1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các công ty thuộc nhóm ngành xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán HCM

95 1,2K 23

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 194,96 KB

Nội dung

Luận văn Thạc sĩ 2015 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các công ty thuộc nhóm ngành xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán HCM.Ngành Tài chính Ngân hàng. Mục tiêu nghiên cứu•Tìm hiểu các lý luận về hiệu quả kinh doanh và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp.•Xây dựng mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhóm ngành xây dựng niêm yết trên Sở Chứng khoán Tp Hồ Chí Minh. Từ đó xác định được mức độ và hướng tác động của các nhân tố đó đến hiệu quả kinh doanh.•Đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp đã nghiên cứu.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG -

NGUYỄN THỊ NGỌC THẢO

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC CÔNG TY THUỘC NHÓM NGÀNH XÂY DỰNG NIÊM YẾT

TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Đà Nẵng – Năm 2015

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG -

NGUYỄN THỊ NGỌC THẢO

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC CÔNG TY THUỘC NHÓM NGÀNH XÂY DỰNG NIÊM YẾT

TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Chuyên ngành: Tài Chính – Ngân Hàng

Mã số: 60.34.02.01

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS HOÀNG TÙNG

Đà Nẵng – Năm 2015

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được

ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Ngọc Thảo

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

5 Bố cục đề tài 3

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 5

1.1 TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 5

1.1.1 Khái niệm về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 5

1.1.2 Vai trò của hiệu quả kinh doanh đối với doanh nghiệp 6

1.2 HỆ THỐNG CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 7

1.2.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả cá biệt 7

1.2.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tổng hợp 10

1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 13

1.3.1 Nhóm nhân tố nội sinh 14

1.3.2 Nhóm nhân tố vĩ mô 20

1.4 TỔNG HỢP CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM 22

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 27

Trang 5

CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 28

2.1 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CÁC CÔNG TY THUỘC NHÓM NGÀNH XÂY DỰNG 28

2.1.1 Lịch sử phát triển ngành xây dựng Việt Nam 28 2.1.2 Đặc điểm của các doanh nghiệp ngành xây dựng 30

2.1.3 Thực trạng ngành xây dựng Việt Nam trong thời gian 2009 – 2013

31 2.2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 38

2.2.1 Giả thuyết về mối tương quan giữa hiệu quả kinh doanh và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh 38

2.2.2 Đo lường các biến 43

2.2.3 Đặc trưng mẫu 45

2.2.4 Các phương pháp ước lượng mô hình 46

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 52

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 53

3.1 PHÂN TÍCH THỐNG KÊ 53

3.1.1 Hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh 53

3.1.2 Mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhóm ngành Xây dựng 54

3.2 PHÂN TÍCH BẰNG MÔ HÌNH HỒI QUY BỘI 58

3.2.1 Mã hóa các biến 58

3.2.2 Ma trận hệ số tương quan 60

3.2.3 Xác định biến trong mô hình hồi quy bội 61

3.2.4 Phân tích bằng mô hình Pooled OLS 63

3.2.5 Phân tích bằng mô hình ảnh hưởng cố định FEM 64

3.2.6 Phân tích bằng mô hình ảnh hưởng cố định REM 67

Trang 6

3.2.7 Kiểm định Hausman 68

3.3 TÓM TẮT NGHIÊN CỨU 69

3.4 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT 72

3.4.1 Đối với các doanh nghiệp trong ngành 72

3.4.2 Đối với các Nhà nước và các bộ ngành có liên quan 77

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 79

KẾT LUẬN 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)

PHỤ LỤC

Trang 7

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

HOSE Sở Giao dịch chứng khoán Tp Hồ Chí Minh

Pooled OLS Pooled Ordinary Least Square

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu

2.1 Cơ cấu GDP (%) theo nhóm ngành kinh tế của Việt Nam

2.2 Hiệu suất lao động ngành xây dựng 2009 – 2013 35

2.3

Tình hình tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận trước thuế các

doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên sở Giao dịch

chứng khoán Tp Hồ Chí Minh

36

2.4

Tỷ trọng đầu tư tài sản cố định của các doanh nghiệp ngành

xây dựng niêm yết trên sở Giao dịch chứng khoán Tp Hồ

Chí Minh

37

2.5 Tỷ lệ nợ của các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên

sở Giao dịch chứng khoán Tp Hồ Chí Minh 37

2.6

Tỷ suất sinh lời từ tài sản của các doanh nghiệp ngành xây

dựng niêm yết trên sở Giao dịch chứng khoán Tp Hồ Chí

Minh

38

2.7 Tổng hợp giả thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến HQKD 43

3.1 Đặc trưng của ROA bình quân của các doanh nghiệp nhóm

Trang 9

3.6 Ảnh hưởng của rủi ro kinh doanh đến hiệu quả kinh doanh 573.7 Ảnh hưởng của thời gian hoạt động đến hiệu quả kinh doanh 58

3.10 Kết quả phân tích hồi quy bội bằng mô hình Pooled OLS 633.11 Kết quả phân tích hồi quy bội bằng mô hình FEM 653.12 Kết quả phân tích hồi quy bội bằng mô hình REM 67

Trang 10

3.1 ROA bình quân của các doanh nghiệp ngành xây dựng

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sản xuất và kinh doanhtheo cơ chế thị trường, các doanh nghiệp luôn phải đối mặt với môi trườngcạnh tranh gay gắt Để có thể tiếp tục tồn tại và phát triển bền vững các doanhnghiệp đều hướng đến mục tiêu tối đa hóa hiệu quả của hoạt động kinh doanhcủa mình Mỗi doanh nghiệp cần phải có những giải pháp, chiến lược liênquan đến việc huy động và sử dụng nguốn vốn, khai thác hiệu quả tài sản, vậndụng khoa học kỹ thuật, kỹ năng trình độ quản lý,… để có thể tối đa hóa thunhập hoạt động kinh doanh của mình từ những nguồn lực sẵn có Xuất phát từnhững yêu cầu trên, đòi hỏi các doanh nghiệp cần nghiên cứu, tìm ra các yếu

tố có tác động đến hiệu quả kinh doanh của mình, cũng như hướng và mức độảnh hưởng của các yếu tố đó

Xây dựng luôn là một ngành kinh tế quan trọng, có ảnh hưởng rất lớn

và trực tiếp đến sự phát triển chung của nền kinh tế Việt Nam Xây dựng luôn

là một trong số các ngành đóng góp một tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu GDP củanước ta Đồng thời, đây cũng là nhóm ngành mang lại nhiều cơ hội nghềnghiệp cho các lao động ở nhiều trình độ khác nhau Do đó, việc duy trì vànâng cao hiệu quả kinh doanh các công ty xây dựng có ý nghĩa quan trọng đốivới bản thân các doanh nghiệp nói riêng và cả nền kinh tế nói chung

Xuất phát từ tầm quan trọng và cần thiết của vấn đề hiệu quả hoạt độngkinh doanh và sự cần thiết phải tìm hiểu các nhân tố tác động đến hiệu quảkinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành xây dựng, tác giả đã lựa chọn

đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của cácdoanh

Trang 12

nghiệp thuộc nhóm ngành xây dựng niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán

Tp Hồ Chí Minh”

2 Mục tiêu nghiên cứu

 Tìm hiểu các lý luận về hiệu quả kinh doanh và các nhân tố ảnh

hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp

 Xây dựng mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quảkinh doanh của các doanh nghiệp nhóm ngành xây dựng niêm yết trên SởChứng khoán Tp Hồ Chí Minh Từ đó xác định được mức độ và hướng tácđộng của các nhân tố đó đến hiệu quả kinh doanh

 Đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp đã nghiên cứu

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: hiệu quả kinh doanh và các nhân tố tác độngđến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhóm ngành xây dựng niêmyết trên Sở Chứng khoán Tp Hồ Chí Minh

 Phạm vi nghiên cứu:

32 doanh nghiệp trong nhóm ngành xây dựng niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh

Thời gian nghiên cứu được giới hạn trong 05 năm, từ năm 2009 – 2013

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với nghiên cứu định lượng

Phương pháp định tính: Thu thập số liệu, thông tin, dùng phương pháp thống kê mô tả, so sánh để phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh của các

Trang 13

doanh nghiệp nhóm ngành xây dựng được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.

Phương pháp định lượng: sử dụng các mô hình định lượng Pooled OLS,FEM, REM để xác định các nhân tố tác động đến hiệu quả kinh doanh của cácdoanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Thànhphố Hồ Chí Minh

4.2 Quy trình nghiên cứu

Bước 1: Nghiên cứu và tổng hợp các lý thuyết, nghiên cứu liên quan

đến hiệu quả kinh doanh và các nhân tố tác động đến hiệu quả kinh doanh củadoanh nghiệp

Bước 2: Xác định nội dung nghiên cứu cho đề tài.

Bước 3: Lựa chọn biến và phương pháp đo lường các biến.

Bước 4: Thu thập, xử lý số liệu.

Bước 5: Chạy mô hình.

Bước 6: Kiểm định mô hình.

Bước 7: Hoàn thiện mô hình nghiên cứu và đưa ra kết luận.

5 Bố cục đề tài

Đề tài nghiên cứu gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh và các nhân tố ảnh

hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Chương 2: Thiết kế nghiên cứu

Chương 3: Kết quả nghiên cứu và một số thảo luận

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Khái quát các lý thuyết liên quan đến hiệu quả kinh doanh và kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh

Trang 14

Tìm hiểu về thực trạng hiệu quả kinh doanh các doanh nghiệp, phântích và xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh củacác doanh nghiệp nhóm ngành xây dựng được niêm yết trên Sở Giao dịchchứng khoán thành phố Hồ Chí Minh

Đề xuất một số kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh củacác doanh nghiệp thuộc nhóm ngành xây dựng được niêm yết trên Sở Giaodịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh

Trang 15

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH

CỦA DOANH NGHIỆP

1.1 TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH

NGHIỆP

1.1.1 Khái niệm về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Hiệu quả kinh doanh được xem xét là hiệu quả sử dụng toàn bộ cácphương tiện kinh doanh trong quá trình sản xuất, tiêu thụ Hiệu quả kinhdoanh thể hiện sự tương quan giữa kết quả đầu ra với các nguồn lực đầu vào

sử dụng trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Để đạt đượchiệu quả kinh doanh cao doanh nghiệp cần tối đa hóa các kết quả đầu ra trongđiều kiện các nguồn lực đầu vào hạn chế của mình

Dưới giác độ này thì chúng ta có xác định hiệu quả hoạt động kinhdoanh một cách cụ thể bằng các phương pháp định lượng thành các chỉ tiêuhiệu quả cụ thể và từ đó có thể tính toán, so sánh được

Hiệu quả kinh doanh thể hiện mối quan hệ so sánh giữa kết quả (đầu ra)

và nguồn lực hoặc chi phí (đầu vào) tạo ra kết quả trong một thời kỳ, nên chỉtiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh thường có dạng như công thức:

Kếtquả (lợi nhuận, doanh thu… )Hiệu quả

= Phươngtiện (CP, tàisản, doanh thu, VCSH… )

Qua công thức trên có thể thấy, muốn đạt được mục tiêu kinh doanhdoanh nghiệp cần thiết phải chú trọng đến việc phát huy năng lực, hiệu quảcủa các yếu tố sản xuất kinh doanh và tiết kiệm chi phí Hay nói cách khác,đáp ứng mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh doanh là phải đạt kết quả tốt nhấttrong điều

Trang 16

kiện chi phí (phương tiện) thấp nhất hay phải đạt kết quả tốt nhất với chi phí nhất định hoặc tốn chi phí thấp nhất với một kết quả nhất định.

Hiệu quả kinh doanh còn biểu hiện mức độ phát triển của doanh nghiệptheo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực nhằm thực hiệnmục tiêu kinh doanh Lúc này, thì phạm trù hiệu quả kinh doanh là một phạmtrù trừu tượng và nó phải được định tính thành mức độ quan trọng hoặc vai tròcủa nó trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh

1.1.2 Vai trò của hiệu quả kinh doanh đối với doanh nghiệp

Hiệu quả kinh doanh là thước đo thành quả quan trọng của doanh nghiệp trong quản trị

Thông qua việc tính toán hiệu quả kinh doanh cho phép các nhà quảntrị kiểm tra đánh giá tính hiệu quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp (các hoạt động có hiệu quả hay không và hiệu quả đạt ở mức độnào), đồng thời phân tích tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến các hoạt động sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp, để từ đó đưa ra được các biện pháp điềuchỉnh thích hợp trên cả hai phương diện giảm chi phí, tăng kết quả nhằm nângcao hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Xét trên phương diện lý luận và thực tiễn thì phạm trù hiệu quả sảnxuất kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng và không thể thiếu được trongviệc kiểm tra đánh giá và phân tích nhằm đưa ra các giải pháp tối ưu nhất, lựachọn được các phương pháp hợp lý nhất để thực hiện các mục tiêu của doanhnghiệp đã đề ra

Ngoài ra, trong nhiều trường hợp các nhà quản trị còn coi hiệu quả kinh

tế như là các nhiệm vụ, các mục tiêu để thực hiện Vì đối với các nhà quản trịkhi nói đến các hoạt động sản xuất kinh doanh thì họ đều quan tâm đến tínhhiệu quả của nó

Trang 17

Hiệu quả kinh doanh là nhân tố thúc đẩy sự cạnh tranh và tiến bộ trong hoạt động sản xuất và kinh doanh.

Trong bất kỳ một nền kinh tế nào, cạnh tranh là một yếu tố khiến chodoanh nghiệp không thể tồn tại trên thị trường nhưng cũng có thể khiến doanhnghiệp ngày càng lớn mạnh Thị trường phát triển càng mạnh thì cạnh tranhngày càng gay gắt và khốc liệt hơn Lúc này các doanh nghiệp càng cần thiếtphải xem xét sự tương quan giữa các yếu tố đầu vào và đầu ra, giúp doanhnghiệp không những cung cấp được hàng hóa với giá thành hợp lý, tăng khốilượng bán ra, mà còn phải nâng cao được chất lượng mới có thể cạnh tranhcùng với các doanh nghiệp khác Từ đó, các giải pháp ứng dụng tiến bộ khoahọc, phương thức quản lý hiện đại sẽ được thực hiện và góp phần thúc đẩytiến bộ trong hoạt động sản xuất và kinh doanh

1.2 HỆ THỐNG CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

Hiệu quả kinh doanh được tạo thành bởi tất cả các yếu tố của quá trìnhsản xuất kinh doanh Do vậy khi đánh giá hiệu quả kinh doanh không nên chỉxem xét một cách tổng hợp mà còn phải nghiên cứu trên cơ sở các yếu tốthành phần Đó là hiệu quả cá biệt:

1.2.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả cá biệt

Đây là nhóm các chỉ tiêu được xây dựng cho từng quá trình sản xuất,trên cơ sở đánh giá hiệu quả của việc sử dụng từng nguồn lực của doanhnghiệp:

 Hiệu suất sử dụng tài sản

Hiệu suất sử dụng tài sản được thể hiện bằng mối quan hệ giữa doanhthu trong kỳ trên tổng tài sản của doanh nghiệp Công thức:

Doanh thu thuầnHiệu suất sử dụng tài sản

Trang 18

Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản cho biết cứ mỗi đồng đầu tư vào tàisản của doanh nghiệp sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu Hiệu suất sử dụngtài sản càng cao, khả năng tạo ra thu nhập càng cao, kéo theo hiệu quả kinhdoanh càng cao.

 Hiệu suất sử dụng tài sản cố định:

Tài sản cố định có vai trò quan trọng đối với hoạt động của doanhnghiệp, đặc biệt đối với các doanh nghiệp thuộc các nhóm ngành sản xuất,xây dựng, chế tạo Có thể đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định thông quachỉ tiêu sau:

Hiệu suất sử dụng TSCĐ

=

Tổng doanh thu TSCĐ bìnhquân

Chỉ tiêu này cho biết cứ mỗi đồng doanh nghiệp đầu tư vào tài sản cốđịnh mang lại bao nhiêu đồng doanh thu thuần Giá trị của chỉ tiêu càng lớncho thấy khả năng khai thác, hiệu quả sử dụng tài sản cố định của doanhnghiệp càng lớn

 Hiệu suất sử dụng vốn lưu động

Trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vốn lưu độngkhông ngừng vận động Nó là một bộ phận vốn có tốc độ lưu chuyển nhanhhơn so với tài sản cố định Vốn lưu động sẽ lần lượt mang các hình thái khácnhau trong quá trình dự trữ, sản xuất, lưu thông phân phối Việc quay nhanhcủa vốn lưu động có ý nghĩa không chỉ tiết kiệm vốn mà còn nâng cao khảnăng sinh lợi, nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp Có thể đánh giá hiệu suất

sử dụng vốn lưu động qua chỉ tiêu sau:

Số vòng quay VLĐ

=

Doanh thu thuần VLĐ bình quân

(vòng)

Chỉ tiêu này cho biết số vòng quay của vốn lưu động trong kỳ phân tích hay cứ một đồng vốn lưu động bỏ ra thì mang lại bao nhiêu đồng doanh thu

Trang 19

thuần Trị giá của chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ vốn lưu động quay càngnhanh Đó là kết quả của việc quản lý vốn hợp lý trong các khâu dự trữ, tiêuthụ và thanh toán tạo tiền đề để tình hình tài chính vững mạnh.

Hiệu suất suất sử dụng vốn lưu động có thể được tính cho từng loại tàisản, từng giai đoạn công việc Qua công thức trên có thể thấy rằng, sự thayđổi của hiệu suất sử dụng vốn lưu động tùy thuộc vào sự thay đổi của doanhthu và sự thay đổi của từng lọai tài sản lưu động của doanh nghiệp

Từ đây, cũng có thể tính ra được số ngày cần thiết để để vốn lưu độngquay được một vòng Hệ số này càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển vốn lưu độngcàng cao và chứng tỏ hiệu suất sử dụng vốn lưu động càng cao

Số ngày

q của một vòng quay VLĐ =

 Hiệu suất sử dụng lao động

Doanh thu thuần ∗ 360 (vòng)

Năng suất lao động là chỉ tiêu thể hiện khả năng sản xuất, sức sản xuấtcủa lao động trong doanh nghiệp Chỉ tiêu này có thể được biểu hiện bởi nhiềuđại lượng khác nhau như năng suất lao động năm, năng suất lao động ngày,năng suất lao động giờ của công nhân sản xuất trực tiếp, của công nhân phục

vụ và quản lý sản xuất Chỉ tiêu về năng suất lao động được tính như sau:

Giá trị sản xuấtNăng suất lao ộng năm động năm

năm Giá trị sản xuấtNăng suất lao ộng ngàyđộng năm

Các chỉ tiêu trên càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp càng có hiệu suất sửdụng lao động cao Tuy nhiên các chỉ tiêu trên mới chỉ cho biết một khái niệmrộng liên quan đến hiệu suất sử dụng lao động của doanh nghiệp Để có cáinhìn chính xác hơn, cần xem xét từng loại hình hoạt động của doanh nghiệpcũng

Trang 20

như từng loại nhân công Trong nhiều trường hợp để thấy rõ hơn hiệu suất sửdụng lao động, người ta còn so sánh giữa doanh thu thu được và chi phí tiềnlương phải trả qua tỷ số sau:

Tỷ suất chi phí tiền lương trên doanh thu

=

Chi phí tiền lương Doanh thu

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng doanh thu cần bao nhiêu đồng chi phítiền lương Nếu giá trị chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu suất sử dụng lao độngcủa doanh nghiệp càng thấp

1.2.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tổng hợp

Trong doanh nghiệp, để tạo ra được thu nhập, cần thiết phải có sự phốihợp của nhiều yếu tố, nguồn lực khác nhau Do đó, ngoài việc xem xét hiệuquả cá biệt của từng loại nguồn lực, ta cần phân tích hiệu quả tổng hợp Đóchính là khả năng sử dụng một cách tổng hợp tất cả các nguồn lực của doanhnghiệp để tạo ra kết quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh Để nhận địnhtổng quát và xem xét hiệu quả tổng hợp, các nhà phân tích dựa vào các chỉtiêu phản ánh khả năng sinh lời của doanh nghiệp Các chỉ tiêu này được đolường bằng tỷ số giữa lợi nhuận với các chỉ tiêu kết quả hoặc giữa lợi nhuậnvới phương tiện của doanh nghiệp

 Khả năng sinh lời từ các hoạt động của doanh nghiệp

Lợi nhuận trước thuế

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

∗ 100%

Chỉ tiêu này thể hiện mối quan hệ giữa các chỉ tiêu kết quả của doanhnghiệp Trị giá của chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả của doanh nghiệpcàng lớn Lợi nhuận và doanh thu trong công thức trên là tổng hợp lợi nhuậncủa tất cả các hoạt động của doanh nghiệp bao gồm lợi nhuận của hoạt độngsản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính và thu nhập khác Tuy nhiên vì sứcsinh lợi của các hoạt động của doanh nghiệp là khác nhau và hoạt động sảnxuất kinh doanh thường là hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp nên có thểtính riêng

Trang 21

tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu hoạt động của sản xuất kinh doanh để có thểđánh giá chính xác hơn khả năng sinh lợi từ các hoạt động chính của doanhnghiệp.

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu SXKD =LN thuần SXKD

Trong một số trường hợp, để loại trừ sự khác biệt về chính sách khấuhao cũng như đánh giá chính xác hơn khả năng sinh lợi của doanh nghiệp, chỉtiêu này còn có thể được tính toán lại như sau:

Tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu SXKD

LN thuần SXKD + chi phí khấu hao

đầu tư của doanh nghiệp) Nó cũng chỉ ra khả năng phát triển của doanh

nghiệp trong tương lai

 Khả năng sinh lợi của tài sản

Cũng tương tự như các phân tích trên, các chỉ tiêu nghiên cứu có thểđược tính riêng cho từng loại hoạt động, cũng có thể tính chung cho tất cảhoạt động của doanh nghiệp

Tỷ suất sinh lợi của tài sản (ROA)

Lợi nhuận sau thuếROA = Tổng TS bình quân ∗ 100%

Chỉ tiêu trên phản ánh cứ 100 đồng tài sản đầu tư của doanh nghiệp sẽtạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế ROA càng cao chứng tỏ khả năngsinh lời từ tài sản của doanh nghiệp càng lớn

Tỷ suất sinh lợi của tài sản là kết quả tổng hợp của doanh nghiệp trongviệc nâng cao hiệu quả của các nguồn lực khác nhau trong doanh nghiệp và là

Trang 22

KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA TÀI SẢN

LỢI NHUẬN/DOANH THU DOANH THU/TÀI SẢN

DOANH THU DOANH THU HĐ SXKD

DOANH THU TÀI CHÍNH

TÀI SẢN

CỐ ĐỊNH

TÀI SẢN LƯU ĐỘNG

CHI PHÍ THU NHẬP KHÁC

kết quả của nỗ lực gia tăng doanh số, tiết kiệm chi phí Đây là chỉ tiêu phảnánh tổng hợp nhất, nó thể hiện một cách tổng hợp kết quả của các chỉ tiêu đãnghiên cứu Điều này được thể hiện thông qua Phương trình Dupont như sau:

Hình 1.1 Phương trình Dupont

Chỉ tiêu ROA có thể cung cấp các thông tin về tình hình sử dụng tài sảntheo thời gian Patricia Fairfield và Terri Lombardi Yohn đã thực hiện mộtnghiên cứu về tỷ suất sinh lời của tài sản và chứng minh được rằng phân tích

sự thay đổi của tỷ suất sinh lợi của tài sản có vai trò quan trọng trong việc dựbáo tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai

Qua công thức tính có thể thấy tỷ suất sinh lợi của tài sản phụ thuộcnhiều vào mức độ đầu tư tài sản của doanh nghiệp Doanh nghiệp đầu tư càngnhiều tài sản thì việc đạt được một tỷ suất sinh lợi trên tài sản cao là khá khókhăn Mặt khác, mức độ đầu tư vào tài sản của các doanh nghiệp còn phụthuộc rất nhiều vào ngành nghề mà doanh nghiệp đang kinh doanh, hoạt động.Các doanh nghiệp sản xuất, chế tạo, xây dựng cần phải đầu tư tài sản lớnnhư nhà xưởng,

Trang 23

dây chuyền máy móc thiết bị, trong khi đó các doanh nghiệp hoạt động tronglĩnh vực thương mại, dịch vụ lại không cần một lượng tài sản quá lớn Từ đó

có thể thấy, việc đánh giá, so sánh tỷ suất sinh lợi của các doanh nghiệp khácnhau chỉ nên áp dụng đối với các doanh nghiệp ở cùng một nhóm ngành kinhdoanh

Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (RE)

Trên thực tế, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp còn chịu ảnh hưởngbởi cấu trúc vốn mà doanh nghiệp lựa chọn Nếu hai doanh nghiệp cùng kinhdoanh trong một ngành, các điều kiện khác tương tự nhau nhưng lựa chọn cấutrúc vốn khác nhau sẽ dẫn đến hiệu quả khác nhau Chỉ tiêu tỷ suất sinh lờikinh tế của tài sản (RE) sẽ cho thấy rõ hơn hiệu quả của hoạt động thuần kinh

tế ở doanh nghiệp Chỉ tiêu này được xác định như sau:

Lợi nhuận trước thuế + chi phí lãi vay

RE =

Tổng TS bình quân

∗ 100%

Giá trị của chỉ tiêu này có thể được sử dụng để doanh nghiệp đánh giá,

so sánh khả năng sinh lợi của vốn đầu tư với chi phí của các cơ hội đầu tưkhác Nếu tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản lớn hơn lãi suất vay thì doanhnghiệp nên tiếp nhận các khoản vay và tạo ra các khoản tích lũy cho ngườichủ sở hữu Về phía các nhà đầu tư, chỉ tiêu này là căn cứ để xem xét đầu tưvào đâu là hiệu quả nhất

1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

Đề cập đến các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh có rấtnhiều, nhưng có thể được chia làm hai nhóm chính: nhóm nhân tố nội sinh vànhóm nhân tố vĩ mô Nhận biết được các nhân tố tác động đến hiệu quả kinhdoanh sẽ là tiền đề để các nhà quản trị doanh nghiệp có các giải pháp hữu hiệugiúp

Trang 24

cho doanh nghiệp ngày càng phát triển, phát huy hiệu quả các nguồn lực của mình nhằm mang lại kết quả kinh doanh tốt nhất.

1.3.1 Nhóm nhân tố nội sinh

Đây là các yếu tố thuộc về tiềm lực mà doanh nghiệp có thể kiểm soát ởmức độ nào đó và được sử dụng để khai thác các cơ hội kinh doanh Tiềmnăng phản ánh thực lực của doanh nghiệp, nhận định đúng tiềm năng chophép doanh nghiệp chủ động xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanhnhằm đạt được hiệu quả cao nhất Đó là các nhân tố sau:

a Quy mô doanh nghiệp

Quy mô được xem là dấu hiệu đầu tiên để các nhà đầu tư, đối tác bênngoài biết đến doanh nghiệp Quy mô của doanh nghiệp có thể được đo lườngqua mức doanh thu, tổng tài sản, vốn chủ sở hữu… Theo Mô hình lý thuyếtLợi thế kinh tế theo quy mô của David Ricardo được thể hiện khi chi phí bìnhquân trên một sản phẩm sản xuất ra sẽ giảm dần theo mức tăng của sản lượngsản phẩm Nguyên nhân là do trong quá trình sản xuất kinh doanh luôn cầnmột lượng đầu vào tối thiểu để duy trì các hoạt động của doanh nghiệp, dùdoanh nghiệp có hoạt động hay không vẫn phát sinh các chi phí này, do đó nócòn được gọi là chi phí cố định Các khoản chi phí này không thay đổi theomức tăng của sản lượng, vì vậy đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn, sảnxuất được khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn có thể làm giảm được phần chiphí cố định trên một đơn vị sản phẩm, từ đó làm giảm chi phí bình quân, gópphần tăng hiệu quả kinh doanh

Ngoài ra, các doanh nghiệp có quy mô lớn sẽ có lợi thế trong nền kinh

tế thị trường cạnh tranh như hiện nay Các doanh nghiệp này sẽ có nhiều điềukiện thuận lợi hơn về uy tín, thương hiệu, thị phần, từ đó có khả năng tiếp cận

và huy động nhiều nguồn vốn có chi phí thấp Ngược lại, các doanh nghiệp cóquy mô nhỏ, việc tìm kiếm các nguồn vốn, nguồn nguyên vật liệu đầu vào sẽmất

Trang 25

nhiều chi phí hơn khiến thu nhập cũng giảm theo, kéo theo sự sụt giảm của hiệu quả kinh doanh.

b Tốc độ tăng trưởng

Tăng trưởng là một trong những điều kiện cơ bản để doanh nghiệp cóthể đạt được các mục tiêu của mình trong suốt quá trình hoạt động sản xuấtkinh doanh Tăng trưởng giúp doanh nghiệp tích lũy được nguồn vốn và cơ sởvật chất để đầu tư mở rộng sản xuất, đồng thời giúp doanh nghiệp tạo được uytín, tiếng vang tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư từ trong và ngoài doanhnghiệp Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp cần thiết phải đi kèmvới sự hoàn thiện và phát triển về năng lực quản lý và năng lực tài chính, cónhư vậy mới mang lại lợi ích và thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp

c Đầu tư tài sản cố định

Việc đầu tư và sử dụng tài sản cố định ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quảhoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Đối với các doanh nghiệp sản xuất,xây dựng, chế tạo… giá trị sản xuất được tạo thành chủ yếu dựa vào khả năngcủa các tài sản cố định, do đó các doanh nghiệp này thường tập trung đầu tưtrang thiết bị, công nghệ dây chuyền sản xuất hiện đại để nâng cao số lượng

và chất lượng của sản phẩm, nâng cao năng suất lao động, gia tăng khả năngcạnh tranh trên thị trường

Tuy nhiên, do các tài sản cố định là các tài sản có chi phí lớn và các chiphí liên quan đến tài sản cố định như chi phí sửa chữa định kỳ, nâng cấp, chiphí khấu hao… cũng ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệptrong kỳ kinh doanh Do đó, doanh nghiệp cần xem xét mức đầu tư vào tài sản

cố định hợp lý để gia tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp vừa hạn chếrủi ro, giảm thiểu chi phí

d Cơ cấu vốn

Trang 26

Theo lý thuyết M&M giả định rằng doanh nghiệp hoạt động trong mộtmôi trường không có thuế và chi phí giao dịch, không có chi phí phá sản vàkhông có thông tin bất cân xứng thì việc doanh nghiệp sử dụng nợ không làmảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp Rõ ràng, lý thuyết này không được ápdụng vào thực tế vì hiển nhiên không có doanh nghiệp nào có thể hoạt độngtrong một thị trường như trên.

Trong trường hợp có thuế thu nhập cho thấy cơ cấu vốn có liên quanđến đến giá trị của doanh nghiệp Ưu điểm của việc sử dụng nợ là từ tấm chắnthuế, do chi phí nợ là chi phí được khấu trừ khỏi phần lợi nhuận trước thuế,trong khi chi phí vốn chủ sở hữu lại là chi phí sau khi tính thuế thu nhậpdoanh nghiệp Do đó giá trị doanh nghiệp được tăng lên khi doanh nghiệp sửdụng nợ để tăng vốn

Tuy nhiên, khi sử dụng nợ luôn đi kèm với chi phí nợ, khiến cho chiphí sản xuất kinh doanh tăng nhanh làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.Nếu đầu vào tăng lên là do vốn vay sản xuất nhưng đầu ra lại giảm sút do sựgia tăng chi phí thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp sẽ bị giảm sút.Ngoài ra, khi duy trì một tỷ lệ nợ quá cao doanh nghiệp sẽ phải đối diện vớirủi ro mất khả năng thanh toán, điều này khiến cho các khách hàng, nhà đầu

tư, nhà cung cấp lo lắng về việc đầu tư, hợp tác cùng doanh nghiệp, từ đó yêucầu các mức chi phí cao hơn hoặc hạn chế giao dịch với doanh nghiệp làmgiảm thu nhập và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Do đó doanh nghiệp cần xem xét cơ cấu vốn hợp lý với khả năng củamình để đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất

e Rủi ro kinh doanh

Nhiều quan điểm cổ điển cho rằng rủi ro gắn liền với sự thua lỗ, mấtmát về thu nhập hoặc tài sản của doanh nghiệp, được hiểu là sự sụt giảm củahiệu

Trang 27

quả kinh doanh Theo đó, rủi ro luôn là điều mà doanh nghiệp không mong muốn gặp phải trong quá trình hoạt động.

Tuy nhiên, theo những quan điểm hiện đại hơn, rủi ro không hẳn là yếu

tố mang tính chất tiêu cực Rủi ro kinh doanh được hiểu là sự không chắnchắn, biến động của kết quả của doanh nghiệp Rủi ro là sự sai biệt giữa kếtquả thực tế của doanh nghiệp với mức thu nhập, lợi nhuận kỳ vọng của doanhnghiệp Do đó, không chỉ là sự sụt giảm trong kết quả kinh doanh mà sự tăngtrưởng mà doanh nghiệp không dự đoán được cũng được xem là rủi ro trongquá trình hoạt động của mỗi doanh nghiệp Theo các quan điểm này, rủi rovừa mang tính tích cực, vừa mang tính tiêu cực

Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp luôn đối mặt với nhiềurủi ro do sự biến đổi của các yếu tố bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp(giá cả các yếu tố đầu vào, nhu cầu khách hàng, các hàng hóa thay thế, cạnhtranh của các doanh nghiệp khác ) khiến cho thu nhập của doanh nghiệp bịsai lệch so với mức kỳ vọng ban đầu Tuy nhiên, nếu chấp nhận các quanđiểm hiện đại thì rủi ro kinh doanh càng cao thì sự biến động của hiệu quảkinh doanh cũng càng lớn, do vậy doanh nghiệp nào biết nắm bắt cơ hội, sửdụng tốt các nguồn lực của mình doanh nghiệp đó có thể tận dụng để nângcao hiệu quả kinh doanh của mình

f Thời gian hoạt động của doanh nghiệp

Thông thường các doanh nghiệp hoạt động lâu năm trong một ngànhnghề lĩnh vực kinh doanh sẽ tích lũy được những kinh nghiệm trong quá trìnhsản xuất kinh doanh, chuyên môn hóa trong sản xuất, từ đó có thể tiết kiệmđược các chi phí, nguồn lực đầu vào để tối đa hóa kết quả đầu ra

Ngoài ra, các doanh nghiệp hoạt động lâu dài, đã xây dựng được hìnhảnh với khách hàng và các nhà đầu tư, từ đó có thể tiếp cận với các nguồn vốnvới chi phí thấp, các cơ hội hợp tác kinh doanh, lao động lành nghề, thị trường

Trang 28

tiêu thụ ổn định, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

g Một số nhân tố khác

Bên cạnh các nhân tố chủ quan kể trên có tác động đến hiệu quả kinhdoanh của doanh nghiệp, một số nhân tố khác có thể tác động đến hiệu quảkinh doanh như sau:

 Quản trị nợ phải thu của khách hàng

Tùy theo chính sách bán hàng của doanh nghiệp mà tỷ trọng của cáckhoản nợ phải thu khách hàng của doanh nghiệp cao hay thấp Tuy nhiên, hầuhết các doanh nghiệp đều phát sinh các khoản phải thu này Việc duy trì cáckhoản phải thu của khách hàng có liên quan đến sự đánh đổi giữa lợi nhuận vàrủi ro Nếu doanh nghiệp không chấp nhận chính sách bán chịu hàng hóa,khiến các đối tác, khách hàng không tiếp tục hợp tác, ký kết sẽ khiến nguồnthu nhập của doanh nghiệp bị sụt giảm Ngược lại, nếu doanh nghiệp chấpnhận một tỷ trọng nợ phải thu khách hàng quá lớn trong cơ cấu tài sản sẽ dẫnđến việc thiếu hụt nguồn vốn trong kinh doanh, lúc này các khoản vay có thểđược sử dụng để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp Từ đó, sẽ phát sinh cácchi phí khác, cũng làm thu nhập của doanh nghiệp bị sụt giảm Vì vậy, quảntrị nợ phải thu của khách hàng cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quảkinh doanh của doanh nghiệp

 Năng lực bộ máy quản trị

Trong bất kỳ một doanh nghiệp nào, bộ máy quản trị doanh nghiệp luôn

có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp Bộmáy quản trị doanh nghiệp phải đồng thời thực hiện nhiều nhiệm vụ khácnhau: đó là xây dựng, tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá một chiến lượckinh doanh và phát triển doanh nghiệp

Trang 29

Nếu doanh nghiệp xây dựng được một chiến lược kinh doanh và pháttriển doanh nghiệp hợp lý (phù hợp với môi trường kinh doanh, phù hợp vớikhả năng của doanh nghiệp) sẽ là cơ sở là định hướng tốt để doanh nghiệptiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

Nếu bộ máy quản trị được tổ chức với cơ cấu phù hợp với nhiệm vụ sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp, gọn nhẹ linh hoạt, có sự phân chia nhiệm

vụ chức năng rõ ràng, có cơ chế phối hợp hành động hợp lý, với một đội ngũquản trị viên có năng lực và tinh thần trách nhiệm cao sẽ đảm bảo cho cáchoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao Nếu bộmáy quản trị doanh nghiệp được tổ chức hoạt động không hợp lý (quá cồngkềnh hoặc quá đơn giản), chức năng nhiệm vụ chồng chéo và không rõ rànghoặc là phải kiểm nhiệm quá nhiều, sự phối hợp trong hoạt động không chặtchẽ, các quản trị viên thì thiếu năng lực và tinh thần trách nhiệm sẽ dẫn đếnhiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không cao

 Môi trường làm việc trong doanh nghiệp

Môi trường văn hoá do doanh nghiệp xác lập và tạo thành sắc thái riêngcủa từng doanh nghiệp Đó là bầu không khí, là tình cảm, sự giao lưu, mốiquan hệ, ý thức trách nhiệm và tinh thần hiệp tác phối hợp trong thực hiệncông việc Môi trường văn hoá có ý nghĩa đặc biệt và có tác động quyết địnhđến việc sử dụng đội ngũ lao động và các yếu tố khác của doanh nghiệp.Trong kinh doanh hiện đại, rất nhiều doanh nghiệp đặc biệt là các doanhnghiệp liên doanh rất quan tâm chú ý và đề cao môi trường văn hoá của doanhnghiệp, vì ở đó có sự kết hợp giữa văn hoá các dân tộc và các nước khácnhau Những doanh nghiệp thành công trong kinh doanh thường là nhữngdoanh nghiệp chú trọng xây dựng, tạo ra môi trường văn hoá riêng biệt kháchvới các doanh nghiệp khác Văn hoá doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh rấtlớn cho các doanh nghiệp, nó ảnh hưởng trực tiếp to lớn đến việc hình thànhcác mục tiêu chiến lược và

Trang 30

các chính sách trong kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời tạo thuận lợicho việc thực hiện thành công chiến lược kinh doanh đã lựa chọn của doanhnghiệp Cho nên hiệu quả của các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệpphụ thuộc rất lớn vào môi trường văn hoá trong doanh nghiệp.

1.3.2 Nhóm nhân tố vĩ mô

Bên cạnh nhóm nhân tố nội sinh, hiệu quả kinh doanh của doanhnghiệp còn chịu tác động trực tiếp hoặc gián tiếp bởi các nhân tố vĩ mô Đó làcác nhân tố bên ngoài doanh nghiệp bao gồm: môi trường quốc tế và môitrường trong nước

a Môi trường quốc tế

Các xu hướng chính trị trên thế giới, các chính sách bảo hộ và mở cửacủa các nước trên thế giới, tình hình chiến tranh, sự mất ổn định chính trị, tìnhhình phát triển kinh tế của các nước trên thế giới ảnh hưởng trực tiếp tới cáchoạt động mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng như việc lựa chọn và sửdụng các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp Do vậy mà nó tác động trực tiếptới hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp

Môi trường kinh tế cũng như chính trị trong khu vực ổn định chính là

cơ sở để các doanh nghiệp trong khu vực tiến hành các hoạt động sản xuấtkinh doanh một cách thuận lợi, lâu dài, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuấtkinh doanh, cũng như tạo cơ hội cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường rabên ngoài lãnh thổ quốc gia của mình

b Môi trường trong nước

Một doanh nghiệp hoạt động trong một quốc gia sẽ luôn chịu tác động

từ môi trường pháp lý, chính trị, văn hóa – xã hội, kinh tế, khoa học kỹ thuật,cạnh tranh nội bộ ngành của quốc gia đó

Trong quá trình hoạt động của mình, các doanh nghiệp luôn phải tuânthủ, chấp hành theo các chính sách pháp luật của nhà nước, thực hiện cácnghĩa

Trang 31

vụ của mình đối với nhà nước và xã hội Do đó có thể nói môi trường luậtpháp là nhân tố kìm hãm hoặc khuyến khích sự tồn tại và phát triển của cácdoanh nghiệp, do đó ảnh hưởng trực tiếp tới các kết quả cũng như hiệu quảcủa các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Các chính sách kinh tế của nhà nước, tốc độ tăng trưởng nền kinh tếquốc dân, tốc độ lạm phát, tỷ giá hối đoái, thu nhập bình quân trên đầungười… là các yếu tố tác động trực tiếp tới cung cầu của từng doanh nghiệp.Thông qua sự thay đổi của các chính sách kinh tế có thể khuyến khích nhómngành này phát triển hoặc kìm hãm sự phát triển, hoạt động của một số nhómngành khác Tốc độ tăng trưởng nền kinh tế quốc dân cao, các chính sách củaChính phủ khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất, sự biếnđộng tiền tệ là không đáng kể, lạm phát được giữ mức hợp lý, thu nhập bìnhquân đầu người tăng sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển sảnxuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và ngược lại Những sự thay đổi

về tỷ giá hối đoái không chỉ có ảnh hưởng không nhỏ đến giá của một sốnguyên vật liệu phải nhập khẩu, mà còn có thể ảnh hưởng đến thu nhập củadoanh nghiệp do chênh lệch tỷ giá, từ đó ảnh hưởng trực tiếp hiệu quả kinhdoanh của doanh nghiệp

Tình hình phát triển khoa học kỹ thuật công nghệ, tình hình ứng dụngcủa khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất trên thế giới cũng như trongnước ảnh hưởng tới trình độ kỹ thuật công nghệ và khả năng đổi mới kỹ thuậtcông nghệ của doanh nghiệp Các yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến chi phísản xuất sản phẩm, năng suất chất lượng sản phẩm tức là ảnh hưởng tới hiệuquả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Các doanh nghiệp tiến hành hoạtđộng kinh doanh không thể tách rời yếu tố công nghệ, phải thường xuyên đổimới theo kịp công nghệ hiện đại nhằm tạo ra sản phẩm mới có chất lượng cao,phục vụ tốt hơn nhu cầu thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanhnghiệp

Trang 32

Liên quan tới ngành nghề mà doanh nghiệp đang hoạt động bao gồmcạnh tranh nội bộ ngành, khả năng gia nhập mới của các doanh nghiệp, nguồncung ứng, sản phẩm thay thế, thị trường tiêu thụ… tác động trực tiếp đến sảnlượng hàng hóa sản xuất được, giá bán, mức độ tiêu thụ hàng hóa do đó ảnhhưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

1.4 TỔNG HỢP CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM

Cho đến nay, đã có nhiều tác giả trong và ngoài nước tiến hành các bàinghiên cứu, khảo sát về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh củadoanh nghiệp như sau:

Luận văn “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt

động kinh doanh của các công ty ngành sản xuất chế biến thực phẩm niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam” của tác giả Nguyễn Lê Thanh Tuyền (2013).

Trong luận văn tác giả đã xây dựng mô hình hồi quy và kiểm định các nhân tốảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của 45 công ty ngành sản xuấtchế biến thực phẩm niêm yết trên Thị trường chứng khoán Việt Nam trong 03

năm (2010 – 2012) như sau:

Biến phụ thuộc: Hiệu quả họat động kinh doanh được đo lường qua chỉtiêu Tỷ suất sinh lời của tài sản – ROA

Biến độc lập: Quy mô của doanh nghiệp: được đại diện bởi biến Quy

mô tài sản (LnSIZE); Tốc độ tăng trưởng: đại diện bởi tốc độ tăng trưởngdoanh thu (GROWTH); Quản trị nợ phải thu của khách hàng: được đo lườngbởi biến Kỳ thu tiền bình quân (LnTC); Đầu tư tài sản cố định: được đo lườngbởi biến Tỷ trọng tài sản cố định (LnTANG); Cơ cấu vốn: được đo lường bởi

tỷ lệ nợ (DE); Rủi ro kinh doanh: được đo lường bởi biến độ lệch chuẩn củadòng tiền (LnRISK); Thời gian hoạt động: là thời gian doanh nghiệp bắt đầuthành lập đến thời gian thực hiện nghiên cứu (LnAGE)

Trang 33

Qua đó, cho thấy trong mô hình các biến tốc độ tăng trưởng của doanhthu, kỳ thu tiền bình quân, tỷ trọng tài sản cố định, tỷ lệ nợ, độ lệch chuẩn củadòng tiền có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của 45 doanhnghiệp ngành sản xuất chế biến thực phẩm tại Việt Nam; các biến quy mô tàisản và thời gian hoạt động không có tác động.

Từ đó, tác giả đưa ra một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả hoạt độngkinh doanh của các doanh nghiệp nói trên

 Capital strucre and corporate performance evidence from Jordan –

Tác giả R Zeitun, G.G Tian

Bài viết nghiên cứu tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả của công tybằng dữ liệu bảng đại diện của 167 công ty phi tài chính tại Jordan giai đoạn

từ 1989 – 2003

Dưới góc độ thị trường Hiệu quả của doanh nghiệp được đại diện bởiTobin’s Q, MBVR (giá trị thị trường/ giá trị sổ sách của VCSH), P/E Dướigóc độ tài chính hiệu quả doanh nghiệp được đo lường qua ROA, ROE vàPROFT Biến độc lập: Cơ cấu vốn (LEVERAGE); Quy mô doanh nghiệp(SIZE); Rủi ro (STDVCF); Thuế (TAX); Khả năng tăng trưởng (GROWTH),khủng hoảng chính trị (POLITICAL CRISIS); Ngành nghề kinh doanh(INDUST); Tỷ trọng TSCĐ (TANGIBILITY)

Kết quả hồi quy cho thấy: các nhân tố có mối quan hệ tỷ lệ thuận vớihiệu quả của doanh nghiệp GROWTH, SIZE, TAX

Các nhân tố có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với hiệu quả doanh nghiệp là:TANGIBILITY, LEVERAGE, STDVP

Yếu tố ngành nghề kinh doanh có tác động mạnh đến yếu tố Hiệu quảkinh doanh ở một số lĩnh vực như: bất động sản, dịch vụ giáo dục, hóa học vàdầu mỏ, thuốc lá

Capital Structure and firm peformce: evidan from Nigeria – Tác giả

Onaolapo & Kajola (2010)

Trang 34

Tác giả nghiên cứu biến Hiệu quả kinh doanh dưới góc độ tài chínhđược đại diện bởi chỉ số ROA, ROE Biến độc lập bao gồm: SIZE (quy môdoanh nghiệp), TANG (tỷ lệ TSCĐ), GROWTH (khả năng tăng trưởng), TURN(vòng quay tài sản), AGE (số năm hoạt động) và IND (ngành nghề kinh doanh).

Dữ liệu nghiên cứu gồm 30 công ty phi tài chính niêm yết trên Sànchứng khoán Nigeria từ 2001 – 2007 Kết quả hồi quy cho thấy: tỷ lệ nợ, tỷ lệtài sản cố định có tác động nghịch chiều với hiệu quả kinh doanh; vòng quaytài sản, quy mô và số năm hoạt động có tác động thuận chiều với hiệu quảkinh doanh Các yếu tố ngành nghề kinh doanh có tác động đến hiệu quả kinhdoanh, cụ thể: Ngành bia rượu, thực phẩm và đồ uống, ngành hóa học, ngành

in ấn và xuất bản, ngành thuốc lá, ngành máy tính và thiết bị văn phòng có tácđộng mạnh đến hiệu quả kinh doanh (ROA)

The Relationship between Capital Structure and Firm Performance: Evidence from Jordan – Tác giả Khalaf Taani (2013)

Bài viết sử dụng báo cáo tài chính trong 05 năm từ 2005 - 2009, của 45doanh nghiệp sản xuất được niêm yết trên sàn Amman Stock Exchange sửdụng phương pháp hồi quy bội để nghiên cứu sự ảnh hưởng của cấu trúc vốnđến hiệu quả tài chính và tính toán mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả

Biến phụ thuộc để đo lường hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệpđược sử dụng là ROA và PM (Tỷ suất lợi nhuận – profit magin)

Biến độc lập: cấu trúc vốn được đại diện qua Tỷ lệ nợ ngắn hạn/Tổngtài sản (STDTA), Nợ dài hạn trên tổng tài sản (LTDTA) và Tổng nợ/Vốn chủ

sở hữu (TDE)

Kết quả hồi quy cho mối tương quan nghịch chiều giữa Nợ ngắn hạntrên Tổng tài sản (STDTA), Nợ dài hạn trên tổng tài sản (LTDTA) với ROAtrong khi đó ROA và Tổng nợ có mối tương quan thuận chiều Tuy nhiên R2 =4%, chứng tỏ sự ảnh hưởng không đáng kể giữa các biến

Trang 35

Kết quả hồi quy cũng cho thấy mối quan hệ nghịch chiều giữa STDTA,LTDTA, TDE và PM Cứ 1% tăng trong STDTA, LTDTA, TDE sẽ làm giảm

PM tương ứng 2,8%, 3,92% và 0,3%

Kết luận cuối cùng cho thấy quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quảdoanh nghiệp là nghịch chiều và mức độ tác động là không đáng kể Kết quảnày được cho là phù hợp với các nghiên cứu trước đây của Shoaib (2007);Onaolapo và Kajola (2010); Shah (2011)

An ampirical study on relationship between corporation performance and capital stucture – Tác giả Weixu (2005)

Bài viết sử dụng dữ liệu bao gồm 1.130 công ty niêm yết trên sàn Giaodịch chứng khoán Thượng Hải, không kể đến các công ty hoạt động kinhdoanh trong lĩnh vực tài chính như ngân hàng, bảo hiểm, công ty tài chính.Các biến được đưa vào mô hình là:

Biến phụ thuộc: hiệu quả kinh doanh được đo lường qua biến ROE Biến độc lập: tỷ lên nợ/VCSH (D), tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản(GROWTH), quy mô công ty (SIZE)

Weixu nghiên cứu tác động của biến tỷ lệ nợ và một số biến khác đếnbiến hiệu quả kinh doanh, qua đó xây dựng 3 mô hình: quan hệ tuyến tính,quan hệ phi tuyến bậc 2 và quan hệ phi tuyến bậc 3 Kết quả nghiên cứu chothấy:

Hiệu quả kinh doanh bị tác động rất lớn bởi biến tỷ lệ nợ Hiệu quảkinh doanh có mối tương quan mạnh phi tuyến bậc 2, bậc 3 khi tỷ lệ nợ

<100% Tỷ lệ nợ có tác động dương (+) đến hiệu quả kinh doanh khi ở mức tỷ

lệ nợ thấp và tác động âm (-) khi ở mức tỷ lệ nợ cao

Hiệu quả kinh doanh không có tương quan mạnh với tỷ lệ nợ dài hạn,

lý do là các công ty ở Trung Quốc thích sử dụng nợ ngắn hạn hơn là sử dụng

nợ dài hạn

Trang 36

Biến SIZE có tác động dương (+) đến hiệu quả kinh doanh khá mạnh ở

mô hình tuyến tính, còn mô hình phi tuyến thì SIZE không có tác động

Biến GROWTH không có tác động đến hiệu quả kinh doanh ở cả 3 môhình

Trang 37

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương một trình bày một cách khái quát về hiệu quả kinh doanh và hệthống các chỉ tiêu để đánh giá, đo lường hiệu quả kinh doanh của doanhnghiệp

Bên cạnh đó, tác giả cũng trình bày một số nhân tố ảnh hưởng đến hiệuquả kinh doanh của doanh nghiệp Đó là các nhân tố nội sinh và các nhân tố

vĩ mô Nghiên cứu các nhân tố này giúp các doanh nghiệp chủ động hơn trongcông tác quản trị Đối với các yếu tố nội sinh, mục đích nghiên cứu nhằm thayđổi, điều chỉnh tình hình hoạt động của doanh nghiệp theo từng nhân tố để tạo

ra hiệu quả kinh doanh tốt hơn; đối với việc nắm bắt, nhận định tác động củacác yếu tố vĩ mô nhằm tạo ra khả năng thích ứng một cách tốt nhất với xuhướng vận động của nó

Trong đề tài này, tác giả tập trung nghiên cứu sự tác động của các nhân

tố nội sinh có thể định lượng được đến hiệu quả kinh doanh của doanhnghiệp, đó là: quy mô doanh nghiệp, tốc độ tăng trưởng, đầu tư tài sản cốđịnh, cơ cấu vốn, rủi ro kinh doanh và thời gian hoạt động của doanh nghiệp.Hướng tác động và mức độ tác động của các nhân tố này sẽ được nghiên cứu,trình bày kỹ lưỡng hơn trong các chương tiếp theo

Trang 38

CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

2.1 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CÁC CÔNG TY THUỘC NHÓM NGÀNH XÂY DỰNG

2.1.1 Lịch sử phát triển ngành xây dựng Việt Nam

Sự phát triển và biến động của ngành xây dựng Việt Nam có thể chiathành những giai đoạn chính:

 Giai đoạn trước 1975

Từ năm 1954 hoà bình lập lại, miền Bắc được giải phóng, lực lượngxây dựng đã tích cực tham gia vào việc thực hiện kế hoạch khôi phục kinh tế.Ðồng thời, đây cũng là thời kỳ vừa xây dựng, vừa trực tiếp chiến đấu chốngchiến tranh phá hoại bằng không quân của Mỹ đối với miền Bắc, và vừa dồnsức chi viện cho chiến truờng miền Nam

 Giai đoạn 1976 - 1985

Sau khi thống nhất đất nước vào năm 1975, Việt Nam bắt đầu vào giaiđoạn khôi phục sau chiến tranh và xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật Tuynhiên, nền kinh tế Việt Nam vẫn còn trong giai đoạn bao cấp

 Giai đoạn 1986 - 1990

Chính phủ bắt đầu thực hiện những chủ trương và chính sách “đổimới”, ngành xây dựng đã có những chuyển biến quan trọng Từ việc thiết kếquy hoạch, thiết kế nhà ở chuyển sang cơ chế mới là quy hoạch xây dựng đôthị Bên cạnh đó, bước đầu thực hiện phương thức đấu thầu đã có tác dụngtích cực thúc đẩy các đơn vị chú ý sắp xếp lại lực lượng lao động, tăng cườngđầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, máy móc thi công để nâng cao chất lượng côngtrình và hiệu quả xây lắp

Trang 39

 Giai đoạn 1991 - 2000

Trong giai đoạn này thị trường bất động sản đã trải qua đợt sốt nhà đấtđầu tiên vào 1993-1994, và đây cũng là thời kỳ tăng truởng vượt bật củangành với tốc độ tăng truởng bình quân 10,5%/năm Bên cạnh đó, đây là giaiđoạn có nhiều chuyển biến về chất trong sự phát triển của ngành Nhiều cơchế chính sách được hình thành tạo nên khung pháp lý khá đồng bộ Các công

ty mạnh tiếp tục đầu tư chiều sâu để đổi mới công nghệ, nâng cao năng lựcsản xuất và khả năng cạnh tranh Tốc độ thi công các công trình lớn về hạtầng, công nghiệp, dân dụng nhanh gấp 2-3 lần so với thời kỳ truớc

Giai đoạn 2001 - nay

Kinh tế cả nước trong giai đoạn này đã bắt đầu hội nhập sâu rộng hơnvào nền kinh tế khu vực và thế giới với điểm nhấn là việc gia nhập WTO(2006) Các đợt sốt nhà đất vào 2000-2001 và 2007-2008 cũng đã tạo ra sựtác động mạnh tới tốc độ tăng trưởng ngành Luật Xây dựng, Luật Nhà Ở vàLuật Kinh Doanh Bất Ðộng Sản, Luật Quy Hoạch Ðô Thị đã được ban hànhtạo khung pháp lý hoàn thiện cho các công tác quản lý quy hoạch, phát triển

đô thị, nhà ở và thị trường bất động sản Chất lượng và trình độ xây dựngcũng đã được cải thiện đáng kể Ðến nay, các doanh nghiệp xây dựng ViệtNam đã làm chủ công nghệ thiết kế, thi công các công trình cao tầng, côngtrình nhịp lớn, công trình ngầm, công trình trên nền địa chất phức tạp có khảnăng cạnh tranh với các doanh nghiệp nuớc ngoài

Trong giai đoạn này, khi thị trường chứng khoán xuất hiện tại thịtrường Việt Nam, các doanh nghiệp ngành xây dựng cũng từng bước gia nhậpvào thị trường này Cho đến nay, trên cả hai Sở giao dịch chứng khoán HàNội và Thành phố Hồ Chí Minh có tổng cộng 76 doanh nghiệp đang đượcniêm yết Trong đó, theo danh sách phân ngành năm 2013 của Sở giao dịchchứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh ngành xây dựng bao gồm 32 doanhnghiệp được chia

Trang 40

làm 03 mã ngành nhỏ đó là: Xây dựng nhà các loại (10 doanh nghiệp), Xâydựng công trình kỹ thuật dân dụng (11 doanh nghiệp) và Hoạt động xây dựngchuyên dụng (11 doanh nghiệp).

2.1.2 Đặc điểm của các doanh nghiệp ngành Xây dựng

 Nhạy cảm với chu kỳ kinh doanh của nền kinh tế vi mô

Đặc tính nổi bật của ngành xây dựng là nhạy cảm với chu kỳ kinhdoanh của nền kinh tế vĩ mô Khi nền kinh tế tăng trưởng, doanh số và lợinhuận của ngành sẽ tăng cao nhu cầu xây dựng được mở rộng Ngược lại, tìnhhình kinh doanh của ngành sẽ bị sụt giảm do khi nền kinh tế suy thoái, cáccông trình xây dựng bị trì trệ do người dân không còn bỏ nhiều tiền ra để xâydựng nhà cửa, chính phủ không mở rộng đầ tư vào các công trình cơ sở hạtầng như cầu cống, sân bay, bến cảng, trường học, bệnh viện… Điều này làmdoanh số, lợi nhuận của ngành xây dựng sụt giảm nhanh chóng

 Tương quan rõ rệt với thị trường bất động sản

Một đặc tính khác của ngành xây dựng là có mối tương quan rõ rệt vớithị trường bất động sản Bởi lẽ thị trường bất động sản phản ánh nhu cầu củangành Xây dựng, các sản phẩm của ngành xây dựng sẽ là sản phẩm, hàng hóacủa ngành bất động sản Do đó khi thị trường bất động sản đóng băng thìngành xây dựng gặp khó khăn và ngược lại

 Năng lực máy móc thiết bị quyết định lợi thế cạnh tranh

Đứng trên giác độ của người sử dụng khi có nhu cầu xây dựng mộtcông trình thì đa số họ quan tâm nhiều đến chất lượng công trình, bởi lẽ chấtlượng công trình quyết định đến mức độ an toàn của người sử dụng Cònđứng trên giác độ của chủ đầu tư, khi tham gia gói thầu từ các doanh nghiệpxây dựng thì bên cạnh chất lượng, người ta quan tâm nhiều đến giá cả Đốivới các công trình có khối lượng thi công lớn, một sự biến đổi nhỏ về giá cả

có thể làm cho chi phí của công trình thay đổi đáng kể Để giải quyết bài toánnâng cao chất

Ngày đăng: 01/11/2016, 09:49

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[5]. GS.TS. Trương Bá Thanh, TS. Trần Đình Khôi Nguyên (2001) Giáo trình“Phân tích hoạt động kinh doanh phần II”, Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích hoạt động kinh doanh phần II
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
[6]. Nguyễn Lê Thanh Tuyền (2013), Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty ngành sản xuất chế biến thực phẩm niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.TIẾNG ANH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đếnhiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty ngành sản xuất chếbiến thực phẩm niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Lê Thanh Tuyền
Năm: 2013
[7]. Khalaf Taani (2013), The Relationship between Capital Structure and Firm Performance: Evidence from Jordan, Global Advanced Research Journal Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Relationship between Capital Structure andFirm Performance: Evidence from Jordan
Tác giả: Khalaf Taani
Năm: 2013
[8]. Modigliani, F., and M. Miller, (1958), “The Cost of Capital, Corporation Finance and the Theory of Investment”, The American Economic Review Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Cost of Capital, CorporationFinance and the Theory of Investment
Tác giả: Modigliani, F., and M. Miller
Năm: 1958
[9]. Modigliani, F., and Merton H. Miller, (1963), “Corporate Income Taxes and the Cost of Capital: A Correction”, The American Economic Review Sách, tạp chí
Tiêu đề: Corporate Income Taxesand the Cost of Capital: A Correction
Tác giả: Modigliani, F., and Merton H. Miller
Năm: 1963
[10]. Onaolapo, Kajola (2010), “Capital Structure and firm peformce: evidan from Nigeria”, European Journal of Economics, Finance and Administrative Sciences Sách, tạp chí
Tiêu đề: Capital Structure and firm peformce: evidanfrom Nigeria”
Tác giả: Onaolapo, Kajola
Năm: 2010
[11]. Weixu (2005), “An empirical study on relationship between corporation performance and capital stucture” Sách, tạp chí
Tiêu đề: An empirical study on relationship between corporationperformance and capital stucture
Tác giả: Weixu
Năm: 2005
[12]. R. Zeitun, G. G. Tian (2007), “Capital structure and corporate performance: Evidence from Jordan”, Australasian Accounting Business and Finance Journal.TRANG WEB [13]. www.cafef.vn [14]. www.gso.gov.vn [15]. www.hsx.vn [16]. www.vietstock.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Capital structure and corporateperformance: Evidence from Jordan”
Tác giả: R. Zeitun, G. G. Tian
Năm: 2007
[2]. Giáo trình Giảng dạy kinh tế Fulbright chương 16 – các mô hình hồi quy dữ liệu bảng, Người dịch: Kim Chi, Hiệu chỉnh: Đinh công Khải Khác
[3]. TS. Nguyễn Mạnh Kiều (2008), Tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội Khác
[4]. GS.TS. Bùi Xuân Phong (2004), Phân tích hoạt động kinh doanh, Nhà Xuất bản Thống kê Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng Tên bảng Trang - Luận văn Thạc sĩ - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các công ty thuộc nhóm ngành xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán HCM
ng Tên bảng Trang (Trang 8)
Hình 1.1. Phương trình Dupont - Luận văn Thạc sĩ - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các công ty thuộc nhóm ngành xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán HCM
Hình 1.1. Phương trình Dupont (Trang 23)
Bảng 2.1. Cơcấu GDP(%) theonhómngànhkinhtếcủa Việt Namgiaiđoạn 2009 - 2013 - Luận văn Thạc sĩ - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các công ty thuộc nhóm ngành xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán HCM
Bảng 2.1. Cơcấu GDP(%) theonhómngànhkinhtếcủa Việt Namgiaiđoạn 2009 - 2013 (Trang 43)
Hình 2.1. Giá trị sản xuất xây dựng theo giá thực tế năm 2009 – 2013 Nguồn: Tổng cục thống kê - Luận văn Thạc sĩ - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các công ty thuộc nhóm ngành xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán HCM
Hình 2.1. Giá trị sản xuất xây dựng theo giá thực tế năm 2009 – 2013 Nguồn: Tổng cục thống kê (Trang 44)
Hình 2.2.Giá trị sản xuất ngành xây dựng theo thành phần kinh tế 2009-2013 Nguồn: Tổng cục thống kê - Luận văn Thạc sĩ - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các công ty thuộc nhóm ngành xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán HCM
Hình 2.2. Giá trị sản xuất ngành xây dựng theo thành phần kinh tế 2009-2013 Nguồn: Tổng cục thống kê (Trang 45)
Hình 2.4. Mô hình nghiên cứu a. Nhân tố quy mô doanh nghiệp - Luận văn Thạc sĩ - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các công ty thuộc nhóm ngành xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán HCM
Hình 2.4. Mô hình nghiên cứu a. Nhân tố quy mô doanh nghiệp (Trang 50)
Bảng 2.7. Tổng hợp giả thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến HQKD - Luận văn Thạc sĩ - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các công ty thuộc nhóm ngành xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán HCM
Bảng 2.7. Tổng hợp giả thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến HQKD (Trang 54)
Bảng 2.8. Tổng hợp đo lường các biến - Luận văn Thạc sĩ - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các công ty thuộc nhóm ngành xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán HCM
Bảng 2.8. Tổng hợp đo lường các biến (Trang 56)
Hình 3.1. ROA bình quân của các doanh nghiệp ngành xây dựng trong giai đoạn 2009 -2013 - Luận văn Thạc sĩ - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các công ty thuộc nhóm ngành xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán HCM
Hình 3.1. ROA bình quân của các doanh nghiệp ngành xây dựng trong giai đoạn 2009 -2013 (Trang 64)
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của tốc độ tăng trưởng đến hiệu quả kinh doanh - Luận văn Thạc sĩ - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các công ty thuộc nhóm ngành xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán HCM
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của tốc độ tăng trưởng đến hiệu quả kinh doanh (Trang 66)
Bảng 3.8. Mã hóa các biến quan sát - Luận văn Thạc sĩ - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các công ty thuộc nhóm ngành xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán HCM
Bảng 3.8. Mã hóa các biến quan sát (Trang 70)
Bảng 3.9. Ma trận hệ số tương quan - Luận văn Thạc sĩ - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các công ty thuộc nhóm ngành xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán HCM
Bảng 3.9. Ma trận hệ số tương quan (Trang 71)
Bảng 3.10. Kết quả phân tích hồi quy bội bằng mô hình Pooled OLS - Luận văn Thạc sĩ - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các công ty thuộc nhóm ngành xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán HCM
Bảng 3.10. Kết quả phân tích hồi quy bội bằng mô hình Pooled OLS (Trang 74)
Bảng 3.11. Kết quả phân tích hồi quy bội bằng mô hình FEM - Luận văn Thạc sĩ - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các công ty thuộc nhóm ngành xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán HCM
Bảng 3.11. Kết quả phân tích hồi quy bội bằng mô hình FEM (Trang 76)
Bảng 3.12. Kết quả phân tích hồi quy bội bằng mô hình REM - Luận văn Thạc sĩ - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các công ty thuộc nhóm ngành xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán HCM
Bảng 3.12. Kết quả phân tích hồi quy bội bằng mô hình REM (Trang 78)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w