1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Văn mẫu lớp 12 tổng hợp các bài văn mẫu bài thơ đất nước của nguyễn khoa điềm (13)

13 506 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 29,18 KB

Nội dung

Nhằm giúp các em học sinh có thêm nhiều tư liệu tham khảo cho bài viết văn của mình. Những bài văn mẫu mới với nhiều dạng đề khác nhau. Từ những dạng đề cảm nhận đến phân tích, phân tích toàn bài đến phân tích từng đoạn thơ cụ thể. Đến với "Tổng hợp các bài văn mẫu bài thơ đất nước của nguyễn khoa điềm Văn mẫu lớp 12 - Bài 13 " các em học sinh sẽ tìm kiếm được cho mình những tài liệu hay, bổ ích cho học tập của mình.

Trang 1

 VĂN MẪU 12: ĐẤT NƯỚC – NGUYỄN KHOA ĐIỀM

2 BÀI VĂN MẪU “NÊU CẢM NHẬN VỀ BÀI THƠ ĐẤT NƯỚC CỦA

NGUYỄN KHOA ĐIỀM”

BÀI MẪU 1:

Nhà thơ nhà văn Nguyễn Khoa Điềm không có nhiều tác phẩm nhưng những tập thơ của ông luôn được độc giả đón nhận và yêu thích Trong đó không thể không nhắc đến trường ca “Mặt đường khát vọng” vô cùng nổi tiếng mà ta thường biết đến thông qua bài thơ “Đất Nước” Bài thơ này được trích từ chương V của trường ca Đây đuợc xem là chương hay và sâu sắc nhất Tác giả chia đoạn thơ thành 5 khổ, mỗi khổ ứng với một luận điểm,nhưng đều nhằm một mục đích đó là làm sáng tỏ tư tưởng: “Đất nước này là Đất Nước Nhân dân” Chính luồng tư tưởng này đã thôi thúc tuổi trẻ các tỉnh Miền Nam tham gia chiến đấu giành độc lập cho nước nhà.Không những thế, nó đã khơi dậy niềm tự hào dân tộc của nhân dân ta Bên cạnh đó, Nguyễn Khoa Điềm trình bày rất nghệ thuật nhiều cảm nhận, lý giải mới về đất nước Từ đó, ta hiểu thêm tính chính luận - trữ tình của thơ ông nói riêng và thơ chống Mỹ nói chung Câu thơ đầu của đoạn rất đỗi nhẹ nhàng,bình dị nhưng lại vô cùng hàm súc:

“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa ”mẹ thường hay kể”

Bốn từ “ngày xửa ngaỳ xưa” sao quá đỗi quen thuộc với chúng ta Nó xuất hiện trong những câu chuyện cổ tích bà kể,trong những lời ru tha thiết của mẹ mỗi khi đêm về

Từ lâu nó đã như là một yếu tố không thể thiếu dể tạo nên không gian riêng của nàng Tấm, Hoàng Tử, của Mai An Tiêm…Nay, nó đã đi vào văn chương Việt Nam tạo nên một định nghĩa rất bất ngờ trong thơ Nguyễn Khoa Điềm Trong Nam Quốc Sơn Hà của

Lý Thường Kiệt, đất nước hiện ra thông qua hình ảnh “Vua chúa” và “sách trời”: “Nam quốc sơn hà Nam Đế cư Tuyệt nhiên định phận tại thiên thư” (Nam Quốc Sơn Hà) Hay như trong “Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc” của nhà thơ Nguyễn Đỉnh Chiểu:

Trang 2

“Một mối xa thư đồ sộ,há để ai chém rắn đuổi hươu hai vầng nhật nguyệt chói loà đâu dung lũ treo dê bán chó”

(Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc)

Những từ như “ mối xa thư đồ sộ” hay “ hai vầng nhật nguyệt chói loà” đã trang trọng hoá đất nước Nó thể hiện sự kì vĩ và cao cả nhưng cũng tạo một khoảng cách thiêng liêng của con người đối với Đất Nước Nhưng với Nguyễn Khoa Điềm thì lại khác Nhà thơ đã xoá bỏ khoảng cách đó Đất nước đã hoá thân vào những câu chuyện cổ tích hay những câu ca dao rất đỗi quen thuộc và hiện ra thật bình dị và gần gũi

“Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc”

Tứ thơ này làm sống lại nhiều câu tục ngữ, ca dao và truyện Trầu cau bi thương, tình nghĩa Qua hình ảnh “miếng trầu”, Nguyễn Khoa Điềm “nhân dân hóa” thơ mình và

có thêm một bằng chứng về đất nước hình thành từ xa xưa Và Đất Nước cứ lớn dần lên cùng các truyền thống như trồng tre, trồng lúa, đánh đuổi giặc ngoại xâm

“Tóc mẹ thì bới sau đầu Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn Cái kèo cái cột thành tên

Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng”

Tác giả đã dành một lời ngợi ca ,một sự trân trọng đối với tình nghĩa vợ chồng khi nói đến “cha mẹ”.Sự thuỷ chung son sắt trải bao gian khó nhọc nhằn được ông đề cao Vì cuộc sống bấp bênh, đủ mọi khó khăn vất vả, chỉ có “gừng cay” và “muối mặn” chứ ít khi ngọt ngào Tuy nhiên “cha mẹ” vẫn dành cho nhau sự yêu thương là một điều rất đáng quý Ở câu thơ này, thay vì dùng chữ “yêu” tác giả lại chọn từ “thương” để đưa vào Bởi

vì ông muốn thơ của mình giản dị và gần với văn học bình dân hơn, gần với nhân dân hơn Cũng như tác giả mượn hình ảnh “gừng cay muối mặn” từ câu ca dao:

“Tay nâng chén muối đĩa gừng

Trang 3

Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau”

Để thể hịên tình cảm vợ chồng Rồi đến khi “Cái kèo cái cột thành tên” thì dân tộc

ta đã bước sang một sự phát triển mới Ngành nông nghiệp lúa nước ra đời giúp cho cuộc sống nhân dân bớt cơ cực mặc dù cũng phải “một nắng hai sương” theo từng hạt gạo Câu cuối của khổ thơ này,tác giả đúc kết và khẳng định lại một lần nữa về sự ra đời cùa Đất Nước: “Đất Nước có từ ngày đó…” Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã khai thác và sử dựng triệt để vốn văn hoá dân gian sẵn có, sáng tạo lại khiến cho người đọc cảm thấy rất gần gũi và bất ngờ Trong suốt quá trình phát triển của Đất Nước, ta dều thấy bóng dáng của những con người Đó là cơ sở vững chắc để tác giả tiếp tục triển khai tư tưởng: Đất Nước này là đất Nước Nhân dân ở 3 khổ thơ sau Một không gian khác được tác giả mở ra vô cùng khéo léo khi ông tách đôi 2 âm tiết “Đất Nước”

“Đất là nơi anh đến trường Nước là nơi em tắm

Đất Nước là nơi ta hò hẹn Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm”

Trình tự “nơi anh đến trường”, “nơi em tắm”, tưởng như tình cờ mà không sao đảo ngược Nếu thay đổi dưới dạng: Đất là nơi em đến trường, Nước là nơi anh tắm, cảm hứng thơ sẽ tan biến Dòng viết trên thành một câu văn xuôi rất đỗi bình thường Văn hoá dân gian là của nhân dân.Để khẳng định tư tưởng của mình tác giả đã vận dụng chất liệu dân gian vào trong văn thơ của mình” Đất nước là của nhân dân” nên việc đưa chất trữ tình của dân gian tạo được hiệu quả cao trong việc xây dựng hình tượng đất nước, qua đó

ta thấy được sự sáng tạo cũng như độc đáo trong thơ của Nguyễn Khoa Điềm Câu thơ: Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm” là một ví dụ Hẳn ta chưa quên câu ca dao rất đỗi ngọt ngào:

“Khăn thương nhớ ai Khăn rơi xuống đất

Trang 4

Khăn thương nhớ ai Khăn vắt lên vai Khăn thương nhớ ai Khăn chùi nước mắt…”

Vận dụng ý từ câu ca dao trên,tác giả đã viết nên dòng thơ đậm chất dân gian nhưng không kém phần độc đáo, tạo nên một phong cách rất riêng của nhà thơ Hai câu thơ tiếp theo hình tượng Đất Nước được biến hoá vô cùng sinh động :

“Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”

Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi”

Con chim phượng hoàng và cá ngư ông là hai con vật linh thiêng được nhân dân ta thờ phụng, nay đưa vào trong văn thơ của Nguyễn Khoa Điềm rất gần gũi Giữa người và thần dường như không hề có sự ngăn cách, tất cả như hoà vào nhau bình đẳng Một lần nữa, nhà thơ đã đưa Đất Nước từ của thần linh trở thành Đất Nước của nhân dân Và chính tư tưởng đó đã giúp tác giả khám phá Đất Nước trên những khía cạnh khác nhau

Mở đầu là “Thời gian đằng đẵng” Xuôi theo dòng lịch sử, Nguyễn Khoa Điềm ghi lại những truyền thuyết, phong tục dân gian vốn rất quen thuộc với chúng ta

“Đất là nơi Chim về Nước là nơi Rồng ở Lạc Long Quân và Âu Cơ Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng Những ai đã khuất

Những ai bây giờ Yêu nhau và sinh con đẻ cái Gánh vác phần người đi trước để lại Dặn dò con cháu chuyện mai sau

Trang 5

Hàng năm ăn đâu ở đâu Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ”

Song song với quá trình tách - hợp, là sự hài hòa trong mối quan hệ: “anh” - “em” thành “ta” và “Chim về”, “Rồng ở” tạo nên mối tình Lạc Long Quân - Âu Cơ Qua các câu thơ, tác giả cho ta thấy: đất nước bắt đầu hình thành, “lớn lên” như những mối tình thân thiết, yêu thương Dây là quãng thời gian thấm đẫm cội nguồn, thể hiện ước muốn ngược dòng thời gian trở về cội nguồn, lịch sử hình thành Đất Nước Nó khoác lên “Đất Nước” một vẻ đẹp lạ lùng, lấp lánh chất huyền thoại Đất Nước không đơn thuần chỉ là núi song Đó là nơi Lạc Long Quân và Âu Cơ yêu nhau, đó là nơi dân mình được sinh ra

và đoàn tụ Từ đó, đất nước thành không gian của mọi người, của cộng đồng Bên cạnh

đó, tác giả còn đánh thức tình cảm tổ tiên tình yêu quê hương đất nước Thấm thía nhất là hai câu thơ: “Hàng năm ăn đâu ở đâu Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ” Mùng 10 tháng

3 hàng năm , người Việt ta có phong tục Giỗ Tổ Hùng Vương để tôn vinh những ông vua

có công dựng nước Nhà thơ sử dụng 2 chữ “cúi đầu” với vẻ tôn kính và ngưỡng mộ Nó như một bàn tay khẽ chạm vào tiềm thức của mỗi người con yêu nước, dù ở phương nào cũng phải biết thờ phụng ông bà tổ tiên mình Nguyễn Khoa Điềm đã rất ý nhị trong việc khơi gợi lòng yêu Đất Nước trong mỗi con người Qua khổ thơ thứ hai, đất nước được cảm nhận như sự thống nhất hài hòa giữa cái hàng ngày và vĩnh hằng, trong mỗi cá nhân

và toàn dân tộc, trong quá khứ, hôm nay và mai sau Từ suy ngẫm trên, Nguyễn Khoa Điềm kết luận:

“Trong anh và em hôm nay Đều có một phần Đất Nước Khi hai đứa cầm tay

Đất Nước trong chúng ta hài hoà nồng thắm Khi chúng ta cầm tay mọi người

Đất nước vẹn tròn, to lớn Mai này con ta lớn lên

Trang 6

Con sẽ mang Đất Nước đi xa Đến những tháng ngày mơ mộng”

Trong mỗi chúng ta đều có bóng hình của Đất Nước, gắn bó rất chặt chẽ Thế nên chúng ta phải biết giữ gìn và bảo vệ nó Đất Nước trọn vẹn khi dân mình biết chở che cho nhau, đoàn kết lại Lúc ấy Đất Nước sẽ vô cùng mạnh mẽ, bất khuất Nhà thơ mong muốn thế hệ sau này cũng sẽ yêu quý Đất Nước, phát triển nó như những gì thế hệ trước đã và đang làm Kết lại khổ thơ, tác giả nhắn nhủ đến mọi người:

“Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình Phải biết gắn bó và chia sẻ

Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở Làm nên Đất Nước muôn đời…”

Đó không chỉ là mong muốn của riêng nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm mà đó còn là những gì tổ tiên, ông bà trông đợi nơi ta, những người con của thế hệ sau sẽ cố gắng thực hiện Từ “phải” như là một mệnh lệnh Nhưng đó là mệnh lệnh của trái tim, của ý thức trong mỗi chúng ta Ở khổ thơ thứ 3, tư tưởng “đất nước nhân dân” còn được thể hiện qua cách cảm nhận sâu sắc, độc đáo về phương diện địa lý

“Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước nhựng núi Vọng Phu

Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên những hòn Trống mái Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao hồ để lại Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm

Người học tró nghèo góp cho Đất Nước núi Bút, non Nghiên

Trang 7

Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm

Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi Chẳng mang một dáng hình,một ao ước,một lối sống ông cha

Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy Những cuôc đời đã hoá núi sông ta…”

Núi Vọng Phu, hòn Trống Mái rồi Hạ Long chỉ thành thắng cảnh khi gắn liền với đời sống văn hóa dân tộc, được cảm thụ qua tâm hồn quần chúng và lịch sử đất nước Theo lối quy nạp, từ những dẫn chứng cụ thể, nhà thơ đi đến nhận xét tổng quát:

“Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy Những cuôc đời đã hoá núi sông ta…”

Trong không gian địa lý, trên khắp ruộng đồng gò bãi, Nguyễn Khoa Điềm đều thấy dấu tích nhân dân để lại Chính diều này đã thể hiện mối liên hệ mật thiết giữa nhân dân và đất nước Bốn nghìn năm đối với Nguyễn Khoa Điềm không chỉ là thời gian Với con mắt sắc sảo của mình,nhà thơ còn nhìn thấy những điều tưởng chừng như rất bình dị nhưng lại vô cùng quan trọng

“Em ơi em Hãy nhìn rất xa Vào bốn nghìn năm Đất Nước Năm tháng nào cũng người người lớp lớp Con gái,con trai bằng tuổi chúng ta

Cần cù làm lụng Khi có giặc người con trai ra trận Người con gái trở về nuôi cái cùng con

Trang 8

Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh Nhiều người đã trở thành anh hùng Nhiều anh hùng cả anh và em đều nhớ Nhưng em biết không

Có biết bao người con gái, con trai Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi

Họ đã sống và chết Giản dị và bình tâm Không ai nhớ mặt đặt tên Nhưng họ đã làm ra Đất Nước”

Nếu ở khổ 2 và 3 là cái nhìn gần, thời hiện tại thì ở đây là cái nhìn xa, nhìn về quá khứ, theo dòng thời gian trở về buổi đầu dựng nước Trong “Bình Ngô Đại Cáo”, Nguyễn Trãi đã tổng kết lịch sử bằng các triều đại:

“Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương”

Nhưng Nguyễn Khoa Điềm không làm như vậy Ông nhấn mạnh vai trò của những người trẻ tuổi vô danh Những người đã giữ gìn, truyền lại cho con cháu mọi giá trị tinh thần, vật chất Không chỉ bảo vệ hạt lúa, ngọn lửa, tiếng nói, tên xã tên làng qua các cuộc

đi xa mà họ còn quyết tâm đánh giặc bảo vệ quê hương Đất Nước Bằng cách này, tác giả

đã trả lại Đất Nước cho những người chủ chân chính, những người đã góp bao công sức trong thầm lặng xây dựng nên Đất Nước Đây là một cách nhìn rất mới trong thơ văn yêu nước,củng cố thêm cho tư tưởng của tác giả

“Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng

Họ truyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi

Trang 9

Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói

Họ gánh theo tên xã,tên làng trong mỗi chuyến di dân

Họ đắp đập be bờ cho ngừơi sau trồng cây hái trái”

Đại từ “họ” được lặp đi lặp lại ,đặt ở đầu câu làm nổi bật vai trò của nhân dân, những ai đã làm ra sản phẫm vật chất, tinh thần cua Đất Nước Hàng loat dộng từ như

“giữ”,”truyền”,”gánh” được tác giả sử dụng để tạo nên hình tượng người dân thật lực lưỡng,khỏe mạnh không hề mệt mỏi trong công cuộc dựng xây và bảo vệ Tổ Quốc Nhân dân đã đem cả cuộc đời đóng góp, phát triển và bảo tồn mọi giá trị vật chất cũng như tinh thần cho con cháu Vậy nên nói “Đất Nước là của Nhân dân” chẳng hề sai Thơ của Nguyễn Khoa Điềm là một thế giới nên thơ, mộc mạc và rất dân dã Nó lấp lánh những câu ca dao, những câu chuyện cổ tích khi xưa Cũng chính nhờ điều đó mà ta thấy nhân dân hiện diện xuyên suốt toàn bài thơ Từ nền văn hoá dân gian ấy, tác giả khám phá ra

vẻ đẹp tâm hồn, tính cách người Việt Nam chung thuỷ, có nghĩa có tình nhưng lại rất cứng rắn trước quân thù

“Dạy anh biết “yêu em từ thưở trong nôi”

Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội Biết trồng tre đợi nagỳ thành gậy

Đi trả thù mà không sợ dài lâu

Ôi những dòng sông bắt nước từ đâu

Mà khi về Đất Nước mình thì bắt lên câu hát Người đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thác Gợi trăm màu trên trăm năm dáng sông xuôi…”

Trang 10

Tư tưởng “Đất Nước của nhân dân” đã có quá trình phát triển lâu dài nhưng chỉ đến văn học Việt Nam hiện đại, nhận thức ấy mới đạt tới đỉnh cao, mang một sắc thái mới lạ và thuýêt phục

“Để Đất Nước này là Đất Nước của Nhân dân Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại”

Hai câu thơ , hai vế song song, đồng đẳng là một cách định nghĩa mới về đất nước Đỉnh cao của tính chính luận và cảm xúc trữ tình hội tụ trong câu: “Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân” Chân lý ấy thể hiện đầy đủ trong ca dao Bởi vậy, ngoài việc nhấn mạnh qua từ “để”, tác giả còn láy lại điệp khúc “Đất Nước của ca dao thần thoại” Đây là kết quả tất yếu của một thời đại nhân dân thực sựlàm chủ đời mình,làm chủ Đất Nước Qua đoạn thơ, ta thấy sự vận dụng sáng tạo văn học dân gian của Nguyễn Khoa Điềm Ông ít lặp lại nguyên văn mà thường sử dụng từng ý, từng hình ảnh thơ của người xưa Giọng chính luận - trữ tình phù hợp với nội dung tác phẩm Thực ra, tư tưởng đất nước nhân dân đã hình thành từ lâu Nguyễn Khoa Điềm chỉ nâng cao tầm tư tưởng ấy và diễn đạt nó bằng ngôn từ, giọng điệu mới, độc đáo Ông tạo được một đoạn thơ hiện đại đậm

đà bản sắc dân gian Bởi vậy, thơ Nguyễn Khoa Điềm vừa quen vừa lạ và có sức thuyết phục cao

Trang 11

BÀI MẪU 2:

Cảm hứng về Đất Nước là nguồn đề tài vô tận của các văn nhân, nghệ sĩ Và bài thơ "Đất nước" trong trường ca "Mặt đường khát vọng" của Nguyễn Khoa Điềm không nằm ngoài dòng chảy vô tận ấy Một Đất nước bình dị, gần gũi được tìm thấy trong mỗi người dân Việt Đất nước ấy đã hòa chảy cùng dòng máu nóng trong cơ thể thành nhịp đập trong trái tim mỗi người để "Trong anh và em hôm nay/ Đều có một phần Đất Nước"

Đoạn thơ "Đất nước" thuộc chương V trường ca "Mặt đường khát vọng" được chia thành hai phần: Phần đầu gồm 42 câu là cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm về Đất Nước trong cội nguồn văn hóa, lịch sử và trong sự gắn bó thân thiết với cuộc sống hằng ngày của mỗi người dân Việt Nam Phần thứ 2 là cảm hứng chủ đạo về Đất nước, đó là sự ngợi

ca và khẳng định "Đất Nước này là Đất Nước của Nhân Dân"

Nhà thơ phát hiện Đất Nước trên bình diện về lịch sử, địa lý, văn hóa và truyền thống, tinh thần trong lao động và những cuộc chiến đấu ngoan cường của dân tộc ta Trong đoạn thơ "Đất Nước", Nguyễn Khoa Điềm đã vận dụng sáng tạo nhiều yếu tố văn hóa dân gian, truyền thuyết, cổ tích, phong tục tập quán và ca dao dân ca… trong cách diễn đạt bình dị, vừa ấn tượng lại vừa gần gũi mà đầy mới mẻ

Những vần thơ về Đất nước ấy, con người ấy được "thai nghén" trong cuộc kháng chiến trường kì chống Mỹ cứu nước tại chiến trường Bình – Trị – Thiên khói lửa năm

1971 làm dâng lên niềm tự hào và xao động về một đất nước đau thương mà anh dũng Nguyễn Khoa Điềm đã viết nên một đất nước như thế, trong một hoàn cảnh như thế để rồi từ đó ngân lên những câu thơ thật xúc động, những lời thơ yêu thương về Đất mẹ Việt Nam

Khi ta lớn lên Đất nước đã có rồi, Đất nước có trong những cái "ngày xửa ngày xưa"…mẹ thường hay kể ".

Ngày đăng: 04/10/2016, 08:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w