1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Các từ dùng mô tả khó thở

7 767 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 489,41 KB

Nội dung

Kết luận: Tiếp cận khó thở qua một bảng câu hỏi với các kiểu mô tả sẵn có là khả thi và cần thiết.Tuy nhiên, cách tiếp cận này còn nhiều khuyết điểm và vì vậy cần tiếp tục nghiên cứu tr

Trang 1

HOẶC BỆNH TIM MẠCH 

Lê Thượng Vũ*, Trần Ngọc Thái Hòa* 

TÓM TẮT 

Mở đầu: Khó thở là một triệu chứng thường gặp ở hai khoa Hô Hấp và Tim Mạch. Vì nguyên nhân đa dạng, 

tiếp cận khó thở vẫn còn nhiều khó khăn. Tiếp cận theo các từ dùng mô tả khó thở đã được dùng trên thế giới  nhưng chưa phổ biến ở Việt Nam. 

Mục tiêu: Khảo sát các từ dùng mô tả tính chất khó thở ở các bệnh nhân nhóm tim mạch và hô hấp. 

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. 

Kết quả: Trong 125 trường hợp khó thở cấp nhập hai khoa Hô Hấp và Tim mạch, nguyên nhân khó thở do 

suy tim, hen và bệnh phổi tắc nghẽn mãn là các nguyên nhân chính. Kiểu mô tả Không khí không ra được hết ở 

nhóm bệnh nhân hen/COPD cao hơn nhóm suy tim và sự khác biệt có ý nghĩa. 

Kết luận: Tiếp cận khó thở qua một bảng câu hỏi với các kiểu mô tả sẵn có là khả thi và cần thiết.Tuy nhiên, 

cách tiếp cận này còn nhiều khuyết điểm và vì vậy cần tiếp tục nghiên cứu trên số lượng bệnh nhân lớn hơn. 

Từ khóa: từ dùng mô tả khó thở, suy tim, hen, bệnh phổi tắc nghẽn mạn 

ABSTRACT 

VERBAL DESCRIPTORS OF DYSPNEA CAUSING BY PULMONARY OR CARDIOVASCULAR 

DISEASES 

Le Thuong Vu, Tran Ngoc Thai Hoa *Y học TP Ho Chi Minh* Vol.18‐Supplement of No 1 – 2015: 36 ‐ 

42 

Background:  Dyspnea  is  a  frequently  encountered  symptom  at  cardiovascular  and  pulmonary  medicine 

departments. Because of multietiologic character, this symptom is usually a difficult to approach problem which  requires sophisticate tests. Approach the symptoms by using verbal descriptors of dyspnea is a possible method  that has been used in the literature but not in Vietnam. 

Aims: Examine the verbal descriptors of dyspnea causing by cardiovascular diseases and pulmonary diseases  Methods: Cross sectional study 

Results:  In  125  cases,  the  most  prevalence  causes  of  dsypnea  are  heart  failure,  asthma  and  COPD.  The 

descriptor  “Air  can  not  go  out  all  the  way”  was  found  more  prevalent  in  asthma/COPD  patients  and  the 

difference was significant.  

Conclusions:  The  approach  to  dyspnea  by  using  a  questionnaire  for  verbal  descriptors  is  possible  and 

necessary. This approach is preliminary adn should be studied further with bigger number of patients 

Key words: words that patients described his/her sensation with dyspnea, heart failure, asthma and COPD 

 ĐẶT VẤN ĐỀ 

Khó  thở  là  nhận  thức  về  nhịp  thở  không 

bình thường(7). Các tính chất về thời gian, yếu tố 

khởi  phát;  diễn  tiến  cấp  hay  mạn  …là  những 

tính  chất  quan  trọng  giúp  chẩn  đoán;  định 

hướng nguyên nhân khó thở; hiện thường đang 

được  sử  dụng  trên  lâm  sàng(5).  Tuy  nhiên  trên 

lâm  sàng  vẫn  còn  nhiều  bệnh  nhân  khó  thở 

không  chẩn  đoán  xác  định  được  nguyên  nhân  đòi  hỏi  phải  có  những  công  cụ  cận  lâm  sàng  phức tạp hơn như siêu âm tim hoặc Nt‐pro BNP  nhằm chẩn đoán(8). Liệu có triệu chứng lâm sàng  nào đơn giản, bên giường bệnh có thể giúp ích  chẩn đoán khó thở không; giúp giảm bớt việc sử  dụng cận lâm sàng thường đắt tiền và xâm lấn  hay không? Kinh nghiệm khi hỏi bệnh một triệu  chứng rất thường gặp khác là đau cho thấy hỏi 

* Bộ môn Nội, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh 

Trang 2

về  tính  chất  đau  giúp  ích  rất  nhiều  cho  chẩn 

đoán (6). Người ta thường dễ dàng phân nhóm 

đau  bản  thể,  đau  thần  kinh  và  đau  quy  chiếu 

theo  tính  chất  đau  qua  đó  chẩn  đoán  được 

nguyên nhân gây đau và tiếp cận được điều trị. 

Điều  này  dẫn  đến  kỳ  vọng  là  phân  tích  các  từ 

dùng  mô  tả  tính  chất  khó  thể  cũng  có  thể  hữu 

dụng(9). 

Cho đến nay, việc tiếp cận khó thở qua việc 

hỏi các kiểu mô tả tính chất khó thở còn sơ khởi 

và hiện ít được sử dụng trên lâm sàng; khác với 

việc  sử  dụng  tính  chất  đau  trong  định  hướng 

chẩn đoán(10). Người ta biết rằng các kiểu mô tả 

tính chất khó thở dùng thường liên quan đến các 

cơ  chế  gây  khó  thở  hơn  là  các  bệnh  căn 

nguyên(3).  Do  cơ  chế  khó  thở  là  phức  tạp,  một 

bệnh  nhân  được  lâm  sàng  chẩn  đoán  nguyên 

nhân khó thở chỉ do phù phổi cấp có số cơ chế 

khó thở là nhiều hơn một. Và vì vậy thường các 

bệnh nhân sẽ dùng nhiều hơn một từ để mô tả 

cảm giác khó thở(3). Điều này không có nghĩa là 

không thể dùng các kiểu mô tả tính chất khó thở 

vào chẩn đoán(10). Các kiểu mô tả tính chất  khó 

thở riêng biệt hoặc tổ hợp của chúng được biết 

hiện diện khác nhau ở các bệnh lý tim phổi khác 

nhau(4). Trên thế giới, các nghiên cứu về từ dùng 

mô tả khó thở (chủ yếu bằng tiếng Anh) đã giúp 

bác  sĩ  và  bệnh  nhân  thống  nhất  và  hiểu  nhau 

hơn(0,2,3,8,10). Một vài trả lời đặc hiệu được biết là 

sẽ liên quan đến một số bệnh lý chuyên biệt. Ví 

dụ khó thở với cảm giác ngộp, ngạt như bị ngạt 

nước  được  cho  là  hay  liên  quan  đến  phù  phổi 

cấp(3). Tuy vậy, ngay cả ở các quốc gia có dân trí 

cao,  người  bệnh  cũng  cảm  giác  khó  khăn  khi 

phải  trả  lời  các  câu  hỏi  liên  quan  đến  từ  dùng 

mô tả cảm giác khó thở. Người ta cho rằng khác 

với đau trong đó bệnh nhân và bác sĩ đều có một 

số kinh nghiệm trước về đau, hiểu được sự khác 

biệt của đau như dao đâm, đau rát như xát muối 

xát ớt, cảm giác nặng như cục đá đè…v.v thì với 

khó thở, cả người hỏi bệnh lẫn người bệnh nhân 

trả lời thường ít có kinh nghiệm về các tính chất 

khó  thở  khác  nhau(6).  Chính  vì  vậy  nhiều  bảng 

câu hỏi có các lựa chọn trả lời ghi sẵn bước đầu 

đã  giúp  cải  thiện  việc  hỏi  tính  chất  khó  thở  và  tiếp cận chẩn đoán nguyên nhân của khó thở(11).   Hiện chưa có nghiên cứu nào về từ dùng mô 

tả tính chất khó thở và bảng câu hỏi có các lựa  chọn trả lời ghi sẵn bằng tiếng Việt(5,13,14). Chúng  tôi  tiến  hành  đề  tài  nhằm  khảo  sát  các  từ  bệnh  nhân dùng mô tả về khó thở của các bệnh nhân  nhập viện với các mục tiêu cụ thể sau:  

Mục tiêu  

(1) Khảo sát các từ dùng mô tả tính chất khó  thở ở các bệnh nhân nhóm tim mạch và hô hấp  (2) Đánh giá vai trò bảng câu hỏi 15 lựa chọn  trả lời về tính chất khó thở  

(3)  Đánh  giá  vai  trò  từng  lựa  chọn  trả  lời  trong định hướng nguyên nhân khó thở 

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Thiết kế nghiên cứu 

Nghiên cứu cắt ngang  Dân số nghiên cứu 

125  bệnh  nhân  nhập  viện  do  khó  thở  cấp;  trong đó có 110 bệnh nhân có khó thở chỉ do một  nguyên  nhân  hoặc  do  suy  tim  hoặc  do  hen/COPD.  

Cỡ mẫu  

Lấy mẫu tiện ích từ 01/2009 đến tháng 9/2009 

Tiêu chuẩn chọn bệnh 

Bệnh nhân nhập vào khoa cấp cứu bệnh viện  Chợ  Rẫy;  chuyển  theo  dõi  tiếp  tại  khoa  Tim  mạch/hô hấp bệnh viện Chợ Rẫy với triệu chứng  khó thở cấp, có chẩn đoán xác định rõ. Trên 18  tuổi, có thể đọc, nghe, hiểu và trả lời câu hỏi.  

Tiêu chuẩn loại trừ 

Chấn thương ngực do tai nạn. 

Hội chứng mạch vành cấp. 

Suy thận (Creatinin > 2,5 mg/dl). 

Cường aldosterol. 

Có nhiều nguyên nhân gây khó thở kết hợp.  Bệnh  nhân  giảm  hay  mất  thính  lực,  không  tỉnh táo. 

Trang 3

Cách thu thập số liệu 

Thử  nghiệm  bảng  câu  hỏi:  Bảng  câu  hỏi 

được  dịch  sang  Tiếng  Việt  và  hỏi  trên  30  bệnh 

nhân  tại  khoa  hô  hấp  và  tim  mạch,  đánh  giá 

bệnh  nhân  có  thể  hiểu  cũng  như  chỉnh  sửa  lại 

các từ ngữ.  

Thăm  khám  bệnh  nhân,  ghi  nhận  các  triệu 

chứng  cơ  năng,  thực  thể,  các  cận  lâm  sàng  và 

chẩn đoán khi xuất viện. 

Bệnh  nhân  ngay  sau  giai  đoạn  ổn  định  đợt 

cấp sẽ được đưa bảng hỏi gồm 15 câu hỏi (phụ 

lục)  về  tính  chất  khó  thở.  Bệnh  nhân  sẽ  chọn  3 

đặc  điểm  phù  hợp  nhất  hay  mô  tả  khác  ngoài 

các  câu  hỏi  trên.  Nếu  bệnh  nhân  không  thể  tự 

đọc, sẽ được phỏng vấn.  

Bảng  câu  hỏi  là  danh  sách  mô  tả  các  đặc 

điểm  khó  thở  của  Simon  và  cộng  sự  gồm  15 

đặc điểm.  

Phân tích số liệu 

Mô tả bằng tỉ lệ phần trăm, so sánh test Chi 

square (định tính) và test t (biến định lượng).  

KẾT QUẢ 

Có 125 bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn nhập viện 

do khó thở cấp. Nam 61 (48,8%) Nữ 64 (51,2%); 

tuổi trung bình 64,4 (±17,8).  

Tỉ lệ bệnh nhân khó thở do suy tim cao 63%, 

các bệnh hô hấp thường gặp COPD, hen.  

Không có sự khác biệt về học vấn hai nhóm, 

đa số bệnh nhân có học vấn cấp 2 và 3. 

Bảng 1: Nguyên nhân khó thở cấp 

Nguyên nhân N %

*: 1 bệnh nhân tràn dịch màng phổi; 11 bệnh nhân viêm  phổi, 3 ung thư phổi 

Bảng 2: Trình độ Học vấn bn nghiên cứu 

Suy tim Bệnh phổi P

Cấp 1 9 (14.3) 6 (9.7) 0.6 Cấp 2 21 (33.3) 18 (29.1) Cấp 3 20 (31.7) 20 (32.2) Đại học/sau đại học 13 (20.6) 18 (29.1)

Bảng 3: Đặc điểm chung hai nhóm 

Suy tim Bệnh phổi P***

Tuổi (năm) 63,3±18,6 63,6±19 KYN Creatinin (mmol/dl) 1,1±0,3 1.1±1,29 KYN Hct (%) 41,1±4 37,8±8,1 KYN

Hb (g/dl) 11,8±2,1 12,3±2,1 KYN

EF (%) 52,9±10,6 63,4±8,7 <0,005 NTproBNP 5272±6332* 600±1049** <0,005

*: trung vị của NTproBNP trong suy tim là: 3313**: trung  vị: trong nhóm bệnh phổi là: 1927;***: t test trừ 

NtproBNP: test phi tham số; KYN: không khác biệt có ý  nghĩa 

Nhận xét: phân suất tống máu, NT proBNP  nhóm suy tim cao hơn nhóm bệnh hô hấp có ý  nghĩa thống kê. 

Bảng 4: Hút thuốc lá 

Suy tim Bệnh phổi P

Có 22 (34%) 30 (48%) 0.1 Không 41 (65%) 32 (51%)

Nhận xét: tỉ lệ hút thuốc lá ở hai nhóm tương  đương nhau. 

Bảng 5: Các cách diễn tả khó thở khi bệnh nhân được 

yêu cầu tự mô tả.  

Suy tim n= 63

Tnđtn n= 47

p

Không có không khí 10 15 0.047

Tôi không đủ không khí 5 8 KYN

Thở không thông 15 1 0.002

TNĐTN: tắc nghẽn đường thở nhỏ do hen/COPD; KYN: 

không khác biệt có ý nghĩa  

Bảng 6: Tỉ lệ các mô tả tính chất khó thở trong các bệnh gây khó thở cấp*  

Câu hỏi Suy tim N=63 COPD N= 31 Hen N=16 Bệnh phổi khác N=15

Nhịp thở tôi không sâu 19(30,2) 4(12,9) 6(37,5) 3(20,0)

Tôi cảm thấy bị buộc, bị thúc, bị ép phải thở nhiều hơn 7(11,1) 6(19,3) 2(12,5) 4(26,6)

Lồng ngực của tôi bị thắt lại 9(14,3) 3(09,7) 1(06,2) 4(26,7)

Tôi phải cố sức để thở 21(33,3) 10(32,3) 6(37,5) 5(33,3)

Trang 4

Câu hỏi Suy tim N=63 COPD N= 31 Hen N=16 Bệnh phổi khác N=15

Tôi thấy thiếu không khí 11(17,5) 8(25,8) 3(18,7) 4(26,7)

Tôi cảm thấy hụt hơi, thở không nổi 17(17,0) 14(45,2) 5(31,2) 7(46,7)

Tôi không thể hít đủ không khí 18(28,6) 7(22,6) 4(25,0) 5(33,3)

Không khí không vào hết được trong phổi 11(17,5) 4(12,9) 1(06,2) 3(20,0)

Có cái gì bóp chặt lồng ngực 25(39,7) 12(38,7) 11(68,7) 5(33,3)

Tôi phải ráng, cố sức để thở 15(23,8) 6(19,3) 4(25,0) 5(33,3)

Tôi cảm thấy bị ngộp, ngạt 6(09,5) 5(16,1) 2(12,5) 4(26,7)

Tôi cảm thấy không thể hít sâu được 5(07,9) 3(09,7) 3(18,7) 2(13,3)

Tôi cảm thấy tôi đang thở rất nhanh 11(17,5) 4(12,9) 0(00,0) 1(06,7)

Không khí không ra được hết 1(01,6) 10(32,3) 2(12,5) 3(20,0)

*: số liệu trong bảng là n(%) 

Bảng 7: Các mô tả triệu chứng khó thở theo bệnh tim và bệnh phổi* 

Suy tim n= 63 COPD/Hen n= 47 p

Tôi cảm thấy bị buộc, bị thúc, bị ép phải thở nhiều hơn 7 (11.1) 8 (17,0) 0,8

Lồng ngực của tôi bị thắt lại 9 (14.3) 4 (08.5) 0,8 Tôi phải cố sức để thở 21 (33.3) 16 (34.0) 0,9 Tôi thấy thiếu không khí 11 (17.5) 11 (23.4) 0,4 Tôi cảm thấy hụt hơi, thở không nổi 17 (27.0) 19 (40.4) 1,0 Tôi không thể hít đủ không khí 18 (28.6) 11 (23.4) 0,5 Không khí không vào hết được trong phổi 11 (17.5) 5 (10.6) 0,3

Có cái gì bóp chặt lồng ngực 25 (39.7) 23 (48.9) 0,33 Tôi phải ráng, cố sức để thở 15 (23,8) 10 (21.3) 0,75 Tôi cảm thấy bị ngộp, ngạt 6 (09.5) 7 (14.9) 0,38 Tôi cảm thấy không thể hít sâu được 5 (07.9) 6 (12.8) 0,4

Tôi cảm thấy tôi đang thở rất nhanh 11 (17.5) 4 (08.5) 0,17 Không khí không ra được hết 1 (01.6) 12 (25.5) <0,005

*: số liệu trong bảng là n(%) 

Nhận  xét:  các  mô  tả  đều  thấy  ở  hai  nhóm 

bệnh  nhân  tương  đương  nhau.  Câu  14  “Không 

khí  không  ra  được  hết”  thường  gặp  ở  nhóm 

bệnh COPD và hen hơn nhóm suy tim. Sự khác 

biệt này có ý nghĩa thống kê. 

BÀN LUẬN 

Về đặc điểm nhóm nghiên cứu 

Nhóm  bệnh  nhân  nghiên  cứu  không  khác 

biệt  nhiều  với  các  bệnh  nhân  có  khó  thở  cấp 

trong các nghiên cứu khác về đặc điểm tuổi, giới 

và  học  vấn(3,11,14,7).  Đây  là  nghiên  cứu  đầu  tiên 

khảo  sát  từ  dùng  mô  tả  khó  thở(3,11,14,7).  Nghiên 

cứu  chọn  mẫu  thực  hiện  theo  kiểu  tiện  ích. 

Phương  pháp  chọn  mẫu  này  khiến  mẫu  có  thể 

không  hoàn  toàn  đại  diện  cho  các  bệnh  nhân 

khó thở đến cấp cứu. Tuy nhiên, chúng tôi cũng 

ghi nhận bước đầu những đặc điểm về nguyên 

nhân  khó  thở  như  sau.  Nghiên  cứu  của  chúng  tôi  cho  thấy  bệnh  nhân  khó  thở  nhập  viện  qua  khoa cấp cứu do nguyên nhân tim mạch chiếm 

tỉ lệ cao hơn nguyên nhân hô hấp. Các  nguyên  nhân cụ thể hầu hết là suy tim sung huyết, bệnh  phổi  tắc  nghẽn  mạn  tính,  cơn  hen,  viêm  phổi.  Các  nguyên  nhân  hiếm  gặp  như  bệnh  xơ  phổi,  bệnh  phổi  mô  kẽ  chưa  gặp  trong  nhóm  nghiên  cứu  này.  Kết  quả  này  có  khác  biệt  so  với  Vũ  Trần Thiên Quân với khảo sát nguyên nhân khó  thở  tại  phòng  khám(14).  Chúng  tôi  cũng  loại  bỏ  các  bệnh  nặng,  nhiều  bệnh  lý  gây  khó  thở  kết  hợp tương tự(3) nhằm tránh sai số khi mô tả cũng  như thu thập số liệu. Tuy điều này có thể giúp  nhận  biết  sự  giống  và  khác  nhau  giữa  khó  thở 

do tim và do phổi nhưng đây cũng là một lưu ý  khi áp dụng kết quả nghiên cứu vì trên thực tế 

Trang 5

nhiều  bệnh  nhân  đặc  biệt  là  người  cao  tuổi 

thường có nhiều bệnh kết hợp(0). 

Trong  mẫu  khảo  sát  chúng  tôi,  trình  độ  học 

vấn bệnh nhân cấp 1 đến sau đại học, đa số có 

thể đọc, hiểu các câu hỏi khi được giải thích. Một 

số ít 11 bệnh nhân (10%) lớn tuổi, không thể đọc 

hay  viết  khó  khăn,  chúng  tôi  tiến  hành  phỏng 

vấn, vì vậy bệnh nhân có thể hiểu và chọn lựa. 

Không  bn  nào  không  thực  hiện  được  bảng  câu 

hỏi.  Như  vậy,  việc  sử  dụng  bảng  câu  hỏi  trên 

thực tế lâm sàng là khả thi.  

Vai trò bảng câu hỏi 

Có nhiều bảng câu hỏi mô tả đặc điểm khó 

thở  như  Simon  và  cộng  sự  1989(9)  gồm  19  câu 

hỏi.  Năm  1990  bảng  câu  hỏi  còn  15  đặc  điểm 

và  được  sử  dụng  cho  các  nghiên  cứu  sau  này 

như Elliott và cộng sự(3). Chúng tôi chọn bảng 

câu  hỏi  của  tác  giả  Simon  và  cộng  sự  gồm  15 

câu  hỏi,  dịch  và  thay  đổi  cho  phù  hợp  với 

người  Việt  Nam  sau  khi  thử  nghiệm  30  bệnh 

nhân  nằm  viện  (không  bao  gồm  trong  nghiên 

cứu). Hầu hết các lựa chọn trả lời mô tả những 

đặc tính khác nhau của khó thở. Tuy nhiên, có 

hai  câu  bệnh  nhân  có  thể  dùng  để  mô  tả  cảm 

giác khó thở khá giống nhau “Tôi phải cố sức 

để thở”  (my  breathing  requires  work)  và  “Tôi 

phải  ráng,  cố  sức  để  thở”  (my  breathing 

requires effort). Ở 2 câu này chúng tôi thường 

phải giải thích cho bệnh nhân. “Tôi ráng cố sức 

thở”  mô  tả  mức  độ  khó  thở  nặng  hơn,  cần 

gắng  sức.  So  với  câu  “cố  sức  để  thở”  mức  độ 

khó thở nhẹ hơn, chỉ là bắt đầu có cảm giác thở 

mệt, bệnh nhân buộc phải chú ý nhịp thở (điều 

này  không  gặp  ở  người  bình  thường).  Hiện 

chúng  tôi  tiến  hành  thực  hiện  dịch  bảng  câu 

hỏi từ tiếng Anh qua tiếng Việt, đồng thời nhờ 

các  bác  sĩ  gốc  Việt  lưu  trú  ở  nước  ngoài  kiểm 

tra nhưng bản dịch này chưa được dịch ngược 

và  chưa  được  kiểm  chứng  bởi  các  dịch  giả 

chuyên  nghiệp  nên  việc  dịch  thuật  còn  chưa 

đáp  ứng  đúng  quy  trình  dịch  chính  quy  của 

các bảng câu hỏi(7). Điều này có thể hạn chế kết 

quả ứng dụng của bảng câu hỏi. 

Các  kiểu  mô  tả  khó  thở  trong  bảng  câu  hỏi 

đều  có  ít  nhất  một  bệnh  nhân  chọn  dùng  dù 

nguyên nhân khó thở là bệnh tim hay bệnh phổi  tắc nghẽn (COPD hoặc hen). Không có kiểu mô 

tả  khó  thở  nào  có  giá  trị  loại  trừ  một  trong  các  chẩn đoán được khảo sát tương tự Simon(9).   Trong  đó  các  kiểu  mô  tả  thường  gặp  trong 

nhóm  suy  tim:  Nhịp  thở  tôi  không  sâu  (17,27%); 

Tôi phải cố gắng để thở  (19,09%);  Có gì đó bóp chặt  lồng ngực (22,72%); Tôi không thể hít đủ không khí 

(18,36%). Trong khảo sát của Mahler và cs(6) mô 

tả ở bệnh nhân suy tim thường gặp nhất là Tôi 

phải ráng, cố sức để thở (51%), Tôi không thể hít đủ  không khí (38%). Các  khác  biệt  này  có  thể  do  cỡ 

mẫu chúng tôi còn nhỏ và khác biệt về văn hóa.  Nhưng nếu so sánh với Caroci và cs(2) thì các lựa 

chọn thường gặp gồm Tôi cảm giác hụt hơi (20%), 

Tôi  không  thể  hít  đủ  không  khí  (14%)  có  tần  suất 

gần  tương  tự.  Kết  quả  chúng  tôi  vì  vậy  không  quá khác biệt so với y văn.  

Nhóm  bệnh  tắc  nghẽn  đường  thở  thường 

sử  dụng  các  mô  tả  sau:  Nhịp  thở  tôi  không  sâu  (10,4%); Tôi phải cố gắng để thở (14,54%); Tôi cảm 

thấy  hụt  hơi,  thở  không  nổi  (17,27%),  Không  khí  không  ra  được  hết  (10,9%).  Theo  Caroci(2),  Tôi 

thấy thiếu không khí (19%), Tôi phải ráng, cố gắng  thở  (16%),  Lồng  ngực  tôi  co  thắt  lại  (10%).  Kết 

quả  chúng  tôi  vì  vậy  không  quá  khác  biệt  so  với y văn.  

Nhằm mục đích góp phần phục vụ việc định  hướng  nguyên  nhân  khó  thở  do  tim  hoặc  do  phổi, chúng tôi phân tích, khảo sát bảng câu hỏi  theo 2 nhóm bệnh tim mạch và bệnh hô hấp (mà  chủ  yếu  là  bệnh  phổi  có  tắc  nghẽn  đường  dẫn  khí  bao  gồm  COPD  và  hen).  Khác  biệt  có  ý  nghĩa giữa hai nhóm là mô tả ”không khí không 

ra hết được”, đa số gặp ở nhóm bệnh phổi, copd  hay hen, do đặc điểm bệnh phổi tắc nghẽn hay  hen  vào  cơn  cấp  có  tình  trạng  ứ  khí,  tắc  nghẽn  khí  đạo.  Độ  đặc  hiệu  của  trả  lời  này  khá  cao  (98%) nhưng độ nhạy kém 25%. Hệ quả là trên 

lâm sàng nếu bệnh nhân chọn Không khí không ra 

được hết thì phần nhiều bệnh nhân có tắc nghẽn 

thở  ra  do  hen  hoặc  COPD  hơn  là  suy  tim.  Nhưng nếu bệnh  nhân  không  chọn  cách  trả  lời  này thì không kết luận được gì. Các kiểu mô tả  khác  không  khác  biệt  có  ý  nghĩa  giữa  2  nhóm 

Trang 6

suy  tim  và  hen/COPD.  Các  tác  giả  nước  ngoài 

thường  mô  tả  cảm  giác  ngộp  như  ngộp  nước 

thường liên quan đến phù phổi cấp; kết quả này 

không  lặp  lại  trong  kết  quả  bảng  câu  hỏi  cũng 

như khi bn tự mô tả kiểu khó thở. Các khác biệt 

này  có  thể  do  văn  hóa  hoặc  do  số  bệnh  nhân 

phù phổi cấp còn ít.  

Bước đầu khảo sát các kiểu mô tả khó thở riêng 

của người Việt 

Chúng tôi cũng thống kê các mô tả riêng của 

bệnh  nhân  như  Caroci  và  cs  (2)  thực  hiện  ở  cả 

hai nhóm suy tim và bệnh tắc nghẽn đường thở 

nhỏ (hen/COPD). Nhưng tần suất bệnh nhân tự 

trả  lời  là  thấp  (60‐65%)  so  với  việc  tất  cả  bệnh 

nhân  có  thể  chọn  đến  3  lựa  chọn  trả  lời  theo 

hướng  dẫn  của  bảng  câu  hỏi.  Hiếm  bệnh  nhân 

(<5%)  kể  hơn  một  mô  tả.  Các  kiểu  mô  tả  riêng 

này thường đơn giản hơn là các kiểu mô tả theo 

bảng câu hỏi: chỉ gồm 6 cách trả  lời  thay  vì  15. 

Tuy  nhiên,  không  thể  nói  kết  quả  này  không 

chính xác. Một trong các kiểu mô tả khó thở rất 

thường gặp ở phòng khám Thở lấy hơi lên không 

do bệnh tim phổi thực thể cũng không gặp trong 

các  lựa  chọn  này.  Rõ  ràng  là  các  bệnh  nhân 

người  Việt  đến  vì  khó  thở  cấp  có  các  lựa  chọn 

mô tả khó thở riêng tương tự Han(4). Sự khác biệt 

về số lượng các trả lời khi so sánh giữa bảng câu 

hỏi  và  việc  bn  tự  trả  lời  có  thể  thể  hiện  là  các 

bệnh nhân có thể gặp khó khăn khi cần phải tìm 

từ để mô tả cảm giác khó thở hoặc do đặc điểm 

văn  hóa  người  Việt  khác  người  da  trắng(4,11,12,3). 

Chúng  tôi  chưa  có  điều  kiện  so  sánh  trình  độ 

học vấn của các bn chúng tôi với các nghiên cứu 

khác trong y văn biết rằng điều này cũng có thể 

có ảnh hưởng quan trọng đến kết quả(4,11,12,3).  

Mặc  dầu  có  đến  47  bệnh  nhân  được  chẩn 

đoán hen/COPD không bệnh nhân nào tự mô tả 

khó  thở  ra!  Điều  này  rất  khác  biệt  với  kỳ  vọng 

của  nhà  nghiên  cứu.  Trong  khi  nếu  dựa  vào 

bảng  câu  hỏi,  có  đến  25%  bn  hen/COPD  lựa 

chọn  Không  khí  không  ra  được  hết.  Điều  này  thể 

hiện giá trị quan trọng của bảng câu hỏi. Có thể 

bảng câu hỏi giúp nhắc bệnh nhân một lựa chọn 

trả  lời  thực  tế  mà  các  kinh  nghiệm  hoặc  các  từ 

mô  tả  thông  dụng  ít  được  đề  cập  đến(4,11).  Thở 

không thông thường gặp hơn một cách có ý nghĩa 

ở  bn  suy  tim  và  Không có không khí  thường  gặp 

hơn  có  ý  nghĩa  ở  bn  hen/COPD.  Kết  quả  này  không được lặp lại và khó so sánh với bảng câu  hỏi  được  phiên  dịch  tương  tự  Teixeira  (11,12).  Chúng  tôi  đã  thử  tìm  hiểu  liệu  một  trong  hai  cách  trả  lời  trên  có  cách  nào  trùng  khớp  hoàn  toàn một trong các cách trả lời của bảng câu hỏi  nhưng không thấy. Chúng tôi cho rằng cần tìm  thêm  mối  tương  quan  giữa  hai  cách  trả  lời  này  với các câu trả lời được phiên dịch ở nhóm bệnh  nhân lớn hơn. Việc hầu hết các lựa chọn trả lời  của các bảng câu hỏi không có tính phân biệt hai  loại chẩn đoán trong khi y văn có gợi ý hoặc sự  khác biệt về văn hóa, hoặc việc phiên dịch bảng  câu hỏi còn khiếm khuyết(11,12). Một hạn chế khác 

là đề tài chỉ dừng laị mô tả và so sánh riêng từng  kiểu  mô  tả  khó  thở  của  Simon  và  cộng  sự(9,10),  chưa có mô tả thống kê cụm như các nghiên cứu  trên  thế  giới(3,8,6).  Vì  vậy,  nếu  tiến  hành  nghiên  cứu ở cỡ mẫu lớn hơn, chọn toàn bộ bệnh nhân  khó thở cấp vào nghiên cứu và phân tích cụm có  thể sẽ giải quyết được các mâu thuẫn chưa giải  quyết được trong nghiên cứu này.  

KẾT LUẬN 

Suy tim, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen 

là  các  bệnh  gây  khó  thở  cấp  thường  gặp  nhất.  Tiếp cận khó thở qua một bảng câu hỏi với các  kiểu mô tả sẵn có là khả thi và cần thiết. Kiểu mô 

tả Không khí không ra được hết ở nhóm bệnh nhân 

hen/COPD  cao  hơn  nhóm  suy  tim  và  sự  khác  biệt có ý nghĩa. Kết quả này chỉ phát hiện được  nhờ bảng câu hỏi mà không phát hiện được khi  yêu  cầu  bệnh  nhân  tự  mô  tả  cảm  giác  khó  thở.  Một  khi  bệnh  nhân  mô  tả  khó  thở  theo  kiểu 

Không khí không ra được hết  thì  chẩn  đoán  phần 

nhiều  là  bệnh  lý  tắc  nghẽn  đường  thở  ra  mà  không phải là suy tim.  

TÀI LIỆU THAM KHẢO 

1 de  Souza  AC,  RN,  MSN  et  al,  Descriptors  of  dyspnea  by  patients  with  chronic  obstructive  pulmonary  disease  versus  congestive heart failure, Heart&lung 2004:33:102‐10 

2 Caroci  A,  lareau  S.  Descriptors  of  dyspneaby  patients  with  chronic  obstructive  pulmonary  disease  versus  congestive  heart failure. Heart Lung 2004; 33(2):102‐10 

Trang 7

3 Elliot  MW,  Adams  L,  Cockcroft  A,  et  al.  The  language 

ofbreathlessness:  use  of  verbal  descriptors  by  patients 

withcardiopulmonary  disease.  Am  Rev  Respir  Dis  1991; 

144:826 –832  

4 Han J,  Zhu Y ,  Li S ,  Chen X ,  Put C ,  Van de Woestijne KP ,  Van 

diagnostic specificities. Chest  2005 Jun;127(6):1942‐51. 

5 Lương  Thị  Thuận,  Lê  Thị  Tuyết  Lan.  Khảo  sát  một  số  đặc 

điểm hen suyễn dạng khó thở tại Bệnh viện Đại học Y‐ Dược 

bản của Số 1: Chuyên đề Nội khoa) tr. 198‐202 

6 Mahler  DA,  Harver  A,  Lentine  T,  et  al.  Descriptors  of 

breathlessness  in  cardiorespiratory  diseases.  Am  J  Respir 

CritCare Med 1996; 154:1357–1363 

7 Nguyễn Ngọc Phương Thư, Lê Thị Tuyết Lan (2005), ʺKhảo 

sát  sự  tương  quan  giữa  mức  độ  khó  thở  và  FEV1  với  chất 

lượng cuộc sống ở bệnh nhân Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tínhʺ. 

Y học TP.HCM 2005; Tập 9 ( Phụ bản của Số 1: Chuyên đề Nội 

khoa) tr. 11‐15 

8 Scano  G,  Stendaridi,  Grazzini  M.  Understandig  dyspnea  by 

its language. Eur Respir J. 2005;25:380‐85 

9 Simon  PM,  Schwartzstein  RM,  Weiss  JW,  et  al. 

Distinguishable  sensations  of  breathlessness  induced  in 

normal volunteers, AmRev Respir Dis. 1989:140:1021‐27 

10 Simon  PM,  Schwartzstein  RM,  Weiss  JW,  et  al. 

Distinguishable types of dyspnea in patients with shortness of 

breath. AmRev Respir Dis 1990; 142:1009 –1014 

11 Teixeira  CA ,  Rodrigues  J únior  AL ,  Straccia  LC ,  Vianna  Edos 

S Silva  GA ,  Martinez  JA   Dyspnea  descriptors  translated  from English to Portuguese: application in obese patients and 

in  patients  with  cardiorespiratory  diseases. 

J Bras Pneumol  2011 Jul‐Aug;37(4):455‐63. 

12 Teixeira  CA ,  Rodrigues  J únior  AL ,  Straccia  LC ,  Vianna  Edos 

S Silva  GA ,  Martinez  JA   Dyspnea  descriptors  developed  in  Brazil:  application  in  obese  patients  and  in  patients  with  cardiorespiratory  diseases.  J Bras Pneumol  2011 Jul‐ Aug;37(4):446‐54. 

13 Trần  Ngọc  Thái  Hòa,  Trần  Văn  Ngọc.  Vai  Trò  Nt‐PROBNP  (N‐Terminal Pro B Type Natriuretic Peptide) trong chẩn đoán  khó  thở  cấp.  Y  Học  TP  Hồ  Chí  Minh  2011;15(phụ  bản  số  1,  chuyên đề hội nghị khoa học ĐHYD):324‐330 

14 Vũ  Trần  Thiên  Quân,  Nguyễn  Thị  Lệ,  Lê  Thị  Tuyết  Lan.  Nguyên  nhân  khó  thở  ngoài  hen  và  COPD  đến  khám  tại  trung Tâm Chăm Sóc Hô hấp Bệnh viện Đại học Y dược.  Y  Học  TP.  Hồ  Chí  Minh  2012;  Tập  16  (  Phụ  bản  của  Số  1: 

Chuyên đề Nội khoa) tr. 71‐75 

 

 

Ngày đăng: 04/09/2016, 12:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w