KỂCHUYỆNBÁCHỒ - PHẠM KHẮC LẬP - TIỂU HỌC CAO NHÂN – 2008 -------------------------------------------------------------------------------------------------------- KỂCHUYỆN : “BÁC HỒ CỦA CHÚNG EM” – HÈ NĂM 2008 TRƯỜNG TIỂU HỌC CAO NHÂN - THUỶ NGUYÊN - HẢI PHÒNG PHẦN THỨ NHẤT: PHẦN GIỚI THIỆU Kính thưa các vị đại biểu! Kính thưa các thầy cô giáo! Kính thưa Ban Giám khảo và toàn thể hội thi! Chúng em xin giới thiệu: Đội tuyển Trường Tiểu học Cao Nhân tham gia hội thi “ Thiếu nhi Thuỷ Nguyên giới thiệu sách báo năm 2008” với chủ đề: “Bác Hồ của chúng em” gồm 4 thành viên: 1). Bạn Hoàng Thị Thu - Lớp 4A3 2). Bạn Đặng Thị Luyến - Lớp 4A2 3). Bạn Hoàng Thị Lan Anh - Lớp 4A2 4). Bạn Hoàng Thị Anh - Lớp 4A2 Đến với hội thi hôm nay, chúng em xin tham dự 2 nội dung thi: Phần thứ nhất: Kểchuyện về tấm gương BácHồ do bạn Hoàng Thị Thu thực hiện. Phần thứ 2: Giới thiệu di tích lịch sử văn hoá Trạng nguyên Lê Ích Mộc ở địa phương ta do 2 bạn Hoàng Thị Thu và bạn Đặng Thị Luyến. Chúng em xin phép tham gia vào phần thứ nhất: Thưa toàn thể hội thi! BácHồ - Người là một nhân cách sáng trong, một tâm hồn vĩ đại, một tình cảm bao la . từ lâu đã đi vào tâm tưởng của hàng triệu triệu con người thuộc bao nhiêu thế hệ. Lúc sinh thời, BácHồ muôn vàn kính yêu của chúng ta rất quan tâm đến giáo dục thiếu niên nhi đồng nước nhà. Bác cho rằng: “Vì lợi ích mười năm, phải trồng cây. Vì lợi ích trăm năm, phải trồng người.” Bác dành cả cuộc đời cho dân tộc, Suốt một đời người, Bác luôn luôn với một ước nguyện sao cho dân ta ai cũng có cơm ăn, ai cũng có áo mặc, ai cũng được học hành. Bác đã để lại tình thương thương bao la cho chúng ta. Tình thương vô bờ bến ấy đã thức tỉnh hàng triệu triệu con tim người dân Việt và các dân tộc trên thế giới. “ Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta Thương cuộc đời chung, thương cỏ hoa Chỉ biết quên mình cho hết thảy Như dòng sông chảy lặng phù sa .” Các bạn ạ! Có biết bao câu chuyện về tình thương bao la của Bác đối với thiếu niên nhi đồng. Trong đó , có một câu chuyện thật cảm động được in trong tập sách: “ BácHồ kính yêu” do Nhà xuất bản Kim Đồng ấn hành. Câu chuyện đó có tựa đề : Niềm vui bất ngờ PHẦN THỨ HAI: PHẦN THI KỂCHUYỆN VỀ BÁCHỒ Câu chuyện xin phép được bắt đầu: CHÚNG EM KỂCHUYỆNBÁCHỒ - 2008 - TIỂU HỌC CAO NHÂN – EMAIL: phamkhacl@yahoo.com KỂCHUYỆNBÁCHỒ - PHẠM KHẮC LẬP - TIỂU HỌC CAO NHÂN – 2008 -------------------------------------------------------------------------------------------------------- Niềm vui bất ngờ Vào một buổi sáng nắng đẹp, cô giáo Mỹ dẫn các cháu lớp mẫu giáo đi chơi vườn Bách Thảo. Thường ngày ở lớp cô hay kể cho các cháu nghe nhiều mẩu chuyện về Bác. Những lúc ấy, các cháu ngồi nghe rất chăm chú. nhiều lần các cháu xúm lại quanh cô mà hỏi những câu thật đáng yêu: - Thưa cô, nhà BácHồ ở phố nào ạ? - Thưa cô, hôm nào cô dẫn chúng cháu đến thăm nhà BácHồ ạ? . Thật khó mà trả lời được hết những câu hỏi của các cháu. Cô giáo chỉ biết dặn các cháu phải ngoan ngoãn nghe lời cô dạy, giữ vệ sinh để có dịp gặp Bác sẽ báo cáo với Bác. Hôm ấy đưa các cháu đi chơi qua cổng Phủ Chủ Tịch, cô giáo dẫn các cháu đứng sát cổng, chỉ vào trong và nói cho các cháu biết BácHồ làm việc ở đó. Thế là hàng ngũ các cháu lộn xộn và tất cả dều nhảy lên reo: - A! Nhà Bác Hồ! Nhà BácHồ đẹp quá! Nơi đây vốn yên tĩnh, bỗng trở lên ồn ào vì mấy chục cháu nhỏ. Đồng chí công an đứng gác ở đó vội đi tới nhắc cô giáo: - Đề nghị cô dẫn các cháu sang bên kia đường xem cho có trật tự. Nghe đồng chí công an nói, cô giáo cảm thấy mình đã làm một việc gì sai, mặt cô bỗng đỏ bừng, cô ân hận đã để các cháu làm ảnh hưởng đến công tác của các đồng chí. Cô vội thổi còi tập hợp các cháu lại, nhưng các cháu cứ nhảy lên ríu rít: - Cô, cho cháu xem nhà BácHồ một tí nữa. Trước tình hình đó, cô rất lúng túng và khó xử. Cô nghĩ: “ Đúng là các cháu đứng gần nơi gác là không nên, nhưng đang lúc các cháu vui vì được thấy nơi làm việc của Bác mà đưa các cháu sang bên kia đường, quả là khó”. Cô nói với đồng chí công an đứng gác: - Xin phép đồng chí, để cho các cháu đứng chơi thêm một lúc. Vừa lúc đó cánh cổng xanh Phủ Chủ Tịch bỗng từ từ mở, một đồng chí cán bộ vui vẻ đi ra nói với đồng chí công an đứng gác và cô giáo: - Cho các cháu vào trong vườn xem. Cô giáo còn đang sửng sốt không hiểu ra thế nào thì đồng chí công an lại giục: - Kìa, cô giáo, cho các cháu vào đi chứ! Đưa các cháu vào Phủ Chủ Tịch! Thật là một việc làm quá bất ngờ đối với cô nên cô cứ cuống quýt gọi các cháu theo đồng chí cán bộ đi nhanh qua cổng. Cánh cửa từ từ khép lại. Không biết các cháu tuổi thơ lúc đó nghĩ như thế nào, còn cô thì vừa mừng vừa lo. Cô hồi hộp hướng dẫn các cháu đi theo hàng hai, vòng quanh theo đường vườn hoa vào phía trong Phủ Chủ Tịch. Đồng chí cán bộ vừa đi vừa hỏi chuyện cô và hỏi chuyện một số cháu. Bỗng BácHồ xuất hiện, tất cả cô và cháu không ai bảo ai đều reo lên: - A, Bác! Bác Hồ! Bác Hồ! Các cháu như bầy chim ríu rít bay về phía Bác. Bác tươi cười đi lại đón các cháu. Từ những miệng hồng nhỏ nhắn xinh xinh cất lên những tiếng chào đáng yêu; - Chúng cháu chào Bác ạ! Chúng cháu chào Bác ạ! Niềm vui sướng trong lòng cô cứ rộn lên xúc động. Cô không biết nói gì với Bác. Cô đứng lặng nhìn Bác xoa đầu các cháu, nước mắt cô tự nhiên ứa ra. Bác giản dị hiền từ như CHÚNG EM KỂCHUYỆNBÁCHỒ - 2008 - TIỂU HỌC CAO NHÂN – EMAIL: phamkhacl@yahoo.com KỂCHUYỆNBÁCHỒ - PHẠM KHẮC LẬP - TIỂU HỌC CAO NHÂN – 2008 -------------------------------------------------------------------------------------------------------- cô vẫn từng được nghe kể. Bác mặc bộ quần áo bà ba, đi đôi dép cao su. Bác rất vui, Bác hỏi: - Các cháu có ngoan không? Tất cả các cháu cùng trả lời: - Thưa Bác có ạ! Bác lại hỏi; - Bây giờ các cháu thích gì nào? Đám trẻ nhao nhao: - Thưa Bác, Bác cho chúng cháu xem nhà của Bác ạ. Bác tươi cười bảo: - Đây không phải là nhà của Bác, mà đây chỉ là nơi làm việc của Bác thôi. - Thưa bác, Bác cho chúng cháu xem vườn của Bác của Bác ạ. Bác dắt tay hai cháu nhỏ nhất và nói: - Nào cô giáo, cho các cháu đi thăm vườn hoa của Bác. - Thưa Bác, vâng ạ! Các cháu xúm xít theo Bác ra vườn, vừa đi Bác vừa hỏi cô giáo về tình hình các cháu và công việc của lớp mẫu giáo. Bỗng, một cháu gái luống cuống đi sau vấp ngã, cô vội chạy lại đỡ cháu dậy và dỗ: - Cháu ngoan, nín đi nào! Nín đi cô yêu, nín đi rồi cô cho cháu xem con thỏ của BácHồ nuôi. Bác ngắt một bông hoa đỏ đến gần hai cô cháu, rồi xoa đầu cháu gái. Bác nói: - Cháu ngoan, Bác cho cháu bông hoa đẹp chứ nhà Bác không có thỏ đâu. Cháu bé nín ngay. Cháu giơ tay nhận lấy bông hoa rồi nắm lấy ngón tay của Bác để Bác dắt đi. Vừa đi, bác vừa ra hiệu cho cô giáo lại gần rồi nói nhỏ, rất dịu dàng, Bác bảo là đối với các cháu , dù nhỏ, bao giờ cũng nên nói đúng sự thật, làm gương tốt và thói quen tốt cho các cháu. Nghe lời Bác dạy, cô giáo nhủ thầm: “ Thật là một bài học thiết thực và quý đối với công tác dạy dỗ các cháu. Suốt đời không bao giờ dám quên lời dặn của Bác ”. Bác cháu đi quanh vườn chơi, chuyện trò rất vui vẻ. Cô giáo cứ nhìn quanh từng cử chỉ và lắng nghe từng lời nói của Bác đối với các cháu. Còn các cháu thì hồn nhiên hớn hở theo chân Bác. Đi quanh một vòng, đồng chí cán bộ báo cáo với Bác là đã đến giờ tiếp khách. Bác vẫy tất cả đến xung quanh Bác, rồi dặn dò các cháu phải ngoan ngoãn, sạch sẽ, nghe lời cô dạy, và dặn cô giáo phải chú ý chăm sóc cho các cháu, luôn luôn làm gương tốt cho các cháu. Không ai muốn rời Bác nhưng tuân theo sự chỉ dẫn của đồng chí cán bộ, cô cháu cùng cất tiếng chào Bác, rồi xếp hàng trật tự đi ra phái cổng. Bác đứng nhìn theo các cháu và vẫy tay chào. Các cháu cũng vẫy tay chào Bác. vừa đi vừa luyến tiếc, ai cũng ngoảng lại để cố nhìn Bác thêm chút nữa. --------- CHÚNG EM KỂCHUYỆNBÁCHỒ - 2008 - TIỂU HỌC CAO NHÂN – EMAIL: phamkhacl@yahoo.com KỂCHUYỆNBÁCHỒ - PHẠM KHẮC LẬP - TIỂU HỌC CAO NHÂN – 2008 -------------------------------------------------------------------------------------------------------- Phần ý nghĩa câu chuyện Thưa toàn thể hội thi! Qua câu chuyện trên em kể, em nhận thấy: BácHồ mặc dù bận trăm công nghìn việc, nhưng Bác vẫn dành thời gian quý báu đó vui chơi với thiếu nhi chúng mình. Điều đó chứng tỏ Bác rất yêu quý chúng mình đó các bạn ạ. Bởi vì: “Trẻ em như búp trên cành Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”. Câu chuyện em vừa kể là một minh chứng sống động về tình yêu thương bao la của Bác đối với thiếu niên nhi đồng. Một bài học quý về cách giáo dục trẻ. Dạy cho chúng em về lòng trung thực. Một bài học tuy đơn giản nhưng thật sâu sắc cho mỗi chúng ta. Giờ đây, Bác đã đi xa, nhưng hình ảnh và đạo đức mẫu mực của Bác luôn đọng lại trong tâm trí của chúng em. Học tập tấm gương Bác, tôi và các bạn hãy cố gắng thực hiện tốt “5 diều Bác dạy” , để cho thoả lòng mong ước của Bác : “Bác mong các cháu “ Cho ngoan” Mai sau giữ vững giang san Lạc - Hồng” Sao cho nổi tiếng Tiên - Rồng Sao cho tỏ mặt nhi đồng Việt Nam” PHẦN THỨ BA: PHẦN THI GIỚI THIỆU DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HOÁ CỦA ĐỊA PHƯƠNG Lê Ích Mộc Lê Ích Mộc (1462 - 1552) ngụ cư ở làng Ráng xã Thanh Lãng, huyện Thuỷ Đường xưa, nay là xã Quảng Thanh, huyện Thuỷ Nguyên, Hải Phòng. Ông đỗ trạng nguyên khoa Nhâm Tuất (1502) niên hiệu Cảnh Thống đời vua Lê Hiến Tông (thế kỷ XVI). Đền thờ chính trạng nguyên Lê Ích Mộc hiện nay ở thôn Quảng Cư, ngoài ra ở thôn Thanh Lãng (cùng xã Quảng Thanh) còn lưu lại nhiều dấu tích như lăng mộ, từ đường . Đây là cụm di tích tưởng niệm về vị trạng nguyên đầu tiên của thành phố Hải Phòng. Lê Ích Mộc thuở nhỏ mồ côi cha, ở với mẹ. Nhà nghèo không có tiền đi học, thường lân la đến chùa Ráng học lỏm kinh sách của tăng ni. Không có giấy bút ông đã lấy cát để lên mâm xoa phẳng, dùng ngón tay viết chữ lên đó, ghi nhớ rồi xoá đi, rồi lại viết. Đó là cách học nhập tâm giúp người ta nhớ lâu, hiểu kỹ. Lê Ích Mộc đã có một thời gian theo học ở chùa Yên Lãng (nay là chùa Láng Hà Nội). Ông cũng là người đứng ra tu sửa chùa Ráng đã đổ nát thành chùa Diên Phúc Thọ. Ngày ngày ăn chay niệm Phật, Lê Ích Mộc vẫn dành thời gian cho đèn sách. Đêm đêm dưới ánh sáng lập loè của đom đóm, khi dưới ánh sáng mờ nhạt của ánh trăng, lấy mâm cát làm sách học, Lê Ích Mộc chăm chỉ dùi mài kinh sử. Bởi thế, ông đã lừng danh trong vùng là người CHÚNG EM KỂCHUYỆNBÁCHỒ - 2008 - TIỂU HỌC CAO NHÂN – EMAIL: phamkhacl@yahoo.com KỂCHUYỆNBÁCHỒ - PHẠM KHẮC LẬP - TIỂU HỌC CAO NHÂN – 2008 -------------------------------------------------------------------------------------------------------- nhớ lâu, hiểu rộng. Lê Ích Mộc thường gần gũi dân làng, dạy bảo cách làm ăn, khuyến khích siêng năm học tập. Ông gần gũi dân quê, hướng dẫn từ công việc cày cấy, đồng áng đến cắm đăng, đan lưới đánh bắt tôm cá. Sau mấy lần thi không đỗ, ông trở lại quê hương tiếp tục việc học hành. Bằng nghị lực, lòng kiên trì và trí thông minh, tại khoa thi năm 1502 đời vua Lê Hiến Tông, Lê Ích Mộc đỗ trạng nguyên khi đã ngoài tuổi 40. Khoa thi năm này nhiều thư tịch ca ngợi trạng nguyên Lê Ích Mộc là người chăm học, có sức đọc 'Thiên kinh, vạn quyển'. Bài thi của ông được đánh giá cao, khúc triết, mạch văn chặt chẽ, ý tứ sâu sắc, không hề sai sót. Lê Ích Mộc bước vào con đường làm quan khi xã hội phong kiến Việt Nam thời Lê đã trở nên rối ren, bất công. Ông bèn treo ấn từ quan. Năm 1527, nhà Mạc hưng thịnh, mến mộ tài đức của ông, liền cho ông giữ chức 'Tả thị lang'. Nhờ có đóng góp nhất định của Lê Ích Mộc, đạo phật thời Mạc đã phát triển trở lại, sau một thời gian Lê Ích Mộc xin nghỉ hưu. Về quê nhà, vốn là người có học vấn sâu rộng, đạo đưc mẫu mực, Lê Ích Mộc đã có nhiều công lao đóng góp cho quê hương như mở trường dạy học, xây dựng chùa chiền, làm đường, trồng rừng, dấu tích đến nay vẫn còn như cánh đồng ở Quảng Cư, rừng lim 'Quan Trạng' ở Thanh Lãng. Để ghi nhớ công lao của trạng nguyên Lê Ích Mộc, nhân dân nơi đây đã lập đền thờ tưởng niệm, thể hiện truyền thống dân tộc tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn. Ngôi đền xưa được dựng trên gò đất cao giữa cánh đồng, nơi ông cùng dân khai phá đất hoang lập nên đồn điền Quảng Cư. Trong những năm kháng chiến chống Pháp thực hiện tiêu thổ kháng chiến, ngôi đền cổ xưa không còn. Kiến trúc hiện nay mới được khôi phục nhưng dấu ấn thời đại thế kỷ XIX vẫn còn ghi lại ở một vài đồ án trang trí. Đền dựng theo hướng chính nam, có kiến trúc truyền thống kiểu chữ đinh gồm 5 gian tiền đường, 3 gian hậu cung, mái lợp ngói mũi hài. Di vật có giá trị nhất còn lại là tượng trạng nguyên. Tượng tạc bằng gỗ, ngồi trong ngai, hình dáng hài hoà mang tư thế của vị quan đương thời có giá trị điêu khắc của thế kỷ XIX. Mặc dù là một công trình kiến trúc đơn giản, có phần nhỏ bé song đền thờ trạng nguyên Lê Ích Mộc chứa đựng những giá trị tiêu biểu. Đây là một trong những di sản văn hoá ít ỏi còn lại góp phần nghiên cứu truyền thống khoa bảng ở Hải Phòng trong lịch sử. Cuộc đời và sự nghiệp của trạng nguyên Lê Ích Mộc là tấm gương sáng cho thế hệ nối tiếp nhau phấn đấu, học tập. Là một di sản văn hoá giáo dục, đền thờ trạng nguyên Lê Ích Mộc đã được nhà nước xếp hạng năm 1991. -----Hết---- CHÚNG EM KỂCHUYỆNBÁCHỒ - 2008 - TIỂU HỌC CAO NHÂN – EMAIL: phamkhacl@yahoo.com KỂCHUYỆNBÁCHỒ - PHẠM KHẮC LẬP - TIỂU HỌC CAO NHÂN – 2008 -------------------------------------------------------------------------------------------------------- Nhà cháu mà không đến thì đến nhà ai!" TTXuân - Mùa xuân của 45 năm về trước, trời lạnh đến tê tái. Một tháng trước tết, BácHồ gọi cục phó Cục Cảnh vệ Phan Văn Xoàn lên giao một nhiệm vụ đặc biệt mà chỉ có hai CHÚNG EM KỂCHUYỆNBÁCHỒ - 2008 - TIỂU HỌC CAO NHÂN – EMAIL: phamkhacl@yahoo.com BácHồ đi thăm một hợp tác xã ở Nam Ðịnh năm 1959. Người đi bên phải Bác là ông Phan Văn Xoàn, lúc ấy là cận vệ của Bác - Ảnh tư liệu KỂCHUYỆNBÁCHỒ - PHẠM KHẮC LẬP - TIỂU HỌC CAO NHÂN – 2008 -------------------------------------------------------------------------------------------------------- bác cháu biết: “Chú tìm cho bác một gia đình nghèo nhất ở Hà Nội, bác sẽ đi thăm họ lúc giao thừa!”. Tôi có một tháng để đi khắp Hà Nội tìm cho ra một người nghèo nhất. Hà Nội ngày ấy không giàu, nhưng để tìm ra người “nghèo nhất” vẫn là một thách đố đặc biệt. Tôi liên hệ nhiều nơi, gặp nhiều người vẫn chưa xác định được ai “nghèo nhất”. Cho đến một ngày, một anh công an địa bàn gọi bảo tôi thử tới thăm một người phụ nữ gánh nước thuê ở khu vực anh. Chúng tôi ghé vào một ngõ sâu trên phố Hàng Chĩnh, đó là một ngôi nhà tăm tối, phên liếp tạm bợ, bên trong chỉ có một chiếc giường tre và vài ghế gỗ lăn lóc. Bàn thờ lạnh tanh hương khói, mạng nhện bao phủ - dù đang là những ngày giáp tết. Có bốn đứa trẻ đang nằm ngồi vật vạ chờ mẹ mang gạo về. Chúng đói. Chủ ngôi nhà ấy là một người phụ nữ ngoài 40 tuổi, tên Nguyễn Thị Tín, góa chồng. Chị vốn là công nhân thất nghiệp và từ lâu nay sống bằng nghề gánh nước thuê. Với chị, tương lai và sự nghiệp của gia đình chỉ là con số 0. Tôi báo cáo rằng nhiệm vụ Bác giao tôi đã làm xong. Bác gật đầu. Tối giao thừa ấy, như thường lệ, BácHồ đi với đại diện Thành ủy Hà Nội thăm vài gia đình trong kế hoạch. Khoảng 11 giờ tối, Bác nháy mắt với tôi ngụ ý: giờ đến chương trình của hai bác cháu mình. Chúng tôi tách đoàn, gồm năm người: Bác, người thư ký, một cán bộ địa phương, tôi và một vệ sĩ khác - cùng hướng về phố Hàng Chĩnh. Bác mặc áo bông, quần vải gụ, đi dép cao su, đội mũ len đen và quấn khăn choàng cổ. Không hóa trang nhưng phải nhìn kỹ một tí mới nhận ra Bác được. Xe dừng ngoài ngõ cách 200 mét, cả đoàn phải đi bộ vào. Tôi đi trước, gần giờ giao thừa, hương đèn thắp sáng trên mọi bàn thờ. Con hẻm thật vắng và từ đằng xa, tôi thấy bóng chị Tín đang quảy đôi quang gánh đi ngược ra ngoài phố. Ngang mặt, tôi đứng lại và hỏi nhỏ: “Chị Tín phải không?”. “Vâng ạ!”. “Sắp giao thừa chị còn đi đâu?”. “Tôi tranh thủ gánh thêm vài gánh lấy ít tiền mua quà bánh tết cho các cháu, anh ạ!”. “Chị về đi, có khách ghé thăm!”. Người phụ nữ nghèo khổ xoay người lại nhìn những vị khách, rồi chị bàng hoàng buông rơi đôi quang gánh, chạy bổ tới, quì xuống, ôm choàng lấy chân vị lãnh tụ rồi khóc nấc lên: “Trời, sao Bác lại đến thăm nhà cháu?”. BácHồ rưng nước mắt: “Nhà cháu mà không đến thì đến nhà ai!”. Mọi người im lặng. Tôi, thêm một lần nữa, ngước nhìn vị lãnh tụ đất nước mình, thấy Người cao hơn tất cả. Vào nhà, chúng tôi chia nhau thắp nhang đèn, bày quà bánh Bác dặn mang theo, chia một ít cho bốn đứa trẻ đang ngồi chờ mẹ trên chõng tre giữa nhà. Căn nhà bừng sáng, Bác quay sang hỏi về những đứa trẻ: Các cháu có đi học không? Chị Tín ngập ngừng: “Thưa, có ạ, nhưng thất thường lắm, ngày có ngày không. Chồng mất, cháu thất nghiệp, gánh nước thuê…”. Hỏi: Gánh nước thuê có đủ sống không? Ðến đây thì chị òa khóc: “Lo cái ăn từng ngày thôi, thưa Bác!”. “Giờ cháu có muốn làm việc không?”. “Thưa Bác, hoàn cảnh cháu thì CHÚNG EM KỂCHUYỆNBÁCHỒ - 2008 - TIỂU HỌC CAO NHÂN – EMAIL: phamkhacl@yahoo.com KỂCHUYỆNBÁCHỒ - PHẠM KHẮC LẬP - TIỂU HỌC CAO NHÂN – 2008 -------------------------------------------------------------------------------------------------------- không biết nói sao nữa, cháu muốn có chỗ làm để nuôi con, nhưng tứ cố vô thân, ai nhận cháu?”. Bác gật đầu không nói gì. Gần 12 giờ, mọi người chúc tết chị Tín và ra về. Lúc này ngoài đầu ngõ, tin BácHồ đến thăm nhà mẹ góa con côi của chị Tín đã bất ngờ lan truyền. Hàng xóm rủ nhau khoảng mấy chục người dân đứng chật trong ngõ chờ Bác ra. Tôi hơi bối rối. Bất thình lình Bác bước lại phía mọi người, tiếng vỗ tay vang lên. Chờ mọi người im lặng, Bác nói: “Bữa nay Bác vui vì tình cờ gặp các cụ, các cô chú, nhưng Bác cũng rất buồn vì mới từ nhà cô Tín ra. Giờ này sắp giao thừa, các cô chú có biết cô Tín còn đi gánh nước thuê không? Tại sao cả một khu phố vầy mà không thấy ai quan tâm đến một gia đình như cô Tín?”. Im lặng, một đại diện khu phố nhận lỗi, hứa sẽ quan tâm nhà chị Tín. Bác tiếp tục: “Bác muốn nói về tinh thần “lá lành đùm lá rách” trong khu phố, nhưng cái lớn nhất vẫn là trách nhiệm của Chính phủ .”. Bước lên xe, đó là năm đầu tiên tôi thấy đi chúc tết người dân về mà Bác thật buồn. Người quay sang nói: “Các chú thấy chưa? Hôm nay mình đã đi đúng người thật việc thật rồi, nếu mà mình báo trước với thành phố, hỏi nhà nào nghèo nhất thì chắc chắn không phải là nhà cô Tín rồi…”. Về nơi Bác ở, Bộ Chính trị đã tập họp để chúc tết Bác và cùng đón giao thừa. Bác ngồi vào ghế, mọi người ngồi xung quanh. Bác im lặng tí rồi nói từ từ: “Bữa nay tôi có một chuyến thăm một nhà nghèo nhất thủ đô Hà Nội. Cô Tín, chủ nhà, giờ này còn phải đi gánh nước thuê để có tiền mai mua gạo cho con. Chúng ta đã quá quan liêu để không biết những câu chuyện như vậy ở ngay tại thủ đô đất nước mình. Tôi biết không chỉ có một nhà như chị Tín đâu, người nghèo còn nhiều. Một đảng cầm quyền mà để người dân mình nghèo hết còn chỗ để nghèo thì đó là lỗi của Ðảng với nhân dân .”. Ngày 9-5-1961, BácHồ tới thăm đảo Cô Tô. Theo ký ức của ông Phan Văn Xoàn, trong chuyến đi đó, Bác có vào hai nhà dân, hỏi nhà bếp, hỏi nhà vệ sinh và ra ngoài hỏi các cụ già: “Ta dùng nước ở đâu?”. Mọi người trả lời ngoài nước mưa thì dùng nước giếng. Bác hỏi giếng ở đâu, rồi ra xem hai giếng nước. Thấy nước giếng có màu đỏ, Bác bảo người bác sĩ đi cùng lấy một lon nước về kiểm tra xem có an toàn không, nếu không an toàn thì nên có cách khác nhằm bảo đảm sức khỏe cho dân. Buổi chiều, khi xong việc, Bác nói chuyện với những người bảo vệ: “Làm cách mạng là phải lo cái ăn, cái ở và sức khỏe của dân”. Tết này, tướng về hưu Phan Văn Xoàn 84 tuổi. Trong đời, ông có một thập niên làm cận vệ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Câu chuyện chị Tín chỉ là một trong những câu chuyện ông không thể nào quên. Không quên, vì ông còn theo dõi cho đến khi chị Tín được bố trí một việc làm phù hợp. Không quên, vì câu chuyện ấy cũng chỉ là một trong nhiều chuyến “vi hành” mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã âm thầm đến với những người dân nghèo trong những ngõ ngách của thủ đô Hà Nội và các tỉnh thành của miền Bắc thời bấy giờ. CHÚNG EM KỂCHUYỆNBÁCHỒ - 2008 - TIỂU HỌC CAO NHÂN – EMAIL: phamkhacl@yahoo.com KỂCHUYỆNBÁCHỒ - PHẠM KHẮC LẬP - TIỂU HỌC CAO NHÂN – 2008 -------------------------------------------------------------------------------------------------------- Không quên, vì tướng Xoàn nghiệm ra ý nghĩa lớn lao nhất của lãnh tụ gửi gắm với mình: “Khi tôi báo cáo Bác đã tìm ra được gia đình nghèo nhất Hà Nội cho Bác, Bác hỏi tôi có biết tại sao phải tìm nhà nghèo nhất? Rồi Người tự trả lời: “Tại Bác muốn nhìn thấy sự thật. Nếu để thành ủy sắp xếp năm nào cũng thấy toàn cái tốt. Những nhà Bác ghé đều là những ngôi nhà khá giả, sạch sẽ, quà bánh sẵn sàng. Vui nhưng không thể hài lòng vì biết mọi người đã được sắp xếp!”. Té ra, điều mà Chủ tịch Hồ Chí Minh cần tìm trong dịp tết ấy chính là một sự thật đúng với ý nghĩa của nó: sự thật của những người nghèo! 45 năm trôi qua, người cận vệ bạc đầu nhấp một ngụm trà chờ tết và thoáng phút trầm ngâm. CHÚNG EM KỂCHUYỆNBÁCHỒ - 2008 - TIỂU HỌC CAO NHÂN – EMAIL: phamkhacl@yahoo.com . hành. Câu chuyện đó có tựa đề : Niềm vui bất ngờ PHẦN THỨ HAI: PHẦN THI KỂ CHUYỆN VỀ BÁC HỒ Câu chuyện xin phép được bắt đầu: CHÚNG EM KỂ CHUYỆN BÁC HỒ - 2008. tự nhiên ứa ra. Bác giản dị hiền từ như CHÚNG EM KỂ CHUYỆN BÁC HỒ - 2008 - TIỂU HỌC CAO NHÂN – EMAIL: phamkhacl@yahoo.com KỂ CHUYỆN BÁC HỒ - PHẠM KHẮC