1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề KT HKI (08-09) Ly8,9

8 490 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 89,5 KB

Nội dung

KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2008-2009 MÔN: VẬT LÝ LỚP 8 Thời gian: 45 phút ĐÊ A: I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4đ) 1. Vận tốc của một ô tô là 36 km/h, của người đi xe máy là 18000 m/h và của tàu hỏa là 14 m/s. Trong ba chuyển động trên, chuyển động nào nhanh nhất, chậm nhất? Thứ tự sắp xếp nào sau đây là đúng? A. Ôtô - Xe máy - Tàu hỏa. B. Tàu hỏa - Ôtô - Xe máy. C. Xe máy - Ôtô - Tàu hỏa. D. Ôtô - Tàu hỏa - Xe máy. 2. Một đoàn tàu chuyển động trên đoạn đường AB với vận tốc trung bình v = 10m/s. Quãng đường AB dài bao nhiêu, biết đoàn tàu đi hết quãng đường này trong thời gian 7,5 giờ? A. S = 270km. B. S = 2700km. C. S = 27km. D. Một kết quả khác. 3. Sử dụng cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống cho đúng ý nghĩa vật lí. Lực và vận tốc là các đại lượng A. Vận tốc. B. Vectơ. C. Lực. D. Thay đổi 4. Trong các chuyển động sau đây, chuyển động nào là chuyển động do quán tính? Chọn câu trả lời đúng nhất A. Một ô tô đang chạy trên đường. B. Chuyển động của dòng nước chảy trên sông. C. Người đang đi xe đạp thì ngừng đạp, nhưng xe vẫn chuyển động tới phía trước. D. Chuyển động của một vật được thả rơi từ trên cao xuống. 5. Lực nào sau đây không phải là lực ma sát? A. Lực giữ cho vật còn đứng yên trên mặt bàn bị nghiêng. B. Lực xuất hiện khi viên bi lăn trên mặt sàn. C. Lực của dây cung tác dụng lên mũi tên khi bắn. D. Lực xuất hiện khi bánh xe trượt trên mặt đường lúc phanh gấp 6. Tại sao nắp ấm pha trà thường có một lỗ hở nhỏ? A. Do lỗi của nhà sản xuất. B. Để lợi dụng áp suất khí quyển. C. Để nước trà trong ấm có thể bay hơi D. Một lí do khác. 7. Một quả dừa có trọng lượng 25N rơi từ trên cây cách mặt đất 8m. Công của trọng lực là bao nhiêu? A. A = 200J. B. A = 180J. C. A = 160J. D. A = 220J. 8. Khi vật nổi trên mặt chất lỏng thì cường độ của lực đẩy Ácsimét A. nhỏ hơn trọng lượng của của phần vật chìm trong nước. B. bằng trọng lượng của vật. C. bằng trọng lượng của phần vật chìm trong nước. D. lớn hơn trọng lượng của vật. II. PHẦN TỰ LUẬN: (6đ) 1. Giải thích hiện tượng: - Khi xe đang chuyển động nhanh, nếu phanh để xe dừng lại đột ngột hành khách ngồi trên xe có xu hướng bị ngã về phía nào? Tại sao? 2. Một vật làm bằng kim loại, nếu bỏ vào bình chứa có vạch chia thể tích thì làm cho nước trong bình dâng lên thêm 150 cm 3 . Nếu treo vật vào một lực kế thì lực kế chỉ 11,7N. a. Tính lực đẩy Acsimét tác dụng lên vật. b. Xác định khối lượng riêng chất làm nên vật. Cho trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m 3 . 3. Một công nhân dùng một ròng rọc động để nâng một vật lên cao 10 m với lực kéo ở đầu dây tự do là 150N. Hỏi người công nhân đó thực hiện một công là bao nhiêu? KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2008-2009 MÔN: VẬT LÝ LỚP 8 Thời gian: 45 phút I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4đ) 1. Vận tốc của một vật là 15m/s. Kết quả nào sau đây là tương ứng với vận tốc trên? A. 36km/h. B. 48km/h. C. 54km/h. D. 60km/h. 2. Một đoàn tàu chuyển động với vận tốc trung bình 30km/h, quãng đường đoàn tàu đi được sau 4 giờ là bao nhiêu? A. S = 1200km. B. S = 120m. C. S = 120km. D. Một kết quả khác. 3. Trong các trường hợp nào sau đây, trường hợp nào vận tốc của vật thay đổi? Chọn phương án đúng. A. Khi các lực tác dụng lên vật cân bằng. B. Khi có một lực tác dụng lên vật. C. Khi có hai lực tác dụng lên vật và cân bằng nhau. D. Khi không có lực nào tác dụng lên vật. 4. Một vật có khối lượng m = 4,5kg buộc vào một sợi dây. Cần phải giữ dây bằng một lực bao nhiêu để vật cân bằng? Chọn kết quả đúng trong các kết quả sau: A. F = 45N. B. F < 45N. C. F = 4,5N. D. F > 45N. 5. Trong các cách làm sau đây, cách làm nào giảm được lực ma sát? Chọn phương án đúng trong các phương án sau: A. Tăng lực ép lên mặt tiếp xúc. B. Tăng độ nhám của bề mặt tiếp xúc. C. Đồng thời tăng độ nhám và tăng lực ép lên mặt tiếp xúc. D. Tăng độ nhẵn giữa các mặt tiếp xúc. 6. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về áp suất khí quyển? A. Áp suất bằng áp suất thủy ngân. B. Áp suất khí quyển chỉ tác dụng theo phương thẳng đứng hướng từ trên xuống dưới. C. Áp suất khí quyển tác dụng theo mọi phương. D. Áp suất khí quyển có đơn vị là N/m. 7. Lực đẩy Ác-si-mét phụ thuộc vào những yếu tố nào sau đây? A. Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của chất lỏng. B. Trọng lượng riêng của chất lỏng và chất làm vật. C. Trọng lượng riêng của chất làm vật và thể tích của vật. D. Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. 8. Trong công thức tính độ lớn của lực đẩy Ac-si-mét: F = d.V, trong đó d là trọng lượng riêng của chất lỏng, còn V là gì? Trong các câu trả lời sau đây, câu nào là không đúng? A. V là thể tích của cả vật. B. V là thể tích của phần vật chìm trong chất lỏng. C. V là thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. D. V là thể tích của phần chất lỏng dâng lên thêm khi có vật trong chất lỏng. II. PHẦN TỰ LUẬN: (6đ) 1. Giải thích hiện tượng: - Khi xe đang chuyển động nhanh, nếu phanh để xe dừng lại đột ngột hành khách ngồi trên xe có xu hướng bị ngã về phía nào? Tại sao? 2. Một vật làm bằng kim loại, nếu bỏ vào bình chứa có vạch chia thể tích thì làm cho nước trong bình dâng lên thêm 150 cm 3 . Nếu treo vật vào một lực kế thì lực kế chỉ 11,7N. a. Tính lực đẩy Acsimét tác dụng lên vật. b. Xác định khối lượng riêng chất làm nên vật. Cho trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m 3 . 3. Một công nhân dùng một ròng rọc động để nâng một vật lên cao 10 m với lực kéo ở đầu dây tự do là 150N. Hỏi người công nhân đó thực hiện một công là bao nhiêu? ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ THI HỌC KỲ I VẬT LÝ 8 ĐÊ A: I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4đ) Mỗi câu trả lời đúng 0,5đ Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 B A B C C B A B ĐÊ B: I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4đ) Mỗi câu trả lời đúng 0,5đ Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 C C B A D C D A II. PHÂN TỰ LUẬN: (6đ) 1. Giải thích hiện tượng: (2đ) - Khi xe đang chuyển động nhanh, người ngồi trên xe cùng chuyển động với xe. Khi phanh làm xe dừng lại đột ngột, chân người ngồi trên xe dừng lại cùng với sàn xe, mặc khác do có quán tính mà phần phía trên của cơ thể người vẫn có xu hướng chuyển động tới trước với vận tốc như cũ. Kết quả là thân người có xu hướng ngã về phía trước. 2. (2đ) a/ Thể tích nước dâng lên trong bình bằng đúng thể tích của vật chiểm chỗ trong nước: V = 150 cm 3 = 0,00015 m 3 . (0.5đ) Lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật: F = d.V = 10000. 0,00015 = 1,5N (0.5đ) b/ Số chỉ lực kế bằng trọng lượng của vật: P = 11,7N Trọng lượng riêng của vật: d = P/V = 11,7/0,00015 = 78000 N/m 3 . (0.5đ) Khối lượng riêng của vật: D = d/10 = 78000/10 = 7800 Kg/m 3 . (0.5đ) 3. (2đ) Do dùng ròng rọc động, người công nhân thiệt hai lần về đường đi. Quãng đường người công nhân kéo vật: s = 2.h = 2. 10 = 20 (m) (1đ) Người công nhân đó thực hiện một công là A = F.s = 150.20 = 3000 J (1đ) KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2008-2009 MÔN: VẬT LÝ LỚP 9 Thời gian: 45 phút I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4đ) 1. Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, kí hiệu R là điện trở, U là hiệu điện thế, I là cường độ dòng điện công thức nào sau đây sai? A. R = R 1 = R 2 = . = R n . B. R = R 1 + R 2 + . + R n . C. I = I 1 = I 2 = . = I n . D. U = U 1 + U 2 + . + U n . 2. Trong các trường hợp nào kể sau, lực điện từ tác dụng vào dây dẫn có dòng điện sẽ không đổi chiều ? A. Đổi chiều dòng điện trong dây dẫn. B. Đổi chiều đồng thời cả dòng điện và từ trường. C. Đổi chiều từ trường. D. Không có trường hợp nào. 3. Chọn phép đổi đơn vị đúng. A. 0,0023MΩ = 230Ω = 0,23kΩ. B. 0,5MΩ = 500kΩ = 500 000Ω. C. 1kΩ = 1 000Ω = 0,01MΩ. D. 1Ω = 0,01kΩ = 0,0001MΩ. 4. Cho ống dây AB có dòng điện chạy qua. Một nam châm thử đặt ở đầu B của ống dây, khi đứng yên nằm định hướng như hình . Thông tin nào sau đây là đúng ? A. Ống dây và kim nam châm thử đang hút nhau. B. Dòng điện chạy trong ống dây theo chiều từ A đến B. C. Đầu A của ống dây là cực từ Bắc. D. Cả 3 đáp án đúng. 5. Một dây bằng đồng có tiết diện đều và bằng 170.10 -8 m 2 và có điện trở là 1Ω. Hỏi chiều dài của dây. Điện trở suất của đồng là 1,7.10 -8 Ωm. A. 200m. B. 50m. C. 100m. D. 150m. 6. Trong động cơ điện một chiều đơn giản, bộ phận nào chuyển động quay ? A. Khung dây dẫn. B. Nam châm và các thanh quét. C. Nam châm. D. Khung dây dẫn và hai bán khuyên. 7. Cho mạch điện có sơ đồ như hình, trong đó hiệu điện thế giữa hai điểm A và B được giữ không đổi và đèn sáng bình thường khi biến trở có điện trở bằng 0. Phát biểu nào đúng? A. Đèn sáng yếu đi khi di chuyển con chạy của biến trở về đầu M. B. Đèn sáng mạnh lên khi di chuyển con chạy của biến trở về đầu M. C. Đèn sáng mạnh lên khi di chuyển con chạy của biến trở về đầu N. D. Cả ba phát biểu còn lại đều không đúng. 8. Theo quy tắc bàn tay trái thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều nào dưới đây? A. Chiều dòng điện chạy qua dây dẫn. B. Chiều từ cực Bắc đến cực Nam của nam châm. C. Chiều cực Nam đến cực Bắc của nam châm. D. Chiều của lực từ tác dụng lên dây dẫn có dòng điện chạy qua. II. PHẦN TỰ LUẬN: (6đ) 1. Treo một thanh nam châm sao cho trục nam châm trùng với trục ống dây. Thanh nam châm bị đẩy ra xa. Chiều dòng điện như hình vẽ. a/ Bên phải nam châm là cực gì? Giải thích b/ Hiện tượng sau đó xảy ra như thế nào? c/ Nếu đưa vào trong lòng ống dây một lõi sắt thì có hiện tượng gì xảy ra? Vì sao? d/ Trong thí nghiệm này, ống dây hút nam châm hay nam châm hút ống dây và vật nào có tác dụng từ? Nếu chỉ có ống dây có dòng điện hoặc chỉ có nam châm thì mỗi vật đó có tác dụng từ không? 2. Một đoạn mạch gồm bóng đèn có ghi 6V – 4,5W được mắc nối tiếp với một biến trở và đặt vào hiệu điện thế không đổi 9V (hình). Điện trở dây nối và ampe kế rất nhỏ. a/ Tính cường độ dòng điện qua bóng đèn khi sáng bình thường. b/ Tính điện trở và công suất tiêu thụ của biến trở khi đèn sáng bình thường. c/ Tính công của dòng điện sản ra ở biến trở và ở toàn đoạn mạch trong 10 phút. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ THI HỌC KỲ I VẬT LÝ 9 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4đ) Mỗi câu trả lời đúng 0,5đ Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 A B B A C B D D II. PHÂN TỰ LUẬN: (6đ) 1. (2đ) 4 ý, mỗi ý 0,5đ a/ Theo quy tắc nắm tay phải đầu bên phải cuộn dây là cực Bắc (N) thanh nam châm bị đẩy ra xa chứng tỏ bên phải nam châm là cực nam (S) b/ Sau đó thanh nam châm quay 180 0 để cho cực Bắc (N) nam châm quay về mặt ống dây. Thanh nam châm cân bằng, dây treo nghiêng về bên trái. c/ Đưa trong lòng ống dây lõi sắt, lõi sắt nhiễm từ, từ trường này cộng với từ trường ống dây làm từ tính ống dây mạnh hơn và hút thanh nam châm lại gần ống dây hơn. d/ Cả hai đều tác dụng từ với nhau. Nếu chỉ có ống dây có dòng điện hoặc chỉ có nam châm thì mỗi vật chỉ gây ra một từ trường xung quanh nó, tác dụng từ không thể thực hiện được. 2. (4đ) Bóng đèn sáng bình thường nên số chỉ của ampe kế đúng bằng cường độ dòng điện định mức chạy qua đèn. Cường độ dòng điện qua đèn: A U P I 75,0 6 5,4 === (1đ) a/ Hiệu điện thế giữa hai đầu biến trở: U b = U – U đ = 9 – 6 = 3V Giá trị điện trở R 2 : R 2 = U b / I = 3/0,75 = 4Ω (1đ) b/ 10 phút = 600s. Công của dòng điện sản ra ở biến trở: A R = U R I R t = 3.0,75. 600 = 1350(J) (1đ) Công của dòng điện sản ra ở toàn mạch: A = UIt = 9.0,75. 600 = 4050(J) (1đ) . Hỏi người công nhân đó thực hiện một công là bao nhiêu? ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ THI HỌC KỲ I VẬT LÝ 8 ĐÊ A: I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4đ) Mỗi câu trả lời đúng. ống dây là cực từ Bắc. D. Cả 3 đáp án đúng. 5. Một dây bằng đồng có tiết diện đều và bằng 170.10 -8 m 2 và có điện trở là 1Ω. Hỏi chiều dài của dây. Điện

Ngày đăng: 05/06/2013, 01:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w