1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tiêng anh

3 157 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

TẦM QUAN TRỌNG CỦA TIẾNG ANH Trong xu thế hội nhập quốc tế, tiếng Anh trở thành một phương tiện vô cùng quan trọng mà chúng ta không thể không biết. Nhưng chúng ta đã đáp ứng đòi hỏi đó như thế nào và cách nào khiến tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai đối với sinh viên khi ra trường? Theo dự báo của các nhà phân tích, vào cuối thập kỷ này, 1/3 dân số thế giới sẽ tham gia vào việc học tiếng Anh. Nhu cầu học tiếng Anh mang tính khu vực và toàn cầu này cho thấy nhu cầu giao tiếp bằng tiếng Anh ngày càng tăng đối với việc phát triển kinh tế và xã hội ở tầm cỡ quốc gia cũng như đối với mỗi cá nhân trong xã hội. Giáo trình tiếng Anh bậc phổ thông – Cái vòng luẩn quẩn Vào những năm đầu thập kỷ 90, các trường phổ thông thức thời đồng loạt đưa tiếng Anh vào giảng dạy trong nhà trường. Thế nhưng tình hình dạy và học manh mún, mạnh cấp nào cấp đó học, không hề có một chương trình đồng bộ, hệ thống từ thấp đến cao. Ở lớp 6 chúng ta học tiếng Anh hệ 7 năm, tức là từ lớp 6 đến lớp 12. Nhưng khi vào trường cấp III, lại chẳng có trường nào học tiếp hệ 7 năm đó, mà chỉ học hệ 3 năm, từ lớp 10 đến lớp 12. Kết quả là người học đi, người học lại, mà sách lớp 9 hệ 7 năm còn khó hơn cả sách lớp 12 hệ 3 năm. Chưa hết, lên đại học chúng ta lại bắt đầu từ trình độ A, B, C của các giáo trình Streamline, Headway, và gần đây là Lifeline. Và như vậy, ngoảnh lại thấy hơn 10 năm đã qua mà chỉ có học đi học lại, kiến thức vẫn giậm chân tại chỗ. Điều đáng buồn là trình độ của học sinh, sinh viên vẫn chỉ là trình độ sơ cấp. Nếu tiểu học ta được học cách chào đơn giản “Hello”, “Hi”, cách hỏi tên thông thường "What’s your name?" thì lên đại học vẫn chỉ là "What’s your name?", "Hi", "Hello"… Theo cô Trần Xuân Thu Hương – giáo viên của Trung tâm Language Link, có khoảng 40% sinh viên của chúng ta khi tốt nghiệp đại học không thể nói và viết tiếng Anh được. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là trong suốt từng ấy năm trời, chúng ta triền miên chỉ dạy ngữ pháp và ngữ pháp, cách chia các thì của động từ, các cấu trúc câu, bị động chủ động, trực tiếp gián tiếp . chỉ để đối phó với những bài kiểm tra, những bài thi học kỳ và tốt nghiệp. Giảng dạy tiếng Anh theo chương trình khung hay đổi mới? Chúng ta phải thay đổi lại cơ cấu giảng dạy trong nhà trường. Đó là một mong muốn chung của tất cả các chuyên gia giảng dạy tiếng Anh. Anh Bảo Lâm - hiện đang công tác tại trường ĐH Huế đồng thời cũng là 1 trong những giảng viên chủ đạo của Hội đồng Anh nhận xét, hiện nay sinh viên cũng đã rất ý thức được tầm quan trọng của tiếng Anh trong hành trang vào đời của các bạn. Nhưng theo anh, điều quan trọng là cách giáo viên đưa kiến thức từ giáo trình vào giờ học như thế nào để tạo sự hấp dẫn cho môn học và việc tạo cho học sinh khả năng giao tiếp tốt là tối cần thiết. Hiện tại, vấn đề được đặt ra đối với giảng dạy tiếng Anh là mỗi giáo viên phải ý thức đổi mới phương pháp giảng dạy liên tục, đồng thời dám mạnh dạn loại bỏ những yếu tố không phù hợp HN Quốc gia lần thứ 4 về Giảng dạy tiếng Anh tổ chức hai ngày 8 - 9/12, tại Hà Nội đã thu hút 400 giáo viên, giảng viên, các nhà quản lý và những người làm việc trong lĩnh vực giảng dạy tiếng Anh đến từ 49 tỉnh, thành phố trong cả nước và khu vực Đông Á. Ông Justin Spence, PGĐ Hội đồng Anh tại Việt Nam cho biết, HN năm nay tập trung chủ yếu vào đối tượng học viên và giáo viên, làm thế nào để họ có thể làm việc tốt trong điều kiện và bối cảnh địa phương, đồng thời tạo ra môi trường học tiếng Anh hiệu quả. HN Quốc gia lần thứ 4 về Giảng dạy tiếng Anh là hoạt động được nhiều người quan tâm nhất trong số hàng loạt các hoạt động được tổ chức trong khuôn khổ Mạng lưới các Giáo viên và Giảng viên tiếng Anh tại Việt Nam (VTTN) - chương trình đào tạo giảng viên và giáo viên tiếng Anh THPT ở 20 tỉnh, thành trên cả nước. Qua các khoá tập huấn VTTN, các giáo viên, giảng viên đã và đang cùng nhau khuyến khích việc học tiếng Anh theo phương pháp giao tiếp, lấy học sinh làm trung tâm trong mỗi giờ lên lớp. trong phong cách giảng dạy. Anh Lâm cùng các đồng nghiệp đều quan niệm rằng đổi mới không cần bắt đầu từ giáo trình hay chương trình khung mà bắt đầu từ giáo viên. Bản thân kinh nghiệm ở một số nước, đôi khi người ta không cần giáo trình tiên tiến nhưng giáo viên luôn tự tìm hiểu 1 cách tiếp cận mới, 1 cách học mới và đem vào áp dụng cho học sinh, điều đó cũng đủ tạo ra sự hấp dẫn cho môn học. Trước thềm hội nhập khi Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của WTO, các chuyên gia giảng dạy tiếng Anh cho rằng, môn ngoại ngữ không chỉ còn là môn học chính thức mà là môn học bắt buộc được quan tâm hàng đầu. Việc dạy và học ngoại ngữ không chỉ trang bị cho học sinh những kiến thức ngữ pháp chắc chắn mà còn tạo cho học sinh khả năng nghe nói tốt… Đưa nghe, nói, đọc, viết trở thành một trong 4 môn thi chính thức trong kiểm tra ngoại ngữ ở tất cả các trường đại học, cao đẳng. Thường xuyên tổ chức các buổi ngoại khoá, các câu lạc bộ để thu hút đông đảo học sinh - sinh viên tham gia. Giáo viên cần chủ động tạo điều kiện cho học sinh - sinh viên giao tiếp với nhau bằng ngoại ngữ. Cuối cùng, theo các chuyên gia, để quyết định thành công của việc học tốt ngoại ngữ chính là sự quyết tâm nỗ lực của bản thân người sinh viên. Tương lai đang nằm trong tầm tay của chúng ta. Vậy thì ngay từ bây giờ chúng ta phải học tập, lao động chăm chỉ hết mình để khi ra trường không chỉ có khả năng giao tiếp ngoại ngữ thành thạo mà có cả một vốn kiến thức vững vàng để bắt tay vào xây dựng tương lai. Cách dạy phổ biến ở THPT hiện nay là giáo viên chỉ đọc lướt qua bài đọc, viết từ khó lên bảng, thời gian còn lại là học ngữ pháp. Với việc khuyến khích thay đổi phương pháp giảng dạy, nhiều tiết thao giảng với tính giao tiếp cao, có tương tác giữa thầy – trò được thực hiện đã tạo cái nhìn lạc quan cho các nhà quản lý giáo dục. Nhưng thực tế khác hẳn, đối với một số giáo viên tiếng Anh từ THCS đến THPT thì phương pháp giảng dạy chỉ được thực hiện tích cực khi có dự giờ còn ở những tiết học bình thường thì vẫn như cũ. Một tiết học theo phương pháp tích cực tuy rất sôi động đối với cả thầy và trò, song sẽ không đủ thời gian để làm bài tập và như vậy nói xong các em sẽ không nhớ được trọng tâm ngữ pháp. Vui, sinh động nhưng sẽ không thể đạt được hiệu quả cao nếu lượng kiến thức cho mỗi bài học quá nhiều mà không được bố trí hợp lý tiết học dành cho luyện tập và làm bài tập. . tham gia vào việc học tiếng Anh. Nhu cầu học tiếng Anh mang tính khu vực và toàn cầu này cho thấy nhu cầu giao tiếp bằng tiếng Anh ngày càng tăng đối với. giảng dạy tiếng Anh. Anh Bảo Lâm - hiện đang công tác tại trường ĐH Huế đồng thời cũng là 1 trong những giảng viên chủ đạo của Hội đồng Anh nhận xét, hiện

Ngày đăng: 04/06/2013, 01:27

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w