đồ án lò ấp trứng
Trang 1QUY TRÌNH KỸ THUẬT ẤP TRỨNG GÀ
Muốn hiểu biết được kỹ thuật ấp trứng một cách có hệ thống, trước tiên phải tìm hiểu về cấu tạo trứng, chuẩn bị trứng trước khi vào ấp, sau
đó mới là quy trình ấp
I Cấu tạo và thành phần trứng gà
1 Màng nhầy
- Khi vừa đẻ ra trên bề mặt vỏ trứng có một lớp màng nhầy bảo vệ
để tránh các vi khuẩn vào bên trong phá hoại và gây thối trứng Nếu thấy
vỏ trứng bóng là lớp màng nhầy này mất đi do trứng đã được để lâu
- Độ dầy của màng nhầy khoảng 0,005 - 0,01 mm khi trứng bị dính phân ta không nên rửa trứng mà chỉ nên dùng giẻ mềm lau nhẹ
2 Vỏ cứng
- Vỏ cứng được tạo thành bởi 93,5% muối canxi (Cacbonat canxi); 4,09% protein; 0,14% chất béo; 1,2% nước; 0,55% ôxit Mg; 0,25% photpho; 12% bioxit Si; 0,03% Na; 0,08% K và các Fe, Al
- Chức năng của vỏ là bảo vệ các thành phần bên trong của trứng, đồng thời cung cấp chất can xi cho phôi để tạo xương Để hình thành xương, phôi nhận 75% can xi từ vỏ, còn lại 25% lấy từ lòng trắng
- Trên bề mặt của vỏ có các lỗ khí kích thước rất nhỏ, người ta đã đếm được 7000 - 7600 lỗ khí trên bề mặt vỏ trứng, độ dày vỏ khoảng 0,2
- 0,4 mm
3 Màng vỏ
- Có hai lớp màng vỏ được cấu tạo từ sợi Keratin đan chéo vào nhau Một lớp dính sát vào vỏ còn lớp bên trong dính sát vào lớp lòng trắng ngoài Độ dày của hai lớp màng này khoảng 0,057 - 0,069 mm, cả hai lớp đều có lỗ cho không khí đi vào bên trong giúp cho phôi hô hấp, phát triển
- Hai lớp màng dính sát vào nhau chỉ tách ra ở đầu tù của trứng gọi
là buồng khí nơi cung cấp ôxy cho phôi
4 Lòng trắng
- Lòng trắng chiếm 60% trọng lượng trứng, nước chiếm 85 - 89%, 9,7-11% là Protein, còn lại các chất dinh dưỡng như đường, Vitamin B2 cung cấp cho nhu cầu phát triển phôi Nếu Vitamin B2 bị thiếu, phôi thai
sẽ chết vào tuần thứ 2 của giai đoạn ấp
- Lớp lòng trắng trong cùng sát lòng đỏ là một lớp lòng trắng đặc, bên trong lớp này có sợi dây giữ hai đầu lòng đỏ bằng trục ngang gọi là
Trang 2dây chằng Tác dụng của dây chằng giữ cho lòng đỏ khỏi bị ảnh hưởng do những tác động bên ngoài và giúp lòng đỏ khỏi dính vào vỏ
5 Lòng đỏ
- Lòng đỏ là một tế bào khổng lồ được bao bọc bởi lớp màng mỏng
có tính đàn hồi lớn, nhờ đó mà lòng đỏ không lẫn vào lòng trắng mà luôn giữ được hình tròn Trứng để lâu tính đàn hồi mất dần đến lúc nào đó màng bị rách và lòng đỏ, lòng trắng tan dần vào nhau
- Lòng đỏ có các lớp đậm nhạt khác nhau là nguồn dinh dưỡng dồi dào cung cấp cho phôi, ngoài ra tế bào trứng còn có một mầm sống, mầm này gắn chặt vào lòng đỏ tạo thành đĩa phôi Đĩa phôi có tỷ trọng nhỏ hơn cực thực vật nên luôn có xu hướng nổi lên phía trên, chính vì thế nếu trứng không được đảo trong thời gian ấp, phôi sẽ bị dính vào vỏ không sử dụng được các chất dinh dưỡng rồi chết
II Chuẩn bị trứng ấp
1 Chọn trứng ấp:
a Chọn trứng theo ngoại hình
- Chọn trứng chú ý loại bỏ các quả trứng quá to, quá nhỏ, quá mỏng, méo mó, xù xì, rạn dập không nên cho vào ấp, vì những trứng này không chỉ nở kém, mà chất lượng gà con thấp sẽ không thể làm giống được
- Trứng quá dài, quá tròn cũng không nên cho vào ấp vì tỷ lệ lòng
đỏ và lòng trắng không cân đối
b Chọn theo khối lượng trứng
Chọn những trứng có khối lượng đặc trưng cho từng giống
Giống gà Trọng lượng trứng
Gà nòi chân vàng 38 - 45 g
c Chọn trứng bằng đèn soi
Sau khi kiểm tra ngoại hình để chọn loại bớt trứng không đủ tiêu chuẩn ấp cần soi đèn kiểm tra để phát hiện và loại bỏ những trứng sau đây:
- Trứng rạn dập, vì trong quá trình ấp chỗ rạn nứt sẽ tạo khe hở để vi khuẩn xâm nhập vào bên trong gây thối, đồng thời tỷ lệ mất nước loại trứng này lớn, sẽ dẫn đến tỷ lệ phôi chết cao
- Trứng có lòng đỏ không nằm ở vị trí giữa, có dị vật, cục máu bên trong
Trang 3- Trứng có buồng khí nằm không đúng vị trí (buồng khí không ở đầu to, buồng khí di động hoặc rung động đều), kích thước buồng khí quá lớn
2 Bảo quản trứng ấp
Trứng trước khi đưa vào bảo quản phải được phân loại, chỉ chọn những trứng đạt tiêu chuẩn ấp mới đưa vào bảo quản Phòng bảo quản phải tối, không có ánh sáng lọt vào Đồng thời bảo quản trứng phải đảm bảo các yêu cầu sau:
a Xếp trứng:
- Trứng cho vào khay chuyên dụng, xếp khay nghiêng góc 300, đầu
to (đầu buồng khí) hướng lên trên Đảo trứng 1 lần/ngày (đảo ngược lại
1800)
- Chọn trứng cùng cở để cùng 1 khay
- Khay trứng đưa vào bảo quản phải được ghi ngày thu trứng
b Nhiệt độ:
- Nhiệt độ bảo quản trứng ấp tốt nhất là 15 – 200C, có thể bảo quản trứng được 7 – 14 ngày Trong trường hợp bảo quản trứng dưới 3 ngày có thể bảo quản trứng trong điều kiện nhiệt độ phòng
c Ẩm độ: Ẩm độ thích hợp để bảo quản trứng là 75% RH.
* Ghi chú: Trứng đưa khỏi phòng bảo quản phải được làm ấm trở
lại bằng cách xếp lên giá ở phòng ấp 6-10 giờ trước khi đưa trứng vào máy ấp, nhằm tránh stress do nhiệt độ chênh lệch
3 Xử lý trứng ấp
Trước khi đưa trứng vào ấp phải xông khử trùng bằng formon, thuốc tím diệt vi khuẩn, nếu trứng không được xông, vi khuẩn lưu giữ trên vỏ trứng và trong máy sẽ có điều kiện xâm nhập vào trứng gây chết phôi, tỷ lệ trứng bị thối tăng, độc tố lây lan sang trứng khác, lượng Amoniac (NH3), H2S tăng gây ngộ độc cho hàng loạt trứng trong máy ấp
a Phương pháp xông trứng
Cho trứng vào khay, xếp vào một khoang kín có cánh cửa hoặc xông vào tủ ấp, 1m3 buồng xông cần 17,5g thuốc tím đổ vào một khay nhỏ có đường kính 30 cm, sau đó đong 35 ml formon và 35ml nước đổ vào khay đã
có thuốc tím, đóng cửa 30 phút rồi từ từ mở cửa ra
b Xếp trứng vào khay
- Xếp trứng thẳng đứng trong khay, đầu to là đầu có buồng khí được xếp quay lên trên
Trang 4- Đối với máy ấp đa kỳ khây trứng ấp trước để phía trên, khây ấp sau để phía dưới
III Kỹ thuật ấp trứng
1 Thời gian ấp:
Khi trứng bắt đầu đưa vào ấp đến ngày thứ 21 nở ra gà con Trứng
to nở trễ, trứng nhỏ nở sớm, thời gian nở chênh lệch 5-10 giờ
2 Chuẩn bị máy ấp, máy nở và xếp trứng vào máy.
- Máy ấp và máy nở phải được vệ sinh trước (dùng Benkocid lau các khung máy và lau khô), sau đó xông khử trùng (dùng thuốc tím và formol giống như phần phương pháp xông trứng, sau đó mở cửa cho khí formol bay hết)
- Đối với máy ấp:
+ Bật máy trước 2 - 4 h để máy đạt nhiệt độ yêu cầu sau đó mới xếp trứng vào ấp
+ Có thể đưa trứng vào máy trước khi xông khử trùng (phương pháp này vừa xong trứng vừa khử trùng máy ấp nhưng chỉ áp dụng cho máy ấp đơn kỳ) Sau đó bật máy ấp, nhưng thời gian ấp phải được tính từ khi máy đạt nhiệt độ yêu cầu
- Đối với máy nở: Bật máy trước khi chuyển trứng từ 4 - 5h (đủ nhiệt độ)
- Sau khi gà nở, lấy gà ra khỏi máy thì tiến hành vệ sinh, xông khử trùng như trên chuẩn bị cho đợt ấp tiếp theo
- Khay trứng đưa vào ấp phải được ghi ngày thu trứng
3 Các yêu cầu kỹ thuật
a Nhiệt độ ấp:
- Đối với máy ấp đơn kỳ:
máy
1 - 7 ngày 37,8 oC
8 - 18 ngày 37,6 oC
19 - 21 ngày 37,2 oC
- Đối với máy ấp đa kỳ: Trong máy có nhiều lô trứng được đưa vào với thời gian khác nhau Vì vậy phải sử dụng chế độ nhiệt mà tất cả các lô trứng đều có thể chấp nhận được và cần phải có máy nở riêng Nhiệt độ được điều chỉnh như sau:
Lô trứng đầu tiên: từ 1-15 ngày 37,8 oC
Trang 5Sau đó cố định nhiệt độ máy ấp 37,6 oC
Lô trứng nào ấp được 18 ngày thì
chuyển sang máy nở (từ 19-21 ngày) 37,2oC
- Gà bắt đầu nở: giảm nhiệt độ xuống ở 35oC
b Độ ẩm:
- Những ngày đầu tiên nhiệt độ ấp cao nên độ ẩm phải cao để giảm bớt sự bốc hơi nước trong trứng
- Vào vài ngày cuối của thời kỳ ấp, sự trao đổi chất của phôi mạnh nhất, nhiệt độ của trứng tăng lên cao nhất nên nhiệt độ của lò ấp phải giảm, đồng thời ẩm độ của lò phải tăng (phun nước ấm lên trứng) để vừa
hạ nhiệt trứng vừa tránh gà nở bị sát vỏ và chết ngạt
- Ẩm độ thích hợp cho ấp trứng cụ thể như sau:
+ Đối với máy ấp đơn kỳ:
1 - 5 ngày 60 - 61%
6 - 11 ngày 55 - 57%
12 - 18 ngày 50 - 53%
20 - 21 ngày 70 - 75%
+ Đối với máy ấp đa kỳ:
Máy ấp
Lô trứng đầu tiên: từ 1-7 ngày
58-60%
Sau đó ổn định ẩm độ máy
55-57%
+ Gà bắt đầu nở tăng ẩm độ tối đa (bằng cách phun nước ấm)
+ Trước khi ra gà, chú ý cắt ẩm độ trước 6 giờ
* Ghi chú:
- Trong những ngày nóng cần hạ nhiệt độ phòng ấp bằng cách mở cửa, phun nước ấm (35-36oC) làm mát phòng ấp
- Nếu trong quá trình ấp, độ ẩm quá cao gà con nở ra sẽ nặng bụng, bên trong vỏ dính đầy chất nhớt Nếu độ ẩm thiếu lông gà sẽ dính vỏ trứng và không thể đạp ra khỏi cơ thể dẫn đến chết trong vỏ, nếu gà nở lông sẽ không bông, khối lượng thấp, có khi có tật ở chân, mỏ và cổ Ẩm
độ thích hợp gà nở có khối lượng đạt 60-61% so với khối lượng trứng
- Ngoài ra cần tham khảo các vấn đề có thể xảy ra trong ấp trứng (phụ lục 1)
4 Các thao tác kỹ thuật
Trang 6a Đảo trứng:
* Mục đích của việc đảo trứng:
- Tránh cho phôi khỏi dính vào vỏ, làm cho quá trình trao đổi chất được cải thiện đồng thời có tác dụng làm cho phôi phát triển tốt nhất, đặc biệt quan tâm ở giai đoạn đầu và giai đoạn giữa Đảo trứng cũng là cách để điều hòa nhiệt độ, ẩm độ và không khí tại mọi vị trí của trứng
- Nếu 6 ngày đầu không đảo phôi dính vào vỏ không phát triển và chết
- Sau 13 ngày không đảo túi niệu không khép kín, lượng abumin không vào được bên trong túi niệu dẫn đến tỷ lệ chết phôi cao, gà mổ vỏ
sẽ không đúng vị trí, phôi bị dị hình ở phần mắt, mỏ, đầu
* Phương pháp đảo trứng:
- Trứng được đảo một góc 900 và đảo 2 giờ/lần
- Ngưng đảo trứng từ ngày thứ 18 sau khi ấp trứng
b Soi trứng:
* Mục đích soi trứng:
Kiểm tra loại bỏ những quả trứng trắng, trứng chết phôi để tiết kiệm diện tích máy, đồng thời tránh ô nhiễm và xác định thời điểm phôi chết để có biện pháp cải thiện chế độ ấp hoặc chất lượng trứng giống tránh thiệt hại không cần thiết
* Dụng cụ soi trứng:
Bóng đèn 60W, đặt trong một hộp gỗ, hộp carton kín (có lót gấy bạc), riêng mặt trước khoét một lỗ hình tròn đủ để ánh sánh phát ra trùm kín trứng
* Phương pháp chọn và loại trứng khi soi:
Trong quá trình ấp cần soi trứng 3 lần vào các thời điểm ấp như sau:
- Lần 1: lúc 6 ngày để biết được trứng có phôi (có các mạch máu
bên trong trứng tỏa ra ngoài từ một đốm nhỏ đen gọi là phôi, phôi di chuyển bên trong trứng), loại bỏ trứng không phôi và chết phôi qua các đặc điểm sau:
+ Trứng trong suốt, xoay trứng thấy lòng đỏ và lòng trắng lẫn lộn + Phôi nhẹ nằm lên sát mặt vỏ trứng, nhìn rõ tâm phôi
+ Hệ thống mạch máu phát triển yếu, mờ nhạt
+ Đôi khi buồng khí khá lớn
+ Trứng bị chết phôi, khi xoay trứng phôi di động nhanh, có vết đen nằm sát buồng khí, mạch máu sẫm, vòng máu chạy ngang
Trang 7- Lần 2: lúc 11 ngày, phôi sống giống như lúc 6 ngày tuổi tuy nhiên
phôi lớn hơn nhiều và di chuyển bên trong trứng với động tác mạnh mẻ hơn, loại tiếp những trứng chết phôi qua các đặc điểm sau:
+ Phôi không chuyển động
+ Trứng có màu nâu sẫm, do mạch máu bị vỡ, máu đen
+ Sờ vỏ trứng lạnh
- Lần 3: lúc 18 ngày loại bỏ những trứng chết phôi và trứng thối
qua các đặc điểm sau:
+ Khi soi trứng có màu sáng hơn (trứng không phôi, trứng chết phôi sớm)
+ Các trứng vỏ rạn nứt, vỏ sùi bọt nâu hoặc có màu đen (trứng thối)
- Những điểm cần lưu ý:
+ Lấy khay trứng ra khỏi máy đưa vào phòng kiểm tra (phòng phải tối và kín gió)
+ Đặt khay trứng vào phía bên phải đèn soi, bên trái đặt khay không
+ Loại bỏ trứng chết phôi, trứng dập vào khay không Soi hết khay trứng, kiểm tra đếm số trứng chết phôi và xếp lại khay trứng có phôi đưa vào máy ấp
+ Soi trứng phải nhanh, hạn chế trứng bị mất nhiệt, phòng soi trứng phải ấm
+ Khi soi trứng lúc 6 ngày, khi soi phải xoay quả trứng mới thấy phôi
+ Khi soi trứng lúc 11 ngày phải soi đầu nhọn của trứng, cần chú ý xem màng niệu nang đã khép kín chưa
+ Khi soi trứng cần tham khảo quá trình phát triển của phôi (phụ lục 2)
c Chuyển trứng sang máy nở
- Đối với máy ấp đơn kỳ: Sau khi ấp khoảng 21 ngày trứng bắt đầu khẩy mỏ, khi có khoảng 10% trứng đã khẩy mỏ thì chuyển trứng sang máy nở
- Đối với máy ấp đa kỳ: Khi trứng đã ấp được 18 ngày, thì chuyển trứng sang máy nở
d Lấy gà ra khỏi máy
- Trước khi lấy gà ra khỏi máy cần tắt công tắc cho bộ phận tạo độ
ẩm ngừng hoạt động
- Lần lượt rút khay gà ra khỏi máy, đặt lên bàn rồi tiến hành chọn gà
- Nhặt trứng không nở ra khay
Trang 8- Khi đã đưa hết gà ra khỏi máy thì tắt máy để thu gọn vệ sinh, cọ rửa
và xông khử trùng
* Ghi chú: Gà con nở ra để lâu trong máy không cho ăn uống được sẽ
khô chân khó nuôi Do đó ta phải đưa gà con ra khỏi máy ấp sang ô úm trước 6 giờ
IV Chọn gà giống
* Chọn gà phải chọn loại cẩn thận dựa vào các tiêu chuẩn sau:
- Chân đứng vững, nhanh nhẹn, ngón chân thẳng
- Mắt tròn, sáng
- Lông bông, khô và sạch, có màu đặc trưng của giống
- Mỏ lành, đều, không lệch, vẹo
- Rốn khô và khép kín, không bị viêm
- Bụng thon, mềm
* Loại những con: Loại bỏ những con gà có khuyết tật, bết lông,
mỏ vẹt, nằm bệt nặng bụng, hở rốn, mắt mù
V Chăm sóc gà chờ cung ứng
Trong thời gian khoảng 1-7 ngày tuổi chờ cung ứng gà cần được chăm sóc như sau:
- Úm gà con ở nhiệt độ từ 31-330C, úm cả ngày lẫn đêm, mật độ
úm từ 75-85 con/m2 , nền chuồng úm phải được lót trấu khoảng 10 cm
- Cấp thức ăn và nước uống:
+ Nước uống: Sử dụng nước sạch, đặt máng uống ở nhiều vị trí để
gà tiếp cận nguồn nước tốt
+ Cho ăn 6 lần/ngày, rải thức ăn đều lên giấy báo đã được trải trên nền chuồng úm
Tuổi gà
Sau khi nở
-24h Không cho ăn Nước pha 2g Nova C-Complex và 50g
gluco cho 1 lít nước, pha vừa đủ uống
trong 4h phải thay nước pha mới
2-3 ngày
Cho ăn bắp xây hay tấm mịn
5gr/con/ngày và
4-7 ngày Cho ăn cám hỗn hợp
10gr/con/ngày
Nước sạch
Trang 9- Phòng bệnh:
Ngày
tuổi Loại Cách dùng
Ngày tuổi
Phòng bệnh
Kháng sinh
1
ngày Marek
Tiêm dưới da (phần da lỏng sau cổ gà)
Từ 2-4 ngày
Lỵ, CRD, Ecoli
Nova Enro 10% (1ml/
2 lít nước)
3
ngày
New +IB Nhỏ mắt mũi
7
ngày Gum Cho uống
- Nếu gà bị hở rốn thì dùng Iodine sát trung rốn cho gà
* Ghi chú: Khi gà con từ 2 -3 ngày tuổi phải phân chia giờ cho uống
nước pha Nova C-Complex + gluco riêng, giờ cho uống kháng sinh phòng bệnh riêng và tính liều lượng hợp lý
TRUNG TÂM GIỐNG NLNN KG
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Các vấn đề có thể xảy ra trong ấp trứng
Các triệu chứng Nguyên nhân có thể
Trứng soi rõ ràng
Không có vòng máu
hoặc sự phát triển phôi
thai
- Trứng không có trống
- Đàn bố mẹ thiếu dinh dưỡng
- Trứng được lưu trữ dưới 4,50C hoặc đã quá cũ trước khi ấp
Trứng soi rõ ràng
Nhưng máu hoặc phôi
rất nhỏ
- Máy ấp nhiệt độ quá cao
- Trứng được lưu trữ dưới 4,50C hoặc trên 260C trước khi ấp
Chết phôi
Trước thời gian nở
- Trứng không được đảo ít nhất 3 lần một ngày
- Thiếu thông gió
- Máy ấp nhiệt độ đặt quá cao hoặc
Trang 10quá thấp.
- Gà mẹ ăn không đủ khẩu phần
Trứng khẩy mỏ nhưng
không nở
- Gà con chết trong vỏ
- Vỏ gắn với gà con (bị
sát)
- Độ ẩm trung bình thấp
- Nhiệt độ trung bình thấp
- Độ ẩm thấp tại thời điểm nở
- Nhiệt độ cao quá mức trong khoảng thời gian ngắn
Nở quá sớm và rốn
Trì hoãn nở (thời gian
ấp kéo dài)
Trứng không khẩy mỏ
cho đến ngày 21 hoặc
sau đó
Nhiệt độ quá thấp
Nở kéo dài (thời gian
nở kéo dài)
Một số gà con khẩy mỏ
sớm, nhưng nở hoàn
thiện kéo dài
Nhiệt độ quá cao
Gà con bị què
- Bất thường trong phát triển
- Gà mái thiếu dinh dưỡng
- Máy ấp nhiệt độ quá cao
Phụ lục 2: Quá trình phát triển của phôi:
- Ngày đầu:
+ 06 giờ sau khi ấp: Phôi dài 5 mm, hình thành nếp thần kinh trên dây sống nguyên thủy
+ 24 giờ tạo thành ống thần kinh (tubeneurale) và hình thành 5-6 đốt thần kinh
- Ngày thứ 2: Tạo thành hệ thống mạch máu bên ngoài bào thai, xuất hiện mầm tim; mạch máu bao noãn hoàng; chất dinh dưỡng cung cấp cho phôi
- Ngày thứ 3: Hình thành đầu, cổ và ngực của phôi; nếp đuôi và cánh lớn lên hợp với thân sau của phôi Màng ối và màng nhung chia thành 2 màng túi; màng nhung ở ngoài; gan và phổi bắt đầu hình thành
- Ngày thứ 4: Phôi có dạng ở bào thay bậc cao, dài 8mm
- Ngày thứ 5: Phôi tăng dần, dài 12 mm, có hình dáng loài chim
- Ngày thứ 6: phôi đạt 16 mm, mạch máu phủ quanh phôi như màng nhện