1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

[Văn mẫu] Nói với con - Y Phương

3 7,2K 34
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 49 KB

Nội dung

Đề bài: Phân tích bài thơ “ Nói với con” của Y PhươngBài làm Nhà thơ Y Phương tên thật là Hứa Vĩnh Sước – một người con ưu tú của dân tộc Tày, sinh năm 1948, ở huyện Trùng Khánh, tỉnh Ca

Trang 1

Đề bài: Phân tích bài thơ “ Nói với con” của Y Phương

Bài làm

Nhà thơ Y Phương tên thật là Hứa Vĩnh Sước – một người con ưu tú của dân tộc Tày, sinh năm

1948, ở huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng Oâng nhập ngũ năm 1968, phục vụ trong quân đội cho đến năm 1981 thì chuyển về công tác tại Sở văn hoá – thông tin Cao Bằng Từ năm 1993, ông được bầu làm Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Cao bằng Thơ ông phản ánh tâm hồn chân thât, mạnh mẽ nhưng trong sáng cùng với cách tư duy giàu hình ảnh của người dân miền núi Bài thơ “ Nói với con” của ông cũng nằm trong mạch nguồn cảm hứng ấy, nhưng nhà thơ có cách thể hiện riêng qua tâm tình, nhắn gửi của người cha đối với con Bài thơ có giọng điệu thiết tha, triều mến, thể hiện lòng thương yêu con cái, ước mong thế hệ sau này nối tiếp xứng đáng và ngày càng phát huy truyền thống tốt đẹp của tổ tiên, của quê hương vốn là một tình cảm cao đẹp của con người Việt Nam bao đời nay

Đến với bài thơ này, người đọc không chí thấy được tình cảm gắn bó mà còn cả phẩm chất cao đẹp của người dân miền núi Vì đây là một sáng tác của người dân tộc Tày, nên muốn cảm nhận được cái hay, cái đẹp của bài thơ này, chúng ta cần tìm hiều sơ qua về cách suy nghĩ và càch bày tỏ tình cảm của người dân miền núi Đó là cách diễn tả mộc mạc, hồn nhiên, thể hiện qua ngôn ngữ và hình ảnh lời thơ Có le( vì thếõ, tác giả Y Phương đã vận dụng triệt để lối ví von, so sánh trong thơ của các dân tộc miền núi thể hiện chủ đề của bài thơ

Mượn lơì cha tâm tình với con Nhà thơ nhắc nhở về cội nguồn của mỗi con người, qua đó bộc lộ niềm tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ và phẩm chất tốt đẹp của dân tộc mình, quê hương mình Bài thơ đi từ tình cảm gia đình rồi mới mở rộng và nâng cao thành tình cảm quê hương, đất nước Từ những kỷ niệm gần gũi, gắn bó nhất với mổi con người và nâng lên thành lẽ sống chung Chủ đề của bài thơ được tác giả dẫn dắt và thể hiện rất tự nhiên, mạch lạch, tuy đậm chất riêng tư nhưng vẫn có ý nghĩa khái quát Tính yêu thương của cha me, sự đùm bọc của quê hương đối với con người là vô hạn Các con lớn lên từng ngay øøtrong tình cảm thiêng liêng ấy Ơû bốn câu thơ đầu, bằng những hình ảnh giản dị, Y Phương đãû phản ánh sinh động không khí gia đình đầm ấm, quấn quít:

“Chân phải bước tời cha

Chân trái bước tới mẹ

Một bước chạm tiếng nói

Hai bước tới tiếng cười.”

Ta cứ tưởng như đang được ngắm một bức tranh của một em bé đang chập chững tập đi, bi bô nói Điệp ngữ “ bước tới” và động từ “ chạm” được dùng rất khéo, làm nổi bật cài hồn của bức tranh Cách thể hiện cãm nghĩ của nhà thơ thật độc đáo Khi đứa con chập chững đi từng bước, từng tiếng nói cười của con đều được cha mẹ nâng niu, chăm chút, vui mừng đón nhận Đó là 1 gia đình hạnh phút: đôi vợ chồng trẻ với đứa con thơ đầu lòng, căn nhà luôn rộn rã tiếng nói, tiếng cười

Đứa con trường thành trong cuôc sống lao động cần củ của cha mẹ, trong khung cảnh thiên nhiện đẹp đẽ, thơ mộng của quê hương Nhìn con lớn lên từng bngày, cha mẹ càng yêu quý thêm mãnh đất của tổ tiên, ông bà đả để lại Câu thơ bật thốt lên từ trái tim chứa chan tình cảm sâu nặng : “ người đồng mình yêu lắm con ơi!” Nhà thơ tự hào về những người cúng sống trên mãnh đất quê hương đã nuôi dưỡng cho con mình nên vóc nên hình

Cuộc sống lao động cần cù và tươi vui của đồng bào dân tộc được nhà thơ miêu tả như những hình ảnh trong thần thoại :

“ Đan lờ cài nan hoa

Vách nhà ken câu hát.”

Các động từ “cài”, “ken” vửa diễn tả động tác lao động cụ thể, vừa nói lên sự hoà hợp, gắn bó giữa hiện thực và lãng mạng trong đời sống vật chất, tình thần cùa người vùng cao Đan lờ đánh cá, dưới bàn tay người Tày, những nan nứa, nan trúc, nan tre đều trở thành “ nan hoa” Vách nhà không chỉ ken bằng gỗ mà được ken bằng “ câu hát”

Rừng núi quê hương đả che chở, nuôi đưỡng nhiều thế hệ trẻ về tâm hồn lẫn lối sông

“Rừng cho hoa

Con đường cho những tấm lòng”

Trang 2

Rừng đâu chỉ cho chúng ta nhiều gỗ, lâm sản quý giá mà còn “ cho hoa” Con đường đâu chỉ để đi ngược về xuôi, lên non xuống biển mà còn “ cho những tấm lòng” nhân hậu, bao dung, đó là con đường tình nghĩa Với Y phương, con đường ấy là hình bóng thân thuộc của quê hương: con đường vào bản, con đường vào thung, ra rừng, ra sông, ra suối, là con đường đi học, con đường làm ăn hay cũng chính là con đường đi tới mọi chân trời, mọi miền đất nước Sung sướng ôm con thơ vào lòng, nhìn con khôn lớn, suy ngẫm về tình nghĩa làng bản quê nhà, nhà thơ đả nghĩ về cuội nguồn hạnh phúc

“ Cha me mải nhớ về ngày cưới

Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời”

Chính quê hương đả tạo cho cha mẹ cuộc sống hạnh phúc, mạnh mẽ, bền lâu “ Người đồng mình” không chỉ khéo léo về tình nghĩa và tài hoa mà còn có bao phẩm chất tốt đẹp, đáng “ thương lắm con ơi” Trong bao gian khổ, khó khăn thử thách, bao niềm vui, nỗi buồn trong cuộc đời trải dài theo năm tháng, bà con quê hương mình đã rèn luyện , hun đúc chí khí, đã “cao đo nỗi buồn – xa nuôi chí lớn”, nâng cao tâm thế đẹp Câu thơ bốn chữ, nhưng đăng đối như tục ngữ, đúc kết một thái độ, một phương châmứng xử cao quý Các từ ngữ “ cao đo” hay “ xa nuôi” đả thể hiện một bảng lĩnh sống đẹp của dân tộc Tày, của con người Việt Nam

Người cha tự hào về “người đồng mình” sống vất vả và mạnh mẽ, phóng khoáng, gắn bó sâu nặng với quê hương dẩu cực nhọcï, đói nghèo Người cha mong con chung thuỷ với quê hương, bết chấp nhận và vượt qua gian nan thử thách bằng ý chi, bằng niềm tin vững vàng:

“Dầu làm sao thỉ cha củng muốn

Sống trên đá khôg che đá gậo ghềnh

Sống trong thung không chê thung nghèo đói

Sống như sông như suôí

Lên thác xuống ghềnh

Không lo cực nhọc”

Nhuyễn vào lời thơ là những hình ảnh ẩn dụ, so sánh, những thành ngữ dân gian Điệp ngử “ sống” vang lên ba lần đã khẳng định một tâm thế, một bảng lĩnh, một dáng đứng … đều mà cha “vẫn muốn”, cha mong con, hy vọng ở con Lời thơ giản dị mà chắc nịch, lay động thấm thía vào lòng người

“ Người đồng mình thô sơ da thịt

Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con”

Để phản ánh bản chất gảin dị của người dân quê chân lấm tay bùn quanh năm, thì Y Phương cũng dùng cách nói cụ thể, hình ảnh chân thật “ thô sơ da thịt” “ Người đồng mình” môc mạc nhưng giàu chí khí và nghị lực Họ có thề “thô sơ da thịt” nhưng “ không hề nhỏ bé” vầ tâm hồn, về khí phách Từ đó để khẳng định và ngợi ca tinh thần cần cù, chịu khó trong lao động, sống giản dị, chất phác, không hề “ nhỏ bé” tầm thường trước thiên hạ Họ mong ước xây dựng quê hương ngày cang tươi đẹp Chính những con người ấy bằng sự lao động cần cù đả tạo nên những truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc và quê hương:

“Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương

Còn quê hương thì làm phong tục.”

Người cha “ nói với con” cũng là khuyên con bài học đạo lý làm người, mong muốn con phải biết ơn và tự hào với dân tộc mình, quê hương mình, để đủ tự tin, đủ sức mạnh mà vững bước trên đường đời:

“Con ơi tuy thô sơ da thịt

Lên đường

Không bao giờ nhỏ bé được

Nghe con”

Lời cuối của người cha “ nói với con” càng trở nên tha thiết Người cha đả nhắc con khi “ lên đường” không bao giở sống “ nhỏ bé” trước thiên hạ Phải biết lấy cốt cách giản dị, mộc mạc của người lao động Người cha mong con có đủ sức mạnh, niềm tin để đối mặt với những khó khăn mà con sẽ phải gặp, mong cho con bằng long với những gì mình có để rồi từ đó biết vươn lên Nhưng điều quan trong là phải sống sao cho chung thuỷ, có tình có nghĩa, trước sau như một Không những thế, ngưòi cha còn dạy con phải luôn gắn bó với quê hương, tự hào về truyền thống của dân tộc và lấy nó là hành trang để bước vào

Trang 3

cuộc đời Những tình cảm chân thành ấy chắc hẳn xuất ra từ trong tận trái tim của người cha Chúng ta có thể tưởng tượng ra 1 hình ảnh cảm động đang diễn ra: Cha hiền yêu dấu âu yếm nhìn con, xoa đầu con, đứa con cúi đầu lắng nghe cha nói Thật là một không khí gia đình ấm cúng tình cha con Từ đó chúng ta có thễ thấy, Y Phương là một người rất yêu thương con và cũng là một người chung thuỷ với quê hương Bài thơ có bố cục chặt chẽ, cách dẫn dắt tự nhiên, giọng điệu thiết tha, triều mến, thể hiện rõ nhất ở các câu thơ mang ngữ điệu cảm thán: “ Người đồng mình yêu lắm con ơi”, “ Người đồng mình thương lắm con ơi”, ở những lời tâm tình, dặn dò tha thiết: “ Dẫu sao thì cha vẫn muốn”, “ Chẳng mấy ai”, “ Con ơi”, “ Nghe con”… tác giả đã xây dựng hình tượng thơ vừa cụ thể vừa cò tính khái quát mộc mạc mà vẩn giàu chất thơ, mang đậm sắc thái hồn nhiên, chân thực và gợi cảm của nhà thơ ca miền núi Đọc xong tác phẩm, đều đầu tiên khiến người đọc phải suy nghĩ đó là tình cảm thiêng liêng được thể hiện qua những câu thơ Đối với tất cả chúng ta, gia đình là một tổ ấm, là nơi che chở, gói gém bao tình cảm yêu thương, là nơi nuôi dưỡng và dạy dỗ ta nên người Trong mái nhà ấy, cha mẹ là người đầu tiên chứng kiến chúng ta lớn lên, dìu dắt ta vững bước Va chúng ta phải biết kế thừa và phát huy đức tính tốt đẹp của dân tộc ta, phải tự hào truyền thống quê hương , tự tin trên đường đời và cố gắng vượt qua mọi sự cám đổ, thử thách đề xây đụng quê hương nagy càng tốt đẹp hơn

Bài thơ đả thể hiện được điều tâm huyết nhất mà ngưòi cha muốn truểyn lại cho con Đó chính là lòng tự hào và sức sống mạnh mẽ, bề bỉ với truềyn thống tốt đẹp của quê hương và niềm tin vững chắc khi bước vào đời Qua bài thơ, ngươi đọc cảm nhận được tình yêu thắm thiết của cha mẹ đồi với con cái nói chung và tinh yêu quê hương sâu nặng của nhà thơ Y phương nói riêng

Nguyễn Trí Tâm

Ngày đăng: 04/06/2013, 01:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w