1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

08 môn nghiệp vụ công tác đảng ở cơ sở

31 3,9K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 303 KB

Nội dung

Quan niệm tổ chức cơ sở đảng bao gồm các chi bộ cơ sở và các Đảng bộ cơ sở là tổ chức cơ sở của Đảng được lập ở đơn vị cơ sở xã, phường, thị trấn, cơ quan, HTX, doanh nghiệp, đơn vị cơ s

Trang 1

Câu 1: Vị trí, vai trò của tổ chức cơ sở Đảng? (Bài 1) (Nhiệm vụ)

Câu 2: Giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng? (Bài 1) Câu 3 : Vị trí, tầm quan trọng của đảng viên và công tác đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam?

(Bài 2)

Câu 4 : Vị trí, vai trò của cán bộ và công tác cán bộ của Đảng? (Bài 3)

Câu 5: Làm rõ "Sử dụng cán bộ là khâu có vai trò quyết định trong công tác cán bộ"? (Bài 3) Câu 6 : Các quy chế công tác cán bộ của tổ chức cơ sở đảng? (Bài 3)

Câu 7 : Làm rõ “Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, là khâu then chốt

trong công tác xây dựng Đảng”? (Bài 3)

Câu 8: Nhiệm vụ công tác tư tưởng của Đảng? (Bài 5)

Câu 9 : Nhiệm vụ công tác dân vận của Đảng? (Bài 5)

Câu 10 : Trình bày những nội dung chủ yếu cần thực hiện để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức

chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng? (Giống Câu 2, nên lấy Câu 2 làm bài vì sát với giáo trình)

Trang 2

Câu 1: Vị trí, vai trò của tổ chức cơ sở Đảng

Trong di sản tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, những luận điểm của Người về xây dựng tổchức cơ sở Đảng (TCCSĐ) là một nội dung rất quan trọng Quán triệt và vận dụng sáng tạo tưtưởng của Người về xây dựng TCCSĐ nhằm chỉnh đốn và đổi mới Đảng làm cho Đảng ta thật sựtrong sạch, vững mạnh, xứng đáng là lực lượng chính trị lãnh đạo toàn xã hội, là một trong nhữngnhiệm vụ chủ yếu, là vấn đề then chốt đảm bảo cho thắng lợi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiệnđại hóa ở nước ta hiện nay

Đảng ta xác định mỗi chi bộ của Đảng là một hạt nhân lãnh đạo quần chúng ở cơ sở, đoàn kếtchặt chẽ, liên hệ mật thiết với quần chúng, phát huy được trí tuệ và lực lượng vĩ đại của quầnchúng

Vậy tổ chức cơ sở Đảng là những tổ chức nào? Nó có vị trí, vai trò ra sao?

Quan niệm tổ chức cơ sở đảng (bao gồm các chi bộ cơ sở và các Đảng bộ cơ sở) là tổ chức cơ

sở của Đảng được lập ở đơn vị cơ sở xã, phường, thị trấn, cơ quan, HTX, doanh nghiệp, đơn vị cơ

sở trong quân đội, công an và các đơn vị cơ sở khác có từ 3 đảng viên chính thức trở lên, đặt dưới

sự lãnh đạo của cấp ủy quận, huyện, thị xã, TP trực thuộc tỉnh

Chúng ta cần hiểu thêm, Ban cán sự Đảng - Đảng đoàn không phải là tổ chức cơ sở Đảng, vì

về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ thì lãnh đạo về chuyên môn đối với đơn vị đó, còn tổ chức cơ sởĐảng là lãnh đạo toàn diện

Tổ chức cơ sở Đảng có:

- Từ 03 đảng viên chính thức đến dưới 30 đảng viên thì lập Chi bộ cơ sở

- Từ 30 đảng viên trở lên thì lập Đảng bộ cơ sở

Hiện nay nước ta có 25 loại hình thức cơ sở Đảng, được chia thành 5 nhóm: nhóm ở các đơn

vị hành chính (nhân dân); nhóm ở các cơ quan quản lý nhà nước (quyền lực); nhóm ở các đơn vịkinh tế (tài chính); nhóm ở các lực lượng vũ trang (công cụ bạo lực); và nhóm các tổ chức đảngthông thường (trí thức)

Về vị trí, tổ chức cơ sở Đảng có vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự lãnh đạo của đảng Tổchức cơ sở đảng là cấp tổ chức thấp nhất, là cấp tổ chức sâu rộng nhất trong hệ thống tổ chức 4cấp của đảng (Trung ương, Tỉnh, Huyện, Tổ chức cơ sở đảng), là cấp tổ chức nền tảng của đảng,

là đơn vị chiến đấu của đảng ở cơ sở, là cầu nối giữa đảng với nhân dân

Về vai trò, tổ chức cơ sở Đảng có vai trò:

- Là hạt nhân chính trị ở cơ sở:

+ Tổ chức cơ sở đảng là nơi trực tiếp giáo dục, thuyết phục và tổ chức cho quần chúng nắmvững và thực hiện đường lối của đảng, pháp luật của nhà nước, các chủ trương kế hoạch công táccủa cấp trên

+ Tổ chức cơ sở đảng là cấp gần gũi, gắn bó chặt chẽ với nhân dân, nắm được tâm tư nguyệnvọng của nhân dân; qua đó phản ánh với cơ quan cấp trên, với Đảng và Nhà nước, để Đảng vàNhà nước ra đường lối, chính sách Góp phần quan trọng vào việc hình thành phát triển đường lối,chủ trương, chính sách của Đảng thông qua những kinh nghiệm thực tiễn phong phú của đội ngũđảng viên và quần chúng nhân dân

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Đảng ta khẳng định: “Những thành lựu đã đạt được,những tiềm năng được khai thác, những kinh nghiệm có giá trị đều bắt nguồn từ sự nỗ lực phấnđấu của quần chúng ở cơ sở mà hạt nhân là tổ chức đảng”

- Là cấp trực tiếp tiến hành các hoạt động xây dựng nội bộ Đảng:

+ Củng cố kiện toàn hệ thống tổ chức

+ Xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên

+ Thực hiện chế độ sinh hoạt đảng, kiểm tra, giám sát trong đảng

Trang 3

+ Trực tiếp hoặc gián tiếp bầu các cơ quan lãnh đạo của các cấp của đảng.

+ Tham gia xây dựng đường lối, chính sách của đảng

Hồ Chí Minh chỉ rõ: Để lãnh đạo cách mạng Đảng phải mạnh Đảng mạnh là do chi bộ tốt

Tổ chức cơ sở đảng còn là tổ chức cầu nối Đảng với quần chúng nhân dân, là một mắt khâutrọng yếu để duy trì mối liên hệ Đảng vói dân - nền tảng sức mạnh của Đảng, bởi đây là tổ chứcđảng gần dân nhất, trực tiếp lãnh đạo nhân dân và nắm bắt tâm lý, nguyện vọng của quần chúngnhân dân để phản ánh với Đảng

Hồ Chí Minh dạy rằng: “Tác dụng của chi bộ là cực kỳ quan trọng, vì nó là sợi dây chuyền đểliên hệ Đảng với quần chúng” và Người đã khẳng định: “Chi bộ là nền móng của Đảng, chi bộ tốtthì mọi việc sẽ tốt”

Nói về vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của tổ chức cơ sở đảng, Hồ Chí Minh nhấn mạnh:

“Đối với Đảng ta, xây dựng chi bộ cho tốt, cho vững mạnh là một việc vô cùng quan trọng”.Trong quá trình xây dựng Đảng và lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn coi xây dựng, nâng caonăng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng là nhiệm vụ thường xuyên và quantrọng hàng đầu của công tác xây dựng Đảng

Tóm lại: Với vị trí, vai trò là hạt nhân chính trị ở cơ sở, tổ chức cơ sở đảng tuy là một bộ phậntrong hệ thống chính trị ở cơ sở, nhưng là tổ chức lãnh đạo tất cả các tổ chức khác trong hệ thốngchính trị đó, là tổ chức bảo đảm cho mọi hoạt động ở cơ sở theo đúng định hướng chính trị củaĐảng

Đảng ta thực sự muốn mạnh, phải chăm lo công tác xây dựng, nâng cao chất lượng của tổ chức

cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên Phải có các biện pháp đồng bộ,chúng ta mới nâng cao được chất lượng của tổ chức đảng ở cơ sở và bảo đảm cho các tổ chức cơ

sở đảng thực sự là nền tảng, hạt nhân chính trị của Đảng

Liên hệ thực tiễn:

- Là Chi bộ bộ phận trực thuộc Đảng bộ PISICO, thực hiện nhiệm vụ chính là sản xuất kinhdoanh: thuộc loại hình thức sở sở đảng ở nhóm các đơn vị kinh tế

- Là cầu nối giữa Đảng bộ cấp trên với cán bộ, công nhân lao động ở đơn vị

- Thực hiện giáo dục, tuyên truyền các đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng,Nhà nước và Đảng bộ cấp trên Thực hiện nhiệm vụ: Kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm docấp trên giao

- Theo dõi, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của cán bộ, công nhân lao động để báo cáo, đề xuấttrình cấp trên về các chế độ hưởng lợi, lợi ích cho công nhân trong quá trình lao động, đề cử cácchức danh chủ chốt tại đơn vị và giới thiệu quần chúng ưu tú tham gia vào đội ngũ của Đảng

- Kiểm tra, giám sát các cán bộ có vị trí trong quản lý và quần chúng, nhắc nhở, giáo dục nếuthấy bắt đầu có dấu hiệu sai phạm trong công tác

Trang 4

Câu 2: Giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng

Trong di sản tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, những luận điểm của Người về xây dựng tổchức cơ sở Đảng (TCCSĐ) là một nội dung rất quan trọng Quán triệt và vận dụng sáng tạo tưtưởng của Người về xây dựng TCCSĐ nhằm chỉnh đốn và đổi mới Đảng làm cho Đảng ta thật sựtrong sạch, vững mạnh, xứng đáng là lực lượng chính trị lãnh đạo toàn xã hội, là một trong nhữngnhiệm vụ chủ yếu, là vấn đề then chốt đảm bảo cho thắng lợi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiệnđại hóa ở nước ta hiện nay

Đảng ta xác định mỗi chi bộ của Đảng là một hạt nhân lãnh đạo quần chúng ở cơ sở, đoàn kếtchặt chẽ, liên hệ mật thiết với quần chúng, phát huy được trí tuệ và lực lượng vĩ đại của quầnchúng

Vậy tổ chức cơ sở Đảng là những tổ chức nào? Giải pháp nào nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng?

Quan niệm tổ chức cơ sở đảng (bao gồm các chi bộ cơ sở và các Đảng bộ cơ sở) là tổ chức cơ

sở của Đảng được lập ở đơn vị cơ sở xã, phường, thị trấn, cơ quan, HTX, doanh nghiệp, đơn vị cơ

sở trong quân đội, công an và các đơn vị cơ sở khác có từ 3 đảng viên chính thức trở lên, đặt dưới

sự lãnh đạo của cấp ủy quận, huyện, thị xã, TP trực thuộc tỉnh

Chúng ta cần hiểu thêm, Ban cán sự Đảng - Đảng đoàn không phải là tổ chức cơ sở Đảng, vì

về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ thì lãnh đạo về chuyên môn đối với đơn vị đó, còn tổ chức cơ sởĐảng là lãnh đạo toàn diện

Tổ chức cơ sở Đảng có:

- Từ 03 đảng viên chính thức đến dưới 30 đảng viên thì lập Chi bộ cơ sở

- Từ 30 đảng viên trở lên thì lập Đảng bộ cơ sở

Hiện nay nước ta có 25 loại hình thức cơ sở Đảng, được chia thành 5 nhóm: nhóm ở các đơn

vị hành chính (nhân dân); nhóm ở các cơ quan quản lý nhà nước (quyền lực); nhóm ở các đơn vịkinh tế (tài chính); nhóm ở các lực lượng vũ trang (công cụ bạo lực); và nhóm các tổ chức đảngthông thường (trí thức)

Tổ chức cơ sở Đảng có vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự lãnh đạo của đảng Tổ chức cơ sởđảng là cấp tổ chức thấp nhất, là cấp tổ chức sâu rộng nhất trong hệ thống tổ chức 4 cấp của đảng(Trung ương, Tỉnh, Huyện, Tổ chức cơ sở đảng), là cấp tổ chức nền tảng của đảng, là đơn vị chiếnđấu của đảng ở cơ sở, là cầu nối giữa đảng với nhân dân

Và tổ chức cơ sở Đảng có vai trò: Là hạt nhân chính trị ở cơ sở; Là cấp trực tiếp tiến hành cáchoạt động xây dựng nội bộ Đảng

Những giải pháp chủ yếu để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ

+ Phương thức phong cách lãnh đạo bước đầu được đổi mới (xây dựng quy chế làm việc, gầndân hơn, hoạt động theo quy chế dân chủ cơ sở,…)

+ Sinh hoạt đảng được chỉnh đốn, khắc phục một bước tình trạng lõng lẻo trong sinh hoạtđảng

+ Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở được đẩymạnh

Trang 5

+ Số tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh ngày càng tăng, số tổ chức cơ sở đảng yếukém giảm mạnh.

Nguyên nhân của ưu điểm:

+ Đảng đã có nhiều nghị quyết chỉ đạo công tác xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng

+ Từ Trung ương đến các cấp ủy địa phương đã có nhiều cố gắng đề ra, nhiều biện pháp xâydựng cũng cố tổ chức cơ sở đảng

+ Nhiều tổ chức cơ sở đảng có sự nổ lực phấn đấu vươn lên

Từ ưu điểm và nguyên nhân trên, ta thấy có chuyển biến tiến bộ, năng lực lãnh đạo và sứcchiến đấu được nâng cao một bậc

+ Nội dung, hình thước sinh hoạt chi bộ còn lúng túng, hiệu quả thấp

+ Công tác đảng viên, cán bộ còn nhiều yếu kém, nhất là công tác giáo dục, quản lý đảng viên,cán bộ; trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, đảng viên còn hạn chế, bất cập

+ Một số tổ chức cơ sở đảng chậm được chỉnh đốn, yếu kém kéo dài, mất đoàn kết nội bộ, viphạm dân chủ, cán bộ quan liêu, tham nhũng, làm cho quần chúng bất bình, khiếu kiện tập thể,gây mất ổn định cơ sở

+ Mô hình tổ chức của tổ chức cơ sở đảng còn chưa thật sự thống nhất, một bộ phận đơn vị cơ

sở chưa có tổ chức cơ sở đảng

Nguyên nhân của khuyết điểm:

+ Chưa nhận thức thật sự sâu sắc về vị trí, vai trò của tổ chức cơ sở đảng; chưa quan tâm tậptrung chỉ đạo để xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng

+ Tổ chức đảng cấp trên cơ sở chưa sâu sát hiểu rõ cơ sở; chưa kịp thời giúp cơ sở phát hiện,tháo gỡ khó khăn, yếu kém

+ Một số quy định, hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, chế độ, chính sách cho cơ sở chậmđược ban hành, sửa đổi

+ Bản thân một số tổ chức cơ sở đảng chưa nhận thức rõ chức năng, nhiệm vụ và yêu cầu xâydựng chỉnh đốn tổ chức cơ sở đảng, có nơi còn trông chờ, ỷ lại cấp trên hoặc chủ quan tự mãn

Từ ưu điểm và nguyên nhân trên, ta thấy mặc dù có chuyển biến tiến bộ, nhưng năng lực lãnhđạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng còn nhiều yếu kém, chưa đáp ứng yêu cầu nhiềunhiệm vụ hiện nay

Từ thực trạng trên, Đảng đã có những biện pháp chủ yếu cần thực hiện để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng: có 5 biện pháp chủ yếu

- Một là, tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, Xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên

có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trí tuệ, phẩm chất đạo đức cách mạng, có ý thức tổ chức kỷluật, thực sự tiên phong gương mẫu, đủ năng lực hoàn thành nhiệm vụ được giao

Các cấp ủy phải quan tâm làm tốt công tác chính trị tư tưởng, chủ động dự báo tình hình để kịpthời trang bị những thông tin có định hướng của Đảng cho cán bộ, đảng viên

Chủ động khắc phục những biểu hiện phai nhạt lý tưởng; chống chủ nghĩa cơ hội, thực dụng,

vụ lợi, cá nhân, trung bình chủ nghĩa; kiên quyết đấu tranh với những luận điệu tuyên truyềnxuyên tạc, phản động của các thế lực thù địch

Xây dựng sự đoàn kết thống nhất trong cấp ủy, chi bộ, đảng bộ trên cơ sở Cương lĩnh chínhtrị, Điều lệ Đảng, đường lối, chính sách của Đảng và tình đồng chí

Thực hiện tốt biện pháp này nó có ý nghĩa, tổ chức cơ sở Đảng là nơi trực tiếp tiến hành các

Trang 6

mặt công tác đảng viên, cho nên hoạt động của tổ chức cơ sở Đảng có tác động trực tiếp đến sựtrưởng thành của từng đảng viên và chất lượng đội ngủ cán bộ, đảng viên Ngược lại chất lượngđội ngũ đảng viên là một trong những yếu tố quyết định năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổchức Đảng nói chung và tổ chức cơ sở Đảng nói riêng Với ý nghĩa đó, các tổ chức cơ sở Đảngphải chú trọng công tác đảng viên và phải coi công tác đảng viên là một trong những biện pháp cơbản để tăng năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng.

- Hai là, hoàn thiện mô hình tổ chức của các loại hình tổ chức cơ sở đảng theo hướng gắn tổchức cơ sở đảng với lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị và lãnh đạo các tồ chức chính trị - xã hội;chăm lo kết nạp đảng viên, nhất là ở những địa bàn, đơn vị chưa có tổ chức đảng, chưa có đảngviên

Tiếp tục kiện toàn, sắp xếp tổ chức của các tổ chức cơ sở đảng cho đồng bộ, thống nhất vớicác tổ chức của hệ thống chính trị ở cơ sở

Xây dựng mô hình tổ chức phù hợp với những tổ chức cơ sở đảng có tính đặc thù

Đối với khu vực xã, phường, thị trấn, tiến hành sắp xếp mô hình tổ chức của đảng bộ, chi bộ,chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn dân cư theo hướng phù hợp

Đổi với những đảng bộ cơ sở trong cơ quan, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước cần sắpxếp lại bảo đảm sự lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, côngtác cán bộ và lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội

Đối với tổ chức cơ sở đảng trong các tập đoàn kinh tế, tổng công ty lớn thực hiện chủ trươngthành lập tổ chức đảng toàn tập đoàn gắn công tác xây dựng Đảng với lãnh đạo thực hiện nhiệm

vụ sản xuất kinh doanh, công tác cán bộ của doanh nghiệp

Đối với các tỉnh, thành phố có nhiều khu công nghiệp tập trung thì thành lập đảng bộ cơ sởkhu công nghiệp, đặt trực thuộc cấp uỷ cấp trên trực tiếp phù hợp

- Ba là, thực hiện mạnh mẽ chủ trương trẻ hóa, tiêu chuẩn hoá, thể chế hóa và từng bước nhấtthể hóa chức danh cán bộ; tạo bước chuyển có tính đột phá về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức

Đổi mới mạnh mẽ nội dung, hình thức đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở

xã, phường, thị trấn theo chức danh cán bộ

Bổ sung, sửa đổi một số quy định về chức năng, nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đảng nhằm xácđịnh rõ hơn vai trò lãnh đạo của tổ chức đảng trong lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị và côngtác cán bộ

Thực hiện thí điểm chủ trương nhất thể hóa hai chức danh cán bộ chủ chốt ở cơ sở

Các tổ chức cơ sở đảng trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp, thực hiện thốngnhất chủ trương thủ trưởng cơ quan, đơn vị hoặc một đồng chí lãnh đạo của cơ quan, đơn vị trựctiếp làm bí thư cấp ủy Đối với các doanh nghiệp nhà nước, thực hiện thống nhất chủ trương chủtịch hội đồng quản trị hoặc tổng giám đốc (giám đốc) đồng thời là bí thư cấp ủy

Trong các đơn vị cơ sở thuộc Công an nhân dân, thực hiện chế độ thủ trưởng đom vị đồng thờilàm bí thư cấp ủy, đồng chí lãnh đạo cấp phó làm phó bí thư và phụ trách công tác xây dựng lựclượng

- Bốn là, năng cao chất lượng, đỗi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức hoạt động của các loạihình tổ chức cơ sở đảng theo hướng vừa mở rộng dân chủ, vừa tăng cường kỷ cương, kỷ luật; khắcphục tính hình thức, đơn điệu trong sinh hoạt, bảo đảm tính lãnh đạo, tính giảo dục, tính chiến đẩucủa tổ chức cơ sở đảng

Trang 7

Tập trung củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức.Thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng, thực hiện tựphê bình và phê bình, giữ nghiêm kỷ luật, tăng cường đoàn kết trong Đảng.

Các cấp ủy, tổ chức đảng ở cơ sở thực hiện nghiêm túc, có nền nếp chế độ sinh hoạt đảng định

kỳ Nội dung sinh hoạt chi bộ phải cụ thể, thiết thực, giải quyết kịp thời những vấn đề bức xúc ởđịa phương, cơ quan, đơn vị

Việc tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt đảng cần tiến hành thường xuyên, nghiêm túc,thiết thực, nhất là trong các đợt tự phê hình và phê bình trong quá trình thực hiện Cuộc vận động

"Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”

Định kỳ 6 tháng một lần, cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng kiểm tra việc thựchiện nền nếp, nội dung, chất sinh hoạt của các chi bộ và thông báo kết quả kiểm tra toàn đảng bộ.Thường xuyên bồi dưỡng đội ngũ cấp ủy viên, bí thư cấp ủy về kỹ năng cụ thể hóa và tổ chứcthực hiện có hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, cácnghị quyết, chi thị của cấp ủy cấp trên

- Năm là, tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, quản lý đảng viên; dựa vào dân đểxây dựng Đảng

Các cấp ủy cấp trên phải nắm chắc tình hình cơ sở, phân công cấp ủy viên trực tiếp phụ trách

cơ sở, kịp thời tháo gỡ khó khăn, giải quyết những vấn đề xảy ra ở cơ sở

Cán bộ lãnh đạo, quản lý và các cấp ủy viên cấp trên của tổ chức cơ sở đảng phải bố trí thờigian để gặp gỡ đảng viên và nhân dân tại cơ sở, giải quyết kịp thòi những kiến nghị chính đángcủa đảng viên và quần chúng

Các chi bộ phải thực hiện tốt việc phân công công tác cho đảng viên, bảo đảm mọi đảng viêntrong chi bộ đều được phân công công tác phù hợp

Tiếp tục đổi mới nội dung và phương pháp đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảngviên

Tóm lại: Để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, làm cho tổchức cơ sở đảng thực sự trong sạch, vững mạnh; mỗi tổ chức cơ sở đảng phải làm tốt công tácgiáo dục chính trị, tư tưởng, quản lý, giám sát đảng viên về năng lực hoàn thành nhiệm vụ vàphẩm chất đạo đức, lối sống; đấu tranh chống mọi biểu hiện tiêu cực trong Đảng, thực hiện tốtchức năng là hạt nhân lãnh đạo chính trị ở cơ sở

Trang 8

Câu 3 : Vị trí, tầm quan trọng của đảng viên và công tác đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh thường luôn luôn nhắc nhở và chỉ thị cho chúng ta phải tăngcường công tác đảng viên Chính Người đã nêu gương sáng về mặt này, Đảng viên là nguồn tuyểnlựa và bổ sung cho đội ngũ cán bộ, Có đội ngũ đảng viên tốt thì mới có đội ngũ cán bộ tốt Hồ ChíMinh có lời dạy: “Đảng mạnh là do chi bộ tốt Chi bộ tốt là do các đảng viên đều tốt.”

Vậy đảng viên là những ai, có vị trí, tầm quan trọng như thế nào trong Đảng và công tác đảng viên.

Đảng viên là người ở trong một tổ chức của một chính đảng Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam

đã xác định: “Đảng viên ĐCSVN là chiến sỹ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp côngnhân, nhân dân lao động và dân tộc VN, suốt đời phấn đấu cho mục đích lý tưởng của Đảng, đặtlợi ích của Tổ quốc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá nhân; chấphành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết của Đảng và pháp luật củaNhà nước; có lao động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; có đạo đức và lối sống lành mạnh,gắn bó mật thiết với nhân dân; phục tùng tổ chức, kỷ luật của Đảng, giữ gìn đoàn kết thống nhấttrong Đảng”

Hay được hiểu ngắn gọn, đảng viên đảng cộng sản là chiến sỹ cách mạng trong đội tiên phongcủa giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt nam

Công tác đảng viên là tổng hợp các hoạt động của tổ chức đảng và của mỗi đảng viên nhằmxây dựng đội ngũ đảng viên không ngừng phát triển và vững mạnh cả về số lượng, chất lượng, cơcấu, đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của Đảng

Vị trí, tầm quan trọng của đảng viên và công tác đảng viên

* Vị trí, tầm quan trọng của đảng viên:

Thứ nhất, mối quan hệ giữa đảng viên với đường lối, nhiệm vụ chính trị.

Đây là mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau giữa đảng viên với đường lối, nhiệm

vụ chính trị Đảng viên có vai trò quyết định trực tiếp xây dựng đường lối, nhiệm vụ chính trịđúng đắn hay không, nhất là những đảng viên giữ cương vị công tác quan trọng, có quan hệ trựctiếp đến việc xây dựng đường lối, nhiệm vụ chính trị

Song đường lối, nhiệm vụ chính trị có vai trò quyết định trở lại đối với từng đảng viên và côngtác xây dựng đội ngũ đảng viên Đường lối, nhiệm vụ chính trị đúng sẽ bảo đảm xây dựng đội ngũđảng viên trong sạch, vững mạnh

Thứ hai, mối quan hệ giữa đảng viên với tổ chức đảng.

Đảng viên là “tế bào” xây dựng nên các tổ chức cơ sở đảng Không có đảng viên không thành

tổ chức Đảng viên tốt sẽ bảo đảm xây dựng tổ chức manh; đảng viên kém tổ chức không thểtrong sạch, vững mạnh Khi đã thành tổ chức, tổ chức quyết định trở lại đối với từng đảng viênnhân sức mạnh của mỗi đảng viên lên gấp bội Đứng ngoài tổ chức, xem thường tổ chức, sứcmạnh của đảng viên bị hiệt tiêu; chỉ đứng trong tổ chức, phục tùng tổ chức, sức manh của mỗiđảng viên mới được phát huy

Thứ ba, mối quan hệ giữa đảng viên với phong trào cách mạng của nhân dân.

Đảng viên có vai trò là người lãnh đạo, tổ chức các phong trào cách mạng của nhân dân, vì vậyphong trào của nhân dân mạnh hay yếu là do đảng viên lãnh đạo ở đó tốt hay kém

Song từ trong phong trào cách mạng của nhân dân, Đảng sẽ phát hiện được quần chúng tíchcực để bồi dưỡng giúp đỡ, đồng thời là phong trào nhân dân cũng là nơi Đảng thử thách, rèn luyệnđảng viên của mình Gắn bó mật thiết với nhân dân, thông qua phong trào cách mạng của nhândân là nguyên tắc hoạt động, là phương thức lãnh đạo của Đảng đối với xã hội

* Vị trí, tầm quan trọng của công tác đảng viên:

Trang 9

Thứ nhất, công tác đảng viên có vai trò quyết định trực tiếp xây dựng đội ngũ đảng viên và

nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên thực hiện tốt các mặt công tác đảng viên như công tác đàotạo, bồi dưỡng đảng viên; công tác phân công nhiệm vụ và quản lý đảng viên; công tác kiểm tra;công tác kết nạp đảng viên mới và đưa những người không đủ tiêu chuẩn đảng viên ra khỏi Đảngđều là những mặt công tác quan trọng trực tiếp xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảngviên

Thứ hai, công tác đảng viên trực tiếp góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của

Đảng Xuất phát từ mối quan hệ biện chứng giữa đảng viên và tổ chức đảng, đảng viên là thành tốcấu thành nên tổ chức đảng, đảng viên tốt sẽ là điều kiện, là tiền đề, là cơ sở để xây dựng nên tổchức đảng vững mạnh Công tác đảng viên trực tiếp xây dựng đội ngũ đảng viên mạnh, nên gópphần có ý nghĩa quyết định nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng

Thứ ba, công tác đảng viên là một bộ phận hết sức quan trọng của công tác tổ chức xây dựng

Đảng Xây dựng Đảng vững mạnh về tổ chức không thể không chăm lo xây dựng đội ngũ đảngviên về số lượng, nhất là về chất lượng Công tác đảng viên có chức năng, nhiệm vụ xây dựngĐảng vững mạnh về tổ chức

Tóm lại: Trong giai đoạn mới của cách mạng Việt Nam hiện nay, cùng với việc thể hiện vai tròtiên phong, gương mẫu, đảng viên phải tích cực tham gia đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực vàcác tệ nạn xã hội; phê phán những biểu hiện mơ hồ, cực đoan hay tư tưởng sai lệch Đảng chỉ thực

sự vững mạnh, đủ sức đương đầu với những khó khăn, sóng gió, đưa dân tộc đi tới dân chủ, côngbằng, văn minh khi mỗi đảng viên ý thức đầy đủ về nghĩa vụ của mình trước nhân dân Coi trọngviệc phát huy tính tiền phong, gương mẫu của người đảng viên là thước đo trong từng hành độngthực hiện nhiệm vụ của bản thân mình

Trang 10

Câu 4 : (Bài 3) Vị trí, vai trò của cán bộ và công tác cán bộ của Đảng

Đảng ta xác định “Cán bộ và công tác cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cáchmạng, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng” Và trong công tác cán bộ thì bổ nhiệmcán bộ là một nội dung quan trọng Do đó, để thực hiện đúng, khoa học, hiệu quả công tác này thìviệc bổ nhiệm cán bộ cần tuân theo các nguyên tắc và quy trình nhất định

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủgiải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo choĐảng, cho Chính phủ hiểu rõ để đặt chính sách cho đúng”

Cán bộ được đặt vào trong 3 mối quan hệ: đường lối nhiệm vụ chính trị; tổ chức; và phong tràoquần chúng

Địng nghĩa phổ biến hiện nay cũng có 2 nghĩa:

Thứ nhất, cán bộ là người làm công tác, có nghiệp vụ chuyên môn nhất định trong một cơ quan

Công tác cán bộ của Đảng bao gồm:

- Xây dựng hệ thống quan điểm, nội dung, quy trình công tác cán bộ

- Hoạt động lãnh đạo, quản lý các tổ chức trong hệ thống chính trị và đội ngũ cán bộ

- Công tác nghiên cứu khoa học về con người

* Vai trò, vị trí chung của đội ngũ cán bộ:

- Quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin về vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ:

+ Các nhà kinh điển đều coi: “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”, quần chúng là lựclượng quyết định sự thành bại của cách mạng

C.Mác cho rằng: "Muốn thực hiện tư tưởng thì cần có những con người sử dụng lực lượng thựctiễn" V.I.Lênin cũng khẳng định: "Trong lịch sử, chưa hề có một giai cấp nào giành được quyềnthống trị, nếu nó không đào tạo ra được trong hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, nhữngđại biểu tiên phong có đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào"

Sau năm năm trực tiếp lãnh đạo xây dựng và bảo vệ Nhà nước Xô viết non trẻ, V.I.Lênin càngthấy rõ vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ Người nhấn mạnh: nếu không có đội ngũ cán bộ tốt

"thì tất cả mọi mệnh lệnh và quyết định sẽ chỉ là mớ giấy lộn"

+ Bên cạnh đó “Họ” cũng rất coi trọng vai trò của đội ngũ cán bộ Các ông “ đặt đội ngũ cán bộvào vị trí, vai trò có tính quyết định đối với các cuộc cách mạng, là yếu tố quyết định đối với sựlãnh đạo của Đảng”

- Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng: cán bộ và công tác cán bộ có vị trí, vai trò làmắt khâu quan trọng, them chốt mang tính quyết định đối với sự nghiệp cách mạng, là nhân tốquyết định năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, quyết định vận mệnh của đất nước và chế

Trang 11

độ, là khâu then chốt của công tác xây dựng Đảng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy rằng: "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “Muôn việc thànhcông hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém"

* Vai trò, vị trí của đội ngũ cán bộ cơ sở: ngoài vị trí, vai trò chung của đội ngũ cán bộ, đội ngũ

cán bộ cơ sở còn có vị trí, vai trò riêng:

+ Ví trí đội ngũ cán bộ cơ sở là tế bào hợp thành các tổ chức ở cơ sở; là cầu nối giữa Đảng, chínhquyền, các đoàn thể quần chúng với nhân dân; là những người trực tiếp lãnh đạo các phong trào cáchmạng của quần chúng ở cơ sở; là những người trực tiếp tổ chức cho quần chúng thực hiện đường lối,chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước ở cơ sở

+ Vai trò của đội ngũ cán bộ cơ sở là lực lượng phát huy tính chủ động, sáng tạo và tinh thần làmchủ của quần chúng ở cơ sở; là lực lượng nồng cốt đảm bảo sự đoàn kết thống nhất ở cơ sở; là nguồn

bổ sung cán bộ cho các tổ chức cấp trên

Thực tiễn cách mạng ở nước ta cho thấy, ở nơi nào có đội ngũ cán bộ cơ sở tốt, nhất là cán bộchủ chốt thi ở đó phong trào cách mạng quần chúng phát hiển mạnh mẽ, kinh tế - xã hội phát triển,đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện và nâng lên Vì thế, bước vào thời kỳđổi mới, Đảng ta khẳng định: “Đổi mới cán bộ lãnh đạo các cấp là mắt xích quan trọng nhất màĐảng ta phải nắm chắc để thúc đẩy những cuộc cải cách có ý nghĩa cách mạng" Đặc biệt, tại Hộinghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa X, Đảng ta nhấn mạnh: Thực hiện mạnh mẽchủ trương trẻ hóa, thể chế hóa và từng bước nhất thể hóa chức danh cán bộ; tạo bước chuyển cótính đột phá về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ở cơ sở

Từ vị trí, vai trò, tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ đòi hỏi Đảng và các tổ chức trong hệthống chính trị phải coi trọng việc xây dựng đội ngũ cán bộ, phải xác định rõ công tác cán bộ làkhâu then chốt của công tác xây dựng Đảng

* Vị trí, vai trò của công tác cán bộ của tổ chức cơ sở Đảng:

Công tác cán bộ của Đảng gồm nhiều công việc, có thể coi mỗi công việc là một khâu của

công tác cán bộ Trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc, Hồ Chí Minh đã chỉ ra những công việc

chủ yếu như: huấn luyện cán bộ; dạy cán bộ; dùng cán bộ; lựa chọn cán bộ; cách đối với cán bộ;chính sách cán bộ

Theo chỉ dẫn của Hồ Chí Minh, trong Văn kiện Đảng, Đảng chỉ ra những khâu chủ yếu củacông tác cán bộ như: xây dựng tiêu chuẩn cán bộ; quy hoạch cán bộ; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ;nhận xét, đánh giá cán bộ, luân chuyển cán bộ; nhân dân tham gia xây dựng và giám sát cán bộ;kiểm tra cán bộ; quản lý cán bộ; chính sách cán bộ Công tác cán bộ của tổ chức cơ sở đảng cũngbao gồm các khâu chủ yếu đó

Công tác cán bộ là một nội dung có vị trí quan trọng trong sự lãnh đạo của Đảng, là khâu thenchốt của công tác xây dựng Đảng

Công tác cán bộ có vai trò tạo nên đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của từng thời kỳcách mạng; góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; là công tác trọngyếu thể hiện vai trò lãnh đạo của Đảng cầm quyền; là công tác bảo đảm cho sự sống còn của chế

Trong công cuộc đổi mới, nhất là thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,Đảng khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của công tác cán bộ và chỉ rõ mục tiêu của công tác cán

bộ là xây dựng đội ngũ cán bộ đồng bộ, có chất lượng mà nòng cốt là đội ngũ cán bộ chủ chốt của

Trang 12

các ngành, các cấp và cơ sở Đặc biệt hiện nay phải “tiếp tục đổi mới đồng bộ các khâu của côngtác cán bộ, tạo chuyển biến cơ bản, vững chắc trong công tác cán bộ; xây dựng đội ngũ cán bộthật sự vì Đảng, vì dân, có bản lĩnh và trí tuệ, đi đầu trong công tác và gương mẫu trong đạo đứclối sống, bảo đảm tính kế thừa và phát triển; xây dựng và thực hiện chính sách phát triển nhântài ”.

Tóm lại: Muốn có đội ngũ cán bộ cơ sở có chất lượng tốt phải tiếp tục đổi mới công tác cán

bộ, đó là trách nhiệm của toàn Đảng, của cấp ủy cấp trên, nhất là cấp ủy cấp trên trực tiếp của cơ

sở và của cấp ủy cơ sở Song, quyết định thành công hay không vẫn do cấp ủy cơ sở chủ động tíchcực thực hiện công tác cán bộ của tổ chức cơ sở đảng

Trang 13

Câu 5: (Bài 3) Làm rõ "Sử dụng cán bộ là khâu có vai trò quyết định trong công tác cán bộ"?

Đảng ta xác định “Cán bộ và công tác cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cáchmạng, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng” Và trong công tác cán bộ thì bổ nhiệmcán bộ là một nội dung quan trọng Do đó, để thực hiện đúng, khoa học, hiệu quả công tác này thìviệc sử dụng, bổ nhiệm cán bộ cần tuân theo các nguyên tắc và quy trình nhất định

Định nghĩa phổ biến hiện nay về cán bộ cũng có 2 nghĩa:

Thứ nhất, cán bộ là người làm công tác, có nghiệp vụ chuyên môn nhất định trong một cơ quan

* Vai trò, vị trí chung của đội ngũ cán bộ:

- Quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin về vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ:

+ Các nhà kinh điển đều coi: “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”, quần chúng là lựclượng quyết định sự thành bại của cách mạng

C.Mác cho rằng: "Muốn thực hiện tư tưởng thì cần có những con người sử dụng lực lượng thựctiễn" V.I.Lênin cũng khẳng định: "Trong lịch sử, chưa hề có một giai cấp nào giành được quyềnthống trị, nếu nó không đào tạo ra được trong hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, nhữngđại biểu tiên phong có đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào"

Người nhấn mạnh: nếu không có đội ngũ cán bộ tốt "thì tất cả mọi mệnh lệnh và quyết định sẽchỉ là mớ giấy lộn"

+ Bên cạnh đó “Họ” cũng rất coi trọng vai trò của đội ngũ cán bộ Các ông “ đặt đội ngũ cán bộvào vị trí, vai trò có tính quyết định đối với các cuộc cách mạng, là yếu tố quyết định đối với sựlãnh đạo của Đảng”

- Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng: cán bộ và công tác cán bộ có vị trí, vai trò làmắt khâu quan trọng, then chốt mang tính quyết định đối với sự nghiệp cách mạng, là nhân tốquyết định năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, quyết định vận mệnh của đất nước và chế

độ, là khâu then chốt của công tác xây dựng Đảng

Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy rằng: "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “Muôn việc thànhcông hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém"

* Vai trò, vị trí của đội ngũ cán bộ cơ sở: ngoài vị trí, vai trò chung của đội ngũ cán bộ, đội ngũ

cán bộ cơ sở còn có vị trí, vai trò riêng:

+ Ví trí đội ngũ cán bộ cơ sở là tế bào hợp thành các tổ chức ở cơ sở; là cầu nối giữa Đảng, chínhquyền, các đoàn thể quần chúng với nhân dân; là những người trực tiếp lãnh đạo các phong trào cáchmạng của quần chúng ở cơ sở; là những người trực tiếp tổ chức cho quần chúng thực hiện đường lối,chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước ở cơ sở

Trang 14

+ Vai trò của đội ngũ cán bộ cơ sở là lực lượng phát huy tính chủ động, sáng tạo và tinh thần làmchủ của quần chúng ở cơ sở; là lực lượng nồng cốt đảm bảo sự đoàn kết thống nhất ở cơ sở; là nguồn

bổ sung cán bộ cho các tổ chức cấp trên

* Quan điểm của Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ thời kỳ đấy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Trong chiến lược cán bộ thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng tađưa ra năm quan điểm xây dụng đội ngũ cán bộ Kết luận Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hànhTrung ương khóa X về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chiên lược cán bộ từ năm nay đên năm 2020

bổ sung, xác định 6 quan điểm Cấp ủy cơ sở cần quán triệt các quan điểm đó vào công tác cán bộcủa mình để xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cơ sở trong thời kỳ mới

Thứ nhất, cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, là khâu then chốt công tác

xây dựng Đảng Phải thường xuyên chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, đổi mới công tác cán bộgắn với đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng

Quan điểm này xuất phát từ vị trí, vai trò, tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ và mối quan hệbiện chứng giữa đội ngũ cán bộ với năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng

Ý nghĩa thực tiễn của quan điểm này là: các tổ chức Đảng phải thường xuyên chăm lo công táccán bộ, gắn công tác cán bộ với việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng

Thứ hai, xây dựng đội ngũ cán bộ phải xuất phát từ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và

bảo vệ Tổ quốc, từ yêu cầu nhiệm vụ của thời kỳ yêu cầu đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới,công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh,

xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội

Quan điểm này thể hiện giữa đường lối, nhiệm vụ chính trị với đội ngũ cán bộ có mối quan hệbiện chứng, mối quan hệ đó được thể hiện như sau:

- Đội ngũ cán bộ tác động vào đường lối, nhiệm vụ chính trị: Đội ngũ cán bộ tốt (có trình độ,năng lực, kinh nghiệm) có khả năng nắm bắt được các quy luật vận động của xã hội, từ đó vậndụng vào xác định đường lối, đường lối nhiệm vụ chính trị sẽ phù hợp với điều kiện của đất nước,của đơn vị, và tổ chức thực hiện có hiệu quả

- Đường lối, nhiệm vụ chính trị tác động vào đội ngũ cán bộ: Nếu đường lối đúng, tạo môitrường thuận lợi cho cán bộ hoạt động; là cơ sở để đội ngũ cán bộ xác định lập trường, quan điểm;

là cơ sở để các tổ chức xác định phương hướng đào tạo, bồi dưỡng, bố trí và sử dụng đúng cán bộ.Ngược lại, nếu đường lối không phù hợp, thì môi trường hoạt động của cán bộ bị hạn chế; cán bộmất phương hướng hoạt động, dẫn đến đẩy cán bộ vào sai phạm; Nội bộ thiếu đoàn kết, bị phânhóa

Từ mối quan hệ trên ta thấy, đường lối, nhiệm vụ chính trị là sản phẩm của đội ngũ cán bộ.Đường lối, nhiệm vụ chính trị đúng hay sai là do đội ngũ cán bộ quyết định

Ý nghĩa thực tiễn của quan điểm này là:

- Khi tiến hành công tác cán bộ phải xuất phát từ yêu cầu đòi hỏi của đường lối, nhiệm vụ chínhtrị, Muốn có đội ngũ cán bộ tốt trước hết phải quan tâm xác định đúng đường lối, nhiệm vụ chínhtrị Các cấp, các ngành và từng địa phương, đơn vị phải quan tâm đến việc xác định đúng nhiệm vụchính trị của đơn vị mình và cho từng cán bộ

- Khi cách mạng chuyển giai đoạn; điều kiện hoàn cảnh mới xuất hiện, đường lối, nhiệm vụchính trị thay đổi, công tác cán bộ cũng cần được đổi mới Mọi vấn đề về công tác cán bộ đều phảixuất phát và gắn với đường lối, nhiệm vụ, chính trị

- Hiện nay, việc xây dựng đội ngũ cán bộ phải xuất phát từ chiến lược phát triển kinh tế-xã hội

và bảo vệ tổ quốc, từ yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc CNH-HĐH đấtnước nhàm thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, vănminh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội Mặt khác, phải thông qua thực tiễn CNH-HĐH để rèn

Trang 15

luyện, tuyển chọn, đào tạo, sử dụng cán bộ.

Thứ ba, quán triệt quan điểm giai cấp công nhân của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc,

truyền thống yêu nước, đại đoàn kết và gắn bó mật thiết với nhân dân; tập hợp rộng rãi các loại các

bộ, trọng dụng nhân tài, không phân biệt Đảng viên hay người ngoài Đảng, dân tộc, tôn giáo,người ở trong nước hay người Việt Nam định cư ở nước ngoài; không định kiến với người có sailầm trong quá khứ, nay đã sửa chữa và có tâm huyết xây dựng đất nước

Đây là một quan điểm mang tính nguyên tắc, xuất phát từ vai trò của Đảng cầm quyền, khôngchỉ các Đảng Cộng sản mà bất cứ chế độ xã hội nào cũng vận dụng

Mỗi chế độ xã hội có những yêu cầu khác nhau về đội ngũ lãnh đạo của mình Nhưng nhìnchung, chế độ xã hội nào cũng đều chú ý xây dựng “đội ngũ cán bộ”đại biểu cho quyền lợi của giaicấp mình Do vậy khi xây dựng “đội ngũ cán bộ” giai cấp nào cũng có quan điểm giai cấp Nhất làđối với các cương vị lãnh đạo chủ chốt có ảnh hưởng đến địa vị lãnh đạo của giai cấp

Ý nghĩa thực tiễn của quan điểm này là:

- Phải thường xuyên tăng cường, giáo dục, bồi dưỡng lập trường quan điểm, ý thức giai cấpcông nhân cho đội ngũ cán bộ

- Phải căn cứ vào tiêu chuẩn để tuyển chọn bố trí, sử dụng cán bộ, phải tăng cường số cán bộxuất thân từ công nhân

- Đối với các lĩnh vực như: kinh tế, khoa học kỹ thuật,… để trọng dụng nhân tài và tập hợpđông đảo mọi người tham gia xây dựng đất nước, Đảng không phân biệt người trong Đảng hayngười ngoài Đảng, dân tộc, tôn giáo, người ở trong nước hay người Việt nam ở nước ngoài, khôngđịnh kiến với những sai lầm trong quá khứ mà nay hồi cải sửa chữa

Thứ tư, gắn việc xây dựng đội ngũ cán bộ với xây dựng tổ chức và đổi mới cơ chế, chính sách,

với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Cơ sở xuất phát của quan điểm này là mối quan hệ biện chứng giữa cán bộ với tổ chức Mớiquan hệ đó được thể hiện:

- Đội ngũ cán bộ tác động vào tổ chức: Nếu đội ngũ cán bộ tốt, thì xác định đúng nhiệm vụ,phương hướng, mục tiêu, biện pháp thực hiện; Chấp hành tốt nội quy, quy chế hoạt động; Điềuhành hoạt động của tổ chức theo chức năng, nhiệm vụ và quy chế Ngược lại, nếu đội ngũ cán bộyếu, sẽ dẫn đến hạn chế trong việc xác định nhiệm vụ; chấp hành kỷ luật thiếu nghiêm túc; Tổchức thực hiện nhiệm vụ có nhiều hạn chế

- Tổ chức tác động vào đội ngũ cán bộ: buộc cán bộ phải hoạt động theo nội quy, quy chế,nguyên tắc, kỷ luật của tổ chức; Quyết định vị trí, chức năng nhiệm vụ, mục tiêu, phương hướnghoạt động của cán bộ, Trao cho cán bộ một quyền lực nhất định (chỉ có khi hoạt động trong tổchức); Đào tạo, rèn luyện, sàng lọc cán bộ

Ý nghĩa thực tiễn của quan điểm này là:

- Muốn có đội ngũ cán bộ mạnh phải gắn công tác cán bộ với xây dựng tổ chức, xây dựng tổchức phải đi đôi với xây dựng đội ngũ cán bộ Công tác cán bộ phải thực hiện nguyên tắc; từ tổchức, từ công việc mà bố trí, sắp xếp cán bộ, không được vì người, vì cán bộ mà lập ra tổ chức Tất

cả các khâu trong quy trình cán bộ từ đánh giá tuyển chọn, quy hoạch, đào tạo, đến bố trí, sử dụng,luân chuyển, điều động cán bộ đều phải gắn với việc xây dựng tổ chức

- Muốn có tổ chức mạnh phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của tổ chức mà xác định cần loạicán bộ nào? Tiêu chuẩn của các chức danh cán bộ như thế nào? Số lượng bao nhiêu? Để lựa chọn,

bố trí, sử dụng

Thứ năm, thông qua hoạt động thực tiễn và phong trào cách mạng của nhân dân, nâng cao trình

độ dân trí, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để tuyển chọn, giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡngcán bộ Phải dựa vào nhân dân để phát hiện, kiểm tra và giám sát cán bộ

Cơ sở xuất phát của quan điểm này là mối quan hệ biện chứng giữa cán bộ với các phong trào

Ngày đăng: 30/10/2016, 00:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w