SỞ GD-ĐT QUẢNG TRỊ PHÒNG GD-ĐT TRIỆU PHONG TRƯỜNG THCS TRIỆU TRẠCH CHUYÊNĐỀ “SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO GIẢNG DẠY BỘ MÔN MĨTHUẬT Ở BẬC THCS” I. CƠ SỞ LÝ LUẬN Trong những năm qua việc thiết kế bài giảng theo định hướng đổi mới trong dạy học cho tất cả các môn học nói chung và môn Mĩthuật nói riêng đang có chuyển biến mạnh mẽ và được toàn ngành giáo dục quan tâm, tạo điều kiện thông qua thiết kế bài dạy theo tinh thần đổi mới nhằm nâng cao chất lượng dạy học MĩThuật ở THCS. Giáo dục thế hệ trẻ nhằm tạo ra một lực lượng lao động mới có tài và có óc thẩm mĩ nhằm đưa đất nước phát triển đi lên. Ngày nay ,sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, sự phát triển năng động của quá trình hội nhập và toàn cầu hoá, thì việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học là rất cần thiết.Nghành giáo dục đã có những chuyển biến về việc đổi mới phương pháp dạy học,chương trình dạy học để phù hợp với tình hình thực tiễn của đất nước. Việc ứng dụng cộng nghệ thông tin nhằm góp phần đổi mới phương pháp dạy họclàm thay đổi khá cơ bản môi trường dạy học giúp cho học sinh nhận thức một cách khái quát sinh động của một tiết học. II.CƠ SỞ THỰC TIỄN Với muc tiêu chung và chương trình cụ thể,việc dạy học mĩthuật ở trường THCS không chỉ là vẽ mà lấy hoạt động mĩthuậtđể nâng cao hiểu biết cho học sinh giúp các em có thêm kiến thức kĩ năng trong quá trình hoàn thiện Đức- Trí -Thể - Mĩ. Ứng dụng CNTT sẽ giúp giáo viên thực hiện tốt những mục tiêu của bộ môn đã đề ra. Dạy học MĩThuật tuy đả có nội dung chương trình cụ thể nhưng việc bổ sung kịp thời tài liệu, đồ dùng dạy học để có hiệu quả tốt hơn là rất cần thiết. GIÁO ÁN CHUYEÂN ÑEÀ Tiết 24:Thường thức mỹ thuật GIỚI THIỆU MỘT SỐ TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM A.KIẾN THỨC 1.Kiến thức - Học sinh hiểu sâu hơn về hai dòng tranh dân gian nổi tiếng của Việt Nam là Đông Hồ và Hàng Trống. - Học sinh hiểu thêm về giá trị nghệ thuật thông qua nội dung và hình thức của các bức tranh được giới thiệu. 2.Kỹ năng - Học sinh bước đầu phân biệt được hai dòng tranh Đông Hồ và Hàng Trống. - Học sinh phân biệt đựơc sự giống và khác nhau ở hình thức thể hiện . 3.Thái độ. - Học sinh có thái độ thêm yêu mến văn hoá truyền thống đặc sắc của dân tộc - Biết giữ gìn và tự hào và tôn trọng những sản phẩm văn hoá của dân tộc B.CHUẨN BỊ: 1.Giáo viên: - Tài liệu tham khảo,tranh ,ảnh. - Phiếu bài tập - Đồ dùng dạy học 2.Học sinh - Sách, vở, sưu tầm tài liệu. 3.Phương pháp - Trực quan , vấn đáp, giảng giải, thảo luận nhóm. C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn đònh tổ chức: (1 phút) 2. Kiểm tra bài cu: (3 phút) Tranh dân gian có từ bao giờ ,do ai sáng tác?kể tên một số dòng tranh dân gian tiêu biểu? 3. Bài mới: a.Đặt vấn đề b.Triển khai vấn đề. Hoạt động 1: Phân biệt hai dòng tranh Đơng Hồ và Hàng Trống (10 phút) Hoạt động của GV và HS Nội dung - Giáo viên đưa ra câu hỏi cho học sinh. Học sinh trả lời Học sinh khác nhận xét Giáo viên cũng cố,kết luận. - Giáo viên cho học sinh hoạt động nhóm - Tìm sự giống nhau và khác nhau của hai dòng tranh (xuất xứ, kĩ thuật, đối tượng phục vụ). - Học sinh trình bày kết quả, nhóm khác bổ sung. GV kết luận - GV cho học sinh chơi trò chơi tìm tranh Đơng Hồ. - GV cho học sinh xem 4 bức tranh :Gà Đại Cát, Đám cưới Chuột, Chợ q, Phật Bà Quan Âm. 1. Sự giống nhau - Đều là tranh dân gian Việt Nam,có từ lâu đời,nằm trong dòng nghệ thuật cổ Việt Nam. - Tranh do tập thể nghệ nhân sáng tạo nên. - Lưu hành rộng rãi trong nhân dân, tranh dân gian có tranh Tết và tranh Thờ. 2. Sự khác nhau. Dòng tranh Đơng Hồ Hàng Trống Xuất xứ Sản xuất tại làng Đơng Hồ. Sản xuất và bày bán nhiều ở phố Hàng Trống. Kĩ thuật Trong tranh có Bao nhiêu màu thì có bấy nhiêu bản gỗ khắc khác nhau (mỗi màu mỗi bản). Chỉ dùng một bản gỗ khắc sau đó tơ màu bằng tay. Đối tượng phuc vụ Chủ yếu phục vụ bà con nơng dân. Chủ yếu phục vụ tầng lớp thị dân và trung lưu. Hoạt động 2: Xem và tìm hiểu một số bức tranh cuả hai dòng tranh Đông Hồ và Hàng Trống (22 phút) Hoạt động của GVvà HS Nội dung - GV chia lớp thành 4 nhóm. - Phát phiếu bài tập (PBT1, PBT2, PBT3, PBT4) - Các nhóm thảo ln(5 phút). - Các nhóm trình bày kết quả thảo luận - Nhóm khác bổ sung. - Giáo viên kết luận. s 1. Tranh Gà Đại Cát a. Nội dung . Tranh thuộc về đề tài chúc tụng. Gà trống tượng trưng cho sự thònh vượng và những đức tính tốt đẹp của người đàn ông ( Văn – Võ – Dũng – Nhân – Tín). Mào Gà tượng trưng cho chiếc mũ cánh chuồn của Trạng Nguyên, là Văn. Chân có cựa sắc như lưỡi kiếm, là Võ Oai vệ dũng cảm sẵn sàng đấu chọi, là Dũng Kiếm được mồi gọi nhau cùng ăn, là Nhân Gáy đúng giờ báo canh không sai, là Tín. b. Hình thức - Bố cục thuận mắt chữ viết để minh hoạ nội dung làm cho bố thêm chặt chẽ. - Tranh được in trên giấy dó có quét nền điệp. - Hình vẽ đơn giản, nét viền to nhưng không cứng. - Màu sắc ít nhưng tươi mà sinh động. 2.Tranh Chợ q a. Nội dung. - Tranh thuộc về đề tài sinh hoạt vẽ về một phiên chợ nông thôn . b. Hình thức - Cách vẽ tinh tế dùng đường nét nhỏ diễn tả kỉ các chi tiết. - Màu sắc tươi sáng của phẩm nhuộm thể hiện nghệ thuật Vẽ của dòng tranh. 3. Đám cưới chuột a. Nội dung - Tranh về đề tài châm biếm, phê phán thói hư tật xấu trong xã hội. - Tranh còn có tên “Trạng chuột vinh quy”. - Tuy đám rước có vẽ tưng bừng kiệu hồng, ô lộng nhưng những chú Chuột vẫn lo âu sợ hải. Muốn được yên vui hạnh phúc. họ nhà chuột phải kèn trống, dâng lễ vật đến cho Mèo. b. Hình thức - Bố cục tranh được chia làm hai phần, đường nét tuy đơn giản nhưng rất tinh tế thể hiện được sự hung dữ của Mèo và sự lo âu cuả Chuột. xã hội. - Tranh còn có tên “Trạng chuột vinh quy”. - Tuy đám rước có vẽ tưng bừng kiệu hồng, ô lộng nhưng những chú Chuột vẫn lo âu sợ hải. Muốn được yên vui hạnh phúc. họ nhà chuột phải kèn trống, dâng lễ vật đến cho Mèo. b. Hình thức - Bố cục tranh được chia làm hai phần, đường nét tuy đơn giản nhưng rất tinh tế thể hiện được sự hung dữ của Mèo và sự lo âu cuả Chuột. 4. Tranh Phật Bà Quan Âm a. Nội dung - Tranh về đề tài tôn giáo, thờ cúng vừa có tính chất tín ngưỡng vừa có ý nghóa khuyên răn mọi người làm việc thiện. Hai bên là hai đệ tử Tiên Đồng và Ngọc Nữ. b. Hình thức - Bố cục cân đối thuận mắt . - Bằng cách diễn tã tinh tế ,bức tranh thể hiện được sự huyền ảo thần bí qua cách chuyển màu,cách diễn tả nét mềm mại, cách bố cục nhòp nhàng,tình cảm. Hoạt động 3:Đánh giá kết quả học tập (5phút) - Giáo viên tổ chức một số trò chơi giúp học sinh cũng cố kiến thức. + Tìm tranh Hàng Trống + Tìm tên tranh + Hãy chọn câu trả lời đúng . + Điền từ còn thiếu vào chổ trống ( .)? 4. Dăn dò: (2 phút) - Về nhà sưu tầm thêm một số tranh dân gian khác. - Học bài cũ. - Chuẩn bị bài mới (Sưu tầm tranh về đề tài: Mẹ của em ) PHIẾU BÀI TẬP Phiếu bài tập1 Em hãy xem bức tranh”Gà Đại Cát “ và hãy: Trình bày nội dung và hình thức ( bố cục,đường nét , màu sắc) của bức tranh trên? Phiếu bài tập 2 Em hãy xem bức tranh”Chợ quê” và hãy: Trình bày nội dung và hình thức ( bố cục,đường nét , màu sắc) của bức tranh trên? Phiếu bài tập 3 Em hãy xem bức tranh”Đám Cưới Chuột” và hãy: Trình bày nội dung và hình thức ( bố cục,đường nét , màu sắc) của bức tranh trên? Phiếu bài tập 4 Em hãy xem bức tranh”Phật Bà Quan Âm” và hãy: Trình bày nội dung và hình thức ( bố cục,đường nét , màu sắc) của bức tranh trên? . TRIỆU TRẠCH CHUYÊN ĐỀ “SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO GIẢNG DẠY BỘ MÔN MĨ THUẬT Ở BẬC THCS” I. CƠ SỞ LÝ LUẬN Trong những năm qua việc thiết kế bài giảng theo. tiêu chung và chương trình cụ thể,việc dạy học mĩ thuật ở trường THCS không chỉ là vẽ mà lấy hoạt động mĩ thuật để nâng cao hiểu biết cho học sinh giúp