1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ôn tập thi cuối kì môn kiến trúc 1 đại học bách khoa đà nẵng

33 2,7K 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 766,99 KB

Nội dung

Bản vẽ thiết kế kiến trúc là bản vẽ biểu diễn hình dạng, cơ cấu của một khu vực, một quần thể các công trình hoặc của một công trình cụ thể.. Để thể hiện được các bản vẽ thiết kế kiến tr

Trang 1

Khái niệm về bản vẽ thiết kế kiến trúc.

Bản vẽ thiết kế kiến trúc là bản vẽ biểu diễn hình dạng, cơ cấu của một khu vực, một quần thể các công trình hoặc của một công trình cụ thể Bản vẽ thiết kế kiến trúc cho người xem một hình ảnh gần như thật sau này nếu có được xây dựng Bản vẽ thiết kế kiến trúc là một bản vẽ kỹ thuật, cho nên nó có yêu cầu cao về sự chính xác Có như vậy mới giúp hình dung được công trình thật sau này Đồng thời bản vẽ kiến trúc cần phải đẹp Bản vẽ phải thể hiện được những suy nghĩ, những quan niệm, những đề xuất, tìm tòi của người thiết kế, của ý đồ sáng tác Phải nhấn mạnh là yêu cầu này rất cao Để thể hiện được các bản vẽ thiết kế kiến trúc có giá trị cao về nghệ thuật và đúng chuẩn về kỹ thuật, đòi hỏi người học thiết kế phải có quá trình rèn luyện tay nghề công phu

Bản vẽ thiết kế kiến trúc sử dụng phương pháp đồ họa, dùng đường nét miêu tả

là chủ yếu Các hình vẽ trong bản vẽ mang tính ước lệ cao Bản vẽ thiết kế kiến trúc

thường sử dụng hai loại hình biểu diễn chính: hình chiếu thẳng góc và hình chiếu phối cảnh.

Hình chiếu phối cảnh thường sử dụng để mô tả hình dáng chung toàn bộ hoặc một

phần, một bộ phận, một góc không gian bên trong hoặc ngoài công trình Hình chiếuphối cảnh thể hiện những hình ảnh có thể thu nhận được bằng mắt thường từ một vịtrí quan sát - gọi là điểm nhìn - nào đó Nếu được vẽ đúng, loại hình này thể hiện rõ

và thật nhất không gian được miêu tả

Phương pháp hình chiếu trục đo cũng đôi khi được sử dụng để minh họa các

chi tiết Các hình vẽ theo hai loại hình phối cảnh và hình chiếu trục đo không có tỉ lệ

rõ rệt như các hình chiếu thẳng góc

Trong quá trình thiết kế một công trình (sau khi đã có nhiệm vụ thiết kế) thường trải qua 3 giai đoạn thiết kế: thiết kế sơ bộ, thiết kế kỹ thuật và thiết kế thi công, ứng với mỗi giai đoạn thiết kế có một loại hồ sơ riêng với những yêu cầu rất khác nhau, phục

vụ mục đích từng giai đoạn thiết kế

- Hồ sơ thiết kế sơ bộ gồm các bản vẽ trình bày được ý định tổ chức không

gian của người kiến trúc sư Giai đoạn thiết kế này là khâu sáng tác chủ yếu của người kiến trúc sư Các hình chiếu đứng trình bày các mặt đứng của quần thể, của công trình không cần ghi kích thước mà chỉ ghi tỉ lệ của hình vẽ Chúng được vẽ, tô bóng, tô màu để tả được không gian, tả được vật liệu Các bản vẽ cũng gồm nhiều hình phối cảnh nhằm diễn tả rõ hơn giúp người xem hình dung rõ hơn khơng gian công trình tạo nên Trong hồ sơ này còn có cả những hình ảnh, những lời chỉ dẫn trình bày, giới thiệu quá trình suy nghĩ giải quyết trong sáng tạo của người thiết kế

- Hồ sơ thiết kế kỹ thuật: khi thiết kế sơ phác (sơ bộ) đã được chấp nhận

Công trình được chuyển sang thiết kế kỹ thuật Thể hiện những giải pháp kỹ thuật của xây dựng để đưa công trình hiện thực Hầu hết các hình vẽ dùng nét mực đơn thuần với các kích thước, các chỉ dẫn cụ thể

- Bản vẽ thi công: trình bày về các cách thức tổ chức xây dựng công trình

trong điều kiện hoàn cảnh cụ thể của địa điểm xây dựng, của vật liệu, khả năng thi công Bản vẽ này do người, đơn vị nhận xây dựng công trình thực hiện

Trang 2

+ Các mặt bằng.

+ Các mặt đứng của ngôi nhà nhìn từ các phía

+ Các mặt cắt theo các phương ngang, dọc

- Các phối cảnh.

- Các hình vẽ thể hiện các chi tiết kiến trúc, chi tiết cấu tạo

Nội dung chi tiết, yêu cầu và cách thể hiện từng loại hình vẽ như sau:

3.1.2.1 Mặt bằng tổng thể:

Mặt bằng tổng thể là hình chiếu bằng của một khu vực xây dựng hoặc một công trình với đầy đủ sân vườn, đường đi trong khu vực Ở mặt bằng tổng thể cần vẽ hoagió, nhằm xác định hướng nhà và thời gian, hướng gió chính thổi ở khu vực hàng năm Nếu không có hoa gió chuẩn thì có thể chỉ thể hiện hướng nhà

3.1.2.2 Mặt bằng:

Mặt bằng là hình cắt bằng của ngôi nhà, thường được vẽ theo tỉ lệ 1/200, 1/100 và 1/50 Mặt bằng thu được bằng lát cắt của một mặt phẳng ngang cắt qua ngôi nhà Mặt cắt này thường qua các lỗ cửa sổ, cửa đi, cao hơn mặt sàn (hoặc nền) khoảng

Các kích thước bên ngoài của công trình theo chiều ngang và dọc

Các kích thước chiều dài, rộng bên trong các phòng Chiều dày tường, vách, cột

Các công trình cần được nghiên cứu mặt đứng của tất cả các hướng Trong đồ

án sinh viên thông thường chỉ cần vẽ mặt đứng ở các hướng quan trọng (thông thường là hai hướng) tuy nhiên đối với những công trình có yêu cầu về nghệ thuật cao cần vẽ cả bốn mặt của nó

Trong giai đoạn thiết kế sơ bộ (tương đương với đồ án sinh viên kiến trúc), các mặt đứng không cần ghi kích thước, nhưng được diễn tả kĩ từ bóng đổ, bóng bản

Trang 3

thân cho tới chất liệu bề mặt nhẵn, nhám, gồ ghề và tới cả vật liệu, màu sắc sử dụng.

Với mặt đứng chính, ở hướng có nhiều người qua lại, thưởng thức, cảm thụ nó cần phải được diễn tả rất kĩ và nhiều khi vẽ với tỉ lệ lớn hơn so với mặt đứng ở các hướng khác

Các hình vẽ mặt đứng còn được vẽ thêm cây cỏ, địa hình, nhà cửa xung quanh

để diễn đạt được khung cảnh thật của công trình và môi trường quanh nó Việc vẽ thêm vào người và một số phương tiện xe cộ, vừa làm cho hình vẽ thêm sinh động

và có giá trị giúp cho người đọc bản vẽ có cảm giác đúng về độ lớn của công trình Nhưng việc vẽ thêm phải đạt mục đích tôn trọng công trình, tôn trọng các ý tưởng thiết kế của công trình, không nên vẽ làm biến dạng hay che lấp hình dáng của hình

vẽ chính

3.1.2.4 Mặt cắt:

Mặt cắt là các hình cắt của công trình, là hình chiếu thu được khi dùng các mặt phẳng thẳng đứng (thường song song với các mặt phẳng hình chiếu cơ bản) cắt qua Nó cho biết không gian bên trong nhà, chiều cao ngôi nhà, các tầng, lỗ cửa sổ Kích thước hình dáng các cấu trúc ngôi nhà từ móng tới mái Vị trí hình dáng các chitiết kiến trúc

Vị trí mặt phẳng cắt được chọn sao cho hình cắt nói lên được nhiều điều nhất, những điểm chủ yếu, cốt lõi nhất của công trình Mặt cắt thường chọn qua cầu thang, các lỗ của, các chi tiết đặc biệt, các phòng có kết cấu, cấu tạo trang trí đáng chú ý nhất

Cần chú ý là không được cắt qua cột đặc Dọc tường, khoảng hở giữa hai cánh thang Các trục tường và cột cũng phải kéo dài xuống và sau đường ghi kích thước ngoài cùng và đánh dấu các trục định vị của công trình tương ứng với các ký hiệu được ghi trên mặt bằng Trên hình cắt buộc phải ghi các cột độ cao chủ yếu nền, sàn, trần, đường giọt nước, đỉnh mái, nền đất

Tỉ lệ các hình cắt thường bằng hoặc lớn hơn tỉ lệ các hình mặt đứng, mặt bằng 1/50 - 1/100 Ở tỉ lệ của mặt cắt là 1/50, cần thể hiện các kí hiệu về vật liệu xây dựngnhư gạch, gỗ, bê tông, bê tông cốt thép Để biểu diễn các chi tiết, người ta còn dùng tới các tỉ lệ lớn hơn: 1/20, 1/10

3.1.2.5 Phối cảnh:

Ở hồ sơ thiết kế sơ bộ rất cần các hình phối cảnh từ phối cảnh tổng thể, các phối cảnh góc đến các tiểu cảnh, phối cảnh nội thất bên trong công trình Nó giúp cho người thiết kế nghiên cứu, sửa chữa tỉ lệ trong công trình thiết kế Nó cũng giúp cho người đọc, cả những người không hiểu về các bản vẽ kiến trúc, dễ hình dung ra công trình thiết kế

Hình chiếu phối cảnh có các loại:

- Phối cảnh chim bay: nó được dùng để diễn tả toàn bộ quy hoạch xây dựng lớn, nhỏ Điểm nhìn của hình trong phối cảnh chim bay là ở trên cao (như từ trên máy bay nhìn xuống)

- Phối cảnh với tầm nhìn thực tế: để diễn tả hình khối, không gian của một côngtrình, hay một góc trong hay ngoài công trình ta thường dùng hình phối cảnh với tầmnhìn thực (độ cao thường là từ 1,1m đến 1,6m - ngang tầm mắt của người ngồi hoặc đứng) Việc chọn điểm nhìn có vai trò quan trọng, tạo khả năng thể hiện không gian tốt, nêu được cái đẹp của công trình

Tuy trường nhìn của mắt rộng, song chỉ trong góc nhìn khoảng 60o hình mới ít

Trang 4

biến dạng và rõ nhất Nếu vẽ thêm ra ngoài khoảng nhìn ấy, hình vẽ sai lạc, biến dạng nhiều, không thật.

1 Ý nghĩa của trục định vị là dùng để xác định vị trí của các chi tiết (cấu kiện

kết cấu, chi tiết kiến trúc) trong công trình Các vấn đề liên quan đến trục định

vị cho nhà công nghiệp mong bạn nghiên cứu trong phần Kết cấu thép Nhà công nghiệp của GS Đoàn Định Kiến (bán rộng rãi trên toàn quốc, rất dễ tìm

ở Hoa Lư hoặc gần trường ĐH Xây Dựng)

2

2 Kích thước danh nghĩa và kích thước cấu tạo dùng nhiều cho các cấu kiện lắp ghép Chẳng hạn Panel BTCT Lý do: chẳng hạn bạn có một mặt bằng rộng 1000x3000 Bạn muốn lấp đầy mặt bằng này bằng 6 tấm đan 500x1000

Ở đây 500x1000 là kích thước danh nghĩa của các tấm đan Nhưng trên thực

tế nếu cố chế tạo các tấm đan với kích thước như trên thì bạn rất khó để lắp các tấm đan này vào vị trí của chúng, với lý do cấu kiện BTCT không thể chế tạo chính xác đến như thế được Một cấu kiện nào đó chỉ cần vênh ra 2mm là

hy sinh rồi Do đó người ta phải cấu tạo tấm đan đó bé hơn so với danh nghĩacủa nó (chẳng hạn 480x980) và cuối cùng dùng vữa để trám đầy các khe hở

Chiều cao nhà là khoảng cách từ nền tầng 1 (hoặc nền đất xung quanh) đến đỉnh cao nhất của mái nhà Chiều cao tầng là khoảng cách giữa hai sàn nhà,

được tính từ sàn tầng dưới đến sàn tầng kế tiếp

1/ Sê nô là gì: Là cái máng nước ở nhà hay dùng hứng (dẫn) nước mưa đó, nhưng

được làm bằng bê tông cốt thép Hết

Cho cái hình nhìn hình dung coi Có lun:

Trang 5

Đăng nhập/Đăng ký mở rộng

Mở rộng:

Kích thước của sênô phụ thuộc vào khẩu độ mái và lượng mưa Tiết diện thường là hình chữ U Theo kinh nghiệm với khẩu độ mái nhỏ hơn 6m dùng sênô rộng hơn 250; với khẩu độ mái từ 6-15m dùng sênô rộng hơn 300; với khẩu độ mái lớn hơn 15m dùng máng nước, sênô rộng hơn 450 Sênô cần phải đặt dốc đều về miệng thu

Trang 6

nước của ống thoát nước, độ dốc thông thường từ 0,1-0,2%.

Đăng nhập/Đăng ký mở rộng

Sênô được làm bằng bêtông cốt thép, có thể cấu tạo liền với dầm hoặc giằng, cần chú ý chống lật cho sênô Khi đổ bêtông sênô xong cần phải ngâm nước ximăng chông thấm

Sênô có thể bố trí ở trong hoặc ngoài mặt bằng công trình

Sênô ngoài (hình 7.49): được đúc liền với giằng tường hoặc dầm Sau khi đổ bêtônghoặc gác panen mái, có thể cấu tạo liền với bêtông chông thấm Sênô bằng bêtông cốt thép có chiều dầy bản không nhỏ hơn 40, thành bên ngoài của sênô thấp hơn phía trong từ 20-30 để chông tràn vào trong, trường hợp thành bên ngoài của sênô

Trang 7

cao hơn bên trong quá 30 thì cần phải cấu tạo ống chông tràn

Sê nô trong (hình 7.50): khi yêu cầu mặt nhà phẳng thì cần phải bố trí sênô phía trong tường vượt mái, thường là tấm panen chữ U đặt ngửa, sau đó đổ lớp bêtông chông thấm lên trên liền với lớp bêtông chông thấm của mái hoặc có thể cấu tạo bằng bêtông cốt thép toàn khối

Đăng nhập/Đăng ký mở rộng

2/ Khe co giãn (nhiệt) & Khe lún: Về ấu tạo và bản chất cứ tạm coi như same

same nhau Chỉ khác nhau về phần móng

- Khe Lún: Phần móng được tách rời nhau Nhằm tránh hiện tượng lún đồng

loạt v v và chiều rộng khe hở lún thường là 20 - 30 Khe lún tách công trình từ móng đến mái, đối với mái bằng, lớp bêtông chông thấm phải được đổ thẳng gờ suốt dọc khe lún dày 40, cao 100, rồi xây bờ gạch hai phía khe lún, trên bờ gạch đậy

mũ khe lún bằng tôn hoặc tấm đan bêtông cốt thép Trong trường hợp nhà hai bên khe lún cao thấp khác nhau thì lớp bêtông chông thấm của mái phía thấp cũng phải làm gờ cao lên 100, phía trên được cấu tạo tôn che suốt dọc gờ

Vị trí khe lún thường được đặt ở các vị trí:

- Khi chiều dài nhà trên 40m

- Công tŕnh chịu tải trọng chênh lệch

- Nền đất yếu, có độ lún khác nhau

Trang 8

- Thời gian xây dựng khác nhau.

Đăng nhập/Đăng ký mở rộng

Trang 9

Đăng nhập/Đăng ký mở rộng

- Khe co giãn (nhiệt): Do nhiệt độ thay đổi làm cho nhà có thể bị dăn nở Những

công tŕnh dài cần phải làm các khe co dăn để tường, sàn, mái có thể dăn nở tự do được Khe co dăn phân công tŕnh thành các phần từ phần trên của móng đến mái ởkhe co dăn tại vị trí móng được làm chung, nhưng tại vị trí tường phải tách ra và chiều rộng khe co dăn thường là 20 - 30 Khoảng cách giữa các khe co dăn tuỳ theoloại kết cấu và vật liệu, từ 15 - 40m Khe co dăn và khe lún thường kết hợp với nhau Các khe co dãn của mái nhà được bố trí thích ứng với việc cấu tạo các khe khe co dãn của toàn bộ công trình Với các bộ phận nhỏ, dài và mỏng thuộc mái nhànhư mái đua, mái hắt, mái hiên, sênô cần bố trí khe co dãn với khoảng cách từ 8-12m Ngoài việc đảm bảo dãn nở tự do, khe co dãn cần phải được chông thấm, chống dột đúng qui cách

Trang 10

Đăng nhập/Đăng ký mở rộng

3/ Dầm console (dầm môi): Là cây dầm mà có 1 đầu ngàm còn 1 đầu tự do thế

thôi Bạn thường bắt gặp nó ở: Hành lang ban công (đỡ sàn hành lang), Mái che (đỡmái)

Cho xem hình mới hình dung ra được chứ Có lun :

Đăng nhập/Đăng ký mở rộngSắt chờ đổ bê tông dầm console

Trang 11

Kích thước thông thủy là thuật ngữ thường được sử dụng trong ngành xây

dựng,là khoảng cách giữa hai cạnh đối diện của kết cấu công trình

Ví dụ: Đối với nhà ở, chiều cao thông thủy của phòng là kích thước từ mặt sàn lên đến mặt dưới của kết cấu chịu lực (là dầm nếu nhìn thấy) hoặc của trần(nếu không nhìn thấy dầm) Chiều rộng thông thủy của phòng là khoảng cách giữa hai mép tường đối diện, hoặc là khoảng cách giữa hai mép cột(nếu có cột)

Lưu ý: Kích thước thông thủy tính từ bề ngoài lớp trát, nhưng không xét đến bề dày của lớp vật liệu ốp

Trang 12

c/ Phân loại theo số tầng cao: _Nhà ở ít tầng _Nhà ở nhiều tầng

d/ Phân loại theo phương pháp xây dựng và vật liệu: _Nhà ở xây dựng toàn khối _Nhà ở xây dựng bằng phương pháp lắp ghép *Ngoài việc phân loại nhà, còn phải theo sự phân cấp của công trình để làm cơ sở cho việc chọn giải pháp kiến trúc, thiết kế kết cấu và trang thết bị

Việc xác định cấp công trình của nhà ở được căn cứ vào chất lượng khai thác vàchất lượng công trình Chất lượng khai thác chính là tiện nghi, bao gồm tiêu chuẩn diện tích, chất lượng hoàn thiện, trang thiết bị kỹ thuật…, còn chất lượng công trình được xác định bằng độ chịu lửa và tuổi thọ của các bộ phận kết cấu chính Bảng phân cấp công trình:

Thiết kế phòng tập trung đông người

August 10, 2014Uncategorized

Tạo điều kiện làm việc tốt nhất cho người sử dụng như giao thông đi lại phù hợp với

tổ chức sắp xếp bàn ghế thiết bị dụng cụ Tổ chức không gian mặt bằng và hình khốibên trong phải hợp lý, có chú ý sử dụng màu sắc, vật liệu và các biện pháp trang trí khác nhằm tăng hiệu suất lao động

Xuất phát từ chỉ tiêu diện tích một chỗ làm việc để tính ra diện tích phòng: quy định cho cán bộ hành chính thông thường từ 3,6 ế 4,5 m2 cho cán bộ lãnh đạo 8

m2 (chưa có chỗ cho tiếp khách)

Ánh sáng tự nhiên cho phòng làm việc phải đầy đủ theo tiêu chuẩn vệ sinh thông thường Tỷ lệ diện tích lỗ cửa lấy ánh sáng trên diện tích mặt sàn nên lớn hơn hoặc

Trang 13

bằng 1 : 6, phòng cần thông gió tự nhiên xuyên phòng che nắng và cách ly tiếng ồn Giữa các phòng có liên quan có thể liên hệ bằng hành lang hay cửa giữa các tường ngăn, cửa đi lại thường mở vào, cửa cấu tạo kiểu panô ván ghép hay ván đặc gỗ dán, bề rộng cửa lớn hơn hoặc bằng 0,9n 1,0m.

1.2.1.2 Thiết kế lớp học và phòng thí nghiệm thông dụng (hình III 1 4)

Lớp học chuẩn trường phổ thông thường thiết kế cho 40 H- 45 học sinh với diện tíchmỗi học sinh từ 1 – 1,2 m2 (tiểu học) và 1,1 % 1,4 m2 (trung học) Thường chỉ tiêu tiêu chuẩn trung bình này là 1,25 m2 Tỷ lệ diện tích lấy ánh sáng trên diện tích sàn cần lớn hơn hoặc bằng 1:5 Hướng ánh sáng tự nhiên chính cần đi từ bên trái sang bên phải khi học sinh nhìn lên bảng Cửa vào nên làm một cửa rộng 1 -7- 1,2 m, mở

ở phía đầu lớp (gần bảng), tổ chức thông gió xuyên phòng; tránh mở cửa sổ lớn ở phía hành lang, mà chỉ nên tổ chức cửa thoát gió cửa hãm ở trên cao

Bàn ghế trong phòng thí nghiệm thường được bố trí linh hoạt, tuỳ theo tính chất hoạtđộng thí nghiệm, tổ chức hướng dẫn và lên lớp

Phòng thí nghiệm thường rộng từ 64 – 70 m2 mặt cắt ngang tương tự lớp học Phòng chuẩn bị thí nghiệm thường rộng 16 – 18 m2 với những thiết bị thí nghiệm và bàn tủ, có một cửa nhỏ liên hệ

1.2.1 Thiết kế phòng tập trung đông người

Loại phòng này được quy định có sức chứa trên 300 chỗ ngồi Đó là các loại như:

phòng xem biểu diễn, phòng triển lãm trưng bầy lớn, phòng đọc lớn trong thư viện lớn, chợ có mái, bách hoá tổng hợp lớn, các phòng luyện tập, thi đấu …

Khi thiết kế cần thoả mãn bốn yêu cầu:

– Kích thước phòng phải thoả mãn yêu cầu sử dụng, với các chỉ tiêu về diện tích

và khối tích liên quan

– Đảm bảo yêu cầu nhìn rõ cho mọi vị trí sử dụng, chất lượng âm thanh, thông hơi thoát gió tốt

– Đảm bảo việc ra vào phòng, đi lại tới chỗ ngồi thuận tiện, nhanh chóng an toàn

Trang 14

– Đảm bảo yêu cầu về tiện nghi chiếu sáng, về nghệ thuật kiến trúc thích hợp của không gian bên trong vốn rất rộng lớn.

Mỗi loại phòng thường có đặc điểm và yêu cầu riêng cho nên trong thiết kế có thứ tự

ưu tiên chú ý khác nhau

I.2.2.I Thiết kế các loại phòng trưng bày triển lãm (hình III.1.6)

Dựa trên cơ sở đặc điểm đối tượng trưng bày triển lãm mà lựa chọn kích thước phòng và cách trưng bày thích ứng

Vật triển lãm có thể là mặt phẳng như tranh ảnh, biểu đồ…, có thể là hình khối cố định hay chuyển động Do đó phòng trưng bày triển lãm có thể là phòng có hành lang xuyên nối tiếp, kiểu xuyên phòng trực tiếp, kiểu phóng xạ tức hướng tâm với không gian trưng bày, hình vuông, chữ nhật v.v…

Yêu cầu làm sao đảm bảo cho người xem thâu nhận được hình ảnh vật triển lãm về mầu sắc, hình dáng, chất liệu, tính năng một cách tốt nhất Muốn vậy phải đặc biệt chú ý hộ thống chiếu sáng, tầm nhìn, góc độ quan sát, dây chuyền quan sát thụ cảm

và các yêu cầu kỹ thuật thẩm mỹ khác

Thường công trình triển lãm tổng hợp được thiết kế theo kiểu mặt bằng là chuỗi không gian nhỏ bao quanh hay kề một không gian lớn Không gian nhỏ có thể là mộthay nhiều tầng khi đó không gian lớn có độ cao thông thuỷ bằng tổng của độ cao các không gian nhỏ

1.2.2.2 Thiết kế phòng khán giả và sân khấu

Kích thước loại phòng khán giả được lựa chọn trên cơ sở sức chứa, chỉ tiêu diện tích, khối tích riêng, yêu cầu nhìn rõ, âm thanh, kinh tế, cũng như kỹ thuật kết cấu vàthi công v.v

Chỉ tiêu diện tích cho một khán giả kể cả lối đi, hố nhạc là 0,6 – 0,85m2 Khối tíchDiện tích lối đi bên trong phòng thường chiếm 29 – 34% toàn bộ diện tích phòng.Yêu cầu âm thanh sẽ quyết định hình dáng phòng, trần và vật liệu ốp tường

Trang 15

 Các hình thức mặt bằng thường gặp (hình 111.1.7):

– Mặt bằng hình chữ nhật

+ ưu điểm: kết cấu thi công đơn giản dễ phối hợp với không gian nhỏ bao quanh

+ Nhược điểm: sức chứa có lợi thường bị hạn chế, thường nhỏ hơn hoặc bằng 600 chỗ nếu trên 600 chỗ sẽ tăng khối tích riêng của phòng, lãng phí diện tích ở hai góc phía sân khấu, chất lượng sản phẩm âm thanh kém Khắc phục nó bằng cách thêm

hệ tường chéo v.v 11

Quan hệ tỷ lệ ba chiều khán phòng (rộng, dài, cao) ảnh hưởng lớn đến chất lượng

âm (B, L, H) áp dụng cho rạp chiếu bóng và nhà hát có thể tham khảo:

Rạp chiếu bóng B1 (0,5-0,8)L; H = (0,4-0,5)B Nhà.hát

THIẾT KẾ KIẾN TRÚC – PHẦN 6: NGUYÊN TẮC THIẾT KẾ

AN TOÀN THOÁT NGƯỜI CHO CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC

Việc thiết kế kiến trúc, ngoài những yêu cầu chung về quy hoạch, về các giải pháp kiến trúc công trình, các giải pháp kỹ thuật công trình Một vấn đề rất quan trọng đặt

ra cho người thiết kế là phải đảm bảo an toàn thoát người ra khỏi công trình kiến trúc khi có sự cố xảy ra, hoặc khi kết thúc các buổi trình diễn, hết giờ làm việc của các công sở, trường học,

Ở các công trình kiến trúc công cộng thường có đông người sử dụng, khi kết thúc hoạt động thường gây ra hiện tượng rối loạn hoặc ùn tắc giao thông, nhất là khi xảy

ra sự cố như cháy nổ,

Do đó cần phải tính toán khả năng thoát người ra khỏi công trình một cách dễ dàng

và an toàn trong các trường hợp sau :

- Thoát người bình thường

- Thoát người khi có sự cố

Khi thiết kế an toàn thoát người ra khỏi công trình công cộng, ta phân ra thành hai giai đoạn :

- Thoát người ra khỏi phòng

- Thoát người ra khỏi công trình

1 – Thoát người ra khỏi phòng

Trong các công trình kiến trúc công cộng, do chức năng sử dụng mà cónhững không gian, những phòng tập trung đông người Những không gian, phòngnày cần phải tính toán, bố trí hệ thống cửa thoát hiểm

Các nguyên tắc thoát người ra khỏi phòng :

1 – Các phòng có số lượng người > 100 người, phải có ít nhất 2 cửa thoát

ra, và các cửa phải có cánh mở ra phía ngoài

2 – Người ở vị trí xa nhất đến cửa thoát phải < 25 m

Trang 16

3 – Nếu là các khán phòng, phải đảm bảo khoảng cách giữa các dãy ghế >0.9 m

4 – Các lối thoát về phía cửa, cầu thang, hành lang phải rõ ràng, không chồng chéo ; phải có tín hịêu, đèn báo, chi tiết ký hịêu bằng màu chỉ hướng

5 – Hành lang thoát phải đảm bảo đủ rộng (theo tính toán)

6 – Khoảng cách giữa các cầu thang phải < 50 m

7 – Nếu là các khán phòng, hoặc các khán đài TDTT phải phân chia thành các lô:

- Mỗi lô khán phòng : < 200 chỗ

- Mỗi lô khán đài : < 300 chỗ

8 – Các hành lang, cầu thang, phải có kết cấu vật liệu bền chắc, có độ chống cháy cao hơn các khu vực khác

9 – Trong các công trình hiện đại ngày nay, thường thiết kế, bố trí các hệ thống báo động tự động, hoặc hệ thống tự động chữa cháy

Tính toán thoát người :

Yêu cầu tính toán :

- Xác định thời gian thoát người tổng cộng từ lúc bắt đầu thoát, tới lúc thoát hết người ra khỏi công trình

- Xác định thời gian dừng chân tạm thời, chờ đợi trong khi thoát người

- Vận tốc di chuyển của dòng người :

- Di chuyển trên mặt phẳng ngang : 16 m/ phút

- Lên cầu thang & mặt phẳng dốc : 8 m/ phút

- Xuống cầu thang & mặt phẳng dốc : 10 m/ phút

- Thời gian yêu cầu để toàn bộ người thoát ra khỏi công trình : 6 –

Ngày đăng: 23/09/2016, 09:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w