HD CT thư viện 0809

3 409 0
HD CT thư viện 0809

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

UỶ BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM THÀNH PHỐ HÀ NỘI Độc lập - Tự do - Hạnh phúc SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Số: 787 / HD-SGD&ĐT Hà Nội, ngày 30 tháng 9 năm 2008 HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC THƯ VIỆN TRƯỜNG HỌC NĂM HỌC 2008- 2009 Căn cứ chỉ thị số 47/2008/CT-BG&ĐT ngày 13/8/2008 về nhiệm vụ trọng tâm của năm học 2008-2009 của Bộ GD&ĐT; căn cứ Phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm học 2008-2009 của Sở GD&ĐT Hà Nội, Sở hướng dẫn các đơn vị thực hiện nội dung công tác thư viện trường học (TVTH) năm học 2008-2009 như sau: I- Nhiệm vụ chung Xây dựng hệ thống TVTH của ngành GD&ĐT Hà Nội đảm bảo những điều kiện cơ bản: đội ngũ cán bộ thư viện, vốn tài liệu, cơ sở vật chất, nghiệp vụ, tổ chức hoạt động theo các văn bản chỉ đạo của Ngành. Nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên, học sinh về vị trí, vai trò và tác dụng của thư viện trường học trong giảng dạy, học tập, giáo dục toàn diện và năng lực chỉ đạo, tổ chức, quản lý thư viện cho cán bộ quản lý giáo dục và cán bộ thư viện. Quản lý và tổ chức hoạt động thư viện khoa học, hiệu quả, cung ứng kịp thời các loại hình tài liệu của thư viện cho giáo viên và học sinh; chủ động đón đầu, tiếp thu sự phát triển của CNTT, đưa trang thiết bị hiện đại, phần mềm tin học phục vụ công tác quản lý thư viện và phục vụ bạn đọc. Thu hút giáo viên và học sinh tham gia các hoạt động thư viện bằng các hình thức sinh động, phong phú, phù hợp. Chỉ tiêu phấn đấu trong năm học 2008-2009: - Tỷ lệ thư viện trường phổ thông của Thành phố Đạt chuẩn là 40%, trong đó có 15% thư viện Tiên tiến. Xây dựng các thư viện Xuất sắc đại diện cho 3 cấp học. - 100% trường phổ thông có thư viện, 70% trường có thư viện độc lập ở vị trí thuận lợi, phục vụ giáo viên và học sinh. - 20% thư viện trường TCCN đạt Chuẩn. - 20% cán bộ thư viện giỏi cấp quận/ huyện và 5% cán bộ thư viện giỏi cấp Thành phố. II- Nhiệm vụ cụ thể 1- Khai thác các nguồn kinh phí cho công tác TV: chi đúng định mức phân bổ ngân sách (giành từ 2% đến 3% định mức ngân sách/01hs chi cho công tác TVTH). Nâng cấp cơ sở vật chất theo hướng chuẩn hóa và đồng bộ. Thực hiện định mức biên chế cán bộ TV theo TT 35/2006/TTLT BGD&ĐT- BNV, ngày 23/8/2006 của Liên bộ GD&ĐT và Bộ Nội vụ. 2- Tiếp tục thực hiện việc đưa hiệu quả công tác TVTH vào tiêu chuẩn thi đua. Các trường đạt danh hiệu trường Chuẩn quốc gia, tập thể lao động Xuất sắc phải có TV đạt Chuẩn trở lên. 3- Đẩy mạnh hoạt động kiểm tra, tư vấn công tác TVTH ngay từ đầu năm học. Chú trọng xây dựng và tổ chức hoạt động của TV các trường ngoài công lập. 4- Tích cực ứng dụng CNTT trong công tác TVTH: Kết nối Internet cho các máy tính trong TV, sử dụng phần mềm Quản lý TV. Tổ chức thi cán bộ TV giỏi cấp Quận/Huyện, Cụm THPT vào tháng 12/2008 và cấp Thành phố vào tháng 2/2009. 5- Thường xuyên làm tốt nhiệm vụ cung ứng SGK, SNV; đảm bảo 100% học sinh có đủ SGK, quan tâm hỗ trợ học sinh diện chế độ, chính sách, hoàn cảnh khó khăn. Tích cực xây dựng ngăn sách tham khảo, tủ sách Giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luật, tủ sách tra cứu . 6- Tăng cường công tác xã hội hóa, huy động các nguồn lực cùng tham gia xây dựng TV trường học đạt Chuẩn; giữ vững và phát huy hiệu quả các danh hiệu thư viện đã đạt trong năm học 2007-2008. Đẩy mạnh hoạt động của tổ công tác TV và mạng lưới cộng tác viên, tổ chức nhiều hình thức hoạt động TV phong phú, phù hợp với cấp học và điều kiện thực tế của nhà trường. Tiếp tục tổ chức phong trào “Góp một cuốn sách nhỏ, đọc ngàn cuốn sách hay” để xây dựng ngăn sách tham khảo; quyên góp và xây dựng tủ SGK dùng chung phục vụ học sinh . 7- Giáo dục Tiểu học Thành phố phấn đấu có 49% TV trường học đạt Chuẩn, trong đó có 10% TV tiên tiến, có TV Xuất sắc; mỗi quận/huyện phấn đấu tăng tỷ lệ TV đạt Chuẩn từ 5% đến 10%. Mỗi tháng bổ sung Từ 5 đến 10 tên sách tham khảo mới, mỗi tên sách có ít nhất 3 bản cho một TV. 100% thư viện phục vụ tốt học sinh học 2 buổi/ ngày; mỗi học sinh được tới TV ít nhất 1lần/tuần. Triển khai phòng đọc tự chọn, thành lập tủ sách theo lớp. Xây dựng văn hóa đọc, tạo niềm vui cho học sinh khi đến thư viên. 8- Khối THCS phấn đấu có 31.5%, THPT có 32% TV trường học đạt Chuẩn, trong đó có 5% TV tiên tiến, có TV Xuất sắc; mỗi quận/huyện phấn đấu tăng tỷ lệ TVTH Đạt chuẩn từ 5% đến 10%. Mỗi tháng bổ sung sách tham khảo mới: từ 10 đến 15 tên sách/ trường đối với khối THCS; từ 10 đến 20 tên sách/trường đối với khối THPT (Mỗi tên sách có ít nhất 3 bản). Thu hút được 100% giáo viên và 70% học sinh tới TV. Trang bị các thiết bị nghe, nhìn và từ 2 đến 5 máy tính có nối mạng internet phục vụ giáo viên truy cập tìm tài liệu hỗ trợ cho công tác giảng dạy; triển khai hình thức TV điện tử. 9- Giáo dục chuyên nghiệp: Triển khai xây dựng TV đạt Chuẩn theo Quyết định 2487/QĐ-SGDĐT Qui định tổ chức hoạt động thư viện trường TCCN và Quyết định 4005/QĐ SGD&ĐT Qui định tạm thời về Tiêu chuẩn thư viện trường TCCN Hà Nội. III- Lịch kiểm tra, thẩm định danh hiệu thư viện trường học - Cuối tháng 9 các đơn vị trường học đăng ký danh hiệu thư viện với cơ quan quản lý trực tiếp (khối quận/huyện đăng ký với Phòng GD&ĐT, khối THPT và các trường trực thuộc đăng ký với Sở). - Tháng 10/2008: Các đơn vị trường học đã đăng ký danh hiệu TVTH, tự kiểm tra TV theo Tiêu chuẩn TV trường phổ thông được ban hành tại quyết định số 01/2003/QĐ/BGD&ĐT ngày 02/01/2003 (Theo mẫu biên bản đính kèm). - Tháng 11/2008: Các trường THPT gửi Biên bản kiểm tra và công văn đề nghị Sở kiểm tra thẩm định danh hiệu thư viện về Phòng Khoa học- CNTT Sở. Phòng GD&ĐT kiểm tra TVTH các trường thuộc địa bàn. - Từ 10/1 đến 15/1/2008: Các phòng GD& ĐT gửi kết quả kiểm tra và hồ sơ đề nghị Sở kiểm tra thẩm định danh hiệu thư viện về Phòng Khoa học- CNTT Sở. - Sở sẽ tổ chức kiểm tra thẩm định danh hiệu TVTH từ tháng 11/2008 cho đến cuối học kỳ 2 của năm học theo đề nghị của cơ sở. IV- Tổ chức thực hiện - Các Phòng Giáo dục: Phân công lãnh đạo và chuyên viên trực tiếp phụ trách công tác TVTH. Có kế hoạch chỉ đạo công tác thư viện từ đầu năm học. Tổ chức kiểm tra, khảo sát để nắm vững các số liệu và thực trạng TVTH trên địa bàn theo Tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông được ban hành tại quyết định 01/2003/BGD&ĐT; phân loại TVTH các trường thuộc địa bàn (theo mẫu đính kèm); giao chỉ tiêu phấn đấu đạt và vượt Chuẩn cho mỗi thư viện. Phấn đấu xây dựng ít nhất 1 TV Xuất sắc và mỗi năm có thêm từ 2 đến 5 TVTH được công nhận đạt Chuẩn; Thực hiện đúng qui trình kiểm tra, thẩm định danh hiệu thư viện. Đưa hiệu quả công tác TVTH là một trong những tiêu chuẩn đánh giá thi đua với tập thể và cá nhân. Tổ chức tốt cuộc thi cán bộ thư viện giỏi cấp cơ sở và tích cực tham gia cuộc thi cấp thành phố. - Các đơn vị trường học: Ban Giám hiệu thực sự quan tâm tới công tác TVTH; Phân công một lãnh đạo trực tiếp phụ trách công tác thư viện và bố trí cán bộ làm công tác TVTH ổn định, được đào tạo hoặc bồi dưỡng về nghiệp vụ thư viện. Chỉ đạo xây dựng thư viện đạt Chuẩn trở lên, nếu quá khó khăn về cơ sở vật chất phải phấn đấu đạt 4 Chuẩn; tích cực phát huy hiệu quả của thư viện. Có quyết định thành lập và phân công nhiệm vụ cho tổ công tác thư viện. Xây dựng kế hoạch công tác thư viện phù hợp với điều kiện và khả năng thực tế, thể hiện rõ nội dung hoạt động, thời gian và người thực hiện, dự kiến kinh phí đầu tư. Thực hiện văn bản 7567/BGDĐT-VP ngày 19/8/2008 của Bộ GD&ĐT ban hành “Chương trình công tác thư viện trường học năm học 2008-2009”.Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện kế hoạch công tác TV; quản lý chặt chẽ, khai thác sử dụng hiệu quả thư viện đồng thời với việc đảm bảo an toàn vốn tài liệu và các tài sản của thư viện; huy động và sử dụng hiệu quả nguồn ngân sách và các nguồn ngoài ngân sách cho thư viện; quan tâm và tạo điều kiện nâng cao đời sống để cán bộ thư viện yên tâm công tác. - Thư viện các nhà trường: Có lịch mở cửa và phương thức quản lý, phục vụ phù hợp nhằm nâng cao chất lượng việc đọc sách của giáo viên và học sinh. Đối với học sinh học 2 buổi/ngày cần bố trí lịch đọc và làm việc với sách tại thư viện theo thời khóa biểu tối thiểu 1 tiết/tuần/01học sinh. Với các thư viện điều kiện CSVC còn khó khăn, có thể tổ chức tủ sách hoặc túi sách lớp, thực hiện cho mượn sách theo lớp hoặc cho cá nhân. Khuyến khích HS thực hiện tiết kiệm, sử dụng sách GK cũ và tham gia đóng góp sách xây dựng thư viện. Tổ chức tuyên truyền, giới thiệu sách cho giáo viên và học sinh 1 tháng/1 lần, vận động, hướng dẫn GV và HS đọc và làm theo sách bằng nhiều hình thức. Thực hiện nghiêm túc kế hoạch và qui trình hoạt động thư viện, các qui định về nghiệp vụ thư viện, cho mượn, cho thuê sách. Quản lý và bảo quản tốt các tài liệu và tài sản của thư viện. Có đủ các loại sổ sách quản lý thư viện; Bố trí, sắp xếp kho sách khoa học, hợp lý, đơn giản hóa các thủ tục làm thẻ, cho mượn . để tổ chức phục vụ bạn đọc nhanh, thuận tiện. Cán bộ thư viện tích cực bồi dưỡng nghiệp vụ và nâng cao kiến thức, chủ động lập kế hoạch và phối hợp chặt chẽ với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân trong và ngoài nhà trường thực hiện kế hoạch. Xây dựng và tổ chức tốt hoạt động thư viện trường học chính là tạo điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục- đào tạo trong giai đoạn hiện nay; Sở yêu cầu lãnh đạo các phòng Giáo dục& Đào tạo, Ban giám hiệu các đơn vị trường học có kế hoạch chỉ đạo, quán triệt văn bản này tới cán bộ, giáo viên, công nhân viên, thực hiện tốt hướng dẫn trên nhằm đưa công tác thư viện trường học vào nền nếp, hiệu quả, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học. Nơi nhận: - Ban Giám đốc; - Các phòng (ban) cơ quan Sở; - Các phòng GD&ĐT; - Các đơn vị trực thuộc; - Lưu VT, KH-CNTT. KT GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC (Đã ký) Phạm Thị Hồng Nga . có thư viện, 70% trường có thư viện độc lập ở vị trí thuận lợi, phục vụ giáo viên và học sinh. - 20% thư viện trường TCCN đạt Chuẩn. - 20% cán bộ thư viện. học 2008-2009: - Tỷ lệ thư viện trường phổ thông của Thành phố Đạt chuẩn là 40%, trong đó có 15% thư viện Tiên tiến. Xây dựng các thư viện Xuất sắc đại diện

Ngày đăng: 03/06/2013, 01:27

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan