Cung cấp kiến thức cơ bản về nhiếp ảnh để bạn có được những bức ảnh đẹp lưu giữ kỷ niệm cùng gia đình, bè bạn... Là bước cơ bản để từ đó bạn theo đuổi đam mê nhiếp ảnh Giới thiệu một số cách sử dụng máy ảnh
Trang 1Giới thiệu
Trang 4BỐ CỤC TRONG NHIẾP ẢNH
Trang 5BỐ CỤC
CHUẨN MỰC
Trang 6BỐ CỤC 1/3
Trang 9BỐ CỤC SONG SONG
Trang 12BỐ CỤC
ĐƯỜNG CHÉO
Trang 15Ngôn ngữ
hình ảnh
“Less is more”
Đó chính là nguyên tắc căn bản quan trọng hàng đầu với những người nhiếp ảnh phong cảnh tự nhiên, đặc biệt
là cảnh núi rừng và biển cả Đó chính là một cách nhìn mới là về thế giới xung quanh ta
để tìm ra được những hình ảnh đơn giản đến tận cùng mà vô cùng ấn tượng.
Less is More đơn giản chỉ là một cái nhìn khác về hình ảnh, một cách thức sáng tạo thêm vào những khả năng phong phú của bạn.
Trang 16“Tương phản trong nhiếp ảnh”
Giữa động và tĩnh
Trang 17Tương phản về sắc độ
Hay còn gọi là tương phản
về độ đậm nhạt, một chấm
đen nổi bật giữa nền trắng,
trong đêm tối mênh mông
Trang 18Tương phản về ý nghĩa
Trang 19Tương phản về màu sắc
Trang 20Tương phản âm thanh
Trang 21chuyên ngành nên không
phải lúc nào cũng dễ hiểu
với tất cả mọi người, ngay
hiểu sơ qua về cấu tạo của
một chiếc máy ảnh kỹ thuật
số.
Dcam Canon A810: “ Canon Zoom Lens 5x; 5.0 – 25mm 1:2,8 – 6,9” + Tiêu cự tương đương với khổ phim 35mm là 28-140mmm
Trang 28Nên tránh
Trang 29Cách chọn điểm lấy nét
Trang 30Nguyên tắc chụp ảnh:
1 Kiểm tra hiện trạng máy móc:
Ống kính máy ảnh: bề mặt ngoài cùng của ống kính phải sạch, không
có bụi, vết tay, vết nước Bạn nên thử zoom vài lần xem có vấn đề gì không?
Thẻ nhớ: bạn cần biết chắc chắn chiếc thẻ nhớ mang theo hoạt động tốt với thân máy ảnh của mình Tổng dung lượng của các thẻ nhớ tính toán cho một chuyến đi cũng rất quan trọng
Bạn nhớ tắt máy sau khi đã kiểm tra xong
2 Kiểm tra các thông số kỹ thuật
Đây chính là một trong những nguyên nhân làm xấu ảnh của bạn khi chụp nhầm WB hay dùng ISO cao vào lúc không cần thiết Vậy thì ta chỉ cần để 30 giây để tiến hành thao tác sau đây:
Kiểm tra lại chế độ cân bằng trắng WB
Kiểm tra lại giá trị ISO: bạn nên dùng ISO bé nhất khi có thể
Kiểm tra lại kích thước ảnh/chất lượng ảnh: NTL khuyên bạn nên dùng kích thước lớn nhất cùng chất lượng cao nhất để dễ thao tác thêm về sau nếu cần
Kiểm tra lại các chế độ hỗ trợ như tăng độ sắc nét, độ tương phản, làm rực rỡ mầu sắc : NTL khuyênbạn không nên dùng, nếu có thể, vì chúng chỉ làm cho ảnh của bạn kém hơn mà thôi
Trang 31Mode Dial trên các máy ảnh Canon 50D,
Trang 32Auto (Tự động): Máy ảnh thiết lập tất cả mọi thứ, bạn
chỉ cần đặt ở chế độ này, ngắm và chụp Được sử dụng
cho ảnh chụp nhanh, người dùng không muốn bị làm
phiền với các chi tiết hoặc không cần tới các tinh chỉnh
để đạt hiệu quả chụp theo ý muốn Ở hầu hết các model
máy ảnh khi được đặt ở chế độ này sẽ có đèn hỗ trợ lấy
nét tự động (AF) nếu cần thiết, nghĩa là nếu cảnh chụp
đã có đủ ánh sáng thì sẽ không nháy đèn Máy ảnh cũng
tự lựa chọn các điểm lấy nét tự động và thường lấy nét
vào chủ thể gần nhất Ký hiệu này thường có trên các
máy ảnh DSLR Nikon, và thay đổi (như đã đề cập ở trên)
Program (Chương trình): Chế độ bán tự động với các chương
trình lập sẵn, máy chỉ cho phép người dùng điều chỉnh một số
ít tính năng hỗ trợ thêm như ánh sáng, đèn flash, khẩu độ, tốc
độ màn trập khi điều kiện chụp thực tế đòi hỏi Bạn có thể kết
hợp các thay đổi khẩu độ và tốc độ màn trập mà máy ảnh đã
chọn bằng cách quay thêm bánh xe điều chỉnh thông số
Aperture Priority (Ưu tiên khẩu độ): Đối lập với chế độ ưu tiên màn trập, chế độ
này cho phép người dùng kiểm soát khẩ độ (độ mở của ống kính), trong khi máy thiết lập tốc độ màn trập Khẩu độ mở càng lớn thì luồng ánh sáng lọt qua lỗ điều tiết ánh sáng (aperture) càng nhiều làm ảnh càng sáng Khẩu độ mở được tính bằng chỉ số f/stop, ví dụ f/1.4, f/2.8, f/8 hay f/32; chỉ số này càng nhỏ thì khẩu độ mở càng lớn và ngược lại Chế độ này thích hợp khi cần làm nổi bật chủ thể; các đối tượng khác cũng như hậu cảnh được làm mờ Ký hiệu chữ A này xuất hiện trên máy ảnh Nikon, Sony, Olympus… và được ký hiệu là AV trên máy ảnh Canon, Pentax, Leica.
Trang 33Manual (Chỉnh tay hoàn toàn): Người dùng có thể hoàn toàn
tùy ý sử dụng tất cả các nút chức năng của máy để thiết lập các
thông số như tốc độ chụp, độ mở của ống kính, ánh sáng để
đạt các hiệu ứng chụp mong muốn Chế độ này thích hợp với
những người dùng chuyên nghiệp, biết cách tính toán các
thông số để có được bức ảnh với những góc chụp mỹ mãn
Night Portrait (Chân dung ban đêm): Sử dụng tốc độ màn
trập chậm với đèn flash, cân bằng giữa hai yếu tố này để ảnh
chụp chân dung vào ban đêm trông tự nhiên khi chụp với đèn
flash Có thể sử dụng lấy nét AF đối tượng gần nhất Nên sử
dụng chân máy (tripod) để tránh hiện tượng mờ ảnh
Macro (Chụp gần): Nikon gọi chế độ này là Close up Ở chế độ
này, các màu đỏ và xanh lá được nâng đậm lên, máy ảnh sẽ tự
động lựa chọn điểm lấy nét trung tâm, người dùng có thể chọn
lấy nét thêm những điểm khác nếu máy ảnh có hỗ trợ tính
năng Multi-Selector Đèn flash sẽ tự động bật lên khi ánh sáng
yếu Nên sử dụng chân máy khi chụp ở chế độ này
Scene Cảnh Night Landscape (phong
cảnh ban đêm), Party/Indoor (chụp tiệc tùng/ trong nhà), Beach/Snow (chụp bãi biển/tuyết), Sunset (chụp hoàng hôn), Dusk/Dawn (chụp bình minh), Pet Portraits (chụp thú cưng), Blossom (chụp hoa),
Autumn Colors (chụp phong cảnh mùa thu), Food (chụp thức ăn), Silhouette (chụp ngược sáng, tạo bóng đen trên nền cảnh), High Key (chụp ảnh dư sáng với chỉ một vài chi tiết trong ảnh được nổi lên), Low Key (chụp với nền cảnh màu tối, nổi bật chủ thể)
Trang 34Sport (Thể thao): Sử dụng tốc độ màn trập cao hơn, máy ảnh
sẽ chuyển sang lấy nét liên tục khi nút chụp được nhấn xuống
nửa chừng, theo dõi đối tượng lấy nét ở khu vực lấy nét trung
tâm Nếu chủ thể rời khỏi khu vực trung tâm AF, máy ảnh sẽ
dõi theo và đánh giá điểm lấy nét từ các vùng lấy nét khác
Máy ảnh có thể hỗ trợ người dùng chọn vùng lấy nét mong
muốn Cả đèn flash và đèn hỗ trợ lấy nét đều ở trạng thái tắt
khi sử dụng chế độ này Thích hợp để chụp các sự kiện thể thao
hoặc chuyển động nhanh
Landscape (Cảnh quan): Tăng độ bão hòa màu sắc, độ tương
phản và sắc nét cho bức ảnh phong cảnh thành phố hoặc núi
rừng Máy sẽ sử dụng lấy nét AF điểm gần nhất, đèn flash và
đèn hỗ trợ AF được tắt trong chế độ này
Portrait (Chân dung): Điều chỉnh khẩu độ ống kính để làm
mềm các chi tiết nền nhằm giúp chủ thể chính nổi bật rõ ràng
hơn Độ sắc nét và độ bão hòa màu sắc được kiểm duyệt một
chút, mang lại tông màu da mềm mại và trông tự nhiên hơn
Đèn flash sẽ bật lên nếu ánh sáng quá mờ nhạt
Auto Flash Off (tắt đèn flash): Trong chế độ này,
phơi sáng tự động nhưng flash bị vô hiệu hóa, và máy ảnh sẽ tự thay đổi các mức ISO tùy thuộc nguồn sáng của khung cảnh xung quanh Đèn hỗ trợ lấy nét AF sẽ được bật nếu cần thiết, và máy ảnh lựa chọn điểm AF với chủ thể gần nhất Chế độ này rất tốt khi chụp ảnh trong bảo tàng hoặc
những nơi mà đèn flash không được phép, trông
sẽ tự nhiên hơn ảnh chụp trong nhà
Trang 35Continuous Advance Priority AE (chụp liên tiếp): Cho phép chụp
liên tiếp ở tốc độ cao nhất là 10 khung hình/giây mà máy hỗ trợ Khi chọn chế độ này, khẩu độ ống kính được cố định ở độ mở lớn nhất
và độ nhạy sáng ISO được chọn tự động
Trang 36Khẩu độ là một bộ phận quan trọng điều chỉnh lượng ánh sáng đến được cảm biến hình ảnh bằng
độ mở của nó Lượng ánh sáng lớn đi vào khi khẩu độ mở,
trong khi cường độ ánh sáng sẽ giảm khi khẩu độ được thu hẹp Phạm vi độ mở được gọi là ‘giá trị khẩu độ,’ và mối quan
hệ giữa giá trị này và chuyển động của khẩu độ được minh họa trong bảng bên dưới
Bên cạnh chức năng của nó như một cái “van” điều tiết ánh sáng, khẩu độ cũng có thể được sử dụng để điều chỉnh khu vực lấy nét Khi khẩu độ được mở rộng, nó sẽ cô lập nền trước với nền sau làm cho đối tượng ở nền sau trở nên sắc nét và đối tượng ở nền sau bị nhòe đi Ngược lại, khi khẩu độ nhỏ, nó sẽ làm cho tất cả đối tượng ở nền trước lẫn nền sau được sắc nét Khu vực lấy nét được gọi là ‘độ sâu trường ảnh
Trang 38Chụp chân dung với độ mở f/4
Trang 39Độ mở f/5.6
Trang 40Độ mở f/2.8
Trang 43Độ mở f/8
Trang 44Độ mở f/4
Trang 45Khi sử dụng tốc độ cửa trập cao, nó có thể giúp hoàn toàn làm đóng băng hành động Khi sử dụng tốc độ cửa
tạo ra để biểu đạt hiệu ứng chuyển động trong ảnh
Ngoài việc ảnh hưởng đến việc chuyển động của đối tượng xuất hiện thế nào trong ảnh, tốc độ cửa trập còn kiểm soát thời gian cảm biến hình ảnh phơi sáng, điều này đến lượt nó quyết định mức phơi sáng Để lượng ánh sáng chiếu lên bề mặt cảm biến hình ảnh duy trì không đổi, cần phải khép khẩu nếu bạn muốn mở cửa trập trong thời gian dài hơn Mặt khác, nếu tăng tốc độ cửa trập, cần phải mở khẩu rộng hơn để thu được nhiều ánh sáng hơn Tóm lại, tốc độ cửa trập có liên quan chặt chẽ với giá trị khẩu độ, và là một yếu tố quan trọng tạo nên ảnh
Trang 48Độ nhạy sáng ISO là một thuật ngữ máy ảnh được sử dụng rộng rãi ISO là viết tắt của ’International Organisation for Standardisation’ (Tổ Chức Chuẩn Hóa Quốc Tế), một tổ
chức quyết định các tiêu chuẩn quốc tế Trong nhiếp ảnh số, độ nhạy sáng ISO được dùng để cho biết độ nhạy của cảm biến CMOS đối với ánh sáng Điều này tương tự như khái niệm độ nhạy sáng ISO chẳng hạn như ISO 100 và 400 trên máy ảnh phim Việc tăng giá trị ISO sẽ làm tăng mức nhạy sáng Ví dụ như, bằng cách tăng độ nhạy sáng ISO ở điều kiện thiếu sáng thường phải sử dụng đèn flash, có thể chụp được không khí xung quanh mà không phải dùng đèn flash Chúng ta đã học được ở bài học trước là chúng ta có thể kiểm soát độ sâu
trường ảnh (mức bokeh) bằng khẩu độ, và chuyển động của đối tượng bằng tốc độ cửa trập Với mức phơi sáng (lượng ánh sáng) có được từ sự kết hợp giá trị khẩu độ và tốc độ cửa trập, cùng với độ nhạy sáng ISO, bạn có thể có được biểu đạt nhiếp ảnh đa dạng hơn