1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chiến lược tăng trưởng xanh của hàn quốc và một số gợi ý cho việt nam

118 1K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 118
Dung lượng 1,59 MB

Nội dung

Vì vậy, việc nghiên cứu chiến lược Tăng trưởng xanh của Hàn Quốc không chỉ góp phần củng cố cơ sở lý luận về Tăng trưởng xanh cho Việt Nam, mà còn có thể đưa ra một số gợi ý cho Việt Nam

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Hà Nội - 2014

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

LƯƠNG HỒNG HẠNH

CHIẾN LƯỢC “TĂNG TRƯỞNG XANH”

CỦA HÀN QUỐC

VÀ MỘT SỐ GỢI Ý CHO VIỆT NAM

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Châu Á học

Mã số: 603150

Người hướng dẫn khoa học: TS Lý Xuân Chung

Hà Nội - 2014

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới TS Lý Xuân Chung, người hướng dẫn khoa học, đã tận tình dìu dắt, chỉ bảo và động

viên tôi trong suốt quá trình triển khai và hoàn thiện đề tài

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô giáo trong khoa Đông Phương học, trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia

Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy và tạo điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn thành luận văn của mình

Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn những người thân và bạn bè đã luôn bên tôi, chia sẻ, động viên và khuyến khích, giúp tôi hoàn thành luận văn này Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song không thể tránh khỏi những thiếu sót

Vì vậy, rất mong nhận được sự đóng góp, chỉ bảo để luận văn được hoàn thiện hơn nữa

Xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

MỤC LỤC

Danh mục các chữ viết tắt 3

Danh mục các bảng biểu 6

Mở đầu 9

Chương 1 Khái niệm Tăng trưởng xanh và tính tất yếu của Tăng trưởng xanh đối với Hàn Quốc 13

1.1 Khái niệm Tăng trưởng xanh 13

1.1.1 Nguồn gốc khái niệm 13

1.1.2 Định nghĩa của các tổ chức quốc tế 15

1.1.3 Định nghĩa của Hàn Quốc 16

1.1.4 Tăng trưởng xanh và Phát triển bền vững 19

1.2 Tính tất yếu của Tăng trưởng xanh đối với Hàn Quốc 20

1.2.1 Nhu cầu hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân 21

1.2.2 Nhu cầu hạn chế rủi ro về năng lượng 24

1.2.3 Nhu cầu về một động cơ tăng trưởng kinh tế mới 26

Chương 2 Khái quát Chiến lược Tăng trưởng xanh của Hàn Quốc 29

2.1 Các chiến lược và kế hoạch trọng điểm 29

2.1.1 Gói kích cầu Thỏa thuận xanh mới (Green New Deal) 29

2.1.2 Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh, ít các- bon 31

2.1.3 Kế hoạch 5 năm về Tăng trưởng xanh (giai đoạn 2009 – 2013) 33

2.2 Những lĩnh vực chủ yếu trong Chiến lược quốc gia và Kế hoạch 5 năm về Tăng trưởng xanh 36

2.2.1 Biến đổi khí hậu 36

2.2.2 Hiệu quả năng lượng 41

2.2.3 Năng lượng tái tạo và năng lượng hạt nhân 43

Trang 5

2.2.4 Giao thông vận tải, các thành phố xanh và hiệu quả nhiên liệu 48

2.2.5 Nước và cơ sở hạ tầng sinh thái 52

2.2.6 Công nghệ xanh và động cơ tăng trưởng trong tương lai 54

2.3 Về cơ chế điều hành và thực hiện 59

2.3.1 Ủy ban Tổng thống về Tăng trưởng xanh 59

2.3.2 Luật khung về Tăng trưởng xanh, ít các-bon 61

2.3.3 Cải cách chính sách và cải cách tài chính 65

2.3.4 Quy trình và sự tham gia của các tổ chức 68

2.4 Chiến lược Tăng trưởng xanh dưới thời Tổng thống Park Geun-hye 71

Chương 3 Những thành công, trở ngại của Hàn Quốc và gợi ý cho Việt Nam 80

3.1 Một số kết quả và trở ngại trong quá trình thực hiện chiến lược Tăng trưởng xanh 80

3.1.1 Một số kết quả 80

3.1.2 Một số trở ngại 92

3.2 Một số gợi ý cho Việt Nam 96

Kết luận 108

Tài liệu tham khảo 110

Trang 6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BaU Business as Usual

Kinh doanh theo cách thông thường CCS Carbon Capture and Storage

Công nghệ thu–giữ các-bon CO2 Carbon Dioxide

Điôxít các-bon CO2e Carbon Dioxide Equivalent

CO2 tương đương

Hệ thống lưu trữ năng lượng GDP Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội GGGI Global Green Growth Institute

Viện Tăng trưởng xanh toàn cầu HPI Happy Planet Index

Chỉ số Hành tinh hạnh phúc ICT Information and Communications Technology

Công nghệ thông tin và truyền thông IEA International Energy Agency

Trang 7

Cơ quan Năng lượng quốc tế IPCC Intergovernmental Panel on Climate Change

Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu

IT Information Technology

Công nghệ thông tin KWh Kilowatt-hours

Kilôoát giờ LED Light Emitting Diode

Đi-ốt phát quang OECD Organization for Economic Co-operation and Development

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế PCGG Presidential Committee on Green Growth

Uỷ ban Tổng thống về Tăng trưởng xanh PPM Parts Per Million

Một phần triệu R&D Research and Development

Nghiên cứu và phát triển RFS Renewable Fuel Standard

Tiêu chuẩn nhiên liệu tái tạo RPS Renewable Portfolio Standard

Tiêu chuẩn thành phần năng lượng tái tạo SMEs Small and Medium-sized Enterprises

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ TOE Tonne Of Oil equivalent

Tấn dầu tương đương

UNEP United Nations Environment Programme

Trang 8

Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc

UNESCAP United Nations Economic and Social Commission for Asia

and the Pacific

Ủy ban Kinh tế xã hội khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Liên hợp quốc

UNFCCC United Nations Framework Convention on Climate Change

Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu USD United States Dollar

Đồng đô la Mỹ

Ngân hàng Thế giới

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Hình 1.1: Lượng phát thải

CO2 (đơn vị: tấn/ đầu người)

Nguồn: Chỉ số phát triển thế giới (World

Development Indicators),WB

Bảng 1.1: Xếp hạng môi

trường của Hàn Quốc

Nguồn: Jisoon Lee (2010), Green growth – Korean initiatives for green civilization (Tăng trưởng xanh – Những sáng kiến của Hàn Quốc cho nền văn minh xanh), National Research Council

for Economics, Humanities and Social

của Hàn Quốc (đơn vị: KWh

bình quân đầu người)

Nguồn: Như trên

Trang 10

xanh tại Hàn Quốc: lựa chọn hay tất yếu?), World Bank, Korea green

growth partnership (Đối tác Tăng

trưởng xanh Hàn Quốc)

Hình 2.3: Phân bổ ngân sách

(2009 - 2013)

Nguồn: Như trên

Bảng 2.1: Danh sách 27 công

nghệ cốt lõi trong Kế hoạch

quốc gia về Tăng trưởng xanh

của Hàn Quốc

Nguồn: UNEP (2010), Overview of The Republic of Korea‟s National Strategy for Green growth (Tổng quan chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh của Hàn Quốc)

Hình 2.4: Cơ cấu tổ chức cho

Tăng trưởng xanh

Nguồn: Ủy ban Tổng thống về Tăng trưởng xanh

growth partnership (Đối tác Tăng trưởng xanh Hàn Quốc)

Hình 3.2: Ngành công nghiệp

năng lượng tái tạo (đơn vị: tỷ

đô la Mỹ)

Nguồn: Như trên

Hình 3.3: R&D xanh và đầu

tư xanh (đơn vị: nghìn tỷ

won)

Nguồn: Như trên

Trang 12

MỞ ĐẦU

Lý do lựa chọn đề tài

Kể từ năm 2012, khi Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Tấn

Dũng chính thức phê duyệt “Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh thời

kỳ 2011 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2050”, thuật ngữ Tăng trưởng xanh đã

trở nên không còn xa lạ đối với người dân Việt Nam Tăng trưởng xanh đã được đề cập trên các phương tiện thông tin đại chúng và trở thành chủ đề khoa học của nhiều hội thảo, hội nghị, đề tài nghiên cứu các cấp

Trong khi đó, Hàn Quốc – một quốc gia cũng thuộc châu Á – lại được đánh giá là một trong những quốc gia đi đầu về Tăng trưởng xanh trên thế giới Xét từ góc độ những gần gũi về địa lý, văn hóa giữa hai nước và nền tảng “Đối tác hợp tác chiến lược” từ năm 2009, việc Việt Nam tìm hiểu và học hỏi những kinh nghiệm của Hàn Quốc trong quá trình thực hiện Tăng trưởng xanh là cần thiết, có giá trị khoa học và thực tiễn nhất định

Tính đến thời điểm này, Hàn Quốc đã xây dựng được một hệ thống cơ

sở lý luận về Tăng trưởng xanh, đồng thời cũng đã hoàn thành Kế hoạch 5

năm về Tăng trưởng xanh giai đoạn đầu tiên (từ năm 2009 đến năm 2013) Vì vậy, việc nghiên cứu chiến lược Tăng trưởng xanh của Hàn Quốc không chỉ góp phần củng cố cơ sở lý luận về Tăng trưởng xanh cho Việt Nam, mà còn

có thể đưa ra một số gợi ý cho Việt Nam trong tiến trình thực thi Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh, dựa trên những thành quả, những trở ngại, những bài học kinh nghiệm được rút ra từ nước bạn

Lịch sử nghiên cứu trong và ngoài nước

Hiện tại, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu trong nước và quốc tế

về Tăng trưởng xanh Các công trình nghiên cứu quốc tế chủ yếu đến từ 04 tổ chức: Chương trình Môi trường Liên hợp quốc, Tổ chức Hợp tác và Phát triển

Trang 13

Kinh tế, Viện Tăng trưởng xanh toàn cầu và Ngân hàng Thế giới Tại Hàn Quốc, ngoài Ủy ban Tăng trưởng xanh, Quốc hội và Văn phòng Thủ tướng cũng đã công bố những tài liệu liên quan đến Tăng trưởng xanh Ở Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và Bộ Kế hoạch và Đầu tư là hai cơ quan nghiên cứu Tăng trưởng xanh tích cực nhất

Trong đó, hầu hết các tài liệu đều hướng tới mục tiêu đưa ra cái nhìn tổng quan về Tăng trưởng xanh nói chung và chiến lược Tăng trưởng xanh của Hàn Quốc nói riêng Ví dụ như các tài liệu sau: Văn phòng Thủ tướng (2008), 저탄소 녹색성장 추진 전략 (Chiến lược thực hiện Tăng trưởng xanh,

ít các-bon); Lee Chang Soo (2009), 녹색성장, 현황과 과제 (Tăng trưởng xanh, hiện trạng và vấn đề), 장책과 지식 포럼 449 회, 행정대학원,

서울대학교; Ủy ban Tổng thống về Tăng trưởng xanh của Hàn Quốc, Road

to Our Future: Green Growth - National Strategy and the Five-Year Plan (2009~2013); UNEP (04/2010), Overview of The Republic of Korea‟s National Strategy for Green growth; PCGG (2011), Green growth in motion - Sharing Korea' Experience; Kim Hyung Gook (2011), 녹색성장 바로 알기

(Hiểu đúng về Tăng trưởng xanh), 나남출판사; Jones, R S and B Yoo,

OECD Economics Department Working Papers, No 964 (2012), Achieving the “LowCarbon, Green Growth” Vision in Korea; Viện Hàn lâm Khoa học

xã hội Việt Nam, Báo cáo tổng quan Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ

(2013), Quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh – Kinh nghiệm của Hàn Quốc và một số gợi mở cho Việt Nam; Sang Dae Choi (2014), “The Green Growth Movement in The Republic of Korea: Option or necessity?”, The World Bank, Korea green growth partnership…

Bên cạnh đó, còn có những tài liệu khác nghiên cứu sâu hơn vào các vấn đề, lĩnh vực cụ thể trong chiến lược Tăng trưởng xanh của Hàn Quốc, như

Trang 14

chính sách cho Tăng trưởng xanh, luật Tăng trưởng xanh, vai trò của công nghệ đối với Tăng trưởng xanh hay vấn đề thích ứng với biến đổi khí hậu Ví dụ: Kim Chung In (2009), 저탄소녹색성장과 향후 정책 방향 (Tăng trưởng xanh, ít các-bon và phương hướng chính sách), 정책과 지식 포럼 446 회, 행정대학원, 서울대학교; Quốc hội Hàn Quốc (2009), 저탄소 녹색성장 기본법 (Luật khung về Tăng trưởng xanh, ít các-bon); Jones, R S and B

Yoo, OECD Economics Department Working Papers No 798 (2011), Korea's Green Growth Strategy: Mitigating Climate Change and Developing New Growth Engines; Mark A Dutz, Siddharth Sharma, Policy Research Working Paper 5932 (2012), Green Growth, Technology and Innovation;

Tuy nhiên, những tài liệu này vẫn chưa tổng hợp được một cách đầy đủ

về những thành công cũng như trở ngại trong quá trình Hàn Quốc thực hiện chiến lược Tăng trưởng xanh; đồng thời cũng chưa nêu lên được những thay đổi của chiến lược Tăng trưởng xanh từ thời Tổng thống Lee Myung-bak đến đời Tổng thống Park Geun-hye

Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu của luận văn là đưa ra cái nhìn tổng quan về chiến lược Tăng trưởng xanh của Hàn Quốc, đồng thời, chỉ ra những thành công cũng như trở ngại của Hàn Quốc trong quá trình thực hiện Tăng trưởng xanh Từ đó đưa ra một số nhận xét và gợi ý cho Việt Nam

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là chiến lược Tăng trưởng xanh của Hàn Quốc Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu giai đoạn từ năm 2008 đến nay Lý do là, vào năm 2008, Hàn Quốc đã chính thức khẳng định Tăng trưởng xanh là tầm nhìn quốc gia, vì vậy, đây là mốc thời gian khởi đầu những thay đổi của Hàn Quốc để hướng đến Tăng trưởng xanh

Phương pháp nghiên cứu

Trang 15

Tác giả sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu lý thuyết, tổng hợp, thống kê, so sánh và phân tích để giải quyết các yêu cầu được đặt ra trong

luận văn

Cấu trúc của luận văn

Ngoài hai phần mở đầu và kết luận, luận văn sẽ có 3 chương như sau:

Chương 1: Khái niệm Tăng trưởng xanh và tính tất yếu của Tăng trưởng xanh đối với Hàn Quốc

Trong chương này, người viết sẽ trình bày nguồn gốc của thuật ngữ Tăng trưởng xanh; những quan điểm, định nghĩa về Tăng trưởng xanh của riêng Hàn Quốc, trong đó có những điểm khác biệt với định nghĩa của các tổ chức quốc tế khác trên thế giới; đồng thời chứng minh Tăng trưởng xanh là

con đường tất yếu của Hàn Quốc

Chương 2: Khái quát Chiến lược Tăng trưởng xanh của Hàn Quốc

Trong chương này, người viết sẽ trình bày các kế hoạch trọng điểm và

các lĩnh vực chủ yếu trong Tăng trưởng xanh của Hàn Quốc; đồng thời cũng trình bày những sắp xếp thể chế và những cải cách tài chính của Hàn Quốc hướng đến Tăng trưởng xanh Bên cạnh đó, chương 2 còn giới thiệu về Tăng trưởng xanh 2.0 (tức là Tăng trưởng xanh dưới thời Tổng thống Park Geun-hye) để nhận diện một số thay đổi của Tăng trưởng xanh 2.0 so với Tăng trưởng xanh 1.0 dưới thời Tổng thống Lee Myung-bak

Chương 3: Những thành công, trở ngại của Hàn Quốc và gợi ý cho Việt Nam

Trong chương này, người viết sẽ nêu lên những thành tựu cũng như trở ngại của Hàn Quốc trong quá trình thực thi Tăng trưởng xanh đến nay Từ đó, đưa ra một số bài học kinh nghiệm đáng lưu ý và một số gợi ý cho Việt Nam trong tiến trình thực hiện Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh

Trang 16

Chương 1 Khái niệm Tăng trưởng xanh và tính tất yếu của Tăng trưởng xanh đối với Hàn Quốc

1.1 Khái niệm Tăng trưởng xanh (Green Growth/ 녹색성장)

1.1.1 Nguồn gốc khái niệm

Theo Matthew Dornan, nghiên cứu viên tại Trung tâm Chính sách phát triển, trực thuộc Trường Chính sách công Crawford (Úc), “Tăng trưởng xanh” tuy là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi hiện nay nhưng lịch sử của

nó lại rất ngắn Thuật ngữ này hầu như không được sử dụng trước năm 2008, cho đến khi Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc (United Nations Environment Programme, sau đây gọi tắt là UNEP) dẫn Sáng kiến nền kinh

tế xanh (Green Economy Initiative) [12]

Vì vậy, nếu truy nguyên nguồn gốc, ta cần nhận định một cách thận trọng rằng, khái niệm Tăng trưởng xanh bắt nguồn cùng với sự đề xuất ý tưởng “phát triển bền vững” Vậy thuật ngữ “phát triển bền vững”

(Sustainable Development) xuất hiện từ khi nào?

Cuốn sách Những giới hạn đối với tăng trưởng (The limits to Growth)

do Câu lạc bộ Rome (Club of Rome) xuất bản năm 1972 công bố rằng, trong vòng một thế kỷ tới, thế giới sẽ phải đối mặt với các giới hạn đối với tăng

trưởng Từ đó, nhận thức về ô nhiễm môi trường và sự quan tâm đối với phát

triển bền vững với tư cách là một biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu bắt đầu lan rộng trên toàn thế giới (Young Jung-geun, 2001) [33]

Tuy nhiên, thuật ngữ “phát triển bền vững” chỉ được xuất hiện lần đầu

tiên vào năm 1980 trong Chiến lược bảo tồn Thế giới do Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên quốc tế (International Union for Conservation of Nature and Natural Resources), Quỹ động vật hoang dã thế

giới (World Wildlife Fund) và UNEP đề xuất Trong chiến lược này có ghi:

Trang 17

“Chiến lược này dự đoán rằng phát triển bền vững cần phải tính đến những yếu tố xã hội và sinh thái cũng như những yếu tố kinh tế, cơ sở tài nguyên sinh học và không sinh học và cũng phải tính đến những lợi ích và phiền phức của những giải pháp thay thế ngắn hạn và dài hạn” [20]

Sau đó, thuật ngữ này được phổ cập hóa vào năm 1987 nhờ Báo cáo Brundtland, còn gọi là Báo cáo “Tương lai chung của chúng ta” (Our

Common Future) của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới (World Commission on Environment and Development), nay còn gọi là Ủy ban Brundtland (Brundtland Commission)

Báo cáo này ghi rõ: Phát triển bền vững là “sự phát triển nhằm thỏa mãn những nhu cầu của hiện tại mà không phương hại tới khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai ” [39] Đó là quá trình phát triển kinh tế

dựa vào nguồn tài nguyên được tái tạo và tôn trọng những quá trình sinh thái

cơ bản, sự đa dạng sinh học và những hệ thống trợ giúp tự nhiên đối với cuộc sống của con người, động và thực vật Nhưng, ở một mức độ nào đó,

nó cũng hàm chứa sự bình đẳng giữa những nước giàu và nước nghèo và giữa các thế hệ Thậm chí, nó còn bao hàm sự cần thiết giải trừ quân bị, coi đây là điều kiện tiên quyết nhằm giải phóng nguồn tài chính cần thiết để áp dụng khái niệm phát triển bền vững [7]

Sau đó, năm 1992, tại Rio de Janeiro, các đại biểu tham gia Hội nghị

về Môi trường và Phát triển của Liên hợp quốc (UN Environment and

Development Conference) đã xác nhận lại khái niệm này và gửi đi một

thông điệp rõ ràng tới tất cả các cấp của các chính phủ thông qua Tuyên bố Rio (Rio Declaration) về sự cấp bách trong việc đẩy mạnh sự hòa hợp kinh

tế, phát triển xã hội cùng với bảo vệ môi trường Tuyên bố này xác định rằng bảo vệ môi trường và tăng trưởng kinh tế không nên bị tách ra trong quá trình phát triển bền vững

Trang 18

Năm 2002, Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững (còn gọi là Hội nghị Rio+10 hay Hội nghị Thượng đỉnh Johannesburg)

nhóm họp tại Johannesburg, Cộng hòa Nam Phi với sự tham gia của các nhà lãnh đạo cũng như các chuyên gia về kinh tế, xã hội và môi trường của gần

200 quốc gia, đã đánh giá những thành tựu của Chương trình nghị sự 21

(Agenda 21) và thảo luận về mục tiêu tương lai cũng như những kế hoạch hành động cụ thể Khái niệm về phát triển bền vững, đã được thảo luận trong một thời gian dài trước đó, bao gồm ba hệ thống kết nối với nhau: tính bền vững môi trường, tính bền vững xã hội và tính bền vững kinh tế

Tuy nhiên, có một số chỉ trích cho rằng khái niệm phát triển bền vững quá đơn giản và trừu tượng (Peter Bartelmus, 1999) Do đó, khái niệm mới

về “Tăng trưởng xanh”, một khái niệm cụ thể hơn và áp dụng được cả với hai đối tượng là các nước phát triển và các nước đang phát triển, đã được đề xuất [33]

Thuật ngữ “Tăng trưởng xanh” được công bố lần đầu tiên vào năm

2000 trên Tạp chí Economist Sau đó, nó bắt đầu được thảo luận nghiêm túc

trong cộng đồng quốc tế kể từ Hội nghị Bộ trưởng về Môi trường và Phát triển châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 5, vào năm 2005, do Ủy ban Kinh tế

xã hội khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Liên hợp quốc (Economic and Social Commission for Asia and the Pacific/ UN ESCAP) tài trợ

1.1.2 Định nghĩa của các tổ chức quốc tế

Các tổ chức quốc tế khác nhau đã đưa ra các định nghĩa khác nhau về thuật ngữ Tăng trưởng xanh Theo định nghĩa của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for Economic Co-operation and Development/

OECD), “Tăng trưởng xanh là thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, đồng thời đảm bảo rằng các nguồn tài sản tự nhiên tiếp tục cung cấp các tài nguyên và dịch vụ môi trường thiết yếu cho cuộc sống của chúng ta Để thực

Trang 19

hiện điều này, Tăng trưởng xanh phải là nhân tố xúc tác trong việc đầu tư và đổi mới, là cơ sở cho sự tăng trưởng bền vững và tăng cường tạo ra các cơ hội kinh tế mới” [32]

Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) cũng đã phát triển một ý tưởng mới về “nền kinh tế xanh” – một khái niệm “họ hàng” với Tăng

trưởng xanh “Nền kinh tế xanh là nền kinh tế nâng cao đời sống con người

và cải thiện công bằng xã hội, đồng thời giảm thiểu đáng kể những rủi ro môi trường và những thiếu hụt sinh thái Nền kinh tế xanh có mức phát thải thấp, sử dụng hiệu quả tài nguyên và hướng tới công bằng xã hội Trong nền kinh tế xanh, tăng trưởng về thu nhập và việc làm được tạo ra thông qua những khoản đầu tư của nhà nước và tư nhân nhằm giảm thiểu phát thải các-bon, giảm ô nhiễm, sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên, ngăn chặn suy giảm đa dạng sinh học” [43]

Ngân hàng Thế giới (World Bank/ WB) tiếp tục mở rộng các khái niệm về Tăng trưởng xanh để bao gồm “cột trụ” về khía cạnh xã hội của phát triển bền vững Theo WB, cốt lõi của Tăng trưởng xanh là cải thiện cuộc sống hiện tại của con người và đảm bảo một hành tinh lành mạnh cho thế hệ tương lai [44]

Ủy ban Kinh tế xã hội khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Liên

hợp quốc (UN ESCAP) định nghĩa “Tăng trưởng xanh là chiến lược tìm kiếm sự tối đa hóa sản lượng kinh tế trong khi tối thiểu hóa gánh nặng sinh thái Cách tiếp cận mới này cho phép tìm kiếm sự hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và tính bền vững môi trường bằng việc thúc đẩy những thay đổi căn bản trong phương thức sản xuất và tiêu dùng xã hội”

1.1.3 Định nghĩa của Hàn Quốc

Theo tài liệu “Chiến lược thực hiện Tăng trưởng xanh, ít các-bon” của

Văn phòng Thủ tướng Chính phủ Hàn Quốc, Tăng trưởng xanh được hiểu là

Trang 20

một chiến lược bắt đầu bằng sự từ bỏ quan niệm lạc hậu là phát triển kinh tế

và bảo vệ môi trường không thể song hành với nhau, từ đó, hướng tới tối đa hoá sự kết hợp giữa hai phạm trù này [49]

Để hiểu rõ định nghĩa này, ta cần nhìn lại những quan điểm trong quá khứ Trước đây, những chính sách về môi trường thường tập trung vào những giải pháp “hậu tăng trưởng” với tiêu chí “tăng trưởng trước, dọn sạch sau” (grow first, clean up later) Vì vậy, rất nhiều lần, những chính sách này

bị rơi vào những cuộc tranh cãi không có hồi kết giữa một bên là lợi nhuận kinh tế và một bên là giá trị môi trường Nguyên nhân chính là do từ trước tới nay, phần đông giới kinh doanh vẫn quen với lập luận rằng, không phải bao giờ xu hướng thân thiện với môi trường cũng song hành với việc kiếm tìm lợi nhuận; và xã hội cũng cho rằng “công nghệ xanh” chỉ là biểu hiện

“Trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp” (Corporate Social Responsibility) chứ có thể không liên quan gì tới lợi nhuận kinh doanh, thậm chí có khi còn gây ảnh hưởng tiêu cực [3]

Đây là một quan điểm phiến diện Khi cho rằng phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường không song hành với nhau, tăng trưởng và sự hài hòa, tôn trọng thiên nhiên không thể cùng sánh bước, nghĩa là chúng ta công nhận sự sung túc, giàu có của loài người mâu thuẫn với sự an toàn của toàn thể giới

tự nhiên Trong khi đó, con người lại là một bộ phận của giới tự nhiên, mối liên hệ giữa con người và tự nhiên là mối liên hệ hữu cơ nên lẽ dĩ nhiên, con người không thể sống khỏe mạnh, giàu có, hạnh phúc bằng cách hủy hoại

chính “Bà mẹ thiên nhiên” của mình

Hơn nữa, trong thời điểm hiện tại, sự hài hòa giữa bảo vệ môi trường

và phát triển kinh tế là điều quan trọng Việc cho ra đời Cơ chế trả tiền cho quyền phát thải là một minh chứng điển hình Để đảm bảo lợi nhuận lâu dài, nhiều công ty buộc phải tính đến cắt giảm chi phí do việc phát thải khí nhà

Trang 21

kính sinh ra Đây là điểm kết nối quan trọng giữa “xanh” và “kinh doanh”, khiến chúng khó tách rời nhau Như vậy, quan niệm được đưa ra trong định

nghĩa trên của Hàn Quốc có nhiều hợp lý đáng ghi nhận

Còn Ủy ban Tổng thống về Tăng trưởng xanh của Hàn Quốc giải thích khái niệm Tăng trưởng xanh như sau:

"Tăng trưởng xanh được thiết kế để làm giảm khí nhà kính và ô nhiễm môi trường Đồng thời, nó được thiết kế để duy trì việc bảo vệ môi trường cùng lúc với tăng trưởng kinh tế Phát triển công nghiệp và tăng trưởng kinh

tế, vốn đã trải qua một quãng thời gian dài, đã gây ra tác dụng phụ như cạn kiệt nguồn năng lượng và hủy hoại môi trường Tuy nhiên, Tăng trưởng xanh thì bảo vệ môi trường và tạo nên những ngành công nghiệp mới và việc làm mới nhờ vào năng lượng sạch (như năng lượng mặt trời, gió, thủy triều/ sóng/ đại dương, thủy điện) và công nghệ xanh thay thế cho nhiên liệu hóa thạch (như dầu mỏ và than đá) Nó trở thành một động cơ mới cho tăng trưởng kinh tế quốc gia Chìa khóa để Tăng trưởng xanh đạt đến tăng trưởng kinh tế chính là giảm thiểu việc sử dụng các tài nguyên thiên nhiên

và hạn chế ô nhiễm môi trường, do đó, nó tạo nên một vòng tuần hoàn đạo đức." (http://www.greengrowth.go.kr)

Sau này, trong “Luật khung về Tăng trưởng xanh, ít các-bon”, Hàn Quốc lại một lần nữa đưa ra định nghĩa về Tăng trưởng xanh Định nghĩa

như sau: "Tăng trưởng xanh là tăng trưởng đạt được sự hài hòa giữa kinh tế

và môi trường, bằng việc tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng, tài nguyên nhằm giảm thiểu biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường; đồng thời phát triển nghiên cứu năng lượng sạch và công nghệ xanh để đảm bảo động lực tăng trưởng mới và tạo ra những việc làm mới " [48]

Từ những định nghĩa trên, có thể thấy trọng tâm của Tăng trưởng

xanh nằm ở “cấu trúc tuần hoàn thuận”, nghĩa là phát triển kinh tế phối hợp

Trang 22

với việc giảm thiểu sự lạm dụng tài nguyên, ô nhiễm môi trường; sau đó lại

biến điều này thành động lực để phát triển kinh tế [2]

Khi so sánh những định nghĩa trên của Hàn Quốc với các định nghĩa của các tổ chức quốc tế, ta nhận thấy có một số khác biệt Định nghĩa của các tổ chức quốc tế mang tính tổng hợp và bao quát hơn; còn định nghĩa của Hàn Quốc đi vào chi tiết hơn và cũng phù hợp với bối cảnh của Hàn Quốc hơn Trong đó, những định nghĩa này nhắm tới mục tiêu giải quyết hiện trạng của nền kinh tế Hàn Quốc ngày nay là tỷ trọng nhập khẩu năng lượng lớn, tỷ lệ thất nghiệp tương đối cao Đó là lý do trong những định nghĩa này, Hàn Quốc nhấn mạnh tầm quan trọng của năng lượng sạch, công nghệ xanh

và khả năng tạo ra những việc làm mới

1.1.4 Tăng trưởng xanh và Phát triển bền vững

Tuy vậy, vẫn có những ý kiến thắc mắc rằng, liệu thực sự có sự khác

biệt giữa Tăng trưởng xanh và phát triển bền vững? “Hay những tuyên bố rằng Tăng trưởng xanh là “một trong những công cụ quan trọng có hiệu lực

để đạt được phát triển bền vững” – một bài diễn thuyết ngụy trang quá-khéo-léo” cho một phép lặp thừa?” [12]

“không-Theo một giải thích đơn giản, Tăng trưởng xanh chỉ là ý tưởng tăng trưởng kinh tế đáng kể có thể xảy ra, trong khi tác động môi trường được giảm đến mức chấp nhận được Theo cách giải thích này, có rất ít sự khác biệt giữa Tăng trưởng xanh và phát triển bền vững Sự bao gồm của từ 'tăng trưởng' được thiết kế ở đây là để tăng tính hấp dẫn cho kỳ hạn của các nhà lãnh đạo chính trị

Tuy nhiên, còn một giải thích mạnh mẽ hơn về khái niệm về Tăng trưởng xanh Theo quan điểm này, Tăng trưởng xanh là ý tưởng cho rằng bảo vệ môi trường, trong thực tế, có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng

Trang 23

cao mức sống Điều này không chỉ liên quan tới một số kịch bản ảm đạm về tương lai mà có ý nghĩa cả trong thời điểm hiện tại

Michael Jacobs, trong một báo cáo xuất sắc về Tăng trưởng xanh, với hình thức là một thảo luận chính trị, đã xác định ba cơ sở lý thuyết cho nhận định này [21]:

- Trường phái kinh tế Keynes xanh: thừa nhận rằng chi tiêu 'xanh'

có thể tăng số lượng việc làm trong thời kỳ suy thoái kinh tế (so với cách chi tiêu thông thường do tính chất chuyên sâu của công việc 'xanh')

- Điều tiết những thiếu sót về giá thị trường – có ý kiến cho rằng hiện nay ta đang sử dụng vốn thiên nhiên ở mức dưới-giá (under-priced), tức

là vốn thiên nhiên đang bị định giá quá thấp và việc điều tiết những thiếu sót

về giá thị trường sẽ dẫn đến việc sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực, và do

đó, kinh tế tăng trưởng (quan điểm kinh tế Pigouvian)

- Công nghiệp hóa xanh - được cho là để thúc đẩy “cải tiến xanh”

và tạo "việc làm xanh" (cơ bản là một quan điểm theo Schumpeter, mặc dù

quan điểm này thường sa lầy trong các cuộc thảo luận theo “thuyết trọng thương” về lợi thế người đi đầu (first-mover advantage), đặc biệt là liên quan đến sự thành công của Trung Quốc trong việc xây dựng lĩnh vực sản xuất “xanh”)

Những ý tưởng này đại diện cho một giải thích tham vọng hơn về Tăng trưởng xanh, phù hợp với mô tả của Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon, trong đó Tăng trưởng xanh là "một mô hình mới"

Mặc dù còn một số tranh cãi như trên nhưng việc sử dụng rộng rãi thuật ngữ “Tăng trưởng xanh” được cho rằng có thể phát động một làn sóng mới trong công việc nghiên cứu và phát triển các hoạt động về vấn đề môi trường ở các nước đang phát triển Và điều này là vô cùng cần thiết

1.2 Tính tất yếu của Tăng trưởng xanh đối với Hàn Quốc

Trang 24

Chiến lược Tăng trưởng xanh nhằm chuyển đổi mô hình phát triển

hiện hành, vốn tăng trưởng thiên về số lượng và phụ thuộc vào nguyên liệu hoá thạch, sang một mô hình tăng trưởng hướng đến chất lượng, trong đó,

chú trọng nhiều hơn vào sự tự chủ năng lượng và tính bền vững, thông qua các phương thức như tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng mới và năng lượng tái tạo

Nhìn từ quan điểm này, để đạt tới viễn cảnh tăng trưởng kinh tế bền vững cho đất nước và hạnh phúc cho người dân, chiến lược Tăng trưởng xanh ở Hàn Quốc có vẻ gần với một con đường tất yếu hơn là một sự lựa chọn?

Bước vào thời đại của thiếu hụt tài nguyên và gia tăng khủng hoảng môi trường, nhiều quốc gia đã nhận định biến đổi khí hậu và vấn đề năng lượng là những thách thức khốc liệt nhất của đất nước mình Họ buộc phải tập trung toàn bộ nỗ lực để đẩy mạnh việc sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên, đồng thời, giảm thiểu tối đa ô nhiễm môi trường Do không thể miễn nhiễm với các khủng hoảng năng lượng và môi trường toàn cầu, Hàn Quốc đã theo đuổi Tăng trưởng xanh nhằm hướng tới: (1) Nhu cầu hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân; (2) Nhu cầu hạn chế rủi ro về năng lượng; (3) Nhu cầu về một động cơ tăng trưởng kinh tế mới

1.2.1 Nhu cầu hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân

Tuy là một quốc gia được cả thế giới công nhận về những thành công vượt bậc trong quá trình phát triển kinh tế nhưng đổi lại, Hàn Quốc đã phải gánh chịu những tổn thất nặng nề về mặt sinh thái

Chỉ trong vòng 50 năm, Hàn Quốc đã chuyển từ một quốc gia thuộc

“thế giới thứ ba” sang một quốc gia thuộc “thế giới thứ nhất” Trong khi đó,

Trang 25

để đạt được những thành công tương tự, các quốc gia khác phải mất từ 100 –

200 năm Đổi lại, mức tăng nhiệt độ trung bình của Hàn Quốc từ năm 1912

đến năm 2008 là 1,7oC (Nghiên cứu của Viện khí tượng quốc gia Hàn Quốc,

2009), vượt xa sự gia tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu từ năm 1906 đến

năm 2005 là 0,74o

C (theo Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu/ IPCC, 2007) Mực nước biển ở đảo Jeju cũng tăng khoảng 22cm trong vòng 40

năm, gấp 3 lần so với mức tăng mực nước biển toàn cầu Ô nhiễm không khí

và ô nhiễm nguồn nước cũng gia tăng nhanh chóng, cùng với đó, tần suất

của hạn hán, lũ lụt theo dự đoán sẽ tăng lên

Đặc biệt, lượng phát thải khí các-bon của Hàn quốc đã gia tăng đáng

kể trong suốt 15 năm qua khiến hiện nay, Hàn Quốc là một trong những

quốc gia có lượng phát thải khí các-bon tăng nhanh nhất thế giới

Hình 1.1: Lƣợng phát thải CO2 (đơn vị: tấn/ đầu người)

Nguồn: Chỉ số phát triển thế giới (World Development

Indicators),WB

Một số “ngoại tác môi trường”như ô nhiễm không khí và khả năng tiếp

cận với nước sạch, ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ và chất lượng cuộc sống

Theo Chỉ số cuộc sống tốt hơn (Better Life Index) mà OECD công bố năm

2011, chỉ số PM10 trong không khí của Hàn Quốc là 33 microgram/mét khối,

Trang 26

cao hơn hẳn so với mức trung bình của khối OECD là 21 microgram/mét khối Về chất lượng nước, Hàn Quốc cũng xếp dưới mức trung bình của OECD, cụ thể chỉ có 74% dân số hài lòng với chất lượng nước, trong khi mức trung bình của OECD là 84%

Hậu quả là, trong vòng 10 năm gần đây, Hàn Quốc bị đánh giá khá thấp về mức độ xanh của nền kinh tế theo một vài chỉ số về môi trường, như: Chỉ số bền vững môi trường (ESI), Chỉ số hiệu suất môi trường EPI (hình

1.2), Dấu chân sinh thái (EF) và Chỉ số Hành tinh hạnh phúc (HPI)

Theo kết quả thăm dò dư luận của Viện Gallup (Mỹ) năm 2010, Hàn Quốc xếp hạng 27 trên 34 quốc gia thuộc OECD khi tự đánh giá mức độ hài lòng về cuộc sống theo thang điểm từ 0 đến 10 Đây là mức dưới trung bình Điều này minh chứng cho việc các chính sách của chính quyền hướng đến nâng cao chất lượng cuộc sống là hết sức cần thiết ở Hàn Quốc

Hình 1.2: Chỉ số hiệu suất môi trường (EPI) của Hàn Quốc năm

2014

Trang 27

Nguồn: Đại học Yale, 2014

Bảng 1.1: Xếp hạng môi trường của Hàn Quốc

Chỉ số Vị trí của Hàn Quốc Năm công bố

Social Sciences

Trước tình hình này, Tăng trưởng xanh là một hướng đi hợp lý, thúc đẩy quá trình chuyển giao của Hàn Quốc sang một nền kinh tế xanh hơn, nhằm giảm thiểu áp lực lên hệ sinh thái và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân Bởi vì, mặc dù tăng trưởng kinh tế là sống còn nhưng nó không phải là nhân tố duy nhất cấu thành hạnh phúc của người dân Chất lượng cuộc sống, bao gồm tình trạng sức khoẻ và chất lượng môi trường, cũng quan trọng như các điều kiện sống thuộc về vật chất, như thu nhập và của cải Do đó, một trong các mục đích chính của chiến lược Tăng trưởng xanh tại Hàn Quốc là nâng cao chất lượng cuộc sống bằng cách phát triển các thành phố xanh, xây dựng hạ tầng giao thông xanh và cải thiện quản lý tài nguyên nước

1.2.2 Nhu cầu hạn chế rủi ro về năng lượng

Lý do thứ 2 là Tăng trưởng xanh giúp hạn chế rủi ro về nguồn năng lượng do tình trạng phụ thuộc cao của Hàn Quốc vào các nguồn năng lượng nhập khẩu và nhiên liệu hoá thạch

Theo số liệu của Viện Kinh tế Năng lượng Hàn Quốc, năm 2010, Hàn

Quốc là nước tiêu thụ năng lượng lớn thứ 10 trên thế giới và 97% tổng cầu

Trang 28

năng lượng là từ nhập khẩu, trong đó hơn 80% là năng lượng từ nhiên liệu

hoá thạch (trong khi tỷ lệ của Nhật Bản là 73%, Hoa Kì là 64% và Pháp là

53%)

Hình 1.3: Mức tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch (% trên tổng số)

Nguồn: Chỉ số phát triển thế giới (World Development

Indicators),WB

Hình 1.4: Mức tiêu thụ điện của Hàn Quốc (đơn vị: KWh bình quân

đầu người)

Nguồn: Như trên

Hàn quốc còn là nước nhập khẩu dầu lớn thứ 5 trên thế giới (2007) và

là nước nhập khẩu than đá lớn thứ 2 thế giới (2008) Quan trọng hơn, các

Trang 29

ngành công nghiệp tạo ra 70% tổng sản lượng công nghiệp quốc gia như dầu

mỏ, hoá chất và thép đều là các nhóm tiêu thụ năng lượng cao Theo Báo cáo hiệu suất Môi trường của OECD năm 2006: “Hàn Quốc là một trong số

ít những quốc gia thuộc OECD không cải thiện mật độ năng lượng (năng lượng sử dụng trên một đơn vị GDP) so với năm 1990” [42, pg 9]

Cấu trúc tiêu thụ năng lượng ở mức cao này khó tránh khỏi tình trạng nhạy cảm cao độ với các biến động về giá năng lượng; và hậu quả là, kinh tế Hàn Quốc đã phải hứng chịu tác động kinh hoàng mỗi lần giá năng lượng tăng mạnh Do vậy, nền kinh tế Hàn Quốc rất dễ bị tổn thương vì tính chất nhạy cảm của nó đối với những thay đổi đột biến từ các yếu tố bên ngoài Trước tình trạng phụ thuộc cao vào các nguồn năng lượng nhập khẩu và nhiên liệu hoá thạch, việc Hàn Quốc lựa chọn chiến lược sử dụng năng lượng hiệu quả và ít các-bon là một điều cấp thiết

Ngoài ra, xét đến mức độ phụ thuộc cao của Hàn Quốc vào nguyên liệu hoá thạch, trong bối cảnh phải thực thi các nghĩa vụ cắt giảm khí nhà kính do cộng đồng quốc tế đưa ra, gánh nặng đặt ra cho nền kinh tế Hàn Quốc được dự đoán là rất lớn Trước tình hình đó, Hàn Quốc đã chọn cách chủ động tham gia vào phong trào quốc tế về giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu, tạo nên sự khác biệt với các nước có hoàn cảnh tương tự

Họ đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ cắt giảm 30% lượng khí nhà kính so với

kịch bản BaU năm 2020 Mục tiêu mà chính phủ Hàn Quốc đặt ra chính là

mức cắt giảm cao nhất mà Uỷ ban liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC)

đề xuất với các các quốc gia đang phát triển nhằm ổn định mức tăng nhiệt độ toàn cầu thấp hơn ngưỡng 2oC

1.2.3 Nhu cầu về một động cơ tăng trưởng kinh tế mới

Lý do thứ 3, Hàn Quốc cần xác lập một động cơ tăng trưởng mới Những năm 1960, Hàn Quốc đạt tới mức tăng trưởng kinh tế nhanh chóng

Trang 30

nhờ sự phát triển của các ngành “công nghiệp hóa chất nặng„, thực hiện chiến lược lấy xuất khẩu làm chủ đạo Đây là động cơ tăng trưởng đầu tiên của Hàn Quốc Tiếp đó, sự phát triển của ngành công nghệ thông tin (IT) đã dẫn tới sự khai sinh của một động cơ tăng trưởng mới Tuy nhiên, từ nửa sau của những năm 1990, đất nước này đã phải vật lộn với mức tăng trưởng kinh

tế thấp và nạn thất nghiệp; vì vậy, yêu cầu về một động cơ tăng trưởng mới

là cấp thiết Trong khi đó, ngành công nghiệp xanh là thị trường tương lai với khả năng tăng trưởng hết sức phong phú mà Hàn Quốc lại là một nước

có nhiều ưu thế trong lĩnh vực này Các doanh nghiệp sản xuất chất bán dẫn hay màn hình của Hàn Quốc có thể tham gia vào các ngành công nghiệp liên quan đến năng lượng mặt trời; còn các nhà sản xuất động cơ có thể phát triển công nghệ của mình trong lĩnh vực năng lượng gió Nhìn lại quá khứ, Hàn Quốc đã từng đuổi kịp các nước phát triển trong các ngành công nghiệp sản xuất ô tô hay đóng tàu vốn đã bị tụt hậu tới hơn 30 năm, thì có thể thấy Hàn Quốc hoàn toàn có cơ hội để đuổi kịp các nước phát triển trong "lĩnh vực xanh"

Tiểu kết:

(1) Hàn Quốc đã xây dựng được một hệ thống cơ sở lý luận về Tăng

trưởng xanh, với những quan điểm, định nghĩa về Tăng trưởng xanh của riêng Hàn Quốc, trong đó có những điểm khác biệt với định nghĩa của các tổ chức quốc tế khác trên thế giới Điều này thể hiện sự sáng tạo và linh hoạt của Hàn Quốc trong quá trình tiếp nhận một thuật ngữ ngoại lai như Tăng trưởng xanh; do đó, việc thực hiện chiến lược Tăng trưởng xanh đã trở nên phù hợp hơn với bối cảnh riêng của Hàn Quốc

Hàn Quốc cũng xác định rõ nội hàm của Tăng trưởng xanh, đó là tăng trưởng đạt được sự hài hòa giữa kinh tế và môi trường; với trọng tâm nằm ở

Trang 31

“cấu trúc tuần hoàn thuận” hay “vòng tuần hoàn đạo đức”, nghĩa là phát triển kinh tế phối hợp với việc giảm thiểu sự lạm dụng tài nguyên, ô nhiễm môi trường; sau đó lại biến điều này thành động lực để phát triển kinh tế

Hàn Quốc cũng xác định rõ ngoại diên của Tăng trưởng xanh, trong đó bao gồm tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng, tài nguyên; giảm thiểu biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường; phát triển nghiên cứu năng lượng sạch, công nghệ xanh; đảm bảo động lực tăng trưởng mới và tạo ra những việc làm mới

(2) Tăng trưởng xanh là con đường tất yếu của Hàn Quốc trong bối cảnh Hàn Quốc có sự phụ thuộc cao vào nhiên liệu hóa thạch và nhiên liệu nhập khẩu, tình trạng ô nhiễm môi trường gia tăng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và nhu cầu của đất nước về một động cơ tăng trưởng kinh tế mới trong tương lai

Như vậy, Tăng trưởng xanh được nhận định là một giải pháp hợp lý

và cần thiết đối với Hàn Quốc, chiến lược Tăng trưởng xanh là con đường tất yếu mà Hàn Quốc đã, đang và sẽ đi trong tương lai Tình thế hiện tại vừa

là thách thức vừa là cơ hội, nếu Hàn Quốc có thể nắm bắt kịp thời và thông minh, nền kinh tế Hàn Quốc sẽ có được sức bật mới

Trang 32

Chương 2 Khái quát Chiến lược Tăng trưởng xanh của Hàn Quốc

2.1 Các chiến lược và kế hoạch trọng điểm

2.1.1 Gói kích cầu “Thỏa thuận xanh mới” (Green New Deal)

Từ cuối năm 2008 đến đầu năm 2009, các nước trên thế giới bắt đầu đưa ra những gói kích thích kinh tế bổ sung nhằm ứng phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu Xét từ mức độ mà cuộc khủng hoảng tác động đến Hàn Quốc thì quốc gia này cũng cần tham gia vào công cuộc ứng phó đó

Được công bố ngày 06/01/2009, Gói Kích cầu “Thỏa thuận xanh mới” (녹색 뉴딜) chính là một công cụ để kích thích tạo việc làm và làm sống

dậy nền kinh tế Gói kích cầu này bao gồm các chính sách về tài chính, tài khóa và thuế với tổng tiền đầu tư lên đến 50.000 tỷ won (khoảng 38,5 USD), tương đương với 4% GDP, thực hiện trong giai đoạn 4 năm từ năm 2009 đến năm 2012, tập trung vào 9 dự án chính và các dự án liên quan, qua đó hy vọng tạo ra 956.000 việc làm xanh mới

Một báo cáo cho rằng, Hàn Quốc đã đạt được hiệu quả đặc biệt trong việc thực chi gói kích thích xanh, với gần 20% kinh phí được giải ngân vào cuối quý II năm 2009, trong khi hầu hết các nước khác chỉ đạt 3% [27]

Gói kích cầu này xác định những dự án trọng điểm tập trung vào năng lượng tái tạo, các công trình sử dụng năng lượng hiệu quả, các phương tiện đường bộ và đường sắt thải ít các-bon, nước và quản lý chất thải Tổng lượng tiền là 30,7 tỷ USD (khoảng 80% gói kích thích) được phân bổ cho lĩnh vực môi trường, như: năng lượng tái tạo (1,8 tỷ), toà nhà hiệu quả năng lượng (6,19 tỷ), xe ít cac-bon (1,8 tỷ), tàu hỏa (7,01 tỷ), quản lý nước và chất thải (13,89 tỷ) [28]

9 dự án chính bao gồm: (1) cải tạo 4 dòng sông lớn; (2) xây dựng hệ

thống giao thông xanh; (3) xây dựng cơ sở dữ liệu về lãnh thổ và tài nguyên

Trang 33

quốc gia; (4) quản lý nguồn tài nguyên nước; (5) ô tô xanh và chương trình năng lượng sạch hơn; (6) chương trình tái sinh tài nguyên; (7) quản lý rừng

và chương trình sinh học; (8) nhà xanh, văn phòng xanh, trường học xanh; (9) phong cảnh và cơ sở hạ tầng xanh hơn

Riêng Dự án cải tạo 4 dòng sông lớn (사대강), Chính phủ Hàn Quốc

đã đầu tư một khoản lớn (khoảng 22,2 nghìn tỷ won, tương đương 17,3 tỷ USD) cho việc xây dựng các đập ngăn, hồ chứa nước và các cơ sở vật chất liên quan đến quản lý nguồn nước Những dự án này dự kiến sẽ tạo ra khoảng 280.000 việc làm mới

Dự án xây dựng đường sắt cao tốc được đầu tư 7,6 tỷ USD Ước tính các dự án giao thông này sẽ tạo ra 160.000 việc làm mới Ngoài ra, Hàn Quốc cũng chi 230 triệu USD cho việc trồng rừng để tạo ra 23.000 việc làm cho người lao động

Cùng lúc đó, một ngân sách bổ sung đã được chuẩn bị, trong đó chú trọng dành cho Gói kích thích xanh – bao gồm đầu tư cơ sở hạ tầng để tiếp sức cho nền kinh tế và tạo ra các việc làm xanh Với mức chi 17,9 nghìn tỷ won, chiếm 6,3 % tổng ngân sách ban đầu của năm tài chính 2009, khoản ngân sách bổ sung trên là lớn nhất trong lịch sử tài khoá của Hàn Quốc; nhiều chương trình liên quan đến Tăng trưởng xanh đã được tính vào các khoản tăng chi tiêu này

Ngoài ra, Chính phủ Hàn Quốc đã thông báo việc cắt giảm thuế thu nhập và thuế doanh nghiệp Thuế thu nhập được giảm 2% Ngưỡng khấu trừ thuế đã được nâng lên từ 1 thành 1,5 triệu won (xấp xỉ 1,284 – 1784 USD) Thuế doanh nghiệp cũng được giảm từ 25% xuống 22% vào năm 2009 và 20% vào năm 2010 đối với các công ty lớn; và từ 13% xuống 11% vào năm 2009

và 10% năm 2010 đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) [25]

Trang 34

Theo đánh giá của UNEP, những biện pháp này dường như đã góp phần kích thích phục hồi kinh tế Hàn Quốc là một trong số ít các nước thành viên của OECD đã đăng ký tăng trưởng dương trong quý I năm 2009 (0,1%)

Và nước này cũng được ghi nhận có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong quý II (2,3%) [31]

Tóm lại, Gói kích cầu Thỏa thuận xanh mới của Hàn quốc chính là

một phần trong chính sách tạo việc làm và làm sống dậy nền kinh tế Trong ngắn hạn, nó có mục đích để ứng phó với suy thoái kinh tế và trong trung &

dài hạn để thúc đẩy Tăng trưởng xanh [25] Thỏa thuận xanh mới được

tiến hành đến năm 2012 trong khi chiến lược dài hạn sẽ tiếp tục được theo đuổi thông qua các kế hoạch 5 năm về Tăng trưởng xanh, giai đoạn đầu tiên được thực hiện từ năm 2009 đến năm 2013

2.1.2 Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh, ít các-bon

Chính phủ Hàn Quốc đã lý giải Tăng trưởng xanh như là một cách tiếp cận phát triển đầy sáng tạo, đòi hỏi sự thay đổi căn bản trong mô hình tăng trưởng của đất nước, từ "tăng trưởng thiên về số lượng" sang "tăng trưởng hướng đến chất lượng"

Theo mô hình mới về “tăng trưởng hướng đến chất lượng”, các yếu tố thiết yếu trong sản xuất là những ý tưởng mới, những tiến bộ có tính bước ngoặt và công nghệ tân tiến nhất Tăng trưởng kinh tế dựa vào những định hướng này được kỳ vọng sẽ tạo ra sự tăng trưởng “thiên về chất lượng, theo chiều sâu”, khác với sự tăng trưởng trong quá khứ “thiên về số lượng, theo

bề rộng” Cách tiếp cận này tạo điều kiện cho một mối quan hệ đôi bên cùng

có lợi giữa tăng trưởng kinh tế và môi trường

Tầm nhìn mới này dựa trên một Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng

xanh, ít các-bon (저탄소 녹색성장 국가전략) kéo dài đến năm 2050 và

được thực hiện thông qua các kế hoạch 05 năm về Tăng trưởng xanh Chiến

Trang 35

lược này đã đề ra 3 mục tiêu chính với 10 định hướng chính sách cụ thể (hình 2.1)

Hình 2.1: Ba mục tiêu và 10 định hướng của Tăng trưởng xanh

Nguồn: Ủy ban Tổng thống về Tăng trưởng xanh

Mục tiêu thứ nhất là ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu và đạt tới

sự độc lập về năng lượng Mục tiêu này kêu gọi các hành động như đặt ra những mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính từ trung hạn đến dài hạn, tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo và củng cố năng lực ứng phó của quốc gia nhằm chống lại những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu

Mục tiêu thứ hai là tạo ra các động cơ tăng trưởng mới trên nhiều mặt

trận Trọng tâm của nó là tăng cường những đầu tư chiến lược trong nghiên

Trang 36

cứu và phát triển công nghệ xanh, thiết lập cấu trúc cho tài chính xanh và đưa ra các ưu đãi về thuế cho những hoạt động thân thiện với môi trường

Mục tiêu thứ ba là nâng cao tổng thể chất lượng cuộc sống cho người

dân và gia tăng đóng góp cho cộng đồng quốc tế bằng cách vận động mạnh

mẽ cho Tăng trưởng xanh Xét tầm quan trọng của việc thay đổi hành vi, Chính phủ đã thi hành các chiến dịch cộng đồng được thiết kế để tăng cường

sự hiểu biết và tham gia của công dân, ví dụ như Phong trào Khởi động xanh

2.1.3 Kế hoạch 5 năm về Tăng trưởng xanh (giai đoạn 2009 - 2013)

Để thực thi một cách có hệ thống và nhất quán lộ trình đã đặt ra trong Chiến lược quốc gia, Chính phủ Hàn Quốc đã vạch ra Kế hoạch 5 năm giai

đoạn 2009 - 2013 (녹색성장 5 개년 계획 2009-2013), một công cụ chính

sách vốn rất hiệu quả trong các giai đoạn đầu của sự bùng nổ kinh tế Hàn Quốc

Kế hoạch 5 năm được Ủy ban Tổng thống về Tăng trưởng xanh công

bố vào ngày 06/07/2009 với tư cách là một kế hoạch trung hạn để thực hiện

“Tầm nhìn Tăng trưởng xanh, ít các bon” được công bố 01 năm trước đó Kế hoạch này bao gồm các nhiệm vụ cụ thể về Tăng trưởng xanh, ngân sách hàng năm từ 2009-2013 và ngân sách các dự án tương ứng Tổng đầu tư thực hiện kế hoạch là 107,4 ngàn tỷ won (khoảng 96,9 tỷ USD), với mức chi tiêu thực tế ước tính là 110,6 nghìn tỷ won Hiệu ứng sản xuất trong suốt giai đoạn 2009 - 2013 ước tính đạt từ 182 - 206 ngàn tỷ won (tương đương với 141,1 đến 160,4 tỷ USD), trong đó, ước tính trung bình mỗi năm đạt từ 36,3 đến 41,2 nghìn tỷ won Đây là những con số được tính toán dựa trên hai kịch bản mà Ủy ban Tổng thống về Tăng trưởng xanh đưa ra, bằng cách sử dụng các bảng “đầu vào – đầu ra” (input-output tables) để tính toán những lợi ích kinh tế vĩ mô dự kiến được mang lại từ Kế hoạch 5 năm về Tăng trưởng xanh Thông qua việc thực hiện Kế hoạch 5 năm này, Chính phủ Hàn Quốc

Trang 37

mong muốn sẽ tạo ra 1,18 - 1,47 triệu việc làm trong ngành công nghiệp xanh trong suốt 5 năm

Hình 2.2: Ngân sách Tăng trưởng xanh (đơn vị: Nghìn tỷ won)

Nguồn: Sang Dae Choi (2014), The Green Growth Movement in The Republic of Korea: Option or necessity? (Phong trào Tăng trưởng xanh tại Hàn Quốc: lựa chọn hay tất yếu?), World Bank, Korea green growth partnership (Đối tác Tăng trưởng xanh Hàn Quốc)

Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, đây là một kế hoạch có tính khả thi và nếu được thực hiện một cách triệt để sẽ góp phần đưa Hàn Quốc trở thành một trong “7 cường quốc kinh tế xanh” của thế giới vào năm

2020 và một trong “5 cường quốc kinh tế xanh” của thế giới vào năm 2050

Theo kế hoạch này, Chính phủ cũng ban hành “nguyên tắc ngân sách 2%”, một chính sách mà nhờ đó, 2% GDP (khoảng 83,6 tỷ đô la Mỹ) sẽ

Trang 38

được chi cho lĩnh vực biến đổi khí hậu, năng lượng, giao thông bền vững

và phát triển công nghệ xanh

Kế hoạch 5 năm này là tổng hợp của một số dự án đã có và một số

dự án mới được được thiết kế cho Tăng trưởng xanh Kế hoạch này bao gồm

một số dự án đã được công bố trước đó như một phần của Gói kích cầu Thỏa thuận xanh mới, ví dụ: Dự án cải tạo 4 dòng sông lớn và Chiến lược phát triển động cơ tăng trưởng mới đã được chính phủ Hàn Quốc công bố vào

ngày 13/01/2009

Hình 2.3: Phân bổ ngân sách (2009 - 2013)

Nguồn: Như trên

Ngoài ra, trên cơ sở nội dung của Chiến lược Tăng trưởng xanh và các

kế hoạch vĩ mô, các bộ ngành Hàn Quốc đều lên kế hoạch Tăng trưởng xanh cho riêng mình Bộ Kinh tế và Tri thức công bố Chiến lược công nghiệp Tăng trưởng xanh theo mô hình tri thức làm chủ đạo (12/2008) và Chiến lược 15 năng lượng xanh Bộ Môi trường công bố Kế hoạch thực hiện Tăng trưởng xanh lĩnh vực môi trường (01/2009) Bộ Văn hóa thể thao và du lịch xây dựng Chiến lược văn hóa vì Tăng trưởng xanh, ít các-bon (10/2008) Tuy mỗi ngành có một cách thực hiện Tăng trưởng xanh riêng

Trang 39

nhưng đều có chung một quan niệm và mục đích nhằm đạt được mục tiêu chung mà kế hoạch vĩ mô đã đề ra

2.2 Những lĩnh vực chủ yếu trong Chiến lược quốc gia và Kế hoạch 5 năm về Tăng trưởng xanh

Chiến lược quốc gia và Kế hoạch 5 năm về Tăng trưởng xanh có 06 lĩnh vực chính sau đây: (1) Biến đổi khí hậu; (2) Hiệu quả năng lượng; (3) Năng lượng tái tạo và năng lượng hạt nhân; (4) Giao thông vận tải, các thành phố xanh và hiệu quả nhiên liệu; (5) Nước và cơ sở hạ tầng sinh thái; (6) Công nghệ xanh và động cơ tăng trưởng trong tương lai

Sau đây, người viết xin giới thiệu lần lượt các lĩnh vực này dựa theo tài liệu “Tổng quan Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh của Hàn Quốc”

do UNEP thực hiện, trong đó, xin trích dẫn một số khuyến nghị đáng lưu ý

mà tổ chức này gửi tới chính phủ Hàn Quốc [42]

2.2.1 Biến đổi khí hậu

Giảm lượng phát thải khí nhà kính và tăng cường năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu là hai trong số các lĩnh vực chính trong Chiến lược Tăng trưởng xanh của Hàn Quốc [42, pg 18]

Như đã nêu ở những phần trước, nhiệt độ trung bình trên bề mặt ở Hàn Quốc đã tăng khoảng 1,74 độ C (tính từ năm 1912 đến năm 2008), cao hơn hẳn mức trung bình của thế giới Mực nước biển tại đảo Jeju cũng tăng khoảng 22cm trong 40 năm qua, cao gấp 3 lần mức trung bình toàn cầu [26]

Lượng phát thải các-bon của Hàn Quốc (tính tổng số và trên đầu người) đều tăng gấp đôi khi so sánh số liệu năm 2005 với năm 1990, khiến nước này trở thành quốc gia có tốc độ gia tăng phát thải nhanh nhất trong nhóm các nước thuộc OECD Trong đó, nếu xét theo yếu tố ngành, lượng phát thải của Hàn Quốc tập trung vào các ngành điện và nhiệt, sản xuất, giao thông vận tải và chế tạo công nghiệp Ủy ban Tổng thống về Tăng trưởng

Trang 40

xanh ước tính rằng lượng phát thải của Hàn Quốc sẽ tăng 30% vào năm

2020 nếu theo kịch bản BaU

Thực tế, khi so sánh với các nước thành viên Cơ quan Năng lượng quốc tế (International Energy Agency/ IEA), lượng phát thải CO2 trên một đơn vị GDP của Hàn Quốc năm 2004 cao hơn Nhật Bản 40%, cao hơn so với trung bình của của các nước thành viên IEA Thái Bình Dương (Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand) gần 23% và cao hơn so với trung bình của toàn bộ các nước thuộc khối IEA là 15% [17]

Tại Hội nghị Thượng đỉnh các nước G8 mở rộng được tổ chức tại Toyako, Hokkaido, Nhật Bản vào tháng 07/2008, Tổng thống Lee Myung-bak đã công bố rằng Hàn Quốc sẽ đưa ra mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính trung hạn vào năm 2009 Sau đó, đến ngày 04/08/2009, Hàn Quốc tuyên bố sẽ tự nguyện giảm lượng phát phải CO2 vào năm 2020, theo 3 phương án là 21%, 27% hoặc 30% [36]

Cùng với mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính trong trung hạn, các sáng kiến về biến đổi khí hậu nằm trong Kế hoạch 5 năm về Tăng trưởng xanh còn bao gồm việc thông qua khuôn khổ pháp lý và quy định, việc mua bán phát thải các-bon, hệ thống báo cáo kiểm kê khí nhà kính quốc gia (được hình thành vào năm 2010), cùng với đó là việc nâng cao nhận thức cộng đồng

Các biện pháp khác được công bố bao gồm: việc thông qua các tiêu chuẩn khí thải ô tô mới, chương trình “từ rác thải đến năng lượng” để giảm phát thải khí nhà kính do các vật liệu phế thải, tăng cường vận tải ít các-bon, giới thiệu các loại đi-ốt phát quang (LED), các tiêu chuẩn cách nhiệt khắt khe dành cho các tòa nhà, phát triển công nghệ thu–giữ các-bon (Carbon

Capture and Storage/ CCS) Đặc biệt, Luật khung về Tăng trưởng xanh, ít các-bon được Quốc hội thông qua vào tháng 12/2009 đã cung cấp những

Ngày đăng: 27/10/2016, 09:28

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hoa Lê Anh, Tăng trưởng “xanh” hướng tới nền kinh tế “xanh”, phát triển bền vững, http://www.tapchicongsan.org.vn,http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/PrintStory.aspx?distribution=27352&print=true, ngày 20/05/2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: xanh” hướng tới nền kinh tế “xanh
4. Hải Lê, Hàn Quốc: Phê chuẩn Luật đảm bảo “Tăng trưởng xanh”, http://dangcongsan.vn,http://dangcongsan.vn/CPV/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=10094&cn_id=383287, ngày 15/01/2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tăng trưởng xanh
8. Barbier, E.B. (2009), Global Green New Deal (Thỏa thuận xanh mới toàn cầu), Report prepared for the Economics and Trade Branch (Báo cáo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Global Green New Deal (Thỏa thuận xanh mới toàn cầu)
Tác giả: Barbier, E.B
Năm: 2009
10. Yoon Jung Cha, Myung-Pil Shim và Seung Kyum Kim (2011), The Four Major Rivers Restoration Project, Office of National River Restoration (Dự án cải tạo 4 dòng sông lớn), Office of National River Restoration (Cơ quan cải tạo sông quốc gia) Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Four Major Rivers Restoration Project, Office of National River Restoration (Dự án cải tạo 4 dòng sông lớn)
Tác giả: Yoon Jung Cha, Myung-Pil Shim và Seung Kyum Kim
Năm: 2011
11. Sang Dae Choi (2014), The Green Growth Movement in The Republic of Korea: Option or necessity? (Phong trào Tăng trưởng xanh tại Hàn Quốc:lựa chọn hay tất yếu?), World Bank, Korea green growth partnership (Đối tác Tăng trưởng xanh Hàn Quốc) Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Green Growth Movement in The Republic of Korea: Option or necessity? (Phong trào Tăng trưởng xanh tại Hàn Quốc: "lựa chọn hay tất yếu?)
Tác giả: Sang Dae Choi
Năm: 2014
14. FIA Foundation, 50 By 50 – Global Fuel Economy Initiative (Sáng kiến tiết kiệm nhiên liệu toàn cầu – 50/50),http://www.fiafoundation.org/Documents/Environment/50by50_leaflet_lr.pdf Sách, tạp chí
Tiêu đề: 50 By 50 – Global Fuel Economy Initiative (Sáng kiến tiết kiệm nhiên liệu toàn cầu – 50/50)
19. IEA (2009), World Energy Outlook 2009 (Triển vọng Năng lượng thế giới năm 2009), http://www.iea.org/Textbase/npsum/weo2009sum.pdf Sách, tạp chí
Tiêu đề: World Energy Outlook 2009 (Triển vọng Năng lượng thế giới năm 2009)
Tác giả: IEA
Năm: 2009
2. Im Hong-jae, Chính sách Tăng trưởng xanh của Hàn Quốc và những hợp tác quốc tế, http://ceed.org.vn, 2010 Link
3. Khánh Lâm, Cuộc đua phát triển công nghệ, http://www.baomoi.com, http://www.baomoi.com/Cuoc-dua-phat-trien-cong-nghe-xanh/45/5659958.epi, ngày 07/02/2011 Link
5. Khánh Phương, Chính sách quy hoạch vùng của Hàn Quốc, http://www.ashui.com/mag/, http://ashui.com/mag/tuongtac/nhin-ra-the-gioi/3270-chinh-sach-quy-hoach-vung-cua-han-quoc.html, ngày 31/08/2010 Link
7. Jean-Guy Vaillancourt (2000), Phát triển bền vững: nguồn gốc và khái niệm, Xã hội học (số 2 - 70), http://younganthropologists.com/2014/08/phat-trien-ben-vung-nguon-goc-va-khai-niem/Tiếng Anh Link
12. Matthew Dornan, Is „Green Growth‟ just the latest development fad? (Tăng trưởng xanh chỉ là mốt phát triển nhất thời mới nhất?), http://devpolicy.org, http://devpolicy.org/is-green-growth-just-the-latest-development-fad-20140721/, 21/07/2014 Link
13. Sung-Young Kim, Elizabeth Thurbon, Green Growth: rebooted in South Korea, booted out in Australia (Tăng trưởng xanh: Khởi động lại ở Hàn Quốc, kết thúc ở Úc), www.theconversation.com, http://theconversation.com/green-growth-rebooted-in-south-korea-booted-out-in-australia-22243, ngày 07/02/2014 Link
23. Ministry of Land, Transport and Maritime Affairs (MLTM), http://www.uncrd.or.jp/env/4thregional-est-forum/Presentations/07_BS2_Korea.pdf Link
26. National Emergency Management Agency (Cơ quan Quản lý khẩn cấp quốc gia), Hàn Quốc, http://eng.greatkorea.go.kr/1/1-1.asp Link
31. OECD, Key Short-Term Economic Indicators: Quarterly National Accounts (GDP Constant Prices) (Các chỉ số kinh tế ngắn hạn quan trọng: Tài khoản Quốc gia hàng quý (GDP tính theo giá không thay đổi)),http://stats.oecd.org/Index.aspx?DatasetCode=SNA_TABLE1, số liệu vào ngày 09/09/2009 Link
36. James Ro, Seoul maps out plans to cut greenhouse gas emissions (Seoul vạch ra kế hoạch cắt giảm khí nhà kính), http://www.korea.net/, http://www.korea.net/NewsFocus/Policies/view?articleId=75081, ngày 05/08/2009 Link
37. Shin Hyon-hee, South Korea ditching „green growth‟ (Hàn Quốc bỏ rơi Tăng trưởng xanh), The Korea Herald, http://www.asianewsnet.net, http://www.asianewsnet.net/South-Korea-ditching-green-growth-44753.html,ngày 30/03/2013 Link
38. Shin Hyon-hee, Korea eyes on era of „green growth 2.0‟ (Hàn Quốc hướng đến kỷ nguyên Tăng trưởng xanh 2.0), The Korea Herald, http://www.koreaherald.com/view.php?ud=20131110000342,ngày10/11/2013 Link
39. UN (Tài liệu của Liên hợp quốc), http://www.un-documents.net/ocf-02.htm Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w