HSG 08/09

4 223 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
HSG 08/09

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bài 1(7.5 điểm) Câu 1: Cho các chất sau: CO, CO 2, H 2 O, CuO, SiO 2 ,HCl, NaCl, KOH,CuSO 4 ,Fe 2 O 3 Các chất nào tác dụng được với nhau . Hãy viết các phương trình phản ứng hoá học đó. Câu 2: a. Để làm sạch thuỷ ngân có lẫn tạp chất là Zn, Sn, Pb , người ta khuấy thuỷ ngân kim loại này với dung dịch bão hoà thuỷ ngân sunfat . Hãy giải thích phương pháp làm sạch này . Viết phương trình hoá học xảy ra trong quá trình này . b. Trong nước thải nhà máy có các muối Pb(NO 3 ) 2 và Cu(NO 3 ) 2 là những chất độc. Hãy nêu phương pháp hóa học xử lý nước thải này trước khi cho chảy ra sông ngòi. Câu 3: A,B,C các hợp chất vô cơ của một kim loại , khi đốt nóng ở nhiệt độ cao cho ngọn lửa màu vàng. A tác dụng với B thành C. Nung nóng B ở nhiệt độ cao thì thu được chất rắn C, hơi nước và khí D. D là khí nặng hơn không khí và là nguyên nhân chủ yếu gây hiệu ứng nhà kính làm khí hậu Trái đất ấm dần lên. D tác dụng với A cho B hoặc C a. Xác định công thức A,B,C .Viết phương trình hoá học . b. Khi nào A tác dụng với D chỉ tạo thành C hoặc B? Khi nào tạo thành hỗn hợp của B và C? Bài 2(3.5 điểm): Câu 1(1,5 điểm): Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp A gồm Fe và kim loại M trong dung dịch HCl dư thu được 1,008 lít khí (đktc) và dung dịch chứa 4,575gam muối khan. Tính m. Câu (1.5điểm): Khí A có tỷ khối đối với Oxi bằng 1,0625. Đốt 3,4 gam khí A thu được 2,24 gam khí SO 2 (đktc) và 1,8gam H 2 O. Tìm CTHH của khí A . Bài 3 ( 4.5 điểm) Hoà tan hoàn toàn 7,76 gam hỗn hợp hai kim loại Mg, Fe bằng dung dịch HCl 20%, thu được dung dịch A. Nồng độ của muối Magie trong A là 23,693%. a. Tính khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu? b. Nếu lấy 25% thể tích A, cho tác dụng với dung dịch NaOH dư, phản ứng kết thúc, khối lượng chất rắn sinh ra là bao nhiêu? Bài 4( 5,0 điểm ): Hoà tan 115,3 gam hỗn hợp X gồm MgCO 3 và RCO 3 bằng 500ml dung dịch H 2 SO 4 looãg thu được dung dịch A, chất rắn B và 4,48 lít CO 2 ( đo ở đktc) cô cạn dung dịch A thu được 12 gam muối khan . Mặt khác khi đem nung chất rắn B tới khối lượng không đổi thì thu được 11,2 lít CO 2 ( đo ở đktc) và chất rắn C. a. Tính nồng độ mol của dung dịch H 2 SO 4 đã dùng . b. Tính khối lượng B,C. c. Xác định kim loại R biết trong hỗn hợp X có số mol của RCO 3 gấp 2,5 lần số mol của MgCO 3 . --------Hết ---------- 1 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VĂN HOÁ LỚP 9 HUYỆN XUYÊN MỘC CẤP HUYỆN – NĂM HỌC 2008-2009 MÔN : HOÁ HỌC Thời gian làm bài 150 phút không kể thời gian giao đề ĐỀ CHÍNH THỨC Khoá thi, ngày 31 tháng 12 năm 2008 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM HUYỆN XUYÊN MỘC ĐỀ THI CHỌN HSG VĂN HOÁ LỚP 9 CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2008-2009 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN HOÁ HỌC Bài 1:(7.5 điểm) Câu 1(3.25điểm) - Viết đúng 13 PTHH: Mỗi PT 0.25đ Câu 2(2,5đ): a. (1,5 d) - Giải thích đúng :0.75 đ Khi khuấy thuỷ ngân với dung dịch bão hoà HgSO 4 (thuỷ ngân không tan vào dung dịch) thuỷ ngân phân tán thành những giọt nhỏ , diện tích tiếp xúc giữa thuỷ ngân và dung dịch lớn , các tạp chất trong thuỷ ngân sẽ đi vào dung dịch nhanh và hoàn toàn - Viết đúng 3 PTHH: mỗi PT 0,25 đ b. (1.0đ) - Nêu được xử lý nước thải nhà máy bằng cách cho vào bể xử lý bằng nước vôi , các muối Pb(NO 3 ) 2 và Cu(NO 3 ) 2 sẽ chuyển thành các Hydroxit không tan lắng xuống đáy bể .( 0.5đ) Viết đúng 2 PT : mỗi PT( 0.25đ) Pb(NO 3 ) 2 + Ca(OH) 2 → Pb(OH) 2 ↓ + Ca(NO 3 ) Cu(NO 3 ) 2 + Ca(OH) 2 → Cu(OH) 2 ↓ + Ca(NO 3 ) 2 Câu 3( 1,75đ): a. Xác định đúng :A: NaOH, B: NaHCO 3 , C: Na 2 CO 3 và khí D: CO 2 và viết đúng 4 PT:( 1.0đ) b. Xác định đúng (0.75 đ) + Khi số mol NaOH ≥ 2 lần số mol CO 2 →Na 2 CO 3 ( C) + Khi số mol NaOH ≤ số mol CO 2 → NaHCO 3 ( B) + Khi số mol CO 2 ≤ số mol NaOH ≤ 2 lần số mol CO 2 thì tạo ra hỗn hợp 2 muối B và C Bài 2: 3,5 điểm Câu 1: (1.5 điểm) - Viết đúng 2 PTHH : mỗi PT 0,25 điểm Fe + 2HCl FeCl 2 + H 2 2 M + 2nHCl 2MCl n + n H 2 - Tính được số mol H 2 = 0,045(mol) , số mol HCl = 0,09 (mol) (0.5 điểm) - Tính được : m =1,38(g) ( 0.5 điểm) Câu 2( 1.5điểm) -Tính M A = 1,0625 . 32 = 34 g ( 0,25 đ) Đốt A tạo ra SO 2 và H 2 O , trong A phải có S , H và có thể có Oxi. - Số Mol SO 2 = 2,24 : 22,4 = 0,1 Mol. ( 0,25đ) n S = 0,1 Mol , m S = 32 . 0,1 = 3,2 g . - Số Mol H 2 O : 1,8 : 18 = 0,1 Mol . ( 0,5 đ) n H = 0,2 Mol , m H = 0,2 . 1 = 0,1 g . 2 m S + m H = 3,2 + 0,2 = 3,4 g vậy hợp chất không có Oxi . (0,25đ) - Đặt công thức của A là : H x S y , ta có : x : y = 32 2,3 : 1 2,0 = 0,1 : 0,2 = 1:2 ( 0,5 đ) Vậy công thức H 2 S Bài 3( 4.5 điểm) a) Tính khối lượng của mỗi kim loại ( 2.75 điểm) PTPƯ: Mg +2HCl -> MgCl 2 + H 2 ( 0.25đ) x 2x x x Fe + 2HCl -> FeCl 2 +H 2 ( 0.25đ) y 2y y y => 24x + 56y = 7,76 (1) ( 0.25đ) K/l dung dịch HCl 20 % cần thiết là: (2x+2y)*36,5*100/20 = 365x + 365y (0.25đ) K/l d/d sau phản ứng là : khối lượng d/d HCl 20% + k/l hỗn hợp kim loại - khối lượng hiđro thoát ra. 365x + 365y + 8 – 2(x+y) = 363x + 363y + 7,76 ( 0.5đ) Khối lượng MgCl 2 sau phản ứng là : 95x => 95x*100% : (363x + 363y + 7,76) = 23,693% ( 0.5đ) => 899,441x – 8600,559y = 183,85768(2) Từ (1) và (2) => x = 0,3 y = 0,01 ( 0.5đ) vậy khối lượng Mg và Fe lần lượt là : 7,2 gam và 0,56 gam . ( 0.25đ) b) Tính khối lượng chất kết tủa ( 1.75 điểm) Lấy 25% thể tích dung dịch sau phản ứng, nên số mol MgCl 2 và FeCl 2 lần lượt là : 0,075 và 0,0025. ( 0.5đ) PTPƯ : MgCl 2 + 2NaOH -> Mg(OH) 2 + 2NaCl ( 0.25đ) 0,075 0,075 FeCl 2 + 2NaOH -> Fe(OH) 2 + 2NaCl ( 0.25đ) 0,0025 0,0025 4Fe(OH) 2 + O 2 + 2H 2 O -> 4Fe(OH) 3 ( 0.25đ) 0,0025 0,0025 Khối lượng chất rắn = 0,075.58 + 0,0025.107 = 4,6175(g) ( 0.5đ) Bài 4 ( 5 điểm) a.Tính nồng độ mol của dd H 2 SO 4 : (1,75đ) - Viết được 2 PTHH ( 0,5 đ) - Tính được số mol CO 2: + khi hoà tan : 0,2 mol ( 0.25đ) + Khi nung : 0,5 mol (0.25đ) - Từ 2 PT tính được số mol H 2 SO 4 = số mol CO 2 = 0,2 mol ( 0.25đ) - Lập luận đúng để chứng tỏ trong dd A chỉ có MgSO 4 tan và chất rắn B là RSO 4 (0.25đ) - Tính được nồng độ C M của dd H 2 SO 4 : M4,0 5,0 2,0 = ( 0.25đ) b. Tính mB,C: (2.0điểm) - Khi nung B còn chất rắcn C và thu được khí CO 2 Trong chất rắn B có MgCO 3 dư và RCO 3 dư và RSO 4 ( chất rắn C) ( 0,25đ) -Tính được : n MgSO 4 = nMgCO 3 mol1,0 120 12 == ( 0,25đ) nBCO 3 = n RSO 4 mol1,01,02,0 =−= (0,25đ) - Khi nung B : + Viết đúng 02 PTHH mỗi PT (0.25đ) 3 MgCO 3 MgO + CO 2 amol a mol amol RCO 3 RO + CO 2 b mol bmol bmol RSO 4 Không bị nhiệt phân +Tính được khối lượng B : M B = mMgCO 3dư + mRCO 3dư + mRSO 4 ↓ = m(MgCO 3 +RCO 3 ) ban đầu +m(MgCO 3 +RCO 3 ) tan + mRSO 4 = = 115,3-[0,1 x 84 + 0,1(R + 60) + (R +96) 0,1] = 110,5 g ( 0.5đ) + Tính được khối lượng C: mC + mB – mCO 2 = 88,5 g ( 0,25đ) c. Xác định kim loại R: ( 1.25 điêm) - Lập được số mol CO 2 khi nung: a + b = 0,5 mol ( *) (0.25đ) - Lập được : n RCO 3 = 2,5 nMgCO 3 →( 0,1+ b ) = 2,5(0,1+ a) (**) ( 0.25đ) → Từ(*) và (**) : a = 0,1 mol , b = 0,4mol (0.25đ) - Lập đươc :m X = 84( 0,1 + 0,1) + ( R+ 60)(0,1 + 0,4) = 115,3g (0,25đ) - R= 137 → Ba : Ba ri ( 0.25đ) 4 . 2008 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM HUYỆN XUYÊN MỘC ĐỀ THI CHỌN HSG VĂN HOÁ LỚP 9 CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2008-2009 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN HOÁ HỌC Bài

Ngày đăng: 11/06/2013, 01:26

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...