Vua y cho lại bảo rằng : Bắc Ninh là nơi địa phương lớn, công việc bận rộn, Quốc Hoan vỗ tự có phương pháp, dân trong hạt tin yêu, chuẩn cho truy thụ hàm Tổng đốc Ninh Thái, chiếu hàm mớ
Trang 1ĐẠI NAM LIỆT TRUYỆN
Tập 4 : CHÍNH BIÊN - NHỊ TẬP
Biên soạn : QUỐC SỬ QUÁN TRIỀU NGUYỄN
Người dịch : TRƯƠNG VĂN CHINH,
NGUYỄN DANH CHIÊN
Người hiệu đính : CAO HUY GIU, PHAN ĐẠI DOÃN VIỆN SỬ HỌC VIỆT NAM
NHÀ XUẤT BẢN THUẬN HÓA, HUẾ 2006
Tái bản lần thứ hai
QUYỂN 26
Trang 2TRUYỆN CÁC QUAN - MỤC XVI Nguyễn Quốc Hoan
Trang 3Lê Danh Đề
Phan Thanh Giản
Nguyễn Như Thăng
Trang 6Bùi Quỹ
Phạm Khôi
Trương Quốc Dụng Trần Huy San
Trần Huy Phác Nguyễn Đăng Huân Ngô Thế Vinh
Nguyễn Cư
Trang 9Nguyễn Hữu Hòa
Trang 10Lê Dụ
Lê Đình Đức
Phan Văn Thuật
Lê Hữu Thường
Trang 11Bùi Huy Phan
Nguyễn Huy Khởi Ngô Phùng
Nguyễn Tường Phổ Trần Thiện Chính Nguyễn Oai
Mai Anh Tuấn
Vũ Văn Tuấn
Đỗ Phát
Phạm Phú Thứ
Phạm Hữu Thước Hoàng Thiện Trường QUYỂN 35
Lê Sỹ
Trần Đình Túc
Trang 13Phạm Tiến Chẩn Phan Thúc Trực Trịnh Lý Hanh Trịnh Xuân Thưởng Nguyễn Văn Hiển Trần Nhượng
Phan Hữu Tự
Nguyễn Tạo
Ông Ích Khiêm Nguyễn Tăng Doãn Phạm Huy
Cao Trọng Sính
Hồ Trọng
Nguyễn Văn Lợi QUYỂN 37
Trang 14TRUYỆN CÁC QUAN - MỤC XXVII Đặng Trần Chuyên
Nghiêm Xuân Lượng
Nguyễn Thanh Phong
Nguyễn Thông
Trang 15Trương Gia Hội
Trang 16Nguyễn Văn Quán Chu Duy Tĩnh Phan Hoằng Nghị Phạm Trinh
Phan Sỹ
Nguyễn Văn Hùng Nguyễn Đức Đạt
Lê Tuấn
Nguyễn Văn Giao Mai Thế Quý
Vũ Khắc Bôn Nguyễn Hanh Lê
Ngô Văn Độ
Nguyễn Cao Bính
Trang 18Nguyễn Văn Liêm Hoàng Xuân Phùng Trần Hy Tăng
Phạm Thanh Thục
Hà Văn Quan
Thành Ngọc Uẩn Nguyễn Cơ
Dương Danh Thành Phan Duy Thanh
Vũ Như
Lâm Hoành
Nguyễn Văn Ái Nguyễn Hữu Độ Ngô Quý Đồng Nguyễn Đình Tựu
Trang 19Nguyễn Tiếp Phương
Lê Văn Điếm
Trịnh Văn Lâm
Nguyễn Đăng Ngoạn
Nguyễn Xuân Ôn
Hoàng Hữu Thường
Hồ Bá Ôn
Nguyễn Tài Tuyển
Hoàng Văn Hoè
Trang 20Lê Văn Nghĩa
Lê Văn Thường Trương Văn Phượng Tăng Tháp
Phạm Đình Trạc Nguyễn Doãn
Trang 21Nguyễn Duy Tâm Phạm Xuân Bích Trần Văn Quản
Lê Quang Tiến Nguyễn Điền Nguyễn Đạc Ngô Đức Tu Phan Bân
Hồ Thiện
Lê Nhữ Cường Nguyễn Hữu Trì Nguyễn Dĩnh Trần Tuy
Phạm Đức Hinh Nguyễn Đăng Sỹ
Trang 22Trần Đức Tráng
Nguyễn Khoa Dực
Dương Văn Phong
Nguyễn Văn Điểm
Trang 23Trần Văn Mỹ
Lê Huy Trạc Trần Hòa
Bùi Thắng
Vũ Hổ
Hoàng Đình Nho Ngô Trực Nghĩa Đặng Hữu Khuê Trần Văn Uy Đặng Đình Khải Nguyễn Huy Tân Hoàng Văn Giảng Ngô Xuân M Nguyễn Di
Lê Đình Thức
Trang 24Phạm Văn Đạt
Mai Thạc
Nguyễn Tiến Thảng Đặng Văn Tại
Nguyễn Hữu Huân Nguyễn Hữu Điển Nguyễn Thừa Duyệt Nguyễn Quang Tuyên Nguyễn Trung
Trang 26Lê Mậu Chu
Phạm Văn Thu
Tô Thế Mỹ
Hoàng Việt Tể Phạm Hữu Chí Nguyễn Văn Khoa QUYỂN 43
ẨN DẬT
Đỗ Trọng Ngoạn Chu Doãn Trĩ Bùi Trú
Lê Bậc Triệu
Lê Khắc Ph
Lê Mẫn Đức
Tôn Đức Tiến
Trang 27CAO TĂNG
Linh Phong thiền sư Giác Ngộ Hòa thượng Trần Viết Thọ
Trang 28Nguyễn Thị Phán Nguyễn Thị Bình Nguyễn Thị Nghĩa Nguyễn Thị Tư
Lê Thị Nhuận Trương Thị Cận
Lê Thị Tể
Đoàn Thị Quang Đoàn Thị Lựu Trần Thị Quyền Nguyễn Thị Thông Trần Thị Nhi Đoàn Thị Ch
Ngô Thị Khách Nguyễn Thị Tín
Trang 30TRUYỆN CÁC NGHỊCH THẦN - MỤC I
Lê Văn Khôi
QUYỂN 46
TRUYỆN CÁC NGHỊCH THẦN - MỤC II Nông Văn Vân
Trang 31n>Người huyện Bình Chính, Quảng Bình.
Minh Mạng năm thứ 2, Hoan đỗ hương tiến, lúc đầu được phái đi làm Hành tẩu Bộ Công.
Năm thứ 5, được bổ Tri huyện huyện Sơn Dương.
Năm thứ 9, thăng Tri phủ phủ Nghĩa Hưng, phẩm đầy niên hạn, thăng Học chính Quốc tử giám; rồi vì có tang mẹ nghị chức.
Năm thứ 15, có chiếu bổ dụng, nhắc lên Giám sát Ngự sử đạo Định An.
Năm thứ 16, thăng Án sát tỉnh Thanh Hóa
Năm thứ 19, đổi đi án sát Hà Nội, trải thăng đến Bố chính 2 tỉnh Hà Nội, Nam Định.
Thiệu Trị năm thứ 2, quyền giữ ấn quan phòng, Tổng đốc Định An Năm ấy, ngự giá đi tuần ra Bắc, Quốc Hoan vì việc sung biện việc đón tiếp ở đình bãi sông, không hợp phép, bị giáng hàm thất phẩm, trích đi làm việc công ở Tân Gia Ba.
Năm thứ 3, được khởi phục Viên ngoại lang, không bao lâu bổ thụ án sát Vĩnh Long, trải làm Bố chính Định Tường.
Năm thứ 6, Hoan về kinh, chúc tuổi vua, thăng Hữu thị lang bộ Hình, rồi đổi sang Bộ Binh.
Năm Tự Đức thứ nhất, bổ ra làm Bố chính Quảng Nam, trải thự Tuần phủ Thuận Khánh,
Trang 32Năm thứ 5, được hộ lý ấn quan phòng Tổng đốc Ninh Thái.
Năm thứ 9, Hoan bị bệnh chết Quan tỉnh ấy cho là Quốc Hoan tại chức nghèo túng, về công việc sau khi chết không lấy gì mà chi biện được Xin phát tiền kho ra sắm mua lụa màu, áo quan để dùng, chi các khoản sau khi chết đi cho Hoan Vua y cho lại bảo rằng : Bắc Ninh là nơi địa phương lớn, công việc bận rộn, Quốc Hoan vỗ
tự có phương pháp, dân trong hạt tin yêu, chuẩn cho truy thụ hàm Tổng đốc Ninh Thái, chiếu hàm mới, cấp tiền tuất, và sai quan có trách nhiệm đến tế ở nhà.
Quốc Hoan là người nghiêm nghị, khi trị một địa phương, răn cấm cẩn thận người nhà không cho phép chúng đưa đón lễ lạt, có tiếng liêm khiết Khoảng năm Tự Đức, được thưởng 1 chiếc kim khánh có chữ thanh liêm cần cán; lại nhận chức vụ ở bên ngoài lâu ngày, ơn huệ để lại dân cả, ca tụng ví như cây cam đường của ông Thiệu Bá (1) ơn mưa dầm của ông Tuần bá (2) đời xưa Tính Hoan rất thích văn chương, sách vở, mỗi khi ở quan thường lấy thế làm vui Sau khi chết đi Hoan chỉ để lại có sách vở đầy nhà mà thôi.
Con là Quốc Quyển, Quốc Thành, đỗ cử nhân đồng khoa về ân khoa Bính ngọ, năm Thiệu Trị thứ 6 Quốc Thành sau đỗ tiến sĩ, quan đến Tri phủ Ứng Hòa Quốc Uyển theo chí của cha ở nhà phụng dưỡng ông nội, mãi không ra làm quan; về sau được bổ Giáo chức huyện Nam Chân, chết ở nơi tại chức.
Đào Trí
Tên tự là Trung Hòa, tiên tổ là người Thanh Hóa, chuyển vào Nam, làm nhà ở
xã Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên Trí tự thuở nhỏ ham đèn sách Năm Minh Mạng thứ 5, theo lệ làng ra đầu quân, thăng mãi đến Chánh đội trưởng suất đội.
Trang 33Năm th̗3; 21, Trí theo việc bắt giặc ở Trấn Tây; trận đánh ở bảo Sa Tôn có công được bổ Phó Quản cơ sung Hiệp quản vệ Tả Thủy ở Vĩnh Long.
Thiệu Trị năm thứ nhất, thăng Phó Vệ úy Vệ tiền doanh Hùng nhuệ.
Năm thứ 7, được phái đi phòng giữ cửa biển Đà Nẵng, xây đắp đồn bảo, vì trận đánh ở Trà Sơn, không biết ra sức, bị cách chức, lưu lại, đổi về làm phó vệ úy vệ nhị hậu doanh quân Vũ lâm.
Đầu năm Tự Đức, Trí trải làm Lãnh binh Biên Hòa, Định Tường.
Năm thứ 7, bổ thụ Đô chỉ huy sứ vệ Cẩm y, rồi đổi làm Tham biện quân vụ tỉnh Quảng Ngãi Đến khi nạn Thạch Bích bình rồi, Trí được triệu về Thự chưởng vệ, quyền giữ Hữu dực doanh Vũ lâm.
Năm thứ 9, tháng 8, binh thuyền Đại Pháp sinh sự ở Đà Nẵng, vua sai Trí kịp đi hiệp cùng với Tổng đốc Quảng Nam là Trần Tri để tùy cơ đánh dẹp Bấy giờ phái viên của Đại Pháp đến biển tự xưng là chức quan nhất phẩm, cần đến kinh cùng đại viên nhất phẩm hội định hòa ước Trí dâng sớ x chọn người làm phái viên, vua dụ rằng : Ngươi phải hết lòng trù liệu, bất tất phải cử người khác Đến lúc về đổi cai quản các
vệ ở Viện Thượng tứ vệ tuyển phong Phàm có việc lớn đều được dự đình nghị Không bao lâu, quân của Đại Pháp lại chở đến Đà Nẵng, bắn phá đài, bảo Vua cho Trí quyền lĩnh Tổng đốc Nam Ngãi trù liệu công việc đánh giặc Trận đánh ở sông Hàn, Trí cùng tán tương Nguyễn Duy đặt quân phục, đánh lui được giặc.
Năm thứ 13 , Trí trình bày việc binh Vua cho Trí là quan võ mà hưởng ứng lời chiếu và bàn nói hết lời, thưởng cho Kim tiền "Long vân khế hội" hạng lớn và hạng bé đều 1 đồng.
Trang 34Năm thứ 15, sung chức Kinh lý đại thần, đốc biện việc lương quân, khí giới phòng bị từ Quảng Nam đến Bình Thuận; rồi bổ thụ Thống chế tham tán quân thứ Hải Yên, đánh lấy lại được thành phủ Bình Giang Lại tiến quân giải vây ở Hải Dương, được nhắc lên hàm Đô thống lĩnh Tổng đốc Định Yên Trí dâng sớ nói rằng : Lệ thi hương thường dùng các viên phủ, huyện sung làm sơ Phước khảo, khi phái người đi sung chức ấy, và phái người đến quyền nhiếp, dân trong hạt không phải phiền vì việc đón tiễn Xin đem viên giáo thụ sung vào Phước khảo; viên huấn đạo và cử nhân sung vào sơ khảo Vua khen là phải Gặp khi Nam Định giá gạo đắt lương ăn của dân khó khăn Trí cùng bố chính là Nguyễn Huy Kỷ, án sát là Lê Tuấn quyên tiền giúp việc chẩn cấp được 1.400 lạng bạc, 90.500 quan tiền, và 2.200 hộc thóc; dựng đặt kho xã thương được 94.100 hộc thóc, và 1800 quan tiền Lại sức dân đắp đê, khẩn ruộng được hơn 17.000 mẫu, dân có lợi lắm.
Năm thứ 19, kỳ đại kế, vua cho Trí nhiều lần lập được chiến công, trị an một địa phương lớn, cho thăng thụ Tả quân Đô thống phủ chưởng phủ sự Vẫn lĩnh chức như cũ Vua lại cho Hà Nội là một địa phương quan trọng mà Trí là trọng thần, oai vọng lừng lẫy, nên đổi cho Trí đi Hà Ninh, kiêm sung Thống đốc việc hải phòng của 3 tỉnh Nam Định, Hải Dương, Quảng Yên; giao cho Trí giữ việc huấn luyện biền binh, sửa sang đồn lũy Sau Trí tâu xin : Ở Nam Định, Hải Dương, Ninh Bình, đều đặt đồn lũy họp dân phu, mộ chiến sĩ, để phòng khi bất ngờ.
Năm thứ 21, tú tài ở Nam Định là bọn Lê Đường đốt phá nhà thờ bên đạo và nhà dân đạo ở 2 xã Trình Xuyên, Ngọc Thành Vua cho là Trí trước đây Tổng đốc Định Yên, dân tình vẫn tin phục, bèn sai Trí đi đến đấy xử trí cho thanh thỏa; rồi chuyển về
Hà Nội liệu đem toán quân mạnh, đi lại tuần hành, đàn áp các hạt Nam Định, Hải Dương, Bắc Ninh.
Năm ấy, tuổi Trí đến lệ 70, dâng sớ cáo lui Vui cho là tuy già nhưng làm được việc, nên lưu lại Lại thấy Trí khi ở Nam Định, vì dân chấn hưng việc lợi vẫn có tiếng tốt, khen thưởng cho Trí 1 cái kim bài có chữ "vị đức, vị dân" có dây thao đeo rũ
Trang 35xuống và gia 1 cấp trác dị nữa Vua sai sử quán soạn bài văn bia giao tỉnh Nam Định khắc vào bia dựng lên Trí dâng sớ xin từ chối, rồi việc ấy cũng ngừng lại Bấy giờ, quân thứ miền bắc có loạn Ngô Côn, mà việc phòng thủ đánh dẹp bọn giặc ở đồn tây lại là việc cần yếu của Bắc kỳ; nên đổi bổ Sơn bắc quân thứ Thống đốc tiễn bộ quân
vụ đại thần.
Vua lại lo các đạo quân ở Bắc kỳ đều tự đóng quân lại, tự ngăn chặn riêng, bèn hợp Sơn Hưng Tuyên lại làm một đạo, cho Trí cai quản tất cả Rồi sau Trí cùng giặc đánh nhau ở đồn Man Hạ bị thua phải giáng làm Đô thống Lại vì để nửa tháng không chịu phái quân đi đội đánh, nên lại giáng xuống thống chế; nhưng vẫn sung việc đốc vận.
Năm thứ 23, tướng nước Thanh là Phùng Tử Tài cần đi đến thành Tuyên, mà lương thực, thuốc đạn, chuyển vận không được kế tiếp Trọng Bình đem việc ấy tâu lên Vua sai tước hết chức hàm của Tr, lệ thuộc vào quân thứ để cố gắng ra sức chuộc tội Không bao lâu, Trí được khai phục chức lãnh binh Tháng 7 năm ấy, vì già yếu xin nghỉ, vua y cho Lại chuẩn cho Trí khai phục chưởng vệ.
Trí tính nhanh nhẹn, thẳng thắn, thích văn chương Tuy xuất thân về hàng ngũ; nhưng thường đón thấy dạy học Trí thích đọc Vũ kinh, học qua kinh sử Phương đình Nguyễn Văn Siêu thường khen là Trí tuy bề ngoài thì võ, mà bề trong thì văn Trí ở ngoài Bắc gần 18 năm, khi đốc suất việc tỉnh, thì chính sự được chỉnh đốn, khi thống quản việc quân thì thao lược thông thạo Võ thần như thế, thực là ít có Trí năm 80 tuổi thì chết.
Trang 36Cao Hữu Bằng
Nguyên tên là Dực, tên tự là Hy Bằng, về sau kiêng quốc húy, nên lấy tên tự để gọi Người huyện Phong Điền, Thừa Thiên, Bằng là người thông minh, nhanh nhẹn có khí thức.
Năm Minh Mạng thứ 6, đỗ hương tiến.
eight="0">
Năm thứ 7, Thượng bảo thiếu khanh, quản lý phòng văn thư là Phan Đình Sĩ dâng sớ xin chọn người sung làm Hành tẩu phòng ấy Bấy giờ hội cử được 10 người, Bằng được dự tuyển; do làm Hàn lâm viện điển bạ, nhiều lần thăng đến Lang trung
30 tên đến thú nữa Vua xuống dụ khen thưởng cho thực thụ Bố chính, vẫn giữ chức
Hộ lý.
Năm thứ 18, sung làm khâm mạng tuyển trường ở Nam Định Trước đây, quan lại ở Trấn Tây đã có đặt chức hiệp, nhưng chưa chọn cử được người sung chức ấy Đến bây giờ, vua bảo là Hữu Bằng có thể đương nổi chức ấy Bèn đổi Bằng làm Thị lang Bộ Binh, hiệp tán công việc thành Trấn Tây, và chế cấp cho ấn quan phòng,
Trang 37phàm có việc khẩn cấp, cho phép được làm tập tâu riêng Khi ấy là năm Minh Mạng thứ 19 Hữu Bằng khi mới đến trấn ấy, dâng sớ dán kín nói : Trấn Tây chưa thể nghỉ được, việc binh, các phiên thuộc nay đã hành bộ hiện tên trong sổ, nên bắt phong biên sứ phải tự về thú Lại xin tha các tù phạm giam cầm ở thành ra, ghép vào làm binh đồn điền Sớ dâng lên, vua chuẩn cho trích đem tù đồ tha ra ghép sung vào đồn điền Còn như người Man, Thổ, thì bắt giữ việc ngoài biên, không chuẩn cho đi làm đồn điền.
Lại dụ rằng : Người mới được chọn bổ, phải thực lực làm việc cho ẩn đáng, chớ nên chỉ kiến nghị tâu bày để tự khai mình.
Năm thứ 20, Hữu Bằng trình bày việc biên giới các điều : Đồng ruộng ở Hải Tây rất tốt mầu, xin trích thú binh đến đấy khai khẩn.
Dân phiêu lưu ở 6 tỉnh, phần nhiều ẩn ngầm ở trong thành, tùy ở chỗ nào, làm
ăn ở đấy, xin dở tại chiêu dụ lập thành làng, ấp Lại người nước Thanh đến ngụ phần nhiều bị người Phiên nhũng nhiễu; cũng xin nhân thế mà phủ dụ dồn thành họ trong hàng bang Đợi khi việc làm ăn và cư trú yên ổn, tới họp đông đúc, sẽ bàn việc đánh thuế.
Tự trước, tục người Thổ, đầu mục đều có phần đất, phần dân Người nào làm dân, thì nhất thiết nghe theo người đầu mục Xin từ nay trở di, phàm chức nào có liên quan đến công việc binh dân, thì phải do quan ở thành chọn xin, sẽ lượng cho quan chức Vua khen lời tâu là phải.
Năm thứ 21, Hữu Bằng lại về khi trước ở Hà Tĩnh thu riêng tiền thuế lá trầu ở các quan ải bến đò, bèn dâng sớ tự trình bày tội mình Vua khoan tha cho, lại bắt phải nộp nguyên số sung vào nhà nước.
Trang 38Năm ấy, Bằng nghe tin thân phụ bị ốm, dâng sớ xin về quê thăm nom; sau vì việc bận, vua không chuẩn y Vua đặc ân phái ngự y và ban cho sâm quế, thuốc thang
về tận quê chữa trị cho Đó là đặc cách vậy Tháng 8, Bằng có tang cha Vua cho là Hữu Bằng ở Trấn Tây lâu năm, tình hình vốn đã thuộc hết, hãy tạm lưu lại làm hiệp trấn ở đấy, đợi việc bắt giặc xong xuôi, sẽ chiếu lệ cho về quê, cũng chưa muộn gì Tháng ấy, thổ biền phủ Hải Tây là Sa Mộc xua bọn dân mới lập làm phản, bỏ đi phụ giữ tận Xà Năng Bồn Suất cũng đốc suất lính thổ trốn đi Bọn giặc nổi lên tứ phía Đình thần cho là Hữu Bằng không biết phòng giữ, nghĩ xử tội đồ Vua đặc ân xuống
dụ giáng làm viên ngoại lang Bộ Binh, vẫn sung chức Hiệp tán Đến tháng 10, vua thấy Bằng đốc suất biền binh đánh dẹp có thực trạng và phủ dụ giặc ấy, thưởng cho
kỷ lục (giống như quân công) 1 thứ Lại cùng với ban biện là Doãn Uẩn tâu nói : Tướng giặc ở Quế Lâm là Nguyên Na Tiên họp bọn đến quấy hạt phủ Sơn Tĩnh Quan quân tiến đánh thì giặc lui ẩn ở trong rừng, đuổi theo thì không thấy dấu vết Lại xứ
La Kết giáp gần thành lị; giặc thường nhân cớ ban đêm lẻn đến đuổi dân cướp của Các thổ mục, thổ dân nguyên ở nơi ấy thần đã sai phá hết nhà cửa, di cư di chỗ khác, chớ để cho bọn giặc ra vào tụ tập ở đấy Vua y theo, cho phép phải xem cơ hội mà làm cho thỏa hợp Đến khi Trấn Tây không giữ được, năm Thiệu Trị thứ nhất, cho là Bằng
xử trí trái phép, chuẩn cho lấy hàm bị giáng, quyền lĩnh Bố chính An Giang Rồi sau
Bộ Hình đem việc Trấn Tây phân biệt xử tội Vâng lời dụ rằng : Hữu Bằng là quan to
ở địa phương chỉ một mực dựa dẫm, không thi thố được chút nào Trước đây đã giáng làm hàm Viên ngoại, quyền lĩnh Phiên ti An Giang Nay chuẩn giáng làm Tư vụ; lại cách chức cho lưu lại, vẫn quyền lĩnh Án sát An Giang.
Hữu Bằng phải đi thám tình hình của giặc, tâu rằng : Bọn thổ phỉ từ trước đến nay phần nhiều khổ về nỗi muối ăn và trầu cau không đủ Hiện nay nước Xiêm, nước Miên chia đóng ở Tượng Sơn, Tham Sơn; quân của tên Giun và Chất Tri có 10.000 quân ở Khai Biên; phỉ mục là Trần Sâm có quân của người nước Thanh, người Thổ hơn 5.000 tên, ở các sách Sốc Trăn, Trà Tâm đặt đồn để chống cự Vua cho là lời tâu phần nhiều chỉ nghe hão Duy là địa đầu quan yếu, cũng nên thám hết tình hình hư thực của giặc thế nào Sau đem các thổ dân đã đến hợp nhập ấy đi viện cấp lương
Trang 39thực, khí giới cho quân, đều được thanh thỏa? Được khai phục hàm Viên ngoại lang, vẫn lĩnh chức niết sứ Tháng 6, được về quê liệu lý việc nhà Khi xong việc, đổi làm án sát Định Tường; lại chuẩn cho Hộ lý tuần phủ tỉnh ấy.
Năm thứ 3, chuyển đi Gia Định Năm thứ 4, thăng thự Tuyên phủ sứ Tây Ninh Tháng 8, về làm việc gắng sức, đem thưởng gia 1 cấp.
Bấy giờ, thổ dân ở Lạp, Miên đến 5.000 người, đem nhiều xe trâu đến buôn bán
ở Tây Ninh Hữu Bằng đem việc ấy tâu lên Vua bảo rằng : Việc phủ dụ đã tiện có cớ đấy Lại xin gọi lập ấp cấp cho ngưu canh, điền khí, ra sức khai khẩn, để giữ vững biên cương, Vua theo lị.
Năm thứ 5, được thăng bổ Thị Lang Bộ Binh, thự tuần phủ An Giang.
Năm Tự Đức thứ nhất, được thưởng 1 cấp quân công.
Năm thứ 2, về Kinh kính đợi lễ tấn tôn, được sung làm nội tán "đại lễ bang giao", liền được bổ thụ tuần phủ, nhưng quyền làm việc bộ Hình Rồi lại đổi đi tuần phủ Hà Tiên Năm ấy được thăng thự tổng đốc An Hà Danh sách kì đại kế dâng lên, được thưởng gia 1 cấp.
Năm thứ 4, mùa xuân, Hữu Bằng tâu nói : quốc vương Cao Miên là Sá Ông Giun ủy cho thổ mục đệ công văn đến tỉnh : Một khoản xin chuyển lui 2 bảo Bình Di, Khánh An; một khoản xin châm chước tha thuế thuyền, để thổ dân được tiện đi lại thông thương Vua sai Bằng nghĩ làm tờ tư trách hỏi vua Miên về nghĩa phiên thần,
và ơn gây dựng, xem hắn đáp lại thế nào, rồi tùy cơ liệu làm Sau Bằng lại tâu rằng : Dân Miên bị mất mùa, Miên trưởng tất muốn đến buôn gạo của nước ta, thì giá gạo
sợ lại đắt thêm Xin trả lời khước từ với nước ấy từ trước khi chưa có lệ thông thương Nếu dân Miên có nhân đói họp bọn cướp bóc, thì ta sẽ bắt chém; thổ dân về quy thuận, thì cho sát nhập vào Ô Môn ở Ba Châu mà sinh sống làm ăn để tỏ ra ý kiến
Trang 40vỗ về yên họp Vua khen là phải, sai sao chép bản tâu ấy giao cho Gia Định, Định Tường, Hà Tiên, thi hành một thể.
Năm thứ 5, Bằng làm tập đem các phủ huyện là nhân viên xuất sắc, bảo cử lên Được dụ rằng : Cao Hữu Bằng, biết tiến người hiền tài, không ẩn giấu chút nào, thực
là đáng khen Chuẩn thưởng cho 3 tấm sa màu, để tỏ ra khuyến khích Tháng 8, danh sách kỳ đại kế dâng lên; được dụ rằng : Cao Hữu Bằng gặp việc hết sức thừa hành không cẩu thả, cẩn thận, siêng năng về chức vụ, thưởng gia một cấp Tháng 9 được triệu về Kinh chầu hầu.
Năm thứ 6, được thăng thụ Tổng đốc An Hà Tháng 9 năm ấy, Bằng xin sức cho nước Miên rút bỏ đồn thủ ở thượng du Vua không cho, dụ rằng : Đấy là lệ thường giữ nước, chưa có thể lấy việc đó Sự nhòm nom biên cảnh, mở mối hấn khích mà trách họ Về thế chế thương mến nước ngoài, cần phải tỏ ra lòng rộng rãi.
Bấy giờ, Kinh lược đại sứ Nam Kỳ là Nguyễn Tri Phương đem tập xét các đại viên tâu trình Được dụ rằng : Thự tổng đốc Cao Hữu Bằng vốn nghe nói là lại dân tín phục, thực là đứng đầu hàng đại viên ở địa phương 6 tỉnh, thưởng cho gia một cấp,
và 50 lạng bạc, để khuyên người hạng tuần lương (3).
Tháng 12, Hữu Bằng lại tâu nói : Việc đồn điền ở 6 tỉnh, cần phải chiêu dụ thong thả, để cho chúng có việc làm và chỗ ở yên ổn; rồi sau huấn luyện dần dần Đến như ngạch lính ở các cơ hiện nay, hãy lấy đài số mà thôi, cốt can ở chỗ không phô trương số hào, và tỉnh bớt lệ trục tính từng hạng, xóa tên đi, biên tên vào để tiện cho dân Vua dụ rằng : Lời tâu ấy tuy là có ý kiến tiện cho dân mà không đề xướng ra Nhưng không biết rằng nói gần phải, mà thành ra trái Xét ra, binh dân, lấy sổ làm đình ngạch Nếu không có tục điền xóa tên biên vào trong sổ, thì hầu như bỏ thiếu ngạch binh càng lâu ngày càng thiếu mãi, lấy gì mà trách cho có thành hiệu được ư?