SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM TRƯỜNG THPT LƯƠNG THẾ VINH KIỂM TRA HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2008 -2009 MÔN LỊCH SỬ10 Thời gian làm bài:45 phút Mã đềthi 485 Họ và tên : . Lớp: 10/ . Số báo danh: Phòng thi: A/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: (5 điểm): Học sinh lựa chọn câu trả lời đúng và tô vào phiếu trả lời ở phần bài làm. Câu 1: Phát kiến địa lí được coi như một «cuộc cách mạng thực sự » trong lĩnh vực nào ? A. Giao thông đường biển B. Giao thông và tri thức C. Địa lí D. Khoa học hàng hải Câu 2: Bốn phát minh kỹ thuật quan trọng của người Trung Quốc là A. Giấy, la bàn, thuốc súng và luyện kim. B. Giấy, kĩ thuật in, la bàn và thuốc súng. C. La bàn, thuốc súng, luyện kim là làm gốm. D. Giấy, kĩ thuật in, la bàn và luyện kim. Câu 3: Đặc trưng của kinh tế lãnh địa là: A. Nền kinh tế do các lãnh chúa quản lý B. Có sự trao đổi buôn bán giữa các lãnh địa với nhau C. Nền kinh tế do nông nô sản xuất D. Cơ sở kinh tế đóng kín, mang tính chất tự nhiên , tự túc, tự cấp Câu 4: Trong xã hội phong kiến ở Tây Âu gồm có những giai cấp cơ bản nào? A. Địa chủ và nông dân B. Chủ nô và nô lệ C. Lãnh chúa và nông nô D. Lãnh chúa và nông dân tự do Câu 5: Bộ máy nhà nước thời Đường khác thời Tần, Hán ở điểm : A. Chỉ con em quí tộc, địa chủ mới làm quan. B. Có thêm chức tiết độ sứ. C. Bỏ chức thừa tướng và Thái uý. D. Có thêm chức Tể tướng. Câu 6: Hệ thống chữ cái A,B,C là hệ thống chữ cái của nước nào? A. Hi Lạp và Rô-ma. B. Lưỡng Hà. C. Ai Cập và Ấn Độ. D. Ai Cập. Câu 7: Bước nhảy vọt đầu tiên trong quá trình tiến hóa của người là : A. Từ vượn cổ chuyển thành Người tối cổ B. Từ vượn cổ chuyển thành Người hiện đại C. Từ Người tối cổ chuyển biến thành Người tinh khôn D. Người vượn cổ xuất hiện Câu 8: Kết quả lớn nhất của việc con người biết sử dụng kim khí, nhất là đồ sắt là gì? A. Đưa năng suất lao động tăng lên B. Sản xuất đủ nuôi sống cộng đồng C. Xuất hiện sản phẩm thừa thường xuyên D. Khai khẩn được nhiều đất hoang Câu 9: Nguyên nhân sâu xa dẫn đến xuất hiện tư hữu là : A. Do năng suất lao động tăng lên B. Do xuất hiện sản phẩm thừa thường xuyên C. Do xuất hiện công cụ lao động bằng kim loại D. Do những người có quyền chiếm hữu sản phẩm thừa làm của riêng Câu 10: Nguyên tắc vàng trong xã hội nguyên thủy được thể hiện: A. Sự hợp tác lao động B. Mọi người đều phải lao động C. Hưởng thụ bằng nhau D. Sự công bằng và bình đẳng Câu 11: Ngành kinh tế đóng vai trò chủ đạo của các quốc gia Hi lạp và Rôma là: A. Thủ công nghiệp. B. Nông nghiệp và thủ công nghiệp. C. Thương nghiệp. D. Thủ công nghiệp và thương nghiệp Câu 12: Những tri thức khoa học đầu tiên của cư dân cổ đại phương Đông được thể hiên trong lĩnh vực: A. Chữ viết B. Toán học C. Thiên văn học D. Lịch pháp Trang 1/2 - Mã đềthi 485 Câu 13: Ngành kinh tế chủ đạo của các quốc gia cổ đại phương Đông là: A. Nông nghiệp B. Nông nghiệp và thủ công nghiệp C. Thương nghiệp D. Chăn nuôi Câu 14: Dưới thời nào chế độ phong kiến Trung Quốc đạt đến đỉnh cao? A. Thời nhà Tống B. Thời nhà Hán C. Thời nhà Đường D. Thời nhà Tần Câu 15: A-cơ-ba được coi như vị anh hùng dân tộc của Ấn Độ và được nhân dân đặt danh hiệu là « Đấng trí tôn A-cơ-ba » vì : A. Ông có nhiều chính sách tạo điều kiện cho Phật giáo phát triển B. Ông xóa bỏ chính sách kì thị dân tộc và tôn giáo C. Giúp Ấn Độ mở rộng lãnh thổ như ngày nay. D. A-cơ-ba đã thi hành các chính sách tích cực, đưa Ấn Độ phát triển thịnh vượng và đạt đến đỉnh cao của chế độ PK Ấn Độ Câu 16: Công việc nào đã khiến mọi người ở phương Đông có quan hệ gắn bó với nhau trong tổ chức công xã? A. Trị thủy B. Trồng lúa nước C. Làm nghề thủ công nghiệp D. Chăn nuôi Câu 17: Khoảng 4 triệu năm cách ngày nay, đã diễn ra hiện tượng lịch sử : A. Con người bước vào thời kỳ đồ đá cũ hậu kỳ B. Người vượn cổ chuyển thành Người tối cổ C. Người vượn cổ xuất hiện D. Thời kỳ đồ đá cũ sơ kỳ chuyển sang đồ đá cũ trung kỳ Câu 18: Nguyên nhân sâu xa của tình trạng suy thoái của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á bắt nguồn từ đâu? A. Từ sự chia rẽ của các tộc người ở Đông Nam Á B. Từ sự tấn công của các thế lực ngoại xâm C. Từ phong trào khởi nghĩa của nông dân D. Từ ngay trong lòng chế độ phong kiến của mỗi quốc gia Câu 19: Nơi chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất của văn hóa Ấn Độ là: A. In-đô-nê-xi-a B. Khu vực Đông Nam Á C. Trung Quốc D. Thái Lan Câu 20: Phát kiến địa lí đem lại cho tầng lớp thương nhân châu Âu những nguyên liệu quý giá vô tận, những kho vàng bạc, châu báu khổng lồ mà chúng cướp được ở đâu ? A. Châu Mỹ, châu Á,và châu Phi B. Ấn Độ C. Châu Mỹ D. Châu Á ----------------------------------------------- B/ PHẦN TỰ LUẬN: (5 điểm). Học sinh làm bài phần tự luận trên giấy thi riêng. Câu 1: (3 điểm). Hãy cho biết nguyên nhân và hệ quả của các cuộc phát kiến địa lý? Câu 2: (2 điểm). Trình bày những biểu hiện của sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản ở châu Âu? BÀI LÀM A/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: ----------------------------------------------- 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 A B C D Trang 2/2 - Mã đềthi 485 . Phi B. Ấn Độ C. Châu Mỹ D. Châu Á -- -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - B/ PHẦN TỰ LUẬN: (5 i m). Học sinh làm b i phần tự luận trên giấy thi. B I LÀM A/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: -- -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 A B C D Trang 2/2 - Mã đề