1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài thu hoạch Kỹ ứng xử và tạo lập mối quan hệ

12 458 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 293,58 KB

Nội dung

Nếu bạn không gác “cái Tôi” của bạn sang một bên thì sẽ không bao giờ bạn có thể thực sự lắng nghe điều mà người khác đang nói.. Khi bạn hỏi những câu hỏi liên quan đến nội dung cuộc nói

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ TRUNG TÂM ĐÀO TẠO ĐẦU RA VÀ PTNNL

- -BÀI THU HOẠCH

CUỐI CHUYÊN ĐỀ

KỸ NĂNG ỨNG

XỬ VÀ TẠO LẬP

MỐI QUAN HỆ

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên em xin gởi lời cảm ơn chân thành đến thầy Huỳnh Anh Bình, người đã dành nhiều thời gian quý báo của mình để hướng dẫn cũng như giảng dạy chúng em trong suốt thời gian qua Thầy đã kể những câu chuyện vui,hài hước cũng như những tấm gương sáng cho chúng em noi theo, kèm theo những câu chuyện cá nhân về những mảnh đời của con người để cho chúng em có được những bài học vô cùng quý giá

Lời cảm ơn tiếp theo em xin gởi đến Ban Giám Hiệu nhà trường và những thầy cô đã tạo

CẦN THƠ

Trang 2

điều kiện cũng như sắp xếp cho chúng em có được những tiết học thật bổ ích.

Qua đó em cũng xin gởi lời cảm ơn đến các bạn cùng lớp và các bạn lớp Đại học Marketing 8, Đại học Quản Trị Kinh Doanh 8 và Cao đẳng Quản Trị Kinh Doanh 9 đã giúp đỡ

em hoàn thành bài thu hoạch cuối chuyên đề này

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện:

Nguyễn Duy Linh

LỜI MỞ ĐẦU Giao tiếp, ứng xử và tạo lập mối quan hệ là những hoạt động cơ bản, những nhu cầu không thể thiếu của con người Để tồn tại và phát triển, hàng ngày, hàng giờ, con người luôn thực hiện việc giao tiếp và ứng xử cho những tình huống hằng ngày; mỗi con người đều phải giao tiếp và có mối quan hệ với cộng đồng, với thế giới xung quanh để hoàn thành chức trách của mình

Khi bước vào môi trường đại học, có nghĩa là sinh viên đã bước vào một môi trường mới, khác nhiều với các môi trường giao tiếp khác Ở môi trường đại học sinh viên đã là những người trưởng thành chứ không còn như khi ở phổ thông Đặc biệt ở môi trường đại học, sinh viên được nhìn nhận là những con người có học vấn, có nhận thức, và có trình độ văn hóa cao; đối tượng quan hệ giao tiếp thường xuyên, chủ yếu của sinh viên là những người có tri thức: thầy cô, bạn bè sinh viên

Vì thế, đòi hỏi sinh viên phải có những kĩ năng giao tiếp và cách ứng xử cơ bản, thiết yếu nhằm biết cách xây dựng được các mối quan hệ nơi trường lớp và trong cuộc sống, tạo nên một bầu không khí thật sự tốt đẹp văn minh, lịch sự

Đề bài:

Trang 3

Câu 1: Hãy chia sẻ một số lỗi trong giao tiếp của bản thân Qua đó phân tích nguyên nhân

và tìm cách khắc phục?

Câu 2: Làm thế nào để tạo được ấn tượng ban đầu thật tốt khi giao tiếp lần đầu tiên với

đối tác?

Câu 3: Bạn tâm đắc điều gì qua môn học này và sẽ vận dụng như thế nào trong công việc

và cuộc sống?

Câu 1: Hãy chia sẻ một số lỗi trong giao tiếp của bản thân Qua đó phân tích nguyên nhân và tìm cách khắc phục?

Bạn có nhận thấy rằng có nhiều người được mọi người yêu quý dù chỉ qua một vài câu chuyện? Còn bạn, dù là một người tốt, nhiệt tình với mọi người và rất muốn yêu quý những người xung quanh nhưng dường như luôn có điều gì ngăn cản những người xung quanh yêu mến bạn Có thể vì bạn thường mắc những lỗi trong giao tiếp Sau đây tôi sẽ chia sẻ một số lỗi trong giao tiếp của bản thân đưa ra những nguyên nhân và cách khắc phục những lỗi đó

1.1 Không lắng nghe.

Bạn đã từng mắc lỗi này bao giờ chưa? Tôi đã từng ít lần rơi vào lỗi này

Khi người khác nói, bạn có nóng vội đợi đến lượt mình nói hay không? Nếu bạn không gác “cái Tôi” của bạn sang một bên thì sẽ không bao giờ bạn có thể thực sự lắng nghe điều mà người khác đang nói

Khi bạn thực sự lắng nghe người khác nói, bạn sẽ hiểu được nội dung họ muốn đề cập Khi bạn hỏi những câu hỏi liên quan đến nội dung cuộc nói chuyện, người nói sẽ cảm thấy được bạn tôn trọng và nhận thấy bạn thích câu chuyện của họ Hãy khéo léo hỏi những câu hỏi khơi gợi được nhiều thông tin Cuộc hội thoại không thể là “một chiều”, cũng không phải là một chương trình chạy tự động Sự tương tác giữa hai người sẽ khiến cuộc đối thoại diễn ra theo chiều hướng tốt đẹp

Trang 4

1.2 Lúng túng.

Đây là là lỗi tôi thường xuyên mắc phải

Khi bạn mới quen một ai đó hoặc gặp những người mà bạn không có nhiều điều chung để nói, bạn sẽ thấy lúng túng, và đôi khi cả hai người cứ im lặng, ngại ngùng Những khi đó, bạn

sẽ thấy căng thẳng, hồi hộp Để cải thiện được điều này, hãy dành thời gian đọc một vài tờ báo mỗi ngày Mỗi khi lúng túng vì không có đề tài cho cuộc nói chuyện, bạn có thể chuyển sang nói về những vấn đề đang nổi bật trên báo chí

Một cách khác là hãy tìm cách nói về những gì xung quanh bạn lúc này, ví dụ đồ uống ra sao, bản nhạc mà quán đang chơi Điểm mấu chốt là bạn hãy cố gắng làm cho tinh thần mình thoải mái hơn, ví dụ, với người mới gặp, bạn hãy tưởng tượng như đó là người bạn thân rất lâu ngày với gặp lại và bạn muốn nói rất nhiều điều với họ Như vậy, bạn sẽ thấy thoải mái hơn khi chuyện trò Nhưng đừng lạm dụng điều này, và cũng đừng làm điều gì “lố” quá, chẳng hạn như ôm hôn một người mới gặp thì không hay

1.3 Diễn đạt khó hiểu.

Đây là điều khiến cho chúng ta khó giao tiếp tốt với mọi người Bạn không thể diễn đạt được điều mà bạn muốn nói dù thông qua lời nói hay điệu bộ, cử chỉ Hãy thử một số cách như dưới đây:

 Nói chậm lại: khi bạn hứng thú với một chủ đề nào đó, bạn sẽ có xu hướng nói nhanh hơn, nhiều hơn về chủ đề đó Hãy cố nói chậm lại Điều này sẽ giúp người nghe có thể nghe những gì bạn muốn nói tốt hơn, chính xác hơn và hiểu nội dung đó dễ hơn

 Nói to hơn để người khác dễ nghe

 Nói rõ ràng, đừng ậm ừ

 Nói có cảm xúc hơn: nếu bạn nói chuyện mà như đang đọc một trang sách thì chắc không ai muốn nghe bạn nói Hãy nói với ngữ điệu phù hợp với cảm xúc, nó sẽ khiến người nghe chăm chú hơn

 Có những đoạn nghỉ: khi bạn đã xong một ý trong mạch nói chuyện, hãy dừng lại đôi chút để nhấn mạnh vào ý tiếp theo

Trang 5

Học cách sử dụng điệu bộ, động tác thích hợp

1.4 Hỏi quá nhiều.

Cũng đã có lần tôi gặp phải lỗi này, nhưng bây giờ tôi đã khắc phục được nó Còn bạn thì sao?

Khi bạn hỏi quá nhiều, người nói sẽ cảm thấy như đang bị bạn thẩm vấn hoặc họ nghĩ bạn không thích cuộc nói chuyện này

Hãy tìm cách đặt câu hỏi khôn ngoan hơn

1.5 Nói về những chủ đề không thích hợp.

Cũng giống như giáo viên cho một đề văn mà bạn làm bị lạc đề vậy

Ví dụ, tại một bữa tiệc mà bạn lại nói về trộm cướp, bệnh tật thì thật không phù hợp Hãy chọn những chủ đề hợp với người nghe và với hoàn cảnh của buổi nói chuyện

1.6 Phải tranh luận cho ra đúng và sai.

Thật tồi tệ khi tôi đã từng gặp trường hợp như thế này Các bạn nên cẩn thận đây là lỗi cực kỳ nghiêm trọng

Đừng bao giờ cố tranh luận cho đến khi bạn nắm được phần đúng Một cuộc nói chuyện chỉ là nói chuyện chứ không phải một cuộc thảo luận, họp hành Điều quan trọng của một cuộc nói chuyện là mọi người đều thấy vui vẻ chứ không ai thấy ấn tượng khi lần nào nói chuyện bạn cũng là người “thắng” Hãy giữ tâm trạng thư giãn, giải trí trong các cuộc nói chuyện

1.7 Không có sự trao đổi.

Trong mỗi cuộc nói chuyện, hãy cởi mở và chia sẻ, trao đổi thông tin với những người khác Ví dụ, nếu một người nói về những kinh nghiệm cá nhân của họ, hãy lắng nghe và nói với họ về những kinh nghiệm tương tự của bạn Đừng thụ động, im lặng, đợi người khác hỏi

Trang 6

rồi mới nói Những người tham gia cuộc nói chuyện đều nên có vai trò chủ động trong câu chuyện, đừng để cuộc nói chuyện chỉ diễn ra một chiều

1.8 Không có đóng góp gì cho cuộc nói chuyện

Đôi lúc, bạn thấy mình chẳng có gì để nói, nhưng hãy cố gắng thể hiện mình Ví dụ, lắng nghe và tỏ ra thích thú với những gì người khác nói, hỏi những câu hỏi thích hợp hoặc những lời nhận xét thích hợp Hãy sử dụng điệu bộ, cử chỉ nhiều hơn

1.9 Nhàm chán.

Đừng ba hoa về chiếc xe mới của bạn trong 10 phút mà không để ý đến môi trường xung quanh Sẵn sàng ngưng một chủ đề nào đó khi bạn bắt đầu làm mọi người chán nản Hoặc khi mọi người bắt đầu nhàm chán và chủ đề không còn thú vị để bàn luận Một cách tốt để có những chủ đề thú vị để bàn luận- chỉ đơn giản là sống một cuộc sống thú vị Và tập trung vào những điều tích cực Đừng than vãn về sếp hoặc công việc của bạn, mọi người không muốn nghe điều đó Thay vào đó, hãy nói về chuyến du lịch gần đây của bạn, một số chuyện hài hước xảy ra trong khi bạn mua sắm quần áo, kế hoạch cho đêm giao thừa hoặc một cái gì đó buồn cười hoặc thú vị

Biết một chút về nhiều thứ hoặc ít nhất là cởi mở để nói về chúng thay vì cố gắng để lái cuộc trò chuyện trở lại chủ đề yêu thích của bạn Nghĩa là: nói về những cái gì đó giống như công việc, ban nhạc rock yêu thích, TV-show và nhiều những thứ khác… “Khai thông” một chút và đừng cứ mãi đeo bám về một chủ đề, việc này sẽ làm cho cuộc trò chuyện thoải mái và cởi mở hơn Bạn sẽ như một người có thể nói về nhiều vấn đề một cách dễ dàng Khi bạn đã

có nhiều kinh nghiệm với những người khác, bạn sẽ thấy phẩm chất này rất đáng giá trong một cuộc trò chuyện và làm cho bạn cảm thấy rằng bạn có thể kết nối với mọi người dễ dàng hơn

1.10 Luôn muốn thu hút sự chú ý.

Rất nhiều người đã phải phạm phải sai lầm này và tôi cũng vậy

Tham gia vào cuộc trò chuyện cần phải được tỏa sáng Không gián đoạn ai đó khi họ đang

Trang 7

kể chuyện hoặc chia sẻ quan điểm của họ về những gì bạn đang thảo luận để chuyển hướng sự chú ý trở lại chính mình Hãy tìm sự cân bằng giữa nghe và nói

Ngoài ra, hãy đọc báo, theo dõi TV nhiều hơn để nắm được nhiều vấn đề, có hiểu biết về nhiều lĩnh vực Tuy nhiên, đừng cố gồng mình lên quá.

Giao tiếp tốt là chìa khóa cho những mối quan hệ tốt đẹp, cho công việc thuận lợi, thậm chí là cơ hội cho chúng ta tiếp cận với bạn đời của mình Nếu bạn chưa phải một người “ăn nói có duyên”, hãy dành thời gian xem xét và sửa đổi những gì chưa tốt ở bản thân mình.

Câu 2: Làm thế nào để tạo được ấn tượng ban đầu thật tốt khi giao tiếp lần đầu tiên với đối tác?

Một ngày làm việc của một doanh nhân chắc chắn sẽ diễn ra nhiều cuộc gặp gỡ và chào hỏi Một số nhà kinh doanh với thái độ chủ động, niềm nở, thân thiện đã tạo ra những ấn tượng rất tốt đẹp trong lòng khách hàng và đối tác ngay trong lần gặp gỡ đầu tiền

Và sự khởi đầu tốt đẹp này chính là tiền đề cho những lần gặp gỡ và đàm phán kinh doanh tiếp theo trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn Người ta gọi đó là kỹ năng giao tiếp, một phẩm chất rất cần thiết cho các doanh nhân

Nhưng trên thực tế, không phải ai cũng có phẩm chất này Dưới đây là một số cách để bạn thành công ngay từ những tình huống giao tiếp đầu tiên

2.1 Hãy đứng lên khi bạn gặp gỡ một ai đó

Điều này sẽ khiến bạn giành được sự thiện cảm của người đối diện và tạo ra cảm giác hai người đang ở một vị trí ngang bằng nhau, mắt đối mắt Nếu như bạn không đứng lên, mà vẫn tiếp tục ngồi để chào hỏi, có nghĩa bạn muốn gửi đến người đó một thông điệp rằng anh ta không đủ quan trọng khiến bạn phải rời bỏ công việc đang dở dang để tiếp chuyện với anh ta Còn nếu trong trường hợp, vì một lý do khách quan nào đó mà bạn không thể đứng lên được (ví dụ như bị kẹt giữa một đống hồ sơ, tài liệu), hãy đưa ra một lời xin lỗi và giải thích Bạn có

Trang 8

thể nói như thế này: “Tôi rất xin lỗi vì đã không đứng lên được Tôi không thể tìm được cách thoát ra khỏi đống tài liệu này được”

2.2 Hãy mỉm cười

Sự biểu lộ trên gương mặt còn có ý nghĩa hơn lời nói rất nhiều Hãy nhìn khách hàng và đối tác như thể là bạn rất vui mừng được gặp gỡ họ mà không chú ý tới những gì đang diễn ra trong đầu óc và suy nghĩ của bạn Người Trung Quốc có câu: “Nếu bạn không biết cười, thì đừng bao giờ kinh doanh” Hãy luôn đặt nụ cười trên môi khi gặp gỡ và trò chuyện với khách hàng và đối tác

2.3 Hãy thể hiện sự giao tiếp bằng mắt

Hãy nhìn trực diện vào mắt người đối diện, như muốn nói với họ rằng bạn tập trung sự chú ý

và quan tâm đến những gì họ nói Nếu bạn nhìn sang hướng khác hay nhìn chằm chằm vào một nơi nào khác, bạn sẽ khiến họ nghĩ bạn đang mong chờ sự có mặt của một ai đó và như muốn chấm dứt nhanh chóng cuộc gặp gỡ này

2.4 Chủ động giới thiệu bản thân

Ngay khi bạn tiếp cận một đối tượng mà trước đây bạn chưa từng quen biết biết, hoặc có ai đó tiếp cận bạn, hãy nói với họ bạn là ai Đừng đứng im và yên lặng như thể ai đó có nhiệm vụ phải giới thiệu họ với bạn trước

2.5 Kèm theo lời giới thiệu bản thân bạn tên là gì, bạn nên nói cho họ biết khi nào

họ có thể cần đến bạn

Nếu mà chỉ nói: “Xin chào, tôi là Mary Jones.”, thì chưa đủ Hãy đưa thêm thông tin về bạn và nói đầy đủ: “Xin chào, tôi là Mary Jones Tôi đang làm việc cho Tập đoàn XYZ”

2.6 Bắt tay dứt khoát và mạnh mẽ

Trang 9

Trong cuộc sống hiện đại, việc bắt tay đã trở thành một thông lệ không thể thiếu Tuy nhiên, không chỉ là một hành động đơn thuần, bắt tay đã gần như trở thành một tín hiệu cho đối tác biết về con người, cá tính và mức độ tự tin của bạn trước đối tác Vậy bí quyết để có được một cái bắt tay hoàn hảo là gì? Đó là:

- Chủ động bắt tay trước Nói như bác sĩ tâm lý, nhà tâm thần học nổi tiếng Nancy B.Iwin thì

“thông thường những người đưa tay chủ động là những người mạnh mẽ Ở Mỹ, bắt tay trước còn cho thấy bạn là người cởi mở, tự tin và thú vị”

- Đặt lòng bàn tay của bạn vào lòng bàn tay của đối tác

- Nắm chặt tay đối phương Những cái bắt tay uể oải chẳng khác gì chuyển tới đối tác một thái

độ giao tiếp miễn cưỡng và tất nhiên đối tác của bạn cảm thấy chán ngay từ lần gặp đầu tiên

- Không phân biệt phái mạnh hay phái yếu Trong môi trường làm việc hiện đại, cả phụ nữ và nam giới đều phải bắt tay Do đó, tư tưởng người đàn ông phải chờ phụ nữ đưa tay ra bắt trước

đã trở nên lỗi thời Không nhất thiết phân biệt trước sau, nam nữ

2.7 Hãy học cách giới thiệu như thế nào cho đúng trình tự

Trong kinh doanh, bạn thường giới thiệu từ người có vị trí quan trọng cao hơn trước, người ít quan trọng hơn sau Cách thực hiện điều này là bạn nói tên của người có vị trí quan trọng nhất đầu tiên, trong một câu nói như sau: “Tôi rất hân hạnh được giới thiệu với ông/bà, đây là…”, sau đó lần lượt giới thiệu tên của những người tiếp theo Đi kèm với việc giới thiệu tên, là những thông tin về chức vụ và công việc của từng người Điều này sẽ khiến đối tác biết được

lý do tại sao lại giới thiệu người đó với họ, và đó cũng thường là cách mở đầu thông thường của một cuộc gặp gỡ

2.8 Hãy thể hiện ai là người quan trọng hơn trong cuộc gặp gỡ này

Trang 10

Khách hàng và đối tác kinh doanh, chắc hẳn sẽ quan trọng hơn ông chủ của bạn trong những cuộc gặp gỡ và đám phán kinh doanh Chắc chắn ông chủ của bạn cũng đồng ý với bạn về điều đó

2.9 Hãy ghi nhớ tên đối tác ngay trong lần đầu gặp gỡ và lắng nghe họ nói

Nếu bạn không ghi nhớ tên đối tác, có nghĩa là bạn không tập trung sự chú ý đến họ, cũng như không muốn tiếp tục gặp gỡ và làm ăn với họ trong những lần tiếp sau Nếu như bạn tập trung

và nhắc lại tên của họ ngay lập tức sau khi bạn nghe được, bạn đã thể hiện cho họ thấy sự quan tâm và thiện chí của bạn trong việc thiết lập mối quan hệ, cũng như khiến cho bạn ghi nhớ lâu hơn tên của họ trong những lần gặp gỡ sau đó

Trong giao tiếp, người ta thường nói: “nói là gieo, nghe là gặt”, nhưng thực tế phần lớn mọi người có xu hướng thích “gieo” hơn “gặt” Người có kỹ năng nghe tốt là người biết khuyến khích người khác nói và biết cách đặt ra nhiều câu hỏi để đào sâu thêm câu chuyện, nhưng cũng cần chú ý bối cảnh để có cách tiếp chuyện thích hợp

2.10 Chỉ gọi tên thân mật của người mà bạn mới gặp sau khi đã được họ cho phép

Chẳng ai muốn được gọi tên một cách bất lịch sự và quá thân mật ngay trong lần gặp gỡ đầu tiên Để tránh được sai lầm này, bạn nên nắm một quy tắc quan trọng trong giao tiếp là tên của đối tác phải được nhắc đầy đủ họ tên, và bạn chỉ gọi một cách thân mật khi được họ cho phép

Mục tiêu của bạn trong những phút gặp gỡ đầu tiên với khách hàng và đối tác là tạo cho

họ cảm giác thoải mái, thân thiện và ngay lập tức muốn làm ăn kinh doanh với bạn Một khi bạn đã nắm vững các quy tắc giao tiếp quan trọng trên đây và tự tin sử dụng chúng, bạn sẽ nhanh chóng xây dựng được một mối quan hệ lâu dài và bền vững với khách hàng

2.11 Đặt người khác vào trung tâm của sự chú ý

Có lẽ điều quan trọng nhất khi muốn đánh dấu cho buổi “ra mắt” chính là tránh “lấn sân” Hãy

Ngày đăng: 09/10/2016, 14:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w