Do đó bài viết này sẽ có 2 phần, phần đầu sẽ trao đổi về việc lựa chọn học kế toán hay kiểm toán… Bài viết này thực sự cũng chỉ là cảm quan cá nhân của mình chứ không phải là chân lý, cũ
Trang 1Lựa chọn đầu đời “Kế toán hay kiểm
toán” – phần 1
Bài viết này dành cho 2 đối tượng chính, đó là các tân sinh viên chuẩn bị khăn gói, quả mướp lên thành phố thực hiện ước mơ học đại học và đối tượng thứ 2 là các bạn cựu sinh viên chuẩn bị ra trường Do đó bài viết này sẽ có 2 phần, phần đầu sẽ trao đổi về việc lựa chọn học kế toán hay kiểm toán…
Bài viết này thực sự cũng chỉ là cảm quan cá nhân của mình chứ không phải là chân lý, cũng chưa được kiểm chứng về dài hạn, vì vậy mình sẽ không kết luận đâu là đúng hay sai mà chỉ đưa ra các vấn đề được và mất của mỗi nghề khác nhau
Lựa chọn đầu đời “Kế toán hay kiểm toán”
Lần đầu tôi gặp phải lựa chọn này là lúc tôi nhập học vào khoa Kế toán – Học Viện Tài Chínhcách đây 6 năm, tôi đã phải gặp phải lựa chọn như thế Khi ấy tôi nhập học đủ
điều kiện học cả kế toánvà kiểm toán, tôi phải lựa chọn chuyên ngành ngay khi vào
học, không giống một số trường học 2-3 năm cơ bản rồi mới phải chọn chuyên ngành thì Tài chính hay KTQD đã chia chuyên ngành ngay từ lúc nhập học dựa vào 2 tiêu chí chính là điểm và lựa chọn của sinh viên
Thực sự lúc đó tôi cũng khá phân vân vì cơ bản bố mẹ hay anh chị không làm trong lĩnh vực kế toán -kiểm toán, cũng không biết 2 ngành này khác nhau như thế nào? Nên lựa chọn ngành nào cho phù hợp sau này (dễ xin việc, thu nhập cao, kiến thức tích lũy tốt) Tôi có quen một bà chị họ xa cũng từng học “Tài chính Doanh nghiệp” của Học Viện Tài Chính, và tôi nhận được câu trả lời vu vơ là ” Kiểm toán nó cũng được học kế toán, rồi nó lại được học cả kiểm toán, nói chung kiểm học nhiều hơn, nếu được chọn thì cứ chọn kiểm đi, học nhiều hơn =))”
Thực sự thì mục tiêu lúc tôi lựa chọn thi vào cái trường này là kế toán chứ không phải
là kiểm toán, cơ mà khi nghe đến kiểm toán lại có vẻ oai vãi Con trai ai đời lại đi học kế toán, kiểm toán nó mới oai, sau này ra làm kiểm toán viên đầy nam tính, thét ra lửa, có
vẻ như là một ngành khá oai… Tôi dành 1 buổi lên mạng, la liếm các diễn đàn trường, nghề nghiệp để xem xét và đưa ra lựa chọn cho riêng mình… cuối cùng tôi chọn học
Kế toán
Trang 2Đấy là lựa chọn của tôi, không đúng cũng chẳng sai, đơn giản nó chỉ là lựa chọn mà thôi mà đến giờ tôi cũng chẳng hiểu sao lại lựa chọn vậy Tôi xin được review vài điểm chính của 2 chuyên ngành để so sánh thôi chứ chẳng quy kết gì…
Kiến thức môn học chuyên ngành kế toán
và kiểm toán
Về cơ bản không chỉ HVTC mà mình nghĩ mọi trường khác đào tạo thì Kế toán và Kiểm toán sẽ có cùng số tín chỉ đào tạo toàn khóa, điều đó chứng minh không phải kiểm toán học nhiều hơn kế toán, số chương trình là giống nhau Môn chuyên ngành của Kế toán
là kế toán, còn Chuyên ngành của kiểm toán là cả Kế toán và kiểm toán :)) Kế toán cũng được học kiến thức cơ bản Kiểm toán và chuyên sâu kế toán (Kế toán 1,2,3,4 và một số môn kế toán đặc thù) còn Kiểm toán cũng học Kế toán 1,2 và các môn chuyên ngành kiểm toán
Chốt lại là đều học như nhau, 1 bên được học kỹ kế toán hơn còn 1 bên là được học cả
kế toán cơ bản lẫn kiến thức kiểm toán Tuy nhiên mình cũng phải nói khách quan là kiến thức kế toán phần chuyên sâu thiên về hợp nhất báo cáo tài chính mà cái này thì chẳng phải ra trường bạn được tiếp cận ngay, mà để lâu thì cũng nguội Còn kiến thức kiểm toán chuyên ngành thì…cũng có vẻ không ổn lắm, chỉ là học cưỡi ngựa xem hoa, chỉ thiên nhiều về lý thuyết và cách xử lý kế toán mà các thủ tục kiểm toán cũng ít được
đề cập nên cũng sẽ bỡ ngỡ sau khi ra trường làm công tác kiểm toán
Thực tế là tỉ lệ chọi của 1 công việc tốt khi ra trường sẽ lớn hơn rất nhiều so với thi đại học, bạn không cho mình lợi thế cạnh tranh (những lợi thế vượt trội so với các ứng viên khác) thì sẽ rất khó cho bạn có một công việc tốt mà bi quan hơn là thất nghiệp dài hạn
dù bạn học trường top trừ khi bạn quá đẹp trai :) Do đó đừng có chỉ có học trên giảng đường, hãy học những người thành công trong nghề, xin họ những lời khuyên và …học hành bên ngoài nhiều vào (Kỹ năng mềm, tiếng anh, tiếng nhật, kiến thức chuyên
ngành ACCA, CMA, CIA cũng tiếp cận dần đi không phí đâu)
Nếu bạn có điều kiện thì hãy tiếp cận các chương trình chuyên ngành quốc tế luôn đi, sau này bạn chỉ cần vài tháng lương là hồi vốn rồi…
Trang 3Cơ hội nghề nghiệp kế toán và kiểm toán
Cái này mình đã được trải nghiệm thực sự vì mình đã ra trường được 1 thời gian, làm kiểm có, kế có nên mình cũng hiểu về thị trường tuyển dụng, sẽ gần như không có sự phân biệt quá nhiều về chuyên ngành bạn học là kế toán hay kiểm toán, đôi khi kiểm toán lại bó hẹp hơn về suy nghĩ việc làm, các bạn kiểm toán cứ nghĩ mình phải đâm đầu sống chết làm ở 1 công ty kiểm toán cho dù nó chỉ là một công ty kiểm toán cỡ nhỏ, việc nhiều với mức lương không hề cao mà đâu biết nếu bạn mở rộng tư duy ra có thể bạn đang làm 1 kế toán nhiều tiềm năng ở một công ty có tiếng với mức thu nhập cao Về cơ bản mình đánh giá là các bạn kế toán sẽ thuận lợi hơn trong việc tìm kiếm công việc do có nhiều sự lựa chọn hơn và thoáng hơn trong cái tâm lý việc đúng
chuyên ngành
Thực ra khi mình ra trường thì rất nhiều người bạn của mình học kiểm xong không thể xin được một công việc tại 1 công ty kiểm toán lại quay lại làm kế toán, trước đây các bạn tâm lý làm kiểm toán nên thường không tập trung quá vào kế toán dẫn đến kiến thức kế toán cơ bản bạn bị hổng trong khi kiến thức kế toán là cốt lõi của các nghề kế toán và kiểm toán
Cũng có rất nhiều bạn kế toán lại bắt đầu nghề nghiệp tại một công ty kiểm toán Big4
và cũng gần như không có rào cản nào trong lĩnh vực kiểm toán ( các nhà tuyển dụng không quá quan tâm bạn có kiến thức kiểm toán lắm mà thực sự cốt lõi là kiến thức kế toán, còn quy trình kiểm toán thì vào rồi học:)
Vì thế bạn có học chuyên ngành nào thì thứ cốt lõi nhất bạn phải siêu đó là kiến thức kế toán, còn các vấn đề khác là đơn giản và bạn có thể học sau
Việc bạn học kế toán hay kiểm toán không quan trọng bằng việc bạn định hướng trong quá trình học đại học, bạn sẽ có 4 năm để nghiên cứu và lựa chọn xem mình hợp với nghề nào Các bạn đừng quá bó buộc vào tâm lý đúng chuyên ngành, vì quyền lựa chọn là do mình chứ không ai khác!!!
Lựa chọn nghề nghiệp do bạn quyết định
Mình biết chuyên ngành kiểm toán điểm đầu vào sẽ thường cao hơn chuyên ngành kế toán 1-2 điểm, nếu bạn muốn định hướng sau này làm kiểm toán mà không đủ điểm để
Trang 4học chuyên ngành kiểm toán thì bạn hoàn toàn có thể theo đuổi ước mơ kiểm toán mà không hề kém cạnh so với các bạn khác
Nếu bạn quyết tâm thử sức với một công ty kiểm toán, mình khuyên bạn từ hôm nay hãy học tiếng anh đi, rồi nếu có điều kiện thì năm 2-3 tiếp cận ACCA, hay các lớp kế toán tài chính bằng tiếng anh dần đi, học tốt kiến thức kế toán, thuế và tham gia các cuộc thi của bọn Big4 kiểm toán tổ chức để làm quen dần với môi trường đi Đến năm 4 chú ý đến tin tuyển dụng, viết 1 CV đẹp và vận dụng kiến thức chuyên ngành, tiếng anh của mình là hoàn toàn có thể ghi tên mình vào 1 Hãng kiểm toán hàng đầu rồi (Ngoài ra bạn đẹp trai, xinh gái thì càng tốt)
Còn nếu mục tiêu của bạn là kế toán viên, trông có vẻ nhàn hơn nhưng nói thật là đường bạn đi sẽ dài hơi, trông gai hơn mấy bạn làm kiểm toán đấy Vì quả thực kế toán
ưu tiên nhiều về người có kinh nghiệm, mà muốn có kinh nghiệm lại phải đi làm,không
ai tuyển thì lấy đâu ra kinh nghiệm, sẽ rất may mắn nếu bạn bắt đầu ở 1 công ty lớn, chuyên nghiệp với mức thu nhập tốt, nếu không hãy cố gắng từ từ bắt đầu với 1 đơn vị nhỏ hơn, bạn hiểu quy trình bạn sẽ có thể chuyển sang 1 đơn vị ok hơn
Chốt lại là: Nếu con trai thì học gì cũng được, học kiểm thì đỡ tủi thân hơn vì lớp kế ít nam lắm nhưng cái bạn cần giỏi không phải mấy môn kiểm đâu mà là chính mấy môn
kế toán đấy, còn con gái nếu nhờ mình tư vấn thì mình vẫn cứ bảo bạn ý chọn kế toán, sau này làm kiểm cũng hoàn toàn bình thường, còn có làm kế toán thì lại càng đúng chuyên ngành, con gái cũng không nên ham hố nhiều, cá tính thì hay ham kiểm, chứ kiểu hiền hiền muốn ổn định thì nên xem xét xem có ăn bờ, ngủ bụi được không nhé :))
Ở phần 2 mình sẽ chia sẻ sự lựa chọn khi vừa ra trường, một lựa chọn nghiệt ngã và ảnh hưởng lớn đến tương lai của bạn.