1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ KHÍ THẢI, BỤI CHO NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GỖ

42 1,1K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 667,05 KB

Nội dung

Bụi gỗ là nguồn ô nhiễm nghiêm trọng nhất trong công nghiệp chế biến gỗ. Bụi phát sinh chủ yếu từ các công đoạn và quá trình cưa, xẻ gỗ để tạo phôi cho các chi tiết mộc, rọc, xẻ gỗ, khoan, phay, bào, chà nhám, bào nhẵn các chi tiết bề mặt. Kích cỡ các hạt bụi và tải lượng bụi sinh ra ở các công đoạn khác nhau. Tại các công đoạn gia công thô như cưa cắt, mài, tiện, phay… phần lớn chất thải đều có kích thước lớn có khi tới hàng ngàn mm; tại các công đoạn gia công tinh như chà nhám, đánh bóng, tải lượng bụi không lớn nhưng kích cỡ hạt bụi rất nhỏ, nằm trong khoảng từ 2 – 20 mm, nên dễ phát tán trong không khí. Nếu không có biện pháp thu hồi và xử lý triệt để, bụi gỗ sẽ gây ra một số tác động đến môi trường và sức khỏe con người.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN



Đồ án xử lý khí thải THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ KHÍ THẢI, BỤI CHO NHÀ MÁY

CHẾ BIẾN GỖ

GVGD: Nguyễn Văn Hiển

Sinh viên thực hiện:

Trang 2

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 2

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 2

1.2 MỤC TIÊU THIẾT KẾ 2

1.3 NHIỆM VỤ THIẾT KẾ 2

CHƯƠNG 2 3

2.1 TỔNG QUAN VỀ BỤI GỖ 3

2.1.1 Nguồn gốc phát sinh 3

2.1.2 Tính chất của bụi gỗ 3

2.2 TỔNG QUAN VỀ THIẾT BỊ XỬ LÝ BỤI 3

2.2.1 Thiết bị lọc bụi trọng lực 3

2.2.2 Thiết bị lọc bụi quán tính 4

2.2.3 Thiết bị lọc bụi ly tâm 5

2.2.4 Thiết bị lọc bụi kiểu ướt 7

2.2.5 Thiết bị lọc bụi nguyên lý lọc 8

2.2.6 Thiết bị lọc bụi tĩnh điện 9

2.3 LỰA CHỌN VÀ THUYẾT MINH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ 10

2.3.1 Nguyên tắc lựa chọn phương án xử lý 11

2.3.2 Lựa chọn công nghệ xử lý 11

2.3.3 Thuyết minh công nghệ 11

2.3.4 Ưu – nhược điểm của công nghệ xử lý 11

CHƯƠNG 3 13

VẠCH TUYẾN VÀ THIẾT KẾ SƠ ĐỒ KHÔNG GIAN HỆ THỐNG HÚT 13

3.1.1 Nguyên tắc vạch tuyến 13

3.1.2 Trình tự vạch tuyến 13

TÍNH TOÁN KHÍ ĐỘNG CHO HỆ THỐNG VẬN CHUYỂN BỤI 13

3.1.3 Tính toán lưu lượng chụp hút 13

3.1.4 Tính toán lưu lượng của từng đoạn ống 15

3.1.5 Tính toán đường kính, vận tốc cho từng đoạn ống 16

3.1.6 Tính toán trở lực trên từng đoạn ống 20

CHƯƠNG 4 TÍNH TOÁN THIẾT KẾ THIẾT BỊ XỬ LÝ 32

4.1 TÍNH TOÁN THIẾT KẾ XICLON 32

4.2 TÍNH TOÁN KÍCH THƯỚC CHI TIẾT CỦA XICLON 33

4.3 TÍNH TOÁN ĐƯỜNG KÍNH TỚI HẠN CỦA HẠT BỤI 33

3.3.5 Tính toán hiệu quả lọc theo cỡ hạt của Xyclon 35

3.3.6 Tính tổn thất do sức cản thủy lực của Xyclon 37

3.4 T HIẾT KẾ THIẾT BỊ LỌC BỤI TÚI VẢI 37

3.4.1 Các thông số tính toán 37

3.4.2 Tính toán chi tiết thiết bị lọc bụi túi vải 38

3.4.3 Trở lực của thiết bị 39

3.5 T ÍNH TOÁN CHỌN QUẠT HÚT 39

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 40

5.1 KẾT LUẬN 40

5.2 KIẾN NGHỊ 40

TÀI LIỆU THAM KHẢO 41

Trang 3

Bụi gỗ vào phổi gây kích thích cơ học và phát sinh phản ứng xơ hóa phổi gâynên những bệnh hô hấp: viêm phổi, khí thủng phổi, ung thư phổi… Đối với thựcvật, bụi lắng trên lá làm giảm khả năng quang hợp của cây, làm giảm sức sống vàcản trở khả năng thụ phấn của cây.

Từ những vấn đề trên ta thấy, bụi gỗ có ảnh hưởng rất lớn đối với môi trường

và sức khỏe người lao động Do đó, mỗi nhà máy, phân xưởng chế biến gỗ đều phảilắp đặt hệ thống xử lý để có thể thu gom và xử lý toàn bộ lượng bụi gỗ phát sinh.Hiện nay có rất nhiều công nghệ xử lý bụi chế biến gỗ Tuy nhiên các công nghệnày tương đối lạc hậu và không đáp ứng được các quy chuẩn môi trường do nhànước mới ban hành nữa, do đó, một vấn đề cấp thiết đặt ra là cần tìm hiểu, nắm bắt

rõ các công nghệ xử lý bụi gỗ; từ đó lựa chọn, thiết kế và lắp đặt hệ thống xử lý saocho phù hợp nhất Đây cũng chính là mục tiêu mà Nhóm 1 hướng tới thông qua bài

Đồ án “Thiết kế hệ thống xử lý bụi cho dây chuyền công nghệ chế biến gỗ”.

 Lựa chọn, tính toán, thiết kế hệ thống xử lý bụi gỗ cho mô hình có sẵn

 Xác định nguồn ô nhiễm trong nhà máy chế biến gỗ

 Tìm hiểu và nắm bắt các công nghệ xử lý bụi gỗ hiện nay

 Lựa chọn và thiết kế sơ đồ cho công nghệ xử lý bụi

 Tính toán, thiết kế hệ thống xử lý bụi cho nhà máy

Trang 4

CHƯƠNG 2 CÔNG NGHỆ XỬ LÝ BỤI GỖ

2.1.1 Nguồn gốc phát sinh

 Bụi gỗ được sinh ra từ các công đoạn gia công như: cưa, khoan, chà nhám,đánh bóng, xén cạnh… Bụi sinh ra từ các công đoạn này là dạng bụi thô cókích thước lớn, trọng lượng nhẹ (5– 75 µm) gây ô nhiễm cục bộ tại các thiết

bị máy móc như các máy router, chà nhám 3 trục, brush,…

 Trong quá trình gia công, các hạt bụi có kích thước lớn sẽ bị lắng động lạitrong hộc chứa bụi của máy gây hư hỏng máy, đồng thời các hạt có kíchthước nhỏ sẽ phát tán trong môi trường xung quanh gây ô nhiễm và ảnhhưởng trực tiếp đến sức khỏe của người lao động…

Bảng 1 Phân cấp cỡ hạt bụi (Nguồn: Tra bảng 11.3 Các thông số vật lý quan trọng của bụi từ các nguồn phát thải khác nhau - Sách Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải – Trần Ngọc

Chấn)

VẬT

LIỆU

KHỐI LƯỢNG

 Thành phần và tính chất bụi gỗ chủ yếu là bụi cơ học

 Là một hỗn hợp các hạt xellulose với kích thước thay đổi trong phạm vi rấtrộng, từ 5 – 75 µm

 Tại các công đoạn gia công tinh như: chà nhám, đánh bóng, tải lượng bụikhông lớn nhưng kích thước rất nhỏ, thường nằm trong khoảng 5– 20 µm,nên dễ phát tán trong không khí và dễ bám vào bề mặt thiết bị với các hạt bụi

Trang 5

 Thiết bị lọc trọng lực có nhiệm vụ làm cho bụi lắng đọng dưới tác dụng củatrọng lực, thông qua làm giảm vận tốc dòng khí, nhờ đó hạt bụi có đủ thờigian rơi xuống chạm đáy dưới tác dụng của trọng lực và bị giữ lại ở đó màkhông bị dòng khí mang theo.

b Phạm vi áp dụng

 Dùng để lắng bụi thô có tỉ trọng và kích thước lớn (kích thước hạt ≥ 60 – 70µm), khí chuyển động với vận tốc nhỏ, được sử dụng như cấp lọc thô trướccác thiết bị lọc tinh Tuy nhiên, các hạt bụi có kích thước nhỏ hơn vẫn có thể

bị giữ lại trong buồng lắng

 Thường được sử dụng để lắng sơ bộ

c Ưu điểm

 Là thiết bị lọc đơn giản nhất

 Dễ chế tạo

 Dễ vận hành

 Lắng được cả bụi khô và bụi ướt

 Giá thành thấp, có thể sử dụng nhiều nguồn nguyên liệu chế tạo

e Một số thiết bị lọc bụi kiểu trọng lực

 Buồng lắng bụi có vách ngăn

 Buồng lắng bụi có tấm chắn ở cửa

 Buồng lắng bụi động năng

Hình 1 Buồng lắng bụi

2.2.2 Thiết bị lọc bụi quán tính

a Nguyên lý hoạt động

Trang 6

 Làm thay đổi chiều hướng chuyển động của dòng khí một cách liên tục, lặp

đi lặp lại bằng nhiều loại vật cản có hình dạng khác nhau

 Khi dòng khí đổi hướng thì bụi do có sức quán tính lớn sẽ giữ hướng chuyểnđộng ban đầu của mình và va đập vào các vật cản rồi bị giữ lại ở đó do mấtđộng năng và rơi xuống đáy thiết bị

 Vận tốc khí trong thiết bị khoảng 1 (m/s), ở ống vào 10 (m/s) Trở lựckhoảng 150 – 390 (N/m2)

b Phạm vi áp dụng

 Dùng để lọc các loại bụi có tỉ trọng, kích thước lớn và tính bám dính cao

 Hiệu quả xử lý của thiết bị này đạt từ 65 – 80 % đối với hạt có kích thước

 Thưởng chỉ được sử dụng để lọc bụi thô

e Một số thiết bị lọc bụi kiểu quán tính

 Thiết bị lọc bụi kiểu quán tính Venturi

 Thiết bị lọc bụi quán tính kiểu màn chắn uống cong

 Thiết bị lọc bụi quán tính kiểu “ lá sách”, …

Trang 7

 Không xử lý được hạt bụi có kích thước nhỏ mịn.

 Không xử lý được hạt bụi có tính chất bám dính

 Dễ bị ăn mòn nếu trong dòng khí có hơi khí độc

 Hiệu quả xử lý thấp

 Thiết bị lọc bụi ly tâm kiểu đứng (xiclon)

 Thiết bị lọc bụi ly tâm kiểu nằm ngang (ít được sử dụng)

 Thiết bị lọc bụi ly tâm kiểu xoáy

 Thiết bị lọc bụi ly tâm kiểu động

Trang 8

Hình 3 Thiết bị lọc bụi ly tâm kiểu thẳng đứng (xiclon).

1 Ống dẫn khí vào; 2 Vỏ xiclon; 3 Phễu chứa bụi; 4 Ống trụ ở giữa; 5 Van

 Chất lỏng thường được sử dụng trong thiết bị lọc kiểu ướt là nước, trườnghợp thiết bị xử lý vừa có chức năng khử bụi vừa có chức năng khử khí độcthì chất lỏng có thể là một dung dịch nào đó do quá trình hấp phụ quyết định

 Gễ gây ăn mòn đường ống, thiết bị trong trường hợp khí có tính ăn mòn Do

đó cần bảo vệ hệ thống đường ống và thiết bị bằng sơn chống gỉ hoặc phảichế tạo hệ thống đường ống và thiết bị bằng vật liệu không bị han gỉ

Trang 9

Hình 6 Buồng phun hoặc tháp rửa khí rỗng

Vỏ thiết bị; 2) Vòi phun nước; 3) tấm chắn nước; 4) Bộ phận hướng dòng

 Khả năng lọc tốt, hiệu suất cao, có thể đạt hiệu suất từ 95 – 98 %

 Khả năng chứa bụi cao và ngay sau khi phục hồi đảm hiệu quả lọc cao

 Giữ được khả năng cho khí xuyên qua tối ưu

 Độ bền cơ học cao khi nhiệt độ cao và môi trường bị ăn mòn

Trang 10

 Thiết bị lọc bụi kiểu tấm.

 Thiết bị lọc bụi túi vải (được sử dụng phổ biến)

Hình 4 Thiết bị lọc bụi kiểu ống tay áo nhiều đơn nguyên 1) Phiễu chứa bụi; 2) Cơ cấu rung để giũ; 3) Ống góp; 4) Ống dẫn khí chứa bụi đi vào bộ lọc; 5) Đơn nguyên thực hiện quá trình giũ; 6) Van; 7)Khung treo các chùm ống tay áo; 8) Van thổi khí ngược để giũ bụi; 9) Ống dẫn khí sạch

b Phạm vi áp dụng

 Sử dụng cho việc lọc các vật liệu có hạt bụi nhỏ mịn (bụi hô hấp)

 Chỉ sử dụng để lọc các loại bụi có khả năng tích điện tốt

c Ưu điểm

 Hiệu quả xử lý đối với loại bụi thích hợp có hiệu quả lọc rất cao (đạt tới99%)

 Hiệu suất thu hổi bụi cao, tiêu tốn ít năng lượng

 Có thể thu hồi bụi có kích thước nhỏ (d < 0,1 µm), với nồng độ lớn 5.107(mg/m3)

 Chiụ được nhiệt độ cao, tới 500oC

Trang 11

 Có thể tự động hóa hoàn toàn khâu vận hành.

 Có thể làm việc ở áp suất cao hay áp suất chân không

e Một số thiết bị lọc bụi kiểu tĩnh điện

 Thiết bị lọc bụi bằng điện một vùng: thiết bị lọc bụi bằng điện kiểu ống, thiết

bị lọc bụi kiểu tấm bản

 Thiết bị lọc bụi bằng điện hai vùng

Hình 5 Thiết bị lọc bụi tĩnh điện kiểu ống 1) Dây kim loại nhẵn; 2) Ống kim loại; 3) Đối trọng; 4) Cách điện;

5) Phiễu chứa bụi

2.3 LỰA CHỌN VÀ THUYẾT MINH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ

2.3.1 Nguyên tắc lựa chọn phương án xử lý

 Thiết bị xử lý phải phù hợp với thành phần, nồng độ, tính chất của hạt bụigỗ

 Hiệu quả xử lý cao, đạt yêu cầu đặt ra

Trang 12

 Dễ lắp đặt, thi công.

 Đạt yêu cầu kinh tế cao

 Phù hợp với điều kiện của nhà máy

2.3.2 Lựa chọn công nghệ xử lý

Bụi cần xử lý là bụi gỗ, và ta cần thu hồi bụi gỗ để làm nguyên liệu cho cáccông đoạn sản xuất khác như ván ép, làm chất đốt cho các lò sấy,…Do đó, phươngpháp xử lý bụi mà nhóm lựa chọn là phương pháp khô, sơ đồ công nghệ như sau:

BỤI  CHỤP HÚT  ĐƯỜNG ỐNG  XICLON TÚI VẢI

 QUẠT HÚT  KHÍ SẠCH

Hình 7 Sơ đồ công nghệ xử lý bụi gỗ

2.3.3 Thuyết minh công nghệ

 Bụi được thu gom ngay tại vị trí phát sinh thông qua các chụp hút bố trí trêncác máy công cụ Các chụp hút được nối với hệ thống ống dẫn, dưới tác dụngcủa lực hút, bụi theo hệ thống đường ống dẫn vào xiclon Hạt bụi trong dòngkhông khí chuyển động chảy xoáy sẽ bị cuốn theo dòng khí vào chuyển độngxoáy Lực ly tâm gây tác động làm hạt bụi sẽ rời xa tâm quay và tiến về vỏngoài xiclon

 Đồng thời, hạt bụi sẽ chịu tác động của sức cản không khí theo chiều ngượcvới hướng chuyển động, kết quả là hạt bụi dịch chuyển dần về vỏ ngoài củaxiclon, va chạm với nó, sẽ mất động năng và rơi xuống phễu

 Sau khi khí đi qua xiclon tiếp tục được đi qua thiết bị lọc bụi túi vải

Hiệu quả lọc đạt tiêu chuẩn QCVN 19:2009/BTNMT

 Loại quạt hút được sử dụng trong hệ thống hút bụi trong nhà máy gỗ làloại quạt ly tâm lồng sóc

2.3.4 Ưu – nhược điểm của công nghệ xử lý

a Ưu điểm

 Công nghệ đề xuất phù hợp với đặc điểm, tính chất của nguồn khí thải tạinhà máy chế biến gỗ

 Thu hồi bụi ở dạng khô

 Có khả năng làm việc ở nhiệt độ cao (đến 500oC)

 Có khả năng thu hồi vật liệu mài mòn mà không cần bảo vệ bề mặt xiclon

 Trở lực hầu như cố định

 Làm việc tốt ở áp suất cao

Nồng độ khí thải sau xử lý đạt QCVN 19:2009/BTNMT.

 Hiệu suất lọc bụi cao

 Chế tạo đơn giản, rẻ

 Không gian lắp đặt nhỏ

 Cấu tạo đơn giản

b Nhược điểm

Trang 13

 Hiệu quả xử lý kém đối với hạt bụi có kích thước < 5 µm.

 Không thể thu hồi bụi kết dính

Trang 14

CHƯƠNG 3 TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ BỤI VẠCH TUYẾN VÀ THIẾT KẾ SƠ ĐỒ KHÔNG GIAN HỆ THỐNG HÚT 3.1.1 Nguyên tắc vạch tuyến

 Mặt phẳng vùng làm việc cách mặt đất 1 (m)

 Tuyến ống chính thu gom khí thải, bụi đặt ở độ cao 4 (m)

 Quy trình vạch tuyến như sau:

 Vạch tuyến từ điểm bất lợi nhất đến vị trí đặt thiết bị xử lý

 Vạch tuyến ống từ các điểm còn lại tới tuyến ống chính

 Vẽ sơ đồ không gian cho toàn bộ tuyến ống

 Đánh số các điểm trên tuyến, ghi chiều dài các đoạn ống có lưu lượng

và vận tốc không đổi, ghi vận tốc thiết kế dự kiến

TÍNH TOÁN KHÍ ĐỘNG CHO HỆ THỐNG VẬN CHUYỂN BỤI

3.1.3 Tính toán lưu lượng chụp hút

a Khảo sát lưu lượng chụp hút

 Tại các vị trí phát sinh bụi ta bố trí hệ thống hút ngay vị trí thiết bị máy móc.Trên mỗi thiết bị máy móc có sẵn các dạng miệng hút bụi tương ứng, cóđường kính và số lượng tuỳ thuộc vào từng thiết bị máy móc khác nhau

 Các dạng và số lượng máy móc, thiết bị trong nhà máy chế gỗ được chotrong bảng sau:

Bảng 2 Danh mục các loại máy móc, thiết bị trong nhà máy chế biến gỗ

Trang 15

Số Kí hiệu Tên máy Số

lượng

Đầu hút/

máy

Lưu lượng mỗi đầu hút (m 3 /h)

9 HS-625MS Máy phay bàn trượt 1 trục 2 100x1 650

11 RL-680 Máy phay router cao tốc 1 100x1 650

b Công thức tính lưu lượng chụp hút

 Lưu lượng hút được xác định dựa vào đường kính ống hút và vận tốc húttheo công thức:

L = 3600×v×F (m3/h)

Trong đó:

 L: lưu lượng chụp hút (m3/h)

Trang 16

 v: vận tốc của dòng khí bụi vận chuyển trong ống(m/s).

 F: tiết diện đường ống (m2)

c Tính toán lưu lượng chụp hút

 Đối với bụi gỗ, vận tốc dòng khí thường từ 22 – 24 (m/s) Chọn v = 23 (m/s)

Chọn đường ống tiết diện tròn, suy ra tiết diện:

F= π.d 2 /4 = 3,14 x 0,12/4 = 0,00785 (m2)

 Suy ra, lưu lượng mỗi chụp hút:

L = 3600.v.F = 3600 x 23 x 0,00785 650 (m3/h)

3.1.4 Tính toán lưu lượng của từng đoạn ống

a Công thức tính toán lưu lượng của từng đoạn ống

 Lưu lượng đoạn ống (L) = Lưu lượng chụp hút trên đoạn ống (Lchụp hút) + Lưulượng chuyển qua của đoạn trước (Lcq)

 Lưu lượng chụp hút trên đoạn ống (Lchụp hút) = Số chụp hút x Lưu lượng mỗichụp hút

b Tính toán lưu lượng của từng đoạn ống

Trang 17

ĐOẠN CHUYỂN QUA

LƯU LƯỢNG (m 3 /h)

3.1.5 Tính toán đường kính, vận tốc cho từng đoạn ống

a Công thức tính toán đường kính, vận tốc cho từng đoạn ống

Trang 19

 Lưu lượng đoạn ống: L7 = 7150 (m3/h); Giả sử vận tốc trong ống v7 = 23(m/s).

Trang 21

 Việc tính toán lưu lượng, đường kính, vận tốc của các đoạn ống nhánh tương

tự như đối với các đoạn ống chính

Bảng 5 Thống kê lưu lượng, đường kính, vận tốc của đoạn ống nhánh

3.1.6 Tính toán trở lực trên từng đoạn ống

a Công thức tính toán trên từng đoạn ống

 Công thức tính toán: dựa theo Hoàng Thị Hiền, Thiết kế thông gió côngnghiệp, 2000

 Tổn thất áp suất trong hệ thống vận chuyển bụi bằng khí ép bao gồm: (1) tổnthất do ma sát, (2) tổn thất cục bộ, (3) tổn thất do lực nâng Tổn thất áp suấttrong hệ thống được tính toán theo công thức:

P HT = P(1 + k) + P nâng (Pa)

Trong đó:

ΔPP : Tổn thất áp suất toàn phần

Trang 22

 Pms: tổn thất áp suất ma sát.

 Pcb : tổn thất áp suất cục bộ

∆pms = r ×l × n ×η (kg/m2)Trong đó:

 R: hệ số ma sát đơn vị Được xác định dựa vào đường kính, vậntốc; tra bảng phụ lục 3 trang 380 sách Kỹ thuật thông gió

 l: chiều dài đoạn ống tính toán (m)

∆Pcb = ∑ ζ × v

2

2 x g × γ(kg/m2)Trong đó:

 ζ: hệ số cản trở lực cục bộ trên đường ống tính toán

 V: vận tốc không khí tại đoạn ống tính toán (m/s)

γ: tỉ trọng không khí trong điều kiện bình thường; γ=1,21 (kg/m3)

Trang 24

Hình 11 Chạc ba hút góc 30 o

 Hệ cản cục bộ của chạc ba được tra theo bảng Phụ lục 4 Hệ số sứccản cục bộ của các chi tiêt ống dẫn không khí, Kỹ Thuật Thông Gió, TS.TrầnNgọc Chấn, kết hợp phương pháp nội suy

 Pms4 = l1× R4 = 1,47 (kg/m2)

 l5 = 3600 (mm) = 3,6 (m)

 d5 = 280 (mm), v5 = 20,53 (m/s); tra bảng phụ lục 3 trang 380 sách Kỹthuật thông gió, suy ra R5 = 1,53

 Pms5 = l5× R5 = 5,508 (kg/m2)

 l6 = 2400 (mm) = 2,4 (m)

 d6 = 280 (mm), v6 = 23,46 (m/s); tra bảng phụ lục 3 trang 380 sách Kỹthuật thông gió, suy ra R6 = 2

 Pms6 = l6× R6 = 4,8 (kg/m2)

 l7= 2100 (mm) = 2,1 (m)

Trang 25

 d7 = 355 (mm), v7 = 20,07 (m/s); tra bảng phụ lục 3 trang 380 sách Kỹthuật thông gió, suy ra R7 = 1,1

 Pms7 = l7× R7 = 2,31 (kg/m2)

 l8 = 3000 (mm) = 3 (m)

 d8 = 355(mm), v8 = 21,98 (m/s); tra bảng phụ lục 3 trang 380 sách Kỹthuật thông gió, suy ra R8 = 1,3

 Pms8 = l8× R8 = 3,9 (kg/m2)

 l9 =1950 (mm) = 1,9 (m)

 d9 = 355 (mm), v9 = 23,72 (m/s); tra bảng phụ lục 3 trang 380 sách Kỹthuật thông gió, suy ra R9 = 1,51

 Pms9 = l9× R9 = 2,9445 (kg/m2)

 l10 = 1200 (mm) = 1.2 (m)

 d10 = 400 (mm), v10 = 21,55 (m/s); tra bảng phụ lục 3 trang 380 sách Kỹthuật thông gió, suy ra R10 = 1,09

 Pms10 = l10× R10 = 1,308 (kg/m2)

 l11 = 3150 (mm) = 3,15 (m)

 d11 = 400 (mm), v11 = 23 (m/s); tra bảng phụ lục 3 trang 380 sách Kỹthuật thông gió, suy ra R11 = 1,23

 Pms11 = l11× R11 = 3,8745 (kg/m2)

 l12 = 1350 (mm) = 1,35 (m)

 d12 = 450(mm), v12 = 20.1 (m/s); tra bảng phụ lục 3 trang 380 sách Kỹthuật thông gió, suy ra R12 = 0.817

 Pms12 = l12× R12 = 1,103 (kg/m2)

 l13 = 5400 (mm) = 5,4 (m)

 d13 = 450 (mm), v13 = 21,57 (m/s); tra bảng phụ lục 3 trang 380 sách Kỹthuật thông gió, suy ra R13 = 0,856

 Pms13 = l13× R13 = 4,6224 (kg/m2)

 l14 = 1200 (mm) = 5,55 (m)

 d14 = 450 (mm), v14 = 23,85 (m/s); tra bảng phụ lục 3 trang 380 sách Kỹthuật thông gió, suy ra R14 = 1,14

 Pms14 = l14× R14 = 1,368 (kg/m2)

 l15 = 9300 (mm) = 9,3 (m)

 d15 = 500 (mm), v15 = 23 (m/s); tra bảng phụ lục 3 trang 380 sách Kỹthuật thông gió, suy ra R15 = 0,928

 Pms15 = l15× R15 = 8,6304(kg/m2)

 l16 = 1500 (mm) = 1,5 (m)

Ngày đăng: 10/09/2016, 21:49

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hoàng Thị Hiền, 2000. Thiết kế thông gió công nghiệp, NXB Xây Dựng Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế thông gió công nghiệp
Nhà XB: NXB Xây Dựng Hà Nội
2. GS.TS Trần Ngọc Chấn, 2004. Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải – tập 2, NXB Khoa Học Kỹ Thuật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải – tập 2
Nhà XB: NXB Khoa Học Kỹ Thuật Hà Nội
3. GS Trần Ngọc Chấn 1998, Kỹ thuật thông gió, NXB Xây Dựng - Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật thông gió
Nhà XB: NXB Xây Dựng - Hà Nội
4. Hoàng Kim Cơ 1999, Kỹ thuật lọc bụi và làm sạch khí. Nhà Xuất Bản Giáo Dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật lọc bụi và làm sạch khí
Nhà XB: Nhà Xuất Bản GiáoDục
5. PGS.TS. Bùi Sỹ Lý, Bảo vệ môi trường không khí, NXB Xây Dựng Hà Nội 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo vệ môi trường không khí
Nhà XB: NXB Xây Dựng Hà Nội 2007

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w