Chữa viêm loét dạdàybằng thảo dược Viêm loét dạdày - tá tràng có các triệu chứng đau vùng thượng vị, ợ hơi, ợ chua, bụng đầy trướng, ấn thấy đau. Trong y học cổ truyền, viêm loét dạdày - tá tràng thuộc phạm vi chứng vị thống, được phân thành các thể: khí trệ (khí uất), hỏa uất và huyết ứ, mỗi thể có những triệu chứng đặc trưng. Các thuốc điều trị viêm loét dạdày - tá tràng trong y học cổ truyền rất phong phú, góp phần quan trọng vào việc dự phòng và điều trị bệnh viêm loét dạdày - tá tràng trong nhân dân. Một số vị thuốc trong thành phần các bài thuốc trị viêm loét dạdày - tá tràng Nghệ: Có tác dụng giảm loét, giảm đau, giảm lượng tiết và độ acid dịch vị, tăng lượng chất nhày trong dịch vị và bảo vệ niêm mạc dạ dày. Ngày dùng 2-6g dạng bột hoặc thuốc sắc. Bạch truật: Có tác dụng giảm loét, giảm đau, giảm tiết dịch vị và chống viêm. Ngoài ra còn là thuốc trợ giúp tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng. Ngày uống 6-12g dạng thuốc sắc hoặc bột. Dạ cẩm: Có tác dụng giảm đau, giảm độ acid dịch vị, bớt ợ chua, làm vết loét se lại. Ngày dùng 15-20g sắc uống. Vân mộc hương: Có tác dụng giảm loét, chống co thắt cơ trơn, giảm đau, chống viêm. Ngày dùng 3-6g, dạng thuốc bột hay thuốc sắc, dùng riêng hay phối hợp với các vị khác. Cam thảo: Có tác dụng giảm loét, giảm co thắt cơ trơn, giảm độ acid dịch vị. Ngày uống 3-5g, uống liền 7-14 ngày, sau đó nghỉ 2-3 ngày rồi mới tiếp tục đợt khác để tránh tác dụng gây phù của cam thảo khi dùng dài ngày. Khổ sâm: Trị đaudạ dày, đau bụng, khó tiêu. Ngày dùng 12-20g sắc uống. Mật ong: Trị viêm loét dạdày - tá tràng. Bên cạnh tác dụng làm giảm độ acid dịch vị, giảm đau và giảm loét, mật ong còn có tác dụng ức chế vi khuẩn Helicobacter pylori, là một trong các nguyên nhân quan trọng gây loét dạ dày. Ngày dùng 20-50g. Bài thuốc trị viêm loét dạdày - tá tràng tùy theo thể bệnh Thể khí trệ (khí uất) Triệu chứng: Đau vùng thượng vị từng cơn, đau lan ra hai mạng sườn, xuyên ra sau lưng, bụng đầy trướng, ấn thấy đau, ợ hơi, ợ chua. Bài 1: Bồ công anh 20g; lá khổ sâm, cam thảo nam mỗi vị 16g; hậu phác, hương phụ, nghệ mỗi vị 8g. Sắc uống ngày 1 thang. Bài 2: Bạch truật 160g, hậu phác 120g, trần bì 80g, cam thảo 40g. Các vị tán thành bột mịn, trộn đều, mỗi lần uống 8g bột, ngày 3 lần. Bài 3: Cam thảo, mai mực, vỏ hầu nung, gạo tẻ, hoàng bá, kê nội kim, các vị lượng bằng nhau. Tất cả tán thành bột mịn, trộn đều, uống mỗi ngày 20-30g, chia 2-3 lần. Bài 4: Đương quy 12g; xuyên khung 10g; táo nhân 8g; vân mộc hương, ngũ vị tử, trần bì mỗi vị 6g; gừng 2g. Sắc uống ngày 1 thang. Bài 5: Lá dạ cẩm 2kg, mật ong 300g, đường kính 600g. Nấu lá dạ cẩm với nước thành 2,5kg cao, cho đường kính vào đánh tan, cô còn 2,7kg, cuối cùng cho thêm 300g mật ong. Mỗi lần uống 10-25g, ngày 2-3 lần trước bữa ăn hoặc khi đau. Thể hỏa uất Triệu chứng: Vùng thượng vị đau nhiều, đau rát, ấn thấy đau, miệng khô đắng, ợ chua. Bài 1: Mai mực, mạch nha mỗi vị 20g; hoàng cầm 16g; dành dành, đại táo mỗi vị 12g; hoàng liên 8g; cam thảo 6g; ngô thù 2g. Sắc uống ngày 1 thang. Bài 2: Bạch thược 12g; dành dành, trạch tả, hoàng liên, bối mẫu, mẫu đơn bì mỗi vị 8g; trần bì 6g; ngô thù 4g. Sắc uống ngày 1 thang. Bài 3: Thổ phục linh, bồ công anh mỗi vị 16g; nghệ vàng, kim ngân mỗi vị 12g; vỏ bưởi bung 8g. Sắc uống ngày 1 thang. Bài 4: Sinh địa, hoài sơn, sài hồ, bạch thược, đại táo mỗi vị 12g; trạch tả, đương quy, dành dành mỗi vị 8g. Sắc uống ngày 1 thang. Thể huyết ứ Triệu chứng: Đau dữ dội ở một vị trí nhất định vùng thượng vị, ấn vào đau tăng thêm, chia làm hai loại: thực chứng (nôn ra máu, đại tiện ra phân đen, môi đỏ) và hư chứng (sắc mặt xanh nhợt, người mệt mỏi, chân tay lạnh, môi nhợt). Chữa thực chứng: Bài 1: Cỏ nến, ngũ linh chi mỗi vị 12g. Tán bột, mỗi ngày uống 10g chia 2 lần. Bài 2: Sinh địa 40g, trắc bá diệp 16g; hoàng cầm, a giao, cỏ nến mỗi vị 12g; dành dành 8g, cam thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang. Chữa hư chứng: Bài 1: Đảng sâm 16g; bạch truật, phục linh mỗi vị 12g; a giao, thiên thảo mỗi vị 8g; cam thảo 6g; hoàng kỳ 2g. Sắc uống ngày 1 thang. Bài 2: Đương quy, bạch thược, phục linh, kỷ tử, đại táo mỗi vị 12g; xuyên khung 10g; a giao, táo nhân mỗi vị 8g; ngũ vị tử, vân mộc hương, trần bì mỗi vị 6g; gừng 2g. Sắc uống ngày 1 thang. Bài 3: Đảng sâm 16g; hoài sơn, ý dĩ, hà thủ ô, huyết dụ, kê huyết đằng, rau má, cam thảo dây, đỗ đen sao mỗi vị 12g. Sắc uống ngày 1 thang. GS. Đoàn Thị Nhu . loét dạ d y bằng thảo dược Viêm loét dạ d y - tá tràng có các triệu chứng đau vùng thượng vị, ợ hơi, ợ chua, bụng đ y trướng, ấn th y đau. Trong y học. Helicobacter pylori, là một trong các nguyên nhân quan trọng g y loét dạ d y. Ng y dùng 20-50g. Bài thuốc trị viêm loét dạ d y - tá tràng t y theo thể bệnh