9g, mộc thông 12g, nếu nước mũi nhiều vàng dính là thấp nhiệt thịnh nên cho đông qua tử 12g, xa tiền thảo 12g. Nếu hắt hơi từng cơn chảy nước trong nên gia tế tân 6g, sinh ý dĩ 12g. (Theo SK & ĐS) Cách tự bấm huyệt chữa bệnh nghẹt mũi, đau răng, chóng mặt . Cập nhật lúc 08h57" , ngày 02/10/2007 - 6 Một số chứng bệnh hay gặp như hồi hộp tâm lý, nghẹt mũi, đau răng . tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây cảm giác rất khó chịu. Chúng ta có thể tự chữa những bệnh này bằng cách bấm huyệt. Hồi hộp sinh lý Khi gặp một chuyện quan trọng, xem một cuốn truyện hay phim ly kỳ hấp dẫn, tim ta đập gấp, có khi đập thình thịch, có thể thoảng qua cũng có thể lặp đi lặp lại, kéo dài khiến ta khó chịu. Huyệt thần môn có thể giúp ta điều chỉnh những rối loạn sinh lý này. Vị trí huyệt nằm phía trên cổ tay, nơi nếp gấp phía dưới và về phía ngón tay út. Đưa ngón tay dọc theo ngón tay út lên phía trên, huyệt nằm trên phần lồi trên ở phía trước cổ tay, ngay trên nếp gấp. Ấn và chà xát mạnh vào đó. Nghẹt mũi Thường gặp vào mùa lạnh, là triệu chứng đầu tiên của cảm cúm. Cũng có thể gặp trong một số bệnh mạn tính ở mũi và vùng phụ cận như viêm xoang, viêm mũi . Người bệnh bị hắt hơi sổ mũi liên tục, có thể có sốt. Có thể chữa trị bệnh này ở hai huyệt: Huyệt thượng tinh: Là huyệt chính nằm ở trên trán, ngay trên đường thẳng dọc giữa trán, cách chân tóc phía trước khoảng 1-1,5cm. Để xác định huyệt, lấy một ngón tay đặt dọc theo sống mũi và đi dọc lên phía trên, luôn luôn giữ đúng đường trung tuyến, đến chân tóc gặp một chỗ trũng, đó là huyệt cần tìm, ấn và chà xát mạnh vào đó. Huyệt nghinh hương: Là huyệt phụ được sử dụng thêm bên cạnh huyệt chính. Huyệt nằm ở dưới tận cùng của cánh mũi, nằm ở góc cánh mũi và môi. Nghẹt mũi phải thì chà xát huyệt bên phải, nghẹt mũi trái thì chà xát huyệt bên trái (nhớ xoa thêm dầu cao nóng). Huyệt Ấn đường Huyệt Nhĩ môn Chân bị sưng phồng Do đi lại nhiều, đi giày chật, đứng nhiều làm máu dồn xuống chân khiến chân phồng lên Cùng với việc nghỉ ngơi xoa bóp, nằm gác chân lên cao, bạn có thể vừa xoa bóp vừa bấm vào huyệt thái xung (nằm trên mu bàn chân giữa hai ngón cái và ngón trỏ, cách gốc ngón chân cái khoảng 2-3cm) chân bạn sẽ hết phù. Đau răng Phần lớn do hỏa bốc lên, viêm lợi, sâu răng . Mỗi khi uống nước lạnh hay nóng lại buốt, đau rất khó chịu. Để khắc phục, bấm vào huyệt hợp cốc nằm ở chỗ lõm giữa ngón cái và ngón trỏ, về phía ngón trỏ. Một mặt gõ răng thành tiếng, một mặt dùng ngón tay cái bấm vào huyệt này. Răng bên trái đau bấm vào huyệt bên phải, răng bên phải đau bấm vào huyệt bên trái, răng cả hai bên đau thì bấm huyệt cả hai tay. Nếu đau răng hàm trên có thể bấm thêm huyệt giáp xa (nằm cách mép dưới dái tai khoảng 1,5-2cm). Bị mất tiếng Thường do cảm cúm, hoặc do la hét nói nhiều quá, cũng có thể do bệnh lý vùng họng làm tê liệt thanh quản, viêm thanh quản . 7 Phương pháp trị tiêu chảy ở trẻ Cập nhật lúc 13h52" , ngày 06/03/2007 - Do nhiều nguyên nhân, bệnh tiêu chảy ở trẻ em gia tăng từ sau Tết Nguyên đán đến nay. Một số bài thuốc theo kinh nghiệm dân gian và bài thuốc cổ phương sau đây sẽ có công dụng trị chứng tiêu chảy ở trẻ. Theo kinh nghiệm dân gian + Mã đề, lá mơ tam thể, búp ổi, tô mộc, củ sắn dây . + Nếu tiêu chảy do nguyên nhân ăn, bú thất thường, tỳ vị suy yếu thì dùng các vị như: mề gà (sao vàng), các vị thuốc: sơn tra, chỉ thực, thần khúc, sa nhơn (sao vàng), trần bì, hoàng đằng, hậu phác (sao gừng). + Nếu thể trạng suy nhược, thì dùng các vị: hạt sen, hoài sơn, bột thịt cóc, bố chính sâm, ý dĩ (sao vàng), và liên nhục. Mỗi loại trên dùng từ 10gr - 20gr, chọn từ 2 - 3 vị để hợp lại thành một thang, đem sắc uống, sẽ có công dụng thanh nhiệt, ôn kiện tỳ thận . Bài thuốc cổ phương * Bài thuốc Bảo hòa hoàn Thành phần gồm: sơn tra, thần khúc, liên kiều, la bặc tử (mỗi vị 100 gr), trần bì, bán hạ (mỗi vị 60 gr) và 160 gr phục linh. Tất cả đem sắc để dùng, có công dụng trị các chứng: cơn đau bụng là đi tiêu ngay, nhưng sau khi tiêu rồi thì bụng hết đau, bụng hông đầy chướng . * Bài Dị công hoàn Thành phần gồm các vị thuốc: 20 gr phòng đảng sâm, bạch truật (sao với gạo), 20 gr bạch phục linh, 6 gr chích cam thảo, 6 gr trần bì (sao với gừng), 4 lát gừng, 4 quả đại táo. Tất cả đem sắc uống từ từ, sẽ có công dụng tỳ hư tiết tả, dùng để trị các chứng: ăn xong đi tiêu liền phân sống, môi lưỡi nhạt, ăn kém . Điểm cần lưu ý là phải giữ vệ sinh trong ăn uống cho trẻ, nên ăn chín, uống sôi, dùng những thức ăn dễ tiêu hóa; đồng thời khi thấy trẻ có dấu hiệu tiêu chảy nặng cần đưa trẻ đi khám ngay, vì bệnh diễn biến rất nhanh . (Theo TN) Thương nhĩ tán - bài thuốc hay chữa viêm mũi dị ứng Cập nhật lúc 14h15" , ngày 24/10/2006 - 8 Bạch phục linh Hoài sơn Không chỉ thuốc Tây mới giúp bạn thoát khỏi các triệu chứng khó chịu của viêm mũi dị ứng. Bài thuốc cổ nổi tiếng của Trung Quốc Thương nhĩ tán có hiệu quả tốt với bệnh này, công thức chỉ gồm 4 vị thuốc dễ kiếm. Bệnh viêm mũi dị ứng đang có xu hướng tăng do môi trường ngày càng ô nhiễm. Các thống kê cho thấy cứ 16 người thì một mắc bệnh này. Hơn 6,3% dân số mắc bệnh này. Thương nhĩ tán (còn gọi là Thương nhĩ tử tán) là bài thuốc của danh y Nghiêm Dụng Hoà (Trung Quốc). Thành phần gồm thương nhĩ tử (hạt ké đầu ngựa) 7 g, tân di hoa 15 g, bạch chỉ 30 g, bạc hà 1,5 g. Tất cả sấy hoặc phơi khô, tán thành bột mịn, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 6 g. Theo cổ nhân, nếu dùng nước sắc củ hành và lá trà tươi để uống bột thuốc thì rất tốt. Thương nhĩ tán có tác dụng làm thông mũi, chống đau đầu, thường được dùng để trị các chứng bệnh về mũi xoang mà Tây y vẫn gọi là viêm mũi dị ứng, viêm mũi cấp và mạn tính, viêm xoang cấp và mạn tính với triệu chứng chảy nước mũi, hắt hơi nhiều, ngạt mũi . Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, hạt ké đầu ngựa (thương nhĩ tử) có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau, ức chế miễn dịch, hưng phấn hô hấp. Bạch chỉ giúp kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau, giải nhiệt. Tân di hoa tiêu viêm, giảm phù nề, chống dị ứng, kháng khuẩn, làm hưng phấn hô hấp. Còn bạc hà cũng có tác dụng giảm đau, kháng khuẩn, kháng virus, chống viêm, giảm ho, trừ đàm, giảm ngứa và lợi mật. Ngoài dạng bột truyền thống, Thương nhĩ tán còn được sử dụng dưới hai hình thức: dùng nguyên bài sắc uống hoặc gia giảm theo thể trạng và tính chất bệnh lý. Khi sắc, cần cho bạc hà vào sau, còn tân di phải chùi hết lông hoặc cho vào túi vải để tránh gây ngứa. Hiện nay, bài thuốc Thương nhĩ tán được sản xuất thành nhiều biệt dược dưới các dạng hoàn mềm, hoàn cứng, trà tan, cốm thuốc, viên nang ., rất tiện lợi cho bệnh nhân. Có thể kể đến các tên Tỵ viêm hoàn, Tỵ viêm phiến, Tỵ uyên hoàn . do Trung Quốc sản xuất, có gia giảm một số vị thuốc, hoặc viên nang Fitôrhi-f sản xuất ở Việt Nam, giữ nguyên công thức cổ của Nghiêm Dụng Hòa. ThS. Hoàng Khánh Toàn Bệnh viện 108 Chữa tiêu chảy trong dân gian Cập nhật lúc 10h42" , ngày 01/06/2006 - Bệnh tiêu chảy thường hay mắc phải vào mùa hè do ăn quá nhiều thức ăn lạnh hoặc chín tái hay sống. Ngay khi mới chớm bệnh, các bài thuốc dân gian được xem là phương thuốc rất hiệu nghiệm. - Gạo: 10g sao vàng. Lá ngải cứu khô: 15g. Đường đỏ: 10g. Cho tất cả vào ấm đun rồi đổ ngập nước chờ sôi mấy phút rồi nhấc xuống để hơi nguội uống hết một lần. Mỗi ngày chỉ cần uống một lần, sau hai ngày sẽ thấy hiệu quả. - Lá củ cải tươi: 120g. Trần bì: 30g. Hai thứ lá này bỏ đun chung chắt lấy hai bát con nước dùng uống hai lần/ ngày. Sau 2-3 ngày dùng thuốc, bệnh sẽ khỏi. 9 Ké đầu ngựa - một trong 4 vị của bài Thương nhĩ tán Ảnh: Ucdavis Gạo rang vàng cùng một số nguyên liệu sẽ giúp điều trị tiêu chảy hiệu quả - Lá lựu tươi: 30g. Gừng tuơi: 12g. Muối ăn: 3g. Sắc lấy hai bát con nước rồi chia uống hai lần/ ngày. - Đường đỏ hoà tan trong nước ấm, uống với 4 hạt tiêu. Uống trong 2-3 ngày, mỗi ngày 3 lần sẽ thấy khỏi bệnh. - Gừng tươi: 100g (hoặc gừng khô 30 g). Lá chè khô: 5 g. Hai thứ này đun chung với 800g nước cho đến khi còn 2/3 số nước rồi đổ thêm 15g dấm gạo, chia uống 3 lần/ ngày. Sau khi dùng 1- 2 liều sẽ khỏi ngay. Lưu ý, theo Đông y khi bị tiêu chảy không nên dùng tỏi bởi nó sẽ kích thích thành ruộtkhiến các mạch máu càng dễ xung huyết dẫn đến phù khiến cho dịch mô tuôn nhiều vào ruột khiến bệnh nặng thêm. (Theo Dân trí) Có thể chữa tiêu chảy bằng đông y Cập nhật: 20/11/2007 - 11:07 - Nguồn: TienPhong.vn Dưới đây là phiên bản cache tại địa chỉ http://www.tienphong.vn/Tianyon/Index.aspx? ArticleID=102124&ChannelID=9 Chính nhủ bán lô đất mặt đường NGUYỄN VĂN CỪ -Gia Lâm S=64m2 hướng ĐB - 78.000.000 VNĐ Dạy pha chế trà sữa trân,hướngDẫn mở tiệm, cung cấp nguyên liệu máy . - 3.000.000 VNĐ SUA S26 hàng xách tay từ Úc dành cho các mẹ yêu bé - 385.000 VNĐ Sale off Hơn 5000 Sim VIP chất lượng cao,giảm giá 7% ____________ Cần bán n8800 CARBON ARTE mới 99% nguyên hộp bảo hành fpt 20 tháng 9tr - 9.000.000 VNĐ PGN_MÁY CHÀ SÀN, MÁY CHÀ SÀN LIÊN HỢP, MÁY HÚT BỤI, XE LÀM VỆ SINH, HÓA CHẤT TẨY . Bán nhà ngõ 290 Kim Mã - 2.650.000.000 VNĐ Cần bán N95 8gb full option,mới 99%,đầy đủ chức năng,4tr4 - 4.400.000 VNĐ BÁN MÁY GIẶT HÀNG THÙNG CÒN MỚI 90 - 95% GIÁ RẺ. TQ- Sao bạn kg xài sim 10 số đầu 090 đẹp mà giá chỉ có 100-200-300k thôi luôn có . Các loại xe tải nhẹ của Hyundai mới 100% giá cạnh tranh Cần thuê phòng trọ - 1.000.000 VNĐ SIM VIETTEL 0988; 0989; 097 NOKIA N96 HÀNG FPT CÒN BẢO HÀNH CẦN BÁN GẤP GIÁ 6TR - 6.000.000 VNĐ ONG VÀNG: CHUYỂN NHÀ, VĂN PHÒNG TRỌN GÓI 046 2910369 -0912 959 866 Nhà em ở xa bệnh viện trong khi dịch tiêu chảy cấp đang lan rộng. Nếu bị tiêu chảy, em có thể dùng bài thuốc đông y nào không? Vũ Thị Thủy (Lương Sơn, Hòa Bình). Trả lời: Tiêu chảy do nhiều nguyên nhân gây ra như lạnh (hàn thấp) do nhiễm khuẩn, nhiễm độc (thấp nhiệt) hoặc do ăn uống (thực tích), có thể do rối loạn tiêu hóa (hấp thu kém, loạn khuẩn), v.v . Tiêu chảy dẫn đến mất nước và điện giải, có thể lây lan thành dịch (do nhiễm khuẩn). Đặc điểm của tiêu chảy là đi ngoài nhiều lần trong ngày và phân toàn nước, chất phân lổn nhổn, màu sắc khác nhau. Tùy nguyên nhân, bệnh nhân có thể sốt cao hoặc đau bụng dữ dội, mót rặn, đau rát hậu môn. Trường hợp cấp thiết, hoặc không có cơ sở y tế ở gần, em có thể dùng một số bài thuốc đông y sau đây để chữa tiêu chảy theo nguyên nhân và thể bệnh: Do hàn thấp với các triệu chứng: Đau đầu, đau mình, đau bụng, đi ngoài ra nước, sợ lạnh hay sợ gió, tiểu tiện ít, rêu lưỡi trắng dày. Bài thuốc: Sa nhân (8g); bạch biển đậu (12g) ; rau má sao vàng (10g) ; xa tiền tử (8g) ; hoắc hương (8g) ; hương phụ (8g); gừng (2g). Sắc uống ngày một thang. Uống liên tục cho tới khi khỏi bệnh (3 - 5 ngày) 10 [...]... Sống Chữa tiêu chảy bằng thảo dược 14 Theo y học cổ truyền, tiêu chảy xảy ra do công năng của tỳ vị bị giảm sút, không vận hóa được thức ăn, hoặc do can tỳ không điều hòa Tùy theo tình trạng và nguyên nhân, Đông y có những bài thuốc khác nhau Quế có tác dụng chữa tiêu chảy Tiêu chảy cấp tính Do hàn thấp: Thường do nhiễm lạnh, lên men sinh hơi Các triệu chứng là đau đầu, đau mình, đau bụng, sôi bụng, tiêu. .. huyết, tiêu tích hóa thực Chữa ngực bụng đau, ăn không tiêu Nghệ đen có tác dụng rất tốt đối với các bệnh lý về đường tiêu hóa như: Viêm niêm mạc dạ dày và loét tá tràng, ăn uống chậm tiêu, đầy hơi, đau bụng không rõ nguyên nhân, buồn nôn, ho, kinh nguyệt không đều Còn dùng làm thuốc bổ dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột hoặc viên Dưới đây là một số bài thuốc thường được dùng chữa bệnh đường tiêu hóa: - Chữa. .. cho trẻ Có thể phòng rotavirus bằng văcxin H Chữa tiêu chảy bằng ổi To | Trung | Nhỏ [ 2007/10/30 15:06 | by admin ] Quả ổi xanh có hàm lượng tanin cao nên có tác dụng cầm tiêu chảy (dùng khi bình thường dễ gây táo bón) Ổi xanh cũng có thể giải độc ba đậu và các chất độc khác gây tiêu chảy Các bộ phận của cây ổi đều là những vị thuốc dân gian có tác dụng chữa bệnh tốt Búp ổi: Có tác dụng làm săn, cầm... loại thuốc ozone 11 hydrat có bán sẵn ở các hiệu thuốc pha với nước uống Một số cách để điều trị tiêu chảy: 1 Một cách chữa rất đơn giản là nhai lá ổi sống Lấy hai đến ba lá ổi rửa sạch và nhai sống Thông thường nó sẽ giúp dạ dày bạn ổn định lại trạng thái cân bằng nhanh chóng Nhưng nếu sau 5 giờ bạn cảm thấy chưa ổn lắm thì nên nhai tiếp một vài lá nữa 2 Cách chữa khác rất nhanh để trị tiêu chảy là... nuốt nước, ngày 2-3 lần Có thể phối hợp với các vị thuốc khác: - Chữa tiêu chảy: Búp ổi 20 g sao qua; vỏ quýt khô 10 g; gừng nướng chín 10 g Tất cả cắt nhỏ, sắc với 400 ml nước còn 100 ml, uống làm 2 lần trong ngày Hoặc búp ổi 20 g, củ sả 16 g, củ riềng 8 g Thái nhỏ, sao qua, sắc lấy nước đặc uống Lá ổi: Được dùng rất phổ biến để chữa đau bụng, tiêu chảy, nhất là ở trẻ nhỏ Khi dùng, lấy lá ổi 20 g phối... hiệu điều trị tiêu chảy do rotavirus, chủ yếu chỉ chữa triệu chứng như hạ sốt, ngăn ngừa mất nước Tiêu chảy do rotavirus rất dễ lây lan thành dịch ở trẻ em, mầm bệnh từ phân có thể làm ô nhiễm các vật dụng, đồ chơi trong nhà, trong lớp, rồi từ đó dính vào bàn tay và miệng trẻ Tại các trường mầm non, một trẻ mắc bệnh này có thể làm lây cho rất nhiều trẻ khác Vì vậy, nếu trẻ đã bị tiêu chảy thì nên cho... và uống nhiều dung dịch bù điện giải Tốt nhất nên dùng thuốc chữa tiêu chảy từ dược thảo thiên nhiên để tránh phải sử dụng nhiều thuốc kháng sinh Nhưng nếu sau hai ngày tự điều trị mà dạ dày bạn vẫn cảm thấy không “ổn” thì cần đến gặp bác sĩ để tránh cho niêm mạc dạ dày và ruột bị tổn thương nặng Minh Anh Theo Janicehealth Mùa đông trẻ dễ bị tiêu chảy do virus Cập nhật: 02/01/2008 - 04:54 - Nguồn: vnExpress.net... Niên về những công dụng chữa bệnh của loại "nghệ đen"; và nhờ nhà chuyên môn hướng dẫn cách chế biến một số bài thuốc từ nghệ đen trong chữa bệnh - Trả lời: Trong y học cổ truyền, "nghệ đen" hiện diện trong một số phương thuốc chữa bệnh với tên gọi là "nga truật" Theo Đông y, nga truật có vị đắng, tính ấm, đi vào kinh Can Nga truật thường được sử dụng trong các chứng rối loạn tiêu hóa, viêm loét bao... Nghệ đen - Vị thuốc tốt chữa bệnh đường tiêu hóa Cập nhật : 28/04/2008 20:01 Nghệ đen là vị thuốc được dùng cả trong Đông y và Tây y Khoa học hiện đại đã có nghiên cứu về thành phần hóa học của nghệ đen Nghiên cứu thực nghiệm trên động vật phòng thí nghiệm cho thấy nghệ đen có tác dụng rõ rệt bài tiết mật, ức chế nhẹ sự tiết dịch dạ dày, có tác dụng kích thích tiêu hóa, tăng trương lực ống tiêu hóa Nghiên... Niên về những công dụng chữa bệnh của loại "nghệ đen"; và nhờ nhà chuyên môn hướng dẫn cách chế biến một số bài thuốc từ nghệ đen trong chữa bệnh - Trả lời: Trong y học cổ truyền, "nghệ đen" hiện diện trong một số phương thuốc chữa bệnh với tên gọi là "nga truật" Theo Đông y, nga truật có vị đắng, tính ấm, đi vào kinh Can Nga truật thường được sử dụng trong các chứng rối loạn tiêu hóa, viêm loét bao . một mức độ nhất định. (theo SK & CĐ) Thuốc nam chữa tiêu chảy Cập nhật lúc 11h21" , ngày 13/11/2007 - Tiêu chảy là đi đại tiện ra phân lỏng, số lần. Sau đây xin giới thiệu một số bài thuốc nam chữa tiêu chảy tùy theo từng thể bệnh để bạn đọc tham khảo và áp dụng. Tiêu chảy do phong hàn Triệu chứng: Nóng

Ngày đăng: 13/06/2013, 01:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w