Đề tài khoa học là một vấn đề khoa học được xây dựng trên cơ sở phát hiện các mâu thuẫn trong lý thuyết hoặc trong thực tiễn với kiến thức và kinh nghiệm đã có không thể giải thích được.
Trang 1Chương 3:
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH MỘT CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC MẦM NON
1 Các bước tiến hành một công trình nghiên cứu khoa học GDMN
1.1 Logic các bước tiến hành một công trình nghiên cứu khoa học GDMN (logic tiến trình)
1.1.1 Giai đoạn chuẩn bị nghiên cứu:
Để tiến hành một nghiên cứu khoa học GDMN phải chuẩn bị thật đầy đủ về mọi mặt cho công việc Bước chuẩn bị có vị trí đặc biệt, nó góp phần quy định chất lượng của công trình nghiên cứu Chuẩn bị nghiên cứu bắt đầu từ xác định đề tài và kết thúc ở việc chuẩn bị lập kế hoạch tiến hành nghiên cứu
a) Xác định đề tài nghiên cứu
Đề tài khoa học là một vấn đề khoa học được xây dựng trên cơ sở phát hiện các mâu thuẫn trong lý thuyết hoặc trong thực tiễn với kiến thức và kinh nghiệm đã
có không thể giải thích được Mâu thuẫn này gây cản trở trong nhận thức hay trong hoạt động thực tiễn Như vậy, đề tài khoa học là vấn đề chưa biết, nếu được giải quyết sẽ cho chúng ta những nhiểu biết mới, làm phong phú thêm kho tàng trí thức của nhân loại
b) Xây dựng đề cương nghiên cứu khoa học
Đề cương nghiên cứu khoa học là bản thuyết minh về tính cấp thiết, ý nghĩa, nội dung và phương pháp nghiên cứu một đề tài khoa học Đề cương có kết cấu như sau:
b.1) Tính cấp thiết của đề tài hay lý do chọn đề tài
Trả lời câu hỏi tại sao chọn đề tài này để nghiên cứu Câu hỏi này được trả lời trên cơ sở phát hiện các mâu thuẫn, các thiếu sót của lý thuyết hay thực tế với yêu cầu bức thiết phải giải quyết
Tính cấp thiết của đề tài cũng có thể lập luận bằng cách xác định tầm quan trọng các vấn đề ta vừa phát hiện Giải quyết được các vấn đề này đem lại lợi ích gì? Và ngược lại, nếu vấn đề không giải quyết sẽ dẫn tới thiệt hại gì cho tương lai
Trang 2gần và tương lai xa Cả hai cách đặt vấn đề như vậy làm nổi bật lên ý nghĩa của vấn
đề khoa học và làm rõ tính cấp thiết phải giải quyết của đề tài
b.2) Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu là mục tiêu mà đề tài hướng tới, là định hướng chiến lược của toàn bộ những vấn đề cần giải quyết trong đề tài Mục đích của các đề tài nghiên cứu trẻ em thường đặt ra là nâng cao chất lượng và hiệu quả của quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ nhằm phát triển tâm lý, hình thành và phát triển hoàn diện nhân cách ở trẻ em
b.3) Khách thể và đối tượng nghiên cứu:
- Khách thể nghiên cứu:
Nghiên cứu khoa học là khám phá thế giới Toàn bộ các ngành khoa học phối hợp với nhau thực hiện công việc ấy trong thời gian tương đối lâu dài Đối với một
đề tài khoa học cụ thể, ta chỉ có thể giải quyết một phần mối quan hệ, một thuộc tính nào đó của thế giới khách quan mà thôi, đó chính là khách thể nghiên cứu Xác định khách thể nghiên cứu là xác định giới hạn để hướng dẫn đề tài tới mục tiêu
- Đối tượng nghiên cứu:
Đó là đối tượng trực tiếp của nhận thức, là cái phải khám phá bản chất và tìm quy luật vận động Đối tượng nghiên cứu của một đề tài cụ thể là một bộ phận của khách thể Khách thể chứa đối tượng, cùng một khách thể có thể có nhiều đối tượng nghiên cứu Có sự chuyển đổi giữa khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu
phụ thuộc vào phạm vi nghiên cứu của chúng ta Ví dụ: trong nghiên cứu trẻ em,
khách thể nghiên cứu có thể là: nghiên cứu sự phát triển các phẩm chất nhân cách của trẻ mẫu giáo lứa tuổi trước tuổi học, còn đối tượng nghiên cứu có thể là: nghiên cứu sự phát triển và biểu hiện các nét tính cách của trẻ mẫu giáo các giai đoạn lứa tuổi; đối tượng nghiên cứu trên lại có thể là khách thể nghiên cứu khi chúng ta chọn đối tượng nghiên cứu hẹp hơn: nghiên cứu tính tích cực, tính độc lập, tính kiên trì, tính mục đích trong một hoạt động nào đó của trẻ
Quan hệ giữa khách thể và đối tượng là quan hệ bao trùm:
Khách thể là A
A
Trang 3Đối tượng là B
b.4) Giả thuyết khoa học
Để tiến hành khám phá đối tượng chưa biết, một thao tác kỹ thuật hết sức quan trọng trong nghiên cứu khoa học là tiến hành dự đoán bản chất đối tượng rồi sau đó tìm cách chứng minh dự đoán đó Như vậy, giả thuyết khoa học là tri thức giả định về đối tượng, chức năng của nó là dự đoán và định hướng nghiên cứu Giả thuyết được xây dựng trên cơ sở phân tích đối tượng và so sánh với những đối tượng khác gần giống đã biết, bằng phép tương tự kết hợp với trí tưởng tượng sáng tạo, nhà khoa học dự đoán bản chất đối tượng
Xây dựng giả thuyết phải tuân theo các yêu cầu sau:
- Không mâu thuẫn với những lý thuyết khoa học đã được chứng minh hay với thực tế hiển nhiên
- Giả thuyết được trình bày dễ hiểu để có thể kiểm tra được
- Mọi giả thuyết khoa học đều phải được chứng minh Nếu giả thuyết được chứng minh là đúng thì nó trở thành một bộ phận của lý thuyết khoa học Giả thuyết được chứng minh tức là đề tài được thực hiện Vì vậy, có thể nói thực chất của một công trình nghiên cứu khoa học là chứng minh một giả thuyết khoa học
b.5) Nhiệm vụ nghiên cứu:
Từ đối tượng, mục đích và giả thuyết khoa học, xuất hiện một thao tác mới,
đó là xác định nhiệm vụ nghiên cứu cho đề tài Xác định nhiệm vụ nghiên cứu là xác định công việc cụ thể phải làm, đó chính là mô hình dự kiến của nội dung đề tài, các nhiệm vụ nếu được thực hiện có nghĩa là đề tài được hoàn thành
Trong nghiên cứu khoa học GDMN, nhiệm vụ nghiên cứu thường được xây dựng như sau:
- Xây dựng cơ sở lý thuyết cho đề tài nghiên cứu
- Nghiên cứu thực trạng giả thuyết và tổ chức thực nghiệm nhằm cải tạo thực trạng ấy theo lý thuyết đã được xây dựng
- Rút ra các kết luận và khuyến nghị khoa học
B
Trang 4Cùng với đề xuất các nhiệm vụ nghiên cứu, nếu đề tài phức tạp người ta còn phải giới hạn đề tài về mặt nội dung, thời gian, địa bàn nghiên cứu theo khuôn khổ công việc
b.6) Các phương pháp nghiên cứu:
Xuất phát từ đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu, đề cương trình bày và mô tả các phương pháp nghiên cứu sẽ dùng để thực hiện đề tài Đâu là phương pháp chính, đâu là các phương pháp hỗ trợ dùng để kiểm tra tính xác thực của các tài liệu thu thập và xử lý Trong đề cương phải xác định các phương pháp nghiên cứu và sẽ được chính xác hoá trong quá trình thực hiện
b.7) Dàn ý nội dung công trình:
Đề cương cần trình bày dự thảo dàn ý chi tiết của công trình gồm các chương, mục phù hợp với nhiệm vụ nghiên cứu Dự thảo nội dung là mô hình đề tài
mà tác giả dự định tiến hành Do vậy cần phải được chuẩn bị nghiêm túc theo chiến lược chung, định hướng cho toàn bộ công trình sau này
Dàn ý nội dung của đề tài nghiên cứu khoa học GDMN phải căn cứ vào đối tượng nghiên cứu, mục đích cần đạt Thông thường dàn ý gồm có mấy vấn đề sau đây:
- Lịch sử của vấn đề nghiên cứu
- Cơ sở lý luận của đề tài
- Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
- Thực nghiệm khoa học và kết quả thực nghiệm
- Những kết luận đề xuất và khuyến nghị khoa học
c) Xây dựng kế hoạch nghiên cứu cho một đề tài khoa học
Xây dựng kế hoạch nghiên cứu là bản thuyết minh kế hoạch tiến trình đề tài Bản kế hoạch nghiên cứu có 2 phần:
c.1) Phần chung:
- Tên đề tài - Thuộc chuyên nghành nghiên cứu :
- Nơi đăng ký - Cấp quản lý
- Cơ quan chủ trì chương trình
- Cơ quan chủ trì đề tài - Chủ nhiệm đề tài
Trang 5- Cơ quan phối hợp nghiên cứu - Cơ quan phối hợp chính
- Điểm qua tình hình nghiên cứu, điều tra trong nước, ngoài nước
- Mục tiêu của đề tài
c.2) Phần cụ thể:
c.2.1) Nội dung, tiến độ tiến hành:
- Nội dung các bước tiến hành đề tài
- Kết quả phải đạt được
- Thời gian bắt đầu, kết thúc từng vấn đề
- Cơ quan thực hiện, người chủ trì
c.2.2) Về tài chính:
- Nguồn kinh phí
- Tổng kinh phí và dự toán chi phí cho việc thực hiện đề tài theo thời gian thực hiện
c.2.3) Các yêu cầu khác (nếu có)
1.1.2 Giai đoạn thực hiện công trình khoa học về trẻ em
Sau khi lập đề cương và đề tài được phê duyệt, bắt đầu vào giai đoạn quan trọng là thực hiện đề tài Công việc của giai đoạn này gồm có:
a) Thu thập và xử lý thông tin lý luận:
Để thu thập và xử lý thông tin lý luận, nhà nghiên cứu bắt đầu từ việc tìm hiểu các thư mục khoa học tại các thư viện Chọn lọc các tài liệu liên quan đến đề tài Quá trình đọc tài liệu tra cứu, các sách báo, tạp chí chọn lọc ra những thông tin cần thiết, sắp xếp chúng theo từng chủ đề Để nghiên cứu lý luận cần nghiên cứu các nguồn tài liệu khác nhau, các quan điểm, xu hướng khoa học khác nhau Các tài liệu thu được đa dạng phong phú là cơ sở quan trọng để tiến hành bước xử lý chính
Xử lý tài liệu lý luận là quá trình phân tích các tài liệu, tìm hiểu kỹ nội dung quan trọng, gạt bỏ những thông tin không cần thiết, phê phán những quan điểm sai lầm Phân loại những thông tin đó để sắp xếp chúng thành hệ thống theo yêu cầu của đề tài Từ việc hệ thống hoá đó mà ta có thể khái quát tài liệu và sử dụng phương pháp suy luận logic để rút ra những kết luận khoa học Những kết luận dựa
Trang 6trên những tài liệu khách quan, chính xác, có độ tin cậy cao và tuân theo các quy tắc logic, từ đó rút ra những luận điểm chân thực
Tài liệu lý thuyết được thu thập và xử lý phải theo chiến lược phù hợp với yêu cầu của đề tài, làm cơ sở lý thuyết cho đề tài, đồng thời nó là một trong những nhiệm vụ của quá trình nghiên cứu
b) Thu thập, xử lý các tài liệu thực tiễn
Cùng với quá trình tìm hiểu cơ sở lý thuyết của đề tài, nhà nghiên cứu tiến hành việc thu thập các tài liệu thực tiễn, bằng con đường trực tiếp điều tra, quan sát, thực nghiệm, nghiên cứu sản phẩm hoạt động v.v bằng phương pháp nghiên cứu thực tiễn thu được những tài liệu chân thực, phục vụ cho đề tài
c) Tổ chức thực nghiệm khoa học
Thực nghiệm là chứng minh giả thuyết, kiểm tra các luận điểm khoa học đã được rút ra từ các phương pháp nghiên cứu khác nhau, cho nên thực nghiệm phải được tiến hành một cách thận trọng, nghiêm túc và nhiều khi phải tiến hành nhiều lần ở nhiều địa bàn khác nhau, để các nghiên cứu đạt đến mức khách quan nhất
Tất cả những tài liệu lý thuyết, thực tế và kết quả thực nghiệm được xử lý nghiêm túc và viết thành văn bản Với những đề tài khoa học lớn, ở những giai đoạn này, người ta tổ chức Hội thảo, tiếp xúc chuyên gia Các cuộc sinh hoạt như thế giúp rất nhiều cho các tác giả hoàn thiện công trình của mình
1.1.3 Giai đoạn hoàn thành công trình khoa học
Giai đoạn kết thúc quá trình nghiên cứu là giai đoạn thể hiện toàn bộ kết quả nghiên cứu bằng một văn bản chính thức Văn bản khoa học là một tài liệu trình bày theo đúng mọi yêu cầu, kỹ thuật, nội dung khoa học, vừa có độ chính xác cao, vừa có tư tưởng học thuật, đem lại nhiều điều mới mẻ cho khoa học, có tính thực tiễn, có khả năng ứng dụng vào cuộc sống Đề tài khoa học phải thực hiện tốt các nhiệm vụ nghiên cứu, đưa ra được các luận chứng, các kiến giải khoa học, chứng minh được các giả thuyết đã nêu ban đầu Đề tài phải được thực hiện bằng các
phương pháp phong phú, chính xác, đem lại những tài liệu đáng tin cậy
Trang 71.2 Logic cấu trúc một công trình nghiên cứu khoa học GDMN
Bản chất của một công trình nghiên cứu khoa học là chứng minh lôgic Bất
kỳ một công trình nghiên cứu khoa học nào, xét về mặt cấu trúc cũng đều có 3 bộ phận hợp thành: Luận đề, luận cứ và luận chứng
1.2.1 Luận đề:
Luận đề là điều cần chứng minh trong một nghiên cứu khoa học Luận đề trả lời cho câu hỏi “Cần chứng minh điều gì?” Về mặt lôgic học luận đề là một phán đoán mà tính chính xác, chân thực của nó đang cần được chứng minh Chẳng hạn, 2 người tranh luận với nhau về việc “Học giỏi do cái gì?” Người thứ nhất trả lời
“Học giỏi do có phương pháp học tập đúng đắn” Người thứ hai trả lời “ Học giỏi là
do di truyền từ dòng họ” Đây là 2 luận đề mà mỗi người đều muốn chứng minh Trong lĩnh vực Tâm lý trẻ em P.Ia.Ganperin đã chứng minh luận đề “Hoạt động tâm lý bên trong được hình thành từ hoạt động bên ngoài theo một cơ chế cụ thể” Ông đã chứng minh được luận đề này và đã phát hiện ra 5 bước hình thành hành
độnh trí tuệ ở trẻ em
1.2.2 Luận cứ:
Là bằng chứng được đưa ra để chứng minh luận đề Luận cứ được xây đựng
từ những sự kiện (thông tin định tính) và các số liệu (thông tin định lượng) Một luận đề chỉ có thể chứng minh với đầy đủ luận cứ Luận cứ trả lời câu hỏi “Chứng
minh bằng gì?”
Về mặt lôgíc, luận cứ là một phán đoán mà tính chân xác của nó đã được công nhận và được sử dụng làm tiền đề để chứng minh luận đề trong một nghiên
cứu khoa học người nghiên cứu có thể sử dụng hai loại luận cứ:
a) Luận cứ lý thuyết:
Đó là các cở sở lý thuyết khoa học, các luận điểm khoa học, các tiền đề, định
lý, quy luật khoa học đã được chứng minh là đúng Có thể gọi luận cứ lý thuyết là luận cứ logic
b) Luận cứ thực tiễn:
Trang 8Đó là các phán đoán về đối tượng nghiên cứu, được hình thành bởi các số liệu, sự kiện thu thập được từ quá trình quan sát hoặc thực nghiệm khoa học Có thể gọi đó là luận cứ khoa học
1.2.3 Luận chứng:
Đó là cách thức, quy tắc, phương pháp tổ chức một phép chứng minh nhằm vạch rõ mối liên hệ logic tất yếu giữa các luận cứ và giữa toàn bộ luận cứ với luận
đề Luận chứng trả lời cho câu hỏi “chứng minh bằng cách nào?”
Trong một nghiên cứu khoa học, người nghiên cứu có thể sử dụng hai loại luận chứng
a) Luận chứng logic: bao gồm một chuỗi liên tiếp các phép suy luận, được liên kết theo một trật tự xác định, chi phối nhau về nội dung phản ánh lẫn cơ cấu logic của các luận điểm chứa trong đó
b) Luận chứng ngoài logic: bao gồm phương pháp tiếp cận và phương pháp thu thập thông tin
- Phương pháp tiếp cận: là cách xem xét và phân tích một sự kiện Tuỳ thuộc phương pháp tiếp cận mà sự kiện có thể xem xét toàn diện hoặc phiến diện Kết quả của việc lựa chọn phương pháp tiếp cận sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả nghiên
cứ khoa học
- Phương pháp thu thập thông tin: là cách thức theo đó người nghiên cứu thiết lập được luận cứ khoa học
2 Hướng dẫn về hình thức trình bày uận văn khoa học
Phần này dành cho các bạn sinh viên và nghiên cứu sinh đang chuẩn bị luận văn sau đại học Dù ở bậc nào luận văn cũng cần được xem là một công trình nghiên cứu khoa học
Luận văn vừa mang tính chất một công trình nghiên cứu, nhưng lại vừa nhằm mục đích học tập Nó vừa phải thể hiện ý tưởng khoa học của tác giả, nhưng lại vừa phải thể hiện kết quả của quá trình tập sự nghiên cứu trước khi bước vào cuộc đời
sự nghiệp khoa học thực sự
2.1 Trình tự chuẩn bị luận văn
Trang 9Sinh viên và nghiên cứu sinh được dành một quỹ thời gian eo hẹp để chuẩn bị luận văn (nhất là sinh viên) Trong thời gian eo hẹp như vậy việc chuẩn bị luận văn luôn là công việc đầy thử thách nặng nề Xác định được trình tự hợp lý trong quá trình chuẩn bị luận văn là một trong những điểm mấu chốt giúp người nghiên cứu vượt qua khó khăn để có được một luận văn có chất lượng
Các bước chuẩn bị luận văn cơ bản sau:
Bước 1: Lựa chọn đề tài luận văn
Người nghiên cứu được nhận đề tài luận văn theo 2 trường hợp sau đây:
a Đề tài luận văn được chỉ định
Thầy hoặc bộ môn có thể chỉ định cho người nghiên cứu thực hiện một đề tài luận văn xuất phát từ những căn cứ rất khác nhau:
- Đó là một phần nhiệm vụ của đề tài mà thầy hoặc nhà trường đang thực hiện Đây là trường hợp có nhiều thuận lợi nhưng số người có cơ hội tham gia cộng tác trực tiếp với thầy không nhiều
- Đề tài là một phần nhiệm vụ nghiên cứu của cơ quan cử người nghiên cứu đi học
- Đề tài mang tính giả định do thầy đưa ra
b Đề tài tự chọn:
Trong nhiều trường hợp, thầy tạo cơ hội cho người nghiên cứu tự chọn đề tài luận văn Nếu được nhận nhiệm vụ như vậy, người nghiên cứu cần tìm hiểu hiện trạng phát triển của lĩnh vực chuyên môn, tìm hiểu tình hình thực tế mà lựa chọn hướng nghiên cứu thích hợp cho mình Trong trường hợp này, việc lựa chọn đề tài
có thể dựa trên những căn cứ sau đây:
- Đề tài có ý nghĩa khoa học không?
- Đề tài có ý nghĩa thực tiễn không?
- Đề tài có cấp thiết phải nghiên cứu hay không?
- Có đủ điều kiện đảm bảo việc hoàn thành luận văn hay không? (về tài liệu, tài chính, thời gian )
- Đề tài có phù hợp với sở thích hay không?
Kinh nghiệm cho thấy có 3 cách lựa chọn đề tài luận văn:
Trang 10Cách 1: đề tài nằm hoàn toàn trong lĩnh vực kiến thức đã biết Rõ ràng, cách này không nên thực hiện, vì nó không đáp ứng được các căn cứ nêu trên
Cách 2: đề tài được lựac chọn nằm hoàn toàn trong lĩnh vực kiến thức chưa biết Nếu một nghiên cứu lựa chọn dạng đề tài này, cho dù nó có ý nghĩa khoa học thực tiễn và mang tính cấp thiết cần nghiên cứu thì họ (người nghiên cứu) cũng khó có
đủ điều kiện để hoàn thành luận văn trong thời hạn cho phép được Cũng không nên chọn đề tài trong dạng này
Cách 3: đề tài chọn nằm giáp ranh giữa lĩnh vực kiến thức đã biết và kiến thức chưa biết cần nghiên cứu Đây là cách hay và phù hợp cho người nghiên cứu mới bước vào nghề nhiều nhất
đề tài nghiên cứu
Bước 2: Xây dựng đề cương nghiên cứu của luận văn
kiến thức
đó biết
đề tài lựa chọn
Kiến thức chưa biết kiến
thức đó biết
đề tài được chọn
Kiến thức chưa biết Kiến thức đó biết