Trong khi thị trường MA đã tỏ rõ những dấu hiệu bùng nổ tại các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Singapore, Hàn Quốc kể từ năm 2006, thị trường MA của Việt Nam cũng đã có dấu hiệu phát triển sau khi Việt Nam gia nhập WTO và thị trường chứng khoán có những bước phát triển mạnh mẽ. Ngày càng xuất hiện thêm nhiều thương vụ MA có giá trị lớn trên thị trường Việt Nam như: VRI mua lại Tiberon (230 triệu US), Holcim mua lại Cotec Cement (50 triệu US, 82008), Savico mua lại khách sạn Furama (112005, 16 triệu US) Sự ra tăng cả về số lượng và giá trị các thương vụ MA tại Việt Nam phần nào đã thể hiện xu hướng phát triển thị trường MA trong thời gian tới là rất mạnh mẽ. MA không chỉ là một kênh thu hút vốn đầu tư nước ngoài hiệu quả mà còn là cơ hội để những doanh nghiệp trong nước có cơ hội tái cấu trúc, nâng cao hiệu quả hoạt động. Những thương vụ MA thành công sẽ có nhiều tác động tích cực đối với nền kinh tế. Trong những thương vụ MA thành công không thể không nhắc đến vai trò của những trung gian tư vấn, bằng những kiến thức chuyên sâu và kinh nghiệm thực tiễn của mình, trung gian tư vấn sẽ giúp các công ty đưa ra những quyết định tối ưu nhất và hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích nhất cho thương vụ MA. Có 3 vai trò chính của trung gian tư vấn dựa theo quy trình của một thương vụ MA là: o Phân tích, đánh giá nhằm lựa chọn doanh nghiệp phù hợp để MA, đưa ra những đánh giá về lợi ích mà thương vụ có thể mang lại cho cả 2 bên. o Hoàn thiện kế hoạch thực hiện MA và các thủ tục cần thiết để thương vụ MA diễn ra nhanh chóng và hiệu quả nhất. o Đề xuất những kế hoạch để doanh nghiệp sau MA có thể hoạt động một cách hiệu quả, tạo ra nhiều giá trị cộng hưởng. Nghiệp vụ tư vấn này sẽ mang lại cho các trung gian một khoản doanh thu không nhỏ mà lại không chứa nhiều rủi ro như trong các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán hay bị phụ thuộc quá nhiều vào tình hình của thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, thị trường MA ở Việt Nam hiện nay chưa xuất hiện nhiều các trung gian tư vấn và các trung gian tư vấn ít ỏi ở Việt Nam cũng chủ yếu thực hiện được 2 vai trò đầu tiên mà chưa thể tư vấn cho các doanh nghiệp cho giai đoạn hậu MA. Điều này vừa làm giảm hiệu quả của mỗi thương vụ MA vừa làm cho các trung gian tư vấn mà ở đây nhóm nghiên cứu muốn hướng đến các công ty chứng khoán ở Việt Nam mất đi điều kiện tạo thêm một nguồn doanh thu đáng kể. Với mong muốn góp phần làm tăng hiệu quả của hoạt động MA tại Việt Nam, nhóm nghiên cứu với đề tài “Phát triển nghiệp vụ tƣ vấn mua lại và sáp nhập doanh nghiệp (MA) tại các công ty chứng khoán Việt Nam” với những nội dung chính sau: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về mua lại và sáp nhập (MA) và nghiệp vụ tư vấn MA của các công ty chứng khoán (CTCK) Chương 2: Thực trạng hoạt động MA và nghiệp vụ tư vấn MA của các CTCK tại Việt Nam. Đưa ra những đánh giá về triển vọng thị trường MA tại Việt Nam trong thời gian tới, qua đó chứng minh tiềm năng của nghiệp vụ tư vấn MA đối với các công ty chứng khoán Thông qua thống kê và kết quả khảo sát, đánh giá thực trạng thực hiện nghiệp vụ tư vấn MA tại các CTCK Việt Nam hiện nay. So sánh cụ thể quy trình thực hiện tư vấn MA thông qua phương pháp phân tích tình huống của 2 trường hợp điển hình, đại diện cho trung gian tư vấn của Việt Nam và thế giới. Chương 3: Giải pháp và một số khuyến nghị nhằm phát triển nghiệp vụ tư vấn MA tại các CTCK Việt Nam. Đề xuất một quy trình tư vấn MA tổng quát cho các CTCK. Xây dựng một quy trình chi tiết cho tư vấn giai đoạn hậu MA mảng nghiệp vụ mà hiện nay các công ty chứng khoán còn chưa thực hiện, mảng tư vấn này bao gồm những nhiệm vụ chủ yếu sau: thiết kế các kế hoạch để 2 doanh nghiệp có thể kết hợp với nhau một cách suôn sẻ, sớm mang lại hiệu quả trong hoạt động tạo ra giá trị cộng hưởng. Nhóm nghiên cứu cũng đã đề xuất một mô hình để đánh giá mức độ sẵn sàng của doanh nghiệp cho việc MA, giúp theo dõi, đánh giá mức độ sẵn sàng của một doanh nghiệp cho thương vụ MA.