MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 3 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỆ THỐNG PHANH TRÊN Ô TÔ DU LỊCH 5 1.1. Yêu cầu đối với hệ thống phanh 5 1.2. Phân loại 6 1.3. Cấu tạo chung của hệ thống phanh 7 1.3.1. Sơ đồ bố trí chung 7 1.3.2. Các phần tử chính trong hệ thống phanh 10 1.4. Hệ thống phanh trên ô tô du lịch 16 1.4.1. Giới thiệu chung về ô tô du lịch 17 1.4.2. Hệ thống phanh thường được sử dụng trên ô tô du lịch 18 CHƯƠNG 2: CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA HỆ THỐNG PHANH DẦU TRỢ LỰC CHÂN KHÔNG LẮP TRÊN XE DU LỊCH DAEWOO 19 2.1. Cấu tạo hệ thống phanh sử dụng trên ô tô du lịch 19 2.2. Phân tích kết cấu các phần tử chính trong hệ thống phanh dùng trên ô tô du lịch 21 2.2.1. Xylanh chính hai tầng 21 2.2.2. Bộ trợ lực chân không 24 2.2.3. Kết cấu bộ điều hòa lực phanh 27 2.2.4. Cơ cấu phanh tang trống 30 2.2.5. Cơ cấu phanh đĩa 34 CHƯƠNG 3: NHỮNG SAI HỎNG THƯỜNG GẶP TRÊN HỆ THỐNG PHANH, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC. 39 3.1. Các hư hỏng thông thường và cách khắc phục. 39 3.2. Công tác kiểm tra bảo dưỡng trong quá trình khai thác 45 3.2.1. Kiểm tra bảo dưỡng thường xuyên 45 3.2.2. Bảo dưỡng cấp 1 46 3.2.3. Bảo dưỡng cấp 2 47 3.3. Kiểm tra điều chỉnh đối với hệ thống phanh 47 3.3.1. Kiểm tra điều chỉnh hành trình tự do bàn đạp phanh 47 3.3.2. Điều chỉnh khe hở má phanh và tang phanh 48 3.3.3. Xả khí trong dẫn động thủy lực 48 CHƯƠNG 4: QUY TRÌNH ĐIỀU CHỈNH KHE HỞ MÁ PHANH. 49 4.1. Vấn đề điều chỉnh khe hở má phanh và trống phanh 49 4.1.1. Điều chỉnh bằng tay 49 4.1.2. Điều chỉnh tự động 50 4.2. Quy trình điều chỉnh khe hở má phanh và trống phanh 54 KẾT LUẬN. 59
Trang 1MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 3
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỆ THỐNG PHANH TRÊN Ô TÔ DU LỊCH 5
1.1 Yêu cầu đối với hệ thống phanh5
1.2 Phân loại 6
1.3 Cấu tạo chung của hệ thống phanh 7
1.3.1 Sơ đồ bố trí chung 7
1.3.2 Các phần tử chính trong hệ thống phanh 10
1.4 Hệ thống phanh trên ô tô du lịch 16
1.4.1 Giới thiệu chung về ô tô du lịch 17
1.4.2 Hệ thống phanh thường được sử dụng trên ô tô du lịch 18
CHƯƠNG 2: CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA HỆ THỐNG PHANH DẦU TRỢ LỰC CHÂN KHÔNG LẮP TRÊN XE DU LỊCH DAEWOO 19
2.1 Cấu tạo hệ thống phanh sử dụng trên ô tô du lịch 19
2.2 Phân tích kết cấu các phần tử chính trong hệ thống phanh dùng trên ô tô dulịch 21
2.2.1 Xylanh chính hai tầng21
2.2.2 Bộ trợ lực chân không 24
2.2.3 Kết cấu bộ điều hòa lực phanh 27
2.2.4 Cơ cấu phanh tang trống 30
2.2.5 Cơ cấu phanh đĩa 34
CHƯƠNG 3: NHỮNG SAI HỎNG THƯỜNG GẶP TRÊN HỆ THỐNG PHANH,
NGUYÊN NHÂN VÀ CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC 39
Trang 23.1 Các hư hỏng thông thường và cách khắc phục 39
3.2 Công tác kiểm tra bảo dưỡng trong quá trình khai thác 45
3.2.1 Kiểm tra bảo dưỡng thường xuyên 45
3.2.2 Bảo dưỡng cấp 1 46
3.2.3 Bảo dưỡng cấp 2 47
3.3 Kiểm tra điều chỉnh đối với hệ thống phanh 47
3.3.1 Kiểm tra điều chỉnh hành trình tự do bàn đạp phanh 47
3.3.2 Điều chỉnh khe hở má phanh và tang phanh 48
3.3.3 Xả khí trong dẫn động thủy lực 48
CHƯƠNG 4: QUY TRÌNH ĐIỀU CHỈNH KHE HỞ MÁ PHANH. 49
4.1 Vấn đề điều chỉnh khe hở má phanh và trống phanh 49
4.1.1 Điều chỉnh bằng tay 49
4.1.2 Điều chỉnh tự động 50
4.2 Quy trình điều chỉnh khe hở má phanh và trống phanh 54
KẾT LUẬN 59
Trang 3LỜI NÓI ĐẦU
Ngành công nghiệp ô tô hiện nay đóng vai trò quan trọng trong sự pháttriển của một đất nước Nó ra đời nhằm mục đích phục vụ nhu cầu vận chuyểnhàng hóa và hành khách, phát triển kinh tế xã hội đất nước Từ lúc ra đời chođến nay ô tô đã được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực như giao thông vận tải,quốc phòng an ninh, nông nghiệp, công nghiệp, du lịch
Đất nước ta hiện nay đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
các ngành công nghiệp nặng luôn từng bước phát triển Trong đó, ngành côngnghiệp ô tô luôn được chú trọng và trở thành một mũi nhọn của nền kinh tế và
tỷ lệ nội địa hóa cũng ngày càng cao Tuy nhiên, công nghiệp ô tô Việt Namđang trong những bước đầu hình thành và phát triển nên mới chỉ dừng lại ởviệc nhập khẩu tổng thành, lắp ráp các mẫu xe sẵn có, chế tạo một số chi tiếtđơn giản và sửa chữa Do đó, một vấn đề lớn đặt ra trong giai đoạn này là tìmhiểu và nắm vững kết cấu của từng cụm hệ thống trên các xe hiện đại, phục vụquá trình khai thác sử dụng đạt hiệu quả cao nhất, từ đó có thể từng bước làmchủ công nghệ
An toàn chuyển động của xe là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chấtlượng xe, nó được đánh giá bằng nhiều tiêu chí trong đó có hệ thống phanh
Trang 4Hệ thống phanh là một trong những cụm quan trọng nhất của xe ô tô, bởi vì
nó đảm bảo cho xe chạy an toàn ở tốc độ cao, do đó có thể nâng cao đượcnăng suất vận chuyển Xuất phát từ những yêu cầu và đặc điểm đó, em đã thực
hiện nhiệm vụ đồ án tốt nghiệp với đề tài: “Khai thác hệ thống phanh trên ô tô
du lịch DAEWOO”.
Với đề tài như trên, phần đầu của đồ án sẽ giới thiệu sơ lược về ô tô dulịch, trình bày công dụng, bố trí chung, yêu cầu và cách phân loại hệ thốngphanh, xác định loại hệ thống phanh thường được sử dụng trên ô tô du lịch.Phần tiếp theo đi sâu nghiên cứu, phân tích kết cấu của hệ thống phanh ô tô dulịch và các phần tử trong hệ thống, từ đó có thể nắm vững các đặc điểm kếtcấu, ưu nhược điểm, phạm vi ứng dụng và các chú ý trong khai thác sử dụngcủa cụm, hệ thống đó Để phục vụ tốt hơn cho quá trình khai thác, phần tínhtoán sẽ tiến hành kiểm nghiệm đối với một hệ thống phanh trên ô tô du lịch cụthể, nhằm làm quen với mô hình tính toán kiểm nghiệm Trên cơ sở đó, phầncuối của đồ án sẽ đưa ra các hướng dẫn trong quá trình khai thác, sử dụng đốivới hệ thống phanh ô tô du lịch
Trang 5CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỆ THỐNG PHANH
TRÊN Ô TÔ DU LỊCH
Hệ thống phanh giữ vai trò quan trong nhất trong đảm bảo an toànchuyển động của ô tô, nó cho phép người lái giảm tốc độ của xe cho đến khidừng hẳn hoặc giảm đến một tốc độ nào đó, giữ cho xe cố định khi dừng đỗ.Qua đó, nâng cao được vận tốc trung bình và năng suất vận chuyển của ô tô
Đề tài sẽ đi sâu tìm hiểu các hệ thống phanh được sử dụng phổ biến trên xe dulịch, quan điểm thiết kế và xu hướng phát triển, từ đó rút ra được phươngpháp khai thác, bảo dưỡng sửa chữa phù hợp
Chương 1 của đồ án sẽ trình bày yêu cầu và cách phân loại hệ thống phanh,xác định loại hệ thống phanh thường được sử dụng trên ô tô du lịch
Trang 61.1 Yêu cầu đối với hệ thống phanh.
Hệ thống phanh trên ô tô cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Đảm bảo hiệu quả phanh cao nhất ở bất kỳ chế độ chuyển động nào,ngay cả khi dừng xe tại chỗ, đảm bảo thoát nhiệt tốt
- Có độ tin cậy làm việc cao để ôtô chuyển động an toàn
- Thời gian chậm tác dụng của hệ thống phanh phải nhỏ và đảm bảophanh xe êm dịu trong mọi trường hợp
- Điều khiển nhẹ nhàng thuận tiện và có tính tuỳ động
- Đảm bảo sự phân bố mômen phanh trên các bánh xe theo quan hệ sửdụng hoàn toàn trọng lượng bám khi phanh với bất kỳ cường độ nào
- Các chi tiết phải có trọng lượng nhỏ, tuổi thọ cao, dễ sử dụng và chămsóc, bảo dưỡng bảo quản, thời gian bảo dưỡng sửa chữa ngắn
- Đối với phanh dừng phải đảm bảo giữ xe đứng yên ngay cả khi trên dốc
có độ dốc 16% trong thời gian dài
Trên đây là các yêu cầu cơ bản, tuy nhiên với mỗi loại xe cụ thể, hệ thốngphanh lại có các đặc điểm riêng về mặt kết cấu nhằm đáp ứng các yêu cầu khácnhau mà loại xe đó đặt ra
1.2 Phân loại.
Với những công dụng và yêu cầu của hệ thống phanh như trên thì trên ô
tô thường dùng những loại hệ thống phanh sau:
a Theo công dụng
- Hệ thống phanh chính (phanh chân)
- Hệ thống phanh dừng (phanh tay)
Trang 7- Hệ thống phanh chậm dần (phanh bằng động cơ, thuỷ lực hoặc điện từ).
b Theo kết cấu của cơ cấu phanh
- Hệ thống phanh với cơ cấu phanh guốc
- Hệ thống phanh với cơ cấu phanh đĩa
- Hệ thống phanh kết hợp cả hai loại cơ cấu phanh trên
d Theo các cơ cấu bổ trợ cho hệ thống phanh
- Hệ thống phanh có cường hóa
- Hệ thống phanh có điều hòa lực phanh
- Hệ thống phanh có chống bó cứng phanh ABS (Anti-lock brake system).
- Hệ thống phanh có phân bố lực phanh điện tử EBD (Electronic brake-force
Hệ thống phanh trên ô tô hiện nay nói chung được bố trí dựa trên 3 sơ
đồ cơ bản tương ứng với 3 phương án dẫn động phanh là: thủy lực, khí nén vàkết hợp thủy – khí
Trang 8a Sơ đồ bố trí phanh thủy lực.
Trang 9Hình 1.2 Sơ đồ phanh thủy lực
1 Bàn đạp phanh; 2 Xylanh chính; 3 và 5 Xylanh công tác;
4 và 6 Guốc phanh; 7 Lò xo hồi vị; 8 Chốt tựa; 9 Đường ống dầu.
Lực đạp phanh của người lái thông qua các cần liên động sẽ đẩy pittôngtrong xylanh chính (xylanh sinh áp) cung cấp dầu tới các xylanh công tác ở cơcấu phanh (xylanh sinh lực) tạo ra lực ép lên các pittông tác dụng lên guốcphanh sinh ra lực phanh ở các bánh xe
b Sơ đồ bố trí phanh khí nén.
Lực đạp phanh của người lái thực chất chỉ dẫn động mở van phân phốicủa hệ thống, nối thông bình chứa với bầu phanh (bầu sinh lực) Áp suất khínén tác dụng lên màng (hoặc pittông) của bầu phanh tạo lực đẩy qua các liên
Trang 10kết dẫn động cơ khí tới cơ cấu phanh sinh ra lực phanh ở các bánh xe
Hình 1.3 Sơ đồ phanh khí nén
1 Máy nén khí; 2 Van phân phối; 3 Đường ống; 4 Khớp nối; 5 Van gia tốc; 6
và 9 Bình khí nén; 7 Cơ cấu phanh; 8 Bầu phanh
Trang 11c Sơ đồ bố trí phanh thủy – khí.
Hình 1.4 Sơ đồ phanh thủy – khí
1 Van phân phối; 2 Dẫn động phanh rơmóc; 3 Đường ống; 4 và 6 Xylanh chính thủy lực; 5 và 7 Bầu hơi sinh lực; 8 và 10 Xylanh công tác thủy lực;
9 và 11 Cơ cấu phanh
Dẫn động phanh kết hợp thủy lực khí nén bao gồm phần dẫn động thủy lựcmắc nối tiếp với phần dẫn động khí nén Lực đạp phanh của người lái dẫn động
mở van phân phối của phần dẫn động khí nén, nối thông bình chứa với bầu sinhlực, áp suất khí nén tác dụng lên pittông khí nén liên động với pittông thủy lực đẩydầu tới các xylanh công tác ở cơ cấu phanh (xylanh sinh lực) tạo ra lực ép lên cácpittông tác dụng lên guốc phanh sinh ra lực phanh ở các bánh xe
1.3.2 Các phần tử chính trong hệ thống phanh.
Trang 12Hiện nay, tất cả các loại xe du lịch đều sử dụng hệ thống phanh thủy lựcvới các cải tiến kỹ thuật nhằm phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm của hệthống phanh nguyên thủy Do đó, phần 1.3.2 chỉ tập trung giới thiệu cấu tạocủa các phần tử chính trong hệ thống phanh thủy lực.
a Dẫn động phanh.
* Xylanh chính.
Xylanh chính có nhiệm vụ sinh ra áp suất cần thiết và đảm bảo lượng dầu cungcấp cho toàn hệ thống Vỏ xylanh được chia làm hai khoang: khoang dưới làkhoang làm việc có tiết diện dạng hình tròn, khoang trên là khoang chứa dầu.Hai khoang này được thông với nhau bởi hai lỗ A và B gọi là lỗ nạp dầu và lỗ bùdầu Trong khoang làm việc của xylanh có lắp pittông 11, ở mặt đầu của pittông
11 nơi tiếp xúc với đế của phớt làm kín có làm 6 lỗ nhỏ và được che kín bởi tấmchắn hình sao sáu cạnh bằng thép lá rất mỏng ở cửa ra của xylanh chính người
ta bố trí van một chiều kép Lò xo 7 vừa có tác dụng hồi vị cho pittông 11 vừa
có tác dụng giữ van một chiều kép để tạo một áp suất dư của dầu trong đườngống từ sau xylanh chính đến các xylanh bánh xe Pittông được giữ trong xylanhbởi vòng chặn 12 và vòng hãm 13 Ty đẩy 3 có thể điều chỉnh được độ dài liênkết một đầu với pittông bằng khớp cầu và một đầu với bàn đạp 1 bằng khớp
bản lề
*Xylanh công tác.
Xylanh công tác có nhiệm vụ tạo ra lực ép lên các guốc phanh trong cơcấu phanh, gồm hai loại: loại tác dụng kép, có hai pittông trong một xi lanh vàloại tác dụng đơn, có một pittông trong xi lanh
Xylanh bánh xe có bề mặt làm việc phía trong dạng hình trụ Thông từ
Trang 13phía ngoài vào trong xylanh người ta bố trí hai lỗ dầu: một lỗ dẫn dầu từ xylanhchính đến và một lỗ để xả khí trong dầu Các pittông được đặt trong xylanhkèm theo phớt làm kín và lò xo Ngoài ra còn có thêm các chốt tì để liên kếtpittông với đầu guốc phanh và chụp cao su chắn bụi.
* Nguyên lý làm việc:
Khi đạp phanh: thông qua bàn đạp phanh đầu dưới của bàn đạp
đẩy ty đẩy sang phải do đó làm pittông dịch chuyển sang phải theo Sau khiphớt làm kín đã đi qua lỗ bù dầu B thì áp suất dầu trong xylanh ở phía trướcpittông sẽ tăng dần lên Dầu sẽ đẩy van một chiều thứ nhất để đi ra khỏi xi lanhđến đường ống dẫn và tới xylanh bánh xe Tại xylanh bánh xe dầu đi vào giữahai pittông nên đẩy hai pittông ra hai phía tác dụng lên hai guốc phanh bung ra
ép sát vào trống phanh, thực hiện phanh các bánh xe
- Khi nhả phanh: khi nhả phanh người lái nhấc chân khỏi bàn đạp phanhdưới tác dụng của lò xo hồi vị ty đẩy pittông dịch chuyển sang trái trở về vị tríban đầu Dưới tác dụng của lò xo cơ cấu phanh, hai guốc phanh được kéo trởlại ép hai pittông đẩy dầu ở khoang giữa của xi lanh bánh xe theo đường ống
để trở về xylanh chính Lúc này van một chiều thứ nhất đóng lại dầu phải épvan một chiều thứ hai nén lò xo để mở cho dầu thông trở về khoang trướcpittông Khi áp suất dầu phía sau xylanh chính cân bằng với lực căng lò xo tácdụng lên van một chiều thì van bắt đầu đóng lại, tạo một áp suất dư phía sauxylanh chính Khi pittông đã trở về vị trí ban đầu lỗ bù dầu thông với khoangtrước của pittông duy trì áp suất của khoang này cân bằng với áp suất khíquyển
Trang 14Khi đạp phanh: thông qua bàn đạp phanh đầu dưới của bàn đạp đẩy tyđẩy sang phải do đó làm pittông dịch chuyển sang phải theo Sau khi phớt làmkín đã đi qua lỗ bù dầu B thì áp suất dầu trong xylanh ở phía trước pittông sẽtăng dần lên Dầu sẽ đẩy van một chiều thứ nhất để đi ra khỏi xi lanh đếnđường ống dẫn và tới xylanh bánh xe Tại xylanh bánh xe dầu đi vào giữa haipittông nên đẩy hai pittông ra hai phía tác dụng lên hai guốc phanh bung ra épsát vào trống phanh, thực hiện phanh các bánh xe.
b Cơ cấu phanh.
Trang 15- Phanh tang trống chốt tựa cùng phía lực đẩy bằng nhau (hình 1.8.a):guốc phanh bên phải xuất hiện lực tự siết khi tang phanh quay theo chiều kimđồng hồ và ngược lại, hiệu quả phanh với cả hai chiều quay là như nhau, nhưng
do ô tô chuyển động tiến là chủ yếu nên má phanh phía trước có xu hướngmòn nhanh hơn
- Phanh tang trống chốt tựa cùng phía dịch chuyển bằng nhau (hình1.8.b): hiệu quả phanh khi xe tiến và khi xe lùi là như nhau, không phát sinh cáclực phụ tác dụng lên ổ trục bánh xe (cơ cấu phanh được cân bằng)
- Phanh tang trống chốt tựa khác phía lực đẩy bằng nhau (hình 1.8.c):một chiều quay của tang phanh xuất hiện lực tự xiết ở cả hai guốc phanh chohiệu quả phanh tốt hơn chiều ngược lại, cơ cấu phanh cân bằng và độ mài mòn
má phanh như nhau, tuy nhiên lại có kết cấu phức tạp
- Phanh tang trống tự cường hóa lắp kiểu bơi (hình 1.8.a): tăng lực dẫnđộng các guốc phanh cho hiệu quả phanh cao, hiệu quả phanh hai chiều nhưnhau, nhưng quá trình phanh lại không êm dịu, các tấm ma sát mòn không đều
Trong hệ thống phanh xe du lịch hiện nay có rất nhiều phương án tănghiệu quả phanh, việc tận dụng lực tự xiết guốc phanh bằng kết cấu (c) và (d)không thực sự cần thiết, trong khi lại tồn tại những nhược điểm khó khắc phụcnên không được sử dụng phổ biến
Cơ cấu phanh kiểu (b) dùng cam quay để doãng má phanh nên chỉ có thểdẫn động trực tiếp bằng cơ khí hoặc bố trí trong hệ thống phanh khí nén Do
đó cơ cấu này chỉ được sử dụng làm phanh dừng dẫn động cơ khí, không bố trítrong hệ thống phanh chính trên xe du lịch
Hiện nay, hệ thống phanh bố trí cơ cấu kiểu (a) ở cầu sau trở nên rất phổbiến trên xe du lịch Cấu tạo chung của cơ cấu phanh loại này thể hiện trên
Trang 16hình 1.9 bao gồm mâm phanh (3) được bắt cố định trên dầm cầu Trên mâmphanh có lắp hai chốt cố định để lắp ráp đầu dưới của hai guốc phanh (6) Đầutrên của hai guốc phanh được lò xo guốc phanh (4) kéo vào với pittông trongxylanh (2) Trên hai guốc phanh có tán (hoặc dán) các tấm ma sát (7) (máphanh), các tấm này có thể dài liên tục hoặc phân chia thành một số đoạn.
Hình 1.9 Cấu tạo cơ cấu phanh tang trống chốt tựa cùng phía lực đẩy bằng nhau.
1 - chụp cao su chắn bụi 2- xi lanh
Trang 17Cấu tạo của cơ cấu phanh đĩa được thể hiện trên hình 1.9, các bộ phậnchính bao gồm:
- Một đĩa phanh được lắp với moayơ của bánh xe và quay cùng bánh xe
- Một giá đỡ cố định trên dầm cầu trong đó có đặt các xylanh công tác
- Hai má phanh dạng phẳng được đặt ở hai bên của đĩa phanh và đượcdẫn động bởi các pittông của xylanh công tác
Có hai loại cơ cấu phanh đĩa:
- Loại giá đỡ cố định (hình 1.10.a): Loại này, giá đỡ được bắt cố định trêndầm cầu Trên giá đỡ bố trí hai xylanh bánh xe ở hai phía của đĩa phanh Trongcác xi lanh có pittông, mà một đầu của nó luôn tì vào các má phanh Mộtđường dầu từ xi lanh chính được dẫn đến cả hai xi lanh bánh xe Khi đạpphanh, dầu từ xi lanh chính qua ống dẫn đến các xi lanh bánh xe đẩy pittôngmang các má phanh ép vào hai phía của đĩa phanh thực hiện phanh bánh xe
Khi thôi phanh dưới tác dụng của lò xo hồi vị bàn đạp phanh được trả về
vị trí ban đầu, dầu từ xi lanh bánh xe sẽ hồi trở về xi lanh chính, tách má phanhkhỏi đĩa phanh kết thúc quá trình phanh
- Loại giá đỡ di động (hình 1.10.b): Ở loại này giá đỡ không bắt cố định
mà có thể di trượt ngang được trên một số chốt bắt cố định với dầm cầu.Trong giá đỡ di động người ta chỉ bố trí một xi lanh bánh xe với một pittông
tì vào một má phanh Má phanh ở phía đối diện được gá trực tiếp trên giá
đỡ Bình thường khi chưa phanh do giá đỡ có thể di trượt ngang trên chốtnên nó tự lựa để chọn một vị trí sao cho khe hở giữa các má phanh với đĩaphanh hai bên là như nhau Khi đạp phanh dầu từ xi lanh chính theo ống dẫnvào xi lanh bánh xe Pittông sẽ dịch chuyển để đẩy má phanh ép vào đĩaphanh Do tính chất của lực và phản lực kết hợp với kết cấu tự lựa của giá
Trang 18đỡ nên giá đỡ mang má phanh còn lại cũng tác dụng một lực lên đĩa phanhtheo hướng ngược với lực của má phanh do pittông tác dụng Kết quả là đĩaphanh được ép bởi cả hai má phanh và quá trình phanh bánh xe được thựchiện.
a b
Hình 1.10 Cấu tạo cơ cấu phanh đĩa.
Cơ cấu phanh loại này được bố trí phổ biến trên cầu trước của xe du lịch
do có nhiều ưu điểm hơn so với cơ cấu phanh guốc như:
- Khe hở má phanh nhỏ giảm thời gian chậm tác dụng của cơ cấu
- Áp suất trên bề mặt ma sát giảm và phân bố đều, hiệu quả phanh tốt,
má phanh ít mòn và mòn đều nên ít phải điều chỉnh
- Hiệu quả phanh cả hai chiều đều như nhau, lực chiều trục tác dụng lên đĩa là cân bằng
- Đĩa phanh tản nhiệt tốt nhưng lại khó giữ được sạch
1.4 Hệ thống phanh trên ô tô du lịch.
Cấu tạo hệ thống phanh nói chung đã được trình bày ở trên Tuy nhiênđiều kiện làm việc của mỗi loại xe phục vụ những mục đích khác nhau là rất
Trang 19khác nhau, dẫn đến đặc điểm kết cấu của các cụm hệ thống trên xe cũng mangnhững nét đặc trưng riêng Do đó, để tìm hiểu về hệ thống phanh trên ô tô dulịch, trước hết cần phải biết được công dụng cũng như các đặc điểm và yêu cầuđối riêng với loại xe này, phần tiếp theo của đồ án sẽ giải quyết vấn đề trên.
1.4.1 Giới thiệu chung về ô tô du lịch.
Ô tô du lịch là một loại phương tiện giao thông đường bộ có khả năngvận chuyển một số lượng người và hàng hóa hạn chế, chủ yếu phục vụ nhu cầu
cá nhân Ngày nay, ô tô du lịch ngày càng được sử dụng rộng rãi, mở rộngnhiều chủng loại nhằm đáp cho từng nhóm đối tượng sử dụng cụ thể, gồm một
số loại chính như sau :
- Xe phục vụ cho các nhu cầu đi lại thông thường của cá nhân có từ 2-5chỗ ngồi và khoang chứa đồ nhỏ như : xe sedan (hình 1.a), xe coupe (hình 1.b),
xe compi (xe hatchback) (hình 1.c), xe cabriolet (có thể mở mui) (hình 1.d), xethể thao (hình 1.e)
- Xe phục vụ cho các nhu cầu đi lại và vận chuyển lớn hơn như : xe đadụng từ 5-8 chỗ ngồi, thay đổi được bố trí khoang xe để chở người hoặc chởhàng, có thể hoạt động trên các địa hình khó khăn (hình 1.f) ; xe bán tải cókhoang hành khách và thùng chở hàng riêng biệt (pick-up) (hình 1.h) ; xe kháchloại nhỏ (mini bus) có từ 9-16 chỗ ngồi (hình 1.g)
Trang 20Hình 1.1 Các loại xe du lịch
Tuy nhiên, cùng với việc được sử ngày càng phổ biến, các loại ô tô du lịchcũng dần thay đổi để đáp ứng những nhu cầu sử dụng đa dạng của nhiều đốitượng khác nhau Ví dụ như dòng xe gia đình nhỏ gọn xuất hiện để phục vụ nhucầu đi lại cá nhân, xe MPV kết hợp giữa xe compi và xe đa dụng cho khả năngchuyên chở lớn hơn nhưng lại phù hợp với điều kiện sử dụng thông thườngtrên đường tốt
Ô tô du lịch nói chung có đặc điểm :
- Tải trọng nhỏ, vận tốc trung bình lớn
- Kích thước bố trí hạn chế
- Đề cao tính tiện nghi, thẩm mỹ
- Yâu cầu khắt khe về độ an toàn, tin cậy
- Giảm tối đa khối lượng công việc cho người sử dụng
Do đó, kết cấu các cụm hệ thống trên ô tô du lịch cũng có những nét đặc
trưng riêng và luôn luôn được cải tiến để đáp ứng được các yêu cầu đặt ra
Trang 211.4.2 Hệ thống phanh thường được sử dụng trên ô tô du lịch.
Thông thường, trên xe du lịch thường sử dụng hệ thống phanh chính dẫnđộng thủy lực chia dòng, có trợ lực chân không, cơ cấu phanh guốc chốt tựacùng phía lực đẩy bằng nhau bố trí ở cầu sau, cơ cấu phanh đĩa hoặc phanhguốc chốt tựa khác phía bố trí ở cầu trước Trên một số xe hiện đại có thể sửdụng toàn bộ cơ cấu phanh đĩa
Phanh dừng của xe du lịch thường được dẫn động bằng cơ khí đến các
cơ cấu phanh ở cầu sau
Trang 22CHƯƠNG 2:
CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA HỆ THỐNG PHANH DẦU TRỢ LỰC CHÂN KHÔNG LẮP TRÊN XE DU LỊCH DAEWOO
2.1 Cấu tạo hệ thống phanh sử dụng trên ô tô du lịch
a Cấu tạo chung.
Hình 2.1 Sơ đồ bố trí chung
1 Cơ cấu phanh trước; 2 Bình chứa dầu; 3 Xylanh chính; 4 Dòng phanh chính;
5 Dòng phanh phụ; 6 Bầu trợ lực chân không; 7 Bàn đạp phanh;
8 Cần phanh dừng; 9 và 11 Cáp dẫn động; 10 Dẫn hướng cáp; 12 Cơ cấu phanh sau; 13 Cần dẫn động điều hoàn lực phanh; 14 Bộ điều hòa lực phanh.
Trên hình 2.1 là sơ đồ bố trí chung của một hệ thống phanh điển hình sửdụng cho xe du lịch, bao gồm hai hệ thống phanh:
* Hệ thống phanh chính dẫn động thủy lực với các đặc điểm:
Trang 23- Xylanh chính chia thành hai tầng dẫn động hai dòng phanh riêng biệt,nếu một trong hai dòng đó bị hỏng thì phần còn lại vẫn hoạt động được Việcphân dòng phanh cũng có nhiều phương án khác nhau:
Hình 2.2 Sơ đồ phân dòng phanh thủy lực
+ Một dòng phanh dẫn động hai bánh xe cầu trước, dòng còn lại dẫnđộng hai bánh xe cầu sau (hình 2.2.a)
+ Dẫn động chéo, bánh trước bên trái cùng một dòng với bánh sau bênphải và ngược lại (hình 2.2.b)
+ Dẫn động hỗn hợp, một dòng cho tất cả các bánh xe và một dòng chohai bánh trước (hình 2.2.c)
+ Mỗi dòng dẫn động hai bánh trước và một bánh sau (hình 2.2.d)
+ Hai dòng song song cho cả bốn bánh xe (hình 2.2.e)
Nói chung, độ tin cậy của hệ thống dẫn động thủy lực là tương đối caonên hai sơ đồ a và b thường được chọn sử dụng do có kết cấu đơn giản, tuynhiên hiệu quả phanh sẽ giảm đi đáng kể nếu một trong hai dòng bị hỏng Các
sơ đồ c, d, e có kết cấu phức tạp, chỉ sử dụng cho các xe có điều kiện hoạt độngđặc biệt, yêu cầu độ tin cậy cao, hiệu quả phanh giảm đi ít nếu xảy ra hư hỏng(Hệ thống trong hình 2.1 sử dụng sơ đồ c)
- Bộ trợ lực chân không được lắp liền cụm với xylanh chính, lấy nguồn
Trang 24chân không từ cổ hút động cơ.
- Bộ điều hòa lực phanh lấy tín hiệu điều khiển là khoảng cách giữakhung xe và cầu sau để thay đổi áp suất dầu tới các cơ cấu phanh sau
- Cơ cấu phanh trước kiểu đĩa, thường là giá đỡ di động, có thể có mộthoặc nhiều xylanh công tác
- Cơ cấu phanh sau kiểu tang trống chốt tựa cùng phía lực đẩy bằngnhau Trên một số xe đã sử dụng cơ cấu phanh đĩa cho cả phía sau
* Hệ thống phanh dừng: Do khoảng cách ngắn, lực doãng cơ cấu phanh
không lớn nên thường sử dụng dẫn động cơ khí tới hai cơ cấu phanh của cầusau Hiện nay có một số xe trang bị phanh dừng điều khiển điện
Dẫn động phanh thủy lực có ưu điểm: phanh êm dịu, dễ bố trí, độ nhạycao (do dầu không bị nén) Tuy nhiên nó cũng có nhược điểm là tỉ số truyền củadẫn động dầu không lớn nên không thể tăng lực điều khiển trên cơ cấu phanh.Hiệu suất truyền động sẽ giảm ở nhiệt độ thấp
2.2 Phân tích kết cấu các phần tử chính trong hệ thống phanh dùng trên ô tô
du lịch.
2.2.1 Xylanh chính hai tầng.
a Nhiệm vụ, yêu cầu.
Nhiệm vụ của xylanh chính là nhận lực từ bàn đạp và bầu trợ lực chânkhông ép dầu có áp suất cao vào đồng thời cả hai đường dẫn động thủy lựctruyền tới các xylanh bánh xe Các buồng dầu của xylanh phanh chính đượccung cấp dầu phanh từ hai bình dầu riêng biệt bố trí trên thân xylanh
b Cấu tạo và nguyên lý làm việc.