On tap 12

15 533 2
On tap 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Theo quan điểm hiện đại, nội dung nào sau đây không phải là vai trò của giao phối? A. Giao phối phát tán các đột biến trong quần thể. B. Giao phối tạo ra biến dị tổ hợp vô cùng phong phú. C. Giao phối làm mất cân bằng tỷ lệ sinh – tử. D. Qua giao phối các gen lặn có cơ hội gặp nhau tạo nên thể đột biến. [<br>] Hình thành loài mới bằng con đường địa lý là phương thức thường gặp ở : A. thực vật và động vật. B. chỉ có ở thực vật bậc cao. C. chỉ có ở động vật bậc cao. D. vi khuẩn và tảo lam. [<br>] Năng lượng cần thiết cho mọi cơ thể sống trong các hệ sinh thái trên trái đất đều có nguồn gốc tận cùng từ : A. ánh sáng mặt trời. B. các hoạt động sống của sinh vật tạo ra. C. nhiệt lượng của trái đất. D. các hoạt động phân giải của vi sinh vật. [<br>] Nhân tố quyết định sự tiến hóa của loài người và xã hội loài người là nhân tố : A. vô sinh. B. hữu sinh C. vô sinh và hữu sinh. D. xã hội. [<br>] Các nhân tố tiến hóa theo quan niệm hiện đại gồm: A. Đột biến, giao phối, di nhập gen, phân li tính trạng. B. Biến dị tổ hợp, giao phối, chọn lọc tự nhiên. C. Đột biến, giao phối, chọn lọc tự nhiên và các cơ chế cách li. D. Biến dị cá thể, giao phối, phân li tính trạng. [<br>] Hiện tượng nào sau đây minh họa cho mối quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể? A. Vào mùa sinh sản, các cá thể đực đánh nhau để dành con cái. B. Trong bụng mẹ, cá mập nở trước sẽ ăn trứng chưa nở và phôi nở sau. C. Ong, kiến, mối sống thành xã hội theo kiểu mẫu hệ. D. Hiện tượng ký sinh cùng loài của loài cá sống ở nơi nguồn thức ăn hạn hẹp. [<br>] Trong các nhóm sinh vật sau đây, nhóm nào không phải là quần thể? A. Cá chép trong ao. B. Các cây ở ven hồ. C. Những khóm tre trong làng. D. Đàn voọc mông trắng ở khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long, Ninh Bình. [<br>] Hiện tượng nào sau đây thích nghi kiểu gen? A. Người sống ở vùng biển khi chuyển lên núi cao thì số lượng hồng cầu tăng. B. Con bọ que sống trên thân cây có thân hình như cành cây khô. C. Nhiều loài cây rụng lá vào mùa thu – đông. D. Các loài thú Bắc cực vào mùa đông có lông dày, màu trắng, nhưng vào mùa hè thì lại có bộ lông thưa, màu nâu vàng. [<br>] Ở các loài thú hoang, các cá thể thường có kiểu phân bố : A. ngẫu nhiên. B. đồng đều. C. theo đàn. D. tùy thuộc vùng địa lý. [<br>] ÔN TẬP THI HỌC KỲ 2 1 Kết quả của chọn lọc tự nhiên theo Đacuyn là : A. xuất hiện các biến dị cá thể qua quá trình sinh sản. B. phân hóa khả năng sống giữa các cá thể. C. sự sống sót của những cá thể thích nghi nhất. D. trực tiếp dẫn đến sự hình thành các loài mới. [<br>] Nhịp sinh học biểu thị các hoạt động của sinh vật diễn ra : A. theo chu kỳ. B. ở tất cả các loài động vật và thực vật. C. không theo chu kỳ nào. D. chỉ có ở động vật bậc cao. [<br>] Khi đề cập đến vai trò của biến dị trong chọn giống và tiến hóa, Đacuyn cho rằng : A. biến dị cá thể là nguyên liệu chính của chọn lọc tự nhiên. B. chỉ có những biến dị xác định mới là nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên. C. chỉ có những biến dị không xác định mới là nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên. D. biến dị là nhân tố chính trong sự hình thành đặc điểm thích nghi của sinh vật. [<br>] Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố định hướng cho sự tiến hóa của sinh giới là : A. quá trình đột biến. B. quá trình chọn lọc tự nhiên. C. quá trình giao phối. D. các cơ chế cách ly. [<br>] Phát biểu nào sau đây không đúng về quá trình hình thành loài mới bằng con đường địa lý? A. Trong những điều kiện địa lý khác nhau, chọn lọc tự nhiên đã tích lũy các đột biến và biến dị tổ hợp theo những hướng khác nhau dần dần hình thành loài mới. B. Điều kiện địa lý trực tiếp gây ra những biến đổi trên cơ thể sinh vật, từ đó tạo ra loài mới. C. Hình thành loài mới bằng con đường địa lý thường gặp ở những sinh vật có khả năng di động xa. D. Cách ly địa lý là nhân tố tạo điều kiện cho sự phân hóa trong loài. [<br>] Đối với thực vật và động vật ở các loài sinh sản hữu tính, để phân biệt hai loài khác nhau trong tự nhiên cần đặc biệt chú ý đến tiêu chuẩn : A. hình thái. B. địa lý – sinh thái. C. sinh lý – hóa sinh. D. di truyền. [<br>] Cấu trúc tuổi của một quần thể có dạng hình tháp, đáy rộng cho thấy quần thể này thuộc loại : A. đang tăng trưởng nhanh. B. đang ổn định. C. đang bắt đầu suy thoái. D. bị hạn chế bởi một số yếu tố môi trường. [<br>] Chiều hướng tiến hóa cơ bản nhất của sinh vật là A. ngày càng đa dạng và phong phú. B. tổ chức ngày càng cao. C. thích nghi ngày càng hợp lý. D. số lượng cá thể ngày càng nhiều. [<br>] Theo Đacuyn, chọn lọc tự nhiên đã tác động chủ yếu ở cấp độ A. quần thể. B. loài. C. cá thể. D. quần xã. [<br>] Kết quả sự chọn lọc tự nhiên theo Đacuyn là A. phân hóa khả năng sinh sản giữa các cá thể trong loài. B. sự sống sót của các kiểu gen khác nhau trong quần thể. C. hình thành các loài mới từ một nguồn gốc chung. D. sự sống sót của các cá thể thích nghi nhất. ÔN TẬP THI HỌC KỲ 2 2 [<br>] Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nguyên liệu cho sự chọn lọc tự nhiên là A. đột biến và biến dị tổ hợp. B. tất cả các biến dị cá thể. C. chỉ có các đột biến xảy ra trong nhân tế bào. D. biến dị không xác định. [<br>] Nhân tố làm tăng cường sự phân hóa kiểu gen trong quần thể là : A. các cơ chế cách ly. B. quá trình đột biến. C. quá trình chọn lọc tự nhiên. D. quá trình giao phối. [<br>] Hệ thống tín hiệu thứ hai phân biệt người với vượn người là A. hoạt động lao động. B. tiếng nói và chữ viết. C. thông tin di truyền mã hóa trên ADN. D. trí nhớ và tư duy. [<br>] Phát biểu nào sau đây không đúng về sự khác nhau giữa người và vượn người ngày nay? A. Vượn người có xương hàm nhỏ, răng nanh kém phát triển, phần sọ lớn hơn phần mặt. B. Tay người có ngón cái lớn và linh hoạt, thích nghi với việc cầm nắm sử dụng công cụ. C. Vượn người có cột sống cong, lồng ngực hẹp theo chiều ngang, xương chậu hẹp. D. Người có cột sống hình chữ S, lồng ngực rộng theo chiều nagng, xương chậu rộng. [<br>] Hiện tượng đồng qui tính trạng là hiện tượng : A. các cá thể thuộc các giống khác nhau của cùng một loài luôn có các tính trạng giống nhau đặc trưng cho loài. B. Các loài có kiểu gen khác nhau, nhưng mang những đặc điểm kiểu hình giống nhau do sống trong những điều kiện môi trường giống nhau hoặc gần giống nhau. C. các quần thể khác nhau bị cách ly bởi các yếu tố địa lý trong một thời gian dài nhưng vẫn giữ được sự tương đồng về hình thái. D. các cá thể trong quần thể mặc dù khác nhau về nhiều chi tiết nhưng vẫn mang những tính trạng đặc trưng cho loài. [<br>] Thực chất tác động của chọn lọc tự nhiên theo quan điểm hiện đại là phân hóa khả năng : A. sống sót giữa các cá thể trong loài. B. thích nghi của các cá thể trong loài. C. sinh sản giữa các quần thể trong loài. D. sinh sản của các kiểu gen khác nhau trong quần thể. [<br>] Hiện tượng các quần thể muỗi có số lượng cá thể nhiều vào các tháng xuân, hè và giảm vào các tháng mùa đông thuộc dạng biến động : A. không theo chu kỳ. B. số lượng bất thường. C. theo chu kỳ mùa. D. theo chu kỳ năm. [<br>] Để xác định mật độ của một quần thể, người ta cần biết số lượng cá thể và A. tỷ lệ sinh và chết của quần thể. B. các yếu tố giới hạn sự tăng trưởng của quần thể. C. diện tích khu vực phân bố của chúng. D. kiểu phân bố của các cá thể trong quần thể. [<br>] Ý (“tổ chức”) nào sau đây thể hiện là một quần thể : A. Tất cả mèo trên một đảo nhỏ và chuột là thức ăn của chúng. B. Tất cả các con mèo sống trên các đảo thuộc một quần đảo. C. Tất cả các con mèo sống trên một đảo nhỏ. D. Tất cả các con mèo có trên trái đất. ÔN TẬP THI HỌC KỲ 2 3 [<br>] Quá trình hình thành đặc điểm thích nghi (kiểu gen) chịu sự tác động của những nhân tố chủ yếu sau : A. 2 nhân tố : đột biến và chọn lọc tự nhiên. B. 3 nhân tố : đột biến, giao phối và chọn lọc tự nhiên. C. 4 nhân tố : đột biến, thường biến, giao phối và chọn lọc tự nhiên. D. 5 nhân tố : đột biến, biến dị tổ hợp, giao phối, chọn lọc tự nhiên và thường biến. [<br>] Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nguyên liệu sơ cấp cho chọn lọc tự nhiên là : A. đột biến NST. B. biến dị di truyền được. C. các biến dị không xác định. D. đột biến gen. [<br>] Nguồn nguyên liệu thứ cấp của chọn lọc tự nhiên là : A. biến dị tổ hợp. B. đột biến gen. C. đột biến nhiễm sắc thể. D. thường biến. [<br>] Ở những loài giao phối, tiêu chuẩn chính để phân biệt hai loài thân thuộc là tiêu chuẩn A. hình thái. B. địa lý, sinh thái. C. sinh lý, sinh hóa. D. di truyền. [<br>] Sự khác nhau về chất lượng trong hoạt động thần kinh của người so với vượn người thể hiện ở A. có một số vùng trên não điều khiển tiếng nói và hiểu tiếng nói. B. não lớn, nhiều khúc cuộn và nếp nhăn, thùy trán rộng. C. phản xạ phong phú, có khả năng làm chủ được bản thân. D. sự phát triển các hệ thống ngôn ngữ và khả năng tư duy trừu tượng. [<br>] Nhóm sinh vật nào sau đây là sinh vật biến nhiệt? A. Cá voi, lưỡng cư, dơi. B. Cá mập, lưỡng cư, bò sát. C. Côn trùng, chim, thú mỏ vịt. D. Cá voi, cá xương, thú có túi. [<br>] Số lượng sinh vật sống trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể được gọi là : A. kích thước của quần thể. B. sức tăng trưởng của quần thể. C. mật độ cá thể của quần thể. D. trạng thái cân bằng của quần thể. [<br>] Kết quả của quá trình tiến hóa nhỏ là : A. loài mới. B. quần thể mới. C. nòi, thứ mới. D. chi, họ mới. [<br>] Những điểm giống nhau giữa người và vượn người chứng tỏ : A. người tiến hóa từ các loài vượn người ngày nay. B. người và vượn người ngày nay là hai nhánh tiến hóa khác nhau. C. người và vượn người có quan hệ di truyền gần gũi. D. quan hệ gần gũi giữa người và các loài động vật có vú. [<br>] Hiện tượng nào sau đây không đúng với khái niệm nhịp sinh học A. Cây ôn đới rụng lá vào mùa đông. B. Dơi ngủ ngày, hoạt động đêm. C. Lá một số cây họ đậu xếp lại khi mặt trời mọc. D. Cây trinh nữ xếp lại khi có va chạm. [<br>] Với phương thức hình thành loài bằng con đường địa lý, điều kiện địa lý có vai trò là nhân tố : A. gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật. ÔN TẬP THI HỌC KỲ 2 4 B. cung cấp nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên. C. chọn lọc những kiểu gen thích nghi. D. tạo nên sự đa dạng về kiểu gen và kiểu hình. [<br>] Cấu tạo của cơ thể người rất giống với thể thức cấu tạo chung của động vật có xương sống, trừ đặc điểm sau : A. mình có lông mao, có vú, đẻ con và nuôi con bằng sữa. B. não nhiều khúc cuộn và nếp nhăn. C. các phần của bộ xương. D. sự sắp xếp của các cơ quan nội tạng [<br>] Nguyên nhân hình thành nhịp sinh học ngày đêm là do : A. sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm. B. yếu tố di truyền qui định. C. sự thay đổi nhịp nhàng giữa ánh sáng và tối của môi trường. D. cấu tạo và đặc tính trao đổi chất của cơ thể sinh vật. [<br>] Trong một hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây là đúng nhất : A. Quần xã phải đa dạng sinh học mới tạo thành lưới thức ăn. B. Phải có nhiều quần thể trong trong quần xã mới tạo thành lưới thức ăn. C. Có nhiều chuỗi thức ăn tạo thành lưới thức ăn. D. Các chuỗi thức ăn có mắc xích chung gọi là lưới thức ăn. [<br>] Đặc điểm nào sau đây không đúng với khái niệm quần thể : A. có khả năng sinh sản. B. Nhóm cá thể cùng loài có lịch sử phát triển chung. C. Vốn gen đặc trưng và tương đối ổn định. D. Tập hợp ngẫu nhiên nhất thời. [<br>] Hình thành loài mới bằng con dường địa lý thường gặp ở : A. thực vật, không gặp ở động vật. B. tất cả các loài sinh vật. C. động vật, không gặp ở thực vật. D. thực vật và động vật ít di động. [<br>] Khi nói về quá trình phát sinh loài người, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Vượn người là tổ tiên trực tiếp của loài người. B. Vượn người ngày nay không phải là tổ tiên trực tiếp của loài người. C. Vượn người ngày nay và người là hai nhánh phát sinh từ một gốc chung. D. Trong nhóm vượn người ngày nay, tinh tinh có quan hệ họ hàng gần với người nhất. [<br>] Phát biểu nào sau đây là đúng về nhịp sinh học? A. Nhịp sinh học là những phản ứng nhịp nhàng của sinh vật với những thay đổi không liên tục của môi trường. B. Nhịp sinh học là những biến đổi của sinh vật khi môi trường thay đổi. C. Nhịp sinh học là những biến đổi của sinh vật với những thay đổi đột ngột của môi trường. D. Nhịp sinh học là những phản ứng nhịp nhàng của sinh vật với những thay đổi có tính chu kỳ của môi trường. [<br>] Nhóm sinh vật nào sau đây không phải là một quần thể? A. Các cây cọ sống trên một quả đồi. B. Các con chim sống trong một khu rừng. C. Các con voi sống trong rừng Tây Nguyên. ÔN TẬP THI HỌC KỲ 2 5 D. Các con cá chép sống trong một cái hồ. [<br>] Trong nhóm vượn người ngày nay, loài có quan hệ gần gũi nhất với người là : A. tinh tinh. B. đười ươi. C. gôrila. D. vượn. [<br>] Quần thể nào sau đây đã đạt trạng thái cân bằng di truyền? A. 0,64 AA : 0,32 Aa : 0,04 aa. B. 0,7 AA : 0,2 Aa : 0,1 aa. C. 0,4 AA : 0,4 Aa : 0,2 aa. D. 0,6 AA : 0,2 Aa : 0,2 aa. [<br>] Trong một cái ao, kiểu quan hệ có thể xảy ra giữa hai loài cá có cùng nhu cầu thức ăn là : A. ức chế cảm nhiễm. B. ký sinh. C. cạnh tranh. D. vật ăn thịt – con mồi. [<br>] Tập hợp sinh vật nào dưới đây được xem là một quần thể giao phối? A. Những con mối sống trong một tổ mối. B. Những con gà trống và gà mái nhốt ở một góc chợ. C. Những con ong thợ lấy mật ở một vườn hoa. D. Những con cá sống trong cùng một cái hồ. [<br>] Theo quan niệm hiện đại, trong giai đoạn vượn người hóa thạch chuyển sang dạng người tối cổ, nhân tố đóng vai trò chủ đạo là : A. nhân tố sinh học. B. nhân tố xã hội. C. môi trường sống. D. đột biến. [<br>] Dạng thích nghi nào sau đây là thích nghi kiểu hình? A. Con bọ lá có hình dạng, màu sắc giống với lá cây. B. Con bọ que có thân và các chi giống cái que. C. Sâu ăn lá rau có màu xanh lục. D. Con tắc kè hoa thay đổi màu sắc theo nền môi trường. [<br>] Trong một hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây là đúng nhất? A. Quần xã phải đa dạng sinh học mới tạo thành lưới thức ăn. B. Phải có nhiều quần thể trong quần xã mới tạo thành lưới thức ăn. C. Có nhiều chuỗi thức ăn tạo thành lưới thức ăn. D. Các chuỗi thức ăn có mắc xích chung gọi là lưới thức ăn. [<br>] Nguyên nhân hình thành nhịp sinh học ngày đêm là do : A. sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm. B. sự thay đổi nhịp nhàng giữa ánh sáng và tối của môi trường. C. yếu tố di truyền quy định. D. cấu tạo và đặc tính trao đổi chất của cơ thể sinh vật. [<br>] Để phân biệt nhóm loài ưu thế, nhóm loài thứ yếu, nhóm loài ngẫu nhiên trong quần xã sinh vật người ta dựa vào : A. vai trò của các nhóm loài trong quần xã. B. số lượng cá thể của các nhóm loài khác trong quần xã. D. sự phân bố của các nhóm loài trong quần xã. [<br>] Nhịp sinh học biểu thị các hoạt động của sinh vật diễn ra : ÔN TẬP THI HỌC KỲ 2 6 A. theo chu kỳ. B. không theo chu kỳ. C. ở tất cả các loài động vật và thực vật. D. chỉ có ở động vật bậc cao. [<br>] Điểm sai khác cơ bản về chất lượng trong hoạt động thần kinh của người so với vượn người là A. sự phát triển các hệ thống ngôn ngữ và khả năng tư duy trừu tượng. B. khả năng phản xạ nhanh nhạy, chính xác. C. khả năng hình thành phản xạ có điều kiện trong đời sống cá thể. D. khả năng biểu lộ tình cảm vui buồn, giận dữ. [<br>] Trong một quần thể ngẫu phối có tỉ lệ các alen là 0,7 A : 0,3 a. Cấu trúc di truyền của quẩn thể ở trạng thái cân bằng di truyền là : A. 0,49 AA : 0,42 Aa : 0,09 aa. B. 0,01 AA : 0,58 Aa : 0,41 aa. C. 0,09AA :: 0,42 Aa : 0,49 aa. D. 0,41 AA : 0,58 Aa : 0,01 aa. [<br>] Theo thuyết tiến hóa hiện đại, sự phát sinh loài người trải qua các giai đoạn sau : A. người vượn vượn người người cổ người hiện đại. B. vượn người người cổ người vượn người hiện đại. C. vượn người người vượn người cổ người hiện đại. D. người vượn vượn người người cận đại người hiện đại. [<br>] Tiêu chuẩn nào là quan trọng nhất để phân biệt hai loài giao phối có quan hệ thân thuộc : A. tiêu chuẩn di truyền. B . tiêu chuẩn sinh lý – hóa. C. tiêu chuẩn hình thái. D. tiêu chuẩn địa lý – sinh thái. Đơn vị tổ chức cơ sở của loài trong thiên nhiên là : A. nòi địa lý. B. nòi sinh thái. C. nòi sinh học. D. quần thể. Trong các chiều hướng tiến hóa của sinh giới, chiều hướng nào là cơ bản nhất : A. thích nghi ngày càng hợp lý. B. tổ chức ngày càng cao. C. ngày càng đa dạng và phong phú. D. B và C đúng. [<br>] Quá trình giao phối có tác dụng: A. làm cho đột biến được phát tán trong quần thể. B. tạo ra vô số dạng biến dị tổ hợp. C. trung hòa tính có hại của đột biến. D. tất cả đều đúng. [<br>] Nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hóa là: A. đột biến nhiễm sắc thể. B . thường biến. C. biến dị tổ hợp. D. đột biến gen. [<br>] Dạng cách ly nào đánh dấu sự hình thành loài mới: A. cách ly sinh sản. B. cách ly địa lý. C. cách ly sinh thái. D. cách li di truyền. [<br>] Tiêu chuẩn nào là quan trọng nhất để phân biệt các loài vi khuẩn có quan hệ thân thuộc: A. tiêu chuẩn hóa sinh. B. tiêu chuẩn hình thái. ÔN TẬP THI HỌC KỲ 2 7 C. tiêu chuẩn địa lý - sinh thái. D. tiêu chuẩn di truyền. [<br>] Nhóm quần thể ký sinh trên loài vật chủ xác định hoặc trên những phần khác nhau của cơ thể vật chủ gọi là: A. nòi địa lý. B. nòi sinh thái. C. nòi sinh học. D. quần thể tự phối. Đối với từng gen riêng rẽ thì tần số đột biến tự nhiên trung bình là: A. 10 -6 . B. 10 -4 . C. 10 -2 đến 10 -4 . D. 10 -6 đến 10 -4 . [<br>] Các quần thể hay nhóm quần thể của loài có thể phân bố gián đoạn hay liên tục tạo thành: A. các quần thể tự phối. B. các quần thể giao phối. C. các nòi. D. các chi. [<br>] Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hoá là phương thức thường được thấy ở: A. thực vật. B. động vật. C. động vật ít di động. D. động vật ký sinh. [<br>] Đồng quy tính trạng tạo ra : A. các nòi sinh vật khác nhau thuộc cùng một loài nhưng có kiểu hình tương tự. B. một số nhóm sinh vật có kiểu hình tương tự nhưng thuộc những nguồn gốc khác nhau, thuộc những nhóm phân loại khác nhau. C. tiến hoá diễn ra theo hướng phân li, tạo thành những nhóm khác nhau nhưng có chung nguồn gốc. D. sinh vật vẫn giữ nguyên tổ chức nguyên thủy của chúng trong quá trình tiến hóa. [<br>] Đóng góp quan trọng nhất của học thuyết Đacuyn là : A. đề xuất khái niệm biến dị , nêu lên tính vô hướng của biến dị. B. phát hiện vai trò sáng tạo của chọn lọc nhân tạo và chọn lọc tự nhiên. C. giải thích sự thành công hợp lí tương đối của các đặc điểm thích nghi D. phân tích được nguyên nhân phát sinh và cơ chế di truyền các đột biến. [<br>] Trong tiến hóa hiện đại,đơn vị tiến hóa cơ sở của các loài giao phối là : A. cá thể. B. quần thể. C. loài. D. chi. [<br>] Vai trò chủ yếu của chọn lọc tự nhiên trong tiến hóa nhỏ là : A. phân hóa khả năng sống sót của các cá thể thích nghi nhất. B. phân hóa khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể. C. định hướng quá trình tích luỹ biến dị. D. qui định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể. [<br>] Hiện tượng từ dạng tổ tiên ban đầu tạo ra nhiều dạng mới khác nhau và khác tổ tiên ban đầu gọi là : A. chuyển hoá tính trạng. B. phân ly tính trạng. C. biến đổi tính trạng. D. phát sinh tính trạng. [<br>] Trong quần thể giao phối tự do có 2 alen A và a, kiểu gen aa chiếm 9%.Tần số tương đối của alen A , alen a trong quần thể là : A. p = 0,45; q = 0,55. B. p = 0,7 ; q = 0,3. C. p = 0,8 ; q = 0,2. D. p = 0,2 ; q = 0,8. [<br>] ÔN TẬP THI HỌC KỲ 2 8 Quan điểm Lamac về sự hình thành đặc điểm thích nghi : A. kết quả của quá trình phân ly tính trạng dưới tác dụng của CLTN. B. kết quả của quá trình lịch sử chịu sự chi phối của các nhân tố tiến hóa. C. ngoại cảnh thay đổi chậm chạp nên sinh vật có khả năng biến đổi để thích nghi và không có loài nào bị đào thải. D. quá trình tích lũy biến dị có lợi, đào thải biến dị có hại dưới tác dụng của CLTN. [<br>] Theo Lamac, nguyên nhân tiến hóa là : A. sự thay đổi của ngoại cảnh và tập quán hoạt động của động vật. B. CLTN tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền. C. CLTN theo nhu cầu thị hiếu của con người. D. sự tích lũy các đột biến. [<br>] Động lực của chọn lọc nhân tạo là : A. sự đào thải các biến dị không có lợi. B. bản năng sinh tồn của vật nuôi và cây trồng. C. nhu cầu thị hiếu nhiều mặt của con người. D. sự tích lủy các biến dị có lợi cho sinh vật. [<br>] Theo Đacuyn, biến dị cá thể là : A. sự phát sinh những sai khác giữa các cá thể cùng loài trong quá trình sinh sản. B. những đột biến phát sinh do tác nhân đột biến. C. những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác động của ngoại cảnh. D. những đột biến do con người tạo ra. [<br>] Theo Đacuyn thực chất của chọn lọc tự nhiên là : A. sự phân hóa khả năng sinh sản giữa các cá thể trong quần thể. B. sự phân hóa khả năng sống sót giữa các cá thể trong quần thể. C. sự phân hóa khả năng biến dị của các cá thể trong loài. D. sự phân hóa khả năng phát sinh các đột biến của cá thể trong quần thể. [<br>] Theo Đacuyn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa là : A. những biến đổi đồng loạt tương ứng với điều kiện ngoại cảnh. B. những biến đổi do tác động của tập quán hoạt động ở động vật. C. các biến dị phát sinh trong quá trình sinh sản. D. bao gồm đột biến gen và biến dị tổ hợp. [<br>] Đóng góp quan trọng nhất của học thuyết Đacuyn là : A. phát hiện vai trò của chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo. B. giải thích sự hình thành loài mới. C. chứng minh toàn bộ sinh giới ngày nay có cùng một nguồn gốc chung. D. giải thích thành công sự hợp lý tương đối của các đặc điểm thích nghi. [<br>] Tồn tại chính trong học thuyết ĐacUyn là : A. đánh giá chưa đầy đủ vai trò của chọn lọc trong quá trình tiến hóa. B. chưa hiểu rõ nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền các biến dị. C. chưa giải thích được quá trình hình thành loài mới. D. chưa thành công trong việc xây dựng luận điểm về nguồn gốc thống nhất của các loài. [<br>] ÔN TẬP THI HỌC KỲ 2 9 Theo Đacuyn cơ chế chính của sự tiến hóa là : A. sự tích lũy các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác động của chọn lọc tự nhiên. B. sự di truyền các đặc tính thu được trong đời cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động. C. sự thay đổi của ngoại cảnh thường xuyên, không đồng nhất dẫn đến biến đổi dần dần và liên tục của loài. D. sự tích lũy các biến dị xuất hiện trong quá trình sinh sản ở từng cá thể riêng lẻ. [<br>] Nhân tố chính qui định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi và cây trồng là : A. chọn lọc tự nhiên. B. chọn lọc nhân tạo. C. các biến dị cá thể ở vật nuôi và cây trồng. D. sự thích nghi cao độ với nhu cầu và lợi ích của con người. [<br>] Kimura đã đề xuất quan niệm : đại đa số các đột biến ở cấp độ phân tử là trung tính dựa trên nghiên cứu : A. về những biến đổi trong cấu trúc của Hemôglôbin. B. về những biến đổi trong cấu trúc của prôtêin. C. về những biến đổi trong cấu trúc của axit nucleic. D. về những biến đổi trong cấu trúc của ADN. [<br>] Quá trình giao phối đã tạo ra nguồn nguyên liệu thứ cấp cho chọn lọc tự nhiên bằng cách : A. làm cho đột biến được phát tán trong quần thể. B. trung hòa tính có hại của đột biến. C. góp phần tạo ra tổ hợp gen thích nghi. D. tạo ra các biến dị tổ hợp. [<br>] Mỗi quần thể giao phối là 1 kho biến dị vô cùng phong phú vì : A. chọn lọc tự nhiên diễn ra theo nhiều hướng khác nhau. B. số cặp gen dị hợp trong quần thể giao phối là rất lớn. C. nguồn nguyên liệu sơ cấp trong quần thể rất lớn. D. sự giao phối góp phần tạo ra những tổ hợp gen thích nghi. [<br>] Sự thích nghi nào sau đây thuộc thích nghi kiểu hình : A. một số cây ở xứ lạnh rụng lá vào mùa đông. B. cây nắp bình có phần cuối phiến lá biến đổi giống cái bình. C. con bọ ngựa có hình dạng và màu sắc giống lá cỏ. D. sâu ăn lá có màu lục giống màu của lá cây. [<br>] Điều nào sau đây không đúng đối với quá trình hình thành loài : A. loài mới được hình thành do 1 cá thể mang 1 đột biến. B. loài mới được hình thành do 1 quần thể mang 1 tổ hợp nhiều đột biến. C. loài mới được hình thành do 1 nhóm quần thể mang 1 tổ hợp nhiều đột biến. D. loài mới phải trãi qua quá trình chọn lọc tự nhiên lâu dài mới định hình được. [<br>] Loài cỏ chăn nuôi Spartina ở Anh với 120 NST là kết quả của quá trình hình thành loài theo con đường : A. con đường lai xa và đa bội hóa. B. con đường địa lý. C. con đường sinh thái. D. đột biến gen. [<br>] ÔN TẬP THI HỌC KỲ 2 10 [...]... Một quần thể gà có 410 con lông đen, 580 con lông đốm và 10 con lông trắng Tần số tương đối của mỗi alen A và a là: A 0,7A; 0,3a B 0,3A; 0,7a C 0,42A; 0,48a D 0,48A; 0,42a [] Một quần thể thực vật cân bằng có 36% số cây có quả đỏ, còn lại là quả vàng Biết rằng alen A qui định tính trạng quả đỏ, alen a qui định tính trạng quả vàng Tần số tương đối của mỗi alen A và alen a trong quần thể là: A A =... biết dùng lửa, đi săn tập thể ” là của : A Pitêcantrốp B Xinantrốp C Nêandectan D Crômanhôn [] Đặc điểm cơ bản để phân biệt người với động vật là : A con người có nền văn minh B con người ăn thức ăn nấu chín C con người sống thành xã hội D con người biết chế tạo công cụ lao động có mục đích [] Điều nào sau đây không đúng đối với quá trình phát triển từ vượn thành người : A bàn tay trở thành... ý thức D lao động và có đời sống văn hoá [] Ngày nay, chọn lọc tự nhiên tác dụng yếu ớt trên cơ thể con người vì : A cấu tạo cơ thể con người đã đạt đến mức hoàn thiện B con người thích nghi với môi trường không phải chủ yếu bằng những biến đổi cơ thể mà bằng lao động biến đổi hoàn cảnh C con người chịu sự chi phối bởi các quy luật xã hội D tất cả đều đúng VIII - QUY LUẬT DI TRUYỀN : [] Nhiễm... người tối cổ Xinantrôp D vượn người hoá thạch Oxtralôpitec [] Yếu tố nào đóng vai trò chính trong việc làm cho con người thoát khỏi trình độ động vật : A lao động B biết sử dụng công cụ lao động C hệ thống tín hiệu thứ hai D chuyển từ đời sống trên cây xuống đất [] Xác định các nhân tố xã hội chi phối trong quá trình phát sinh loài người : A lao động, tiếng nói và ý thức B lao động, tiếng nói và... A Lamác B Đacuyn C Menđen D Kimura [] Thuyết tiến hoá tổng hợp được hình thành vào A nửa sau của thế kỷ XIX B đầu thế kỷ XX C trong các thập niên 30 – 50 của thế kỷ XX D trong các thập niên 50 – 70 của thế kỷ XX [] Theo Kimura , sự tiến hoá chủ yếu diễn ra theo con đường củng cố các đột biến : A trung tính liên quan đến tác đông chọn lọc tự nhiên B có lợi liên quan đến tác động chọn lọc tự nhiên... ở trạng thái dị hợp D quá trình giao phối và thời gian cần thiết để alen lặn có điều kiện ở trạng thái đồng hợp [] Trong các nhân tố tiến hóa thì nhân tố góp phần thúc đẩy nhanh sự phân ly tính trạng ở sinh vật là: A cách ly B đột biến C giao phối D chọn lọc tự nhiên [] Trong tự nhiên có những dạng cách ly: A địa lý, sinh thái, sinh sản B di truyền, sinh thái, địa lý, sinh sản C địa lý, di truyền,... kinh nghiệm qua các thế hệ bằng nói và chữ viết được gọi là: A di truyền sinh học B di truyền tín hiệu C di truyền qua tế bào chất D di truyền qua nhân [] Trong quá trình phát triển loài người, nhân tố sinh học đã đóng vai trò chủ đạo trong giai đoạn: A vượn người hóa thạch B người vượn C người cổ D người hiện đại [] Vượn và đười ươi ngày nay phát sinh từ : A Đriôpitec B Parapitec C Oxtralôpitec... sắp xếp các nội cơ quan trong cơ thể D chi trước phát triển theo hướng cằm nắm [] Cơ quan nào sau đây là cơ quan của người không còn thích nghi nữa, đã bị thoái hóa : A nếp thịt ở khóe mắt và ruột thừa B ruột thừa và ruột già C mí mắt thứ ba và mí dưới D vành tai và xương cụt [] Đặc điểm nào dưới đây là điểm khác biệt giữa người và vượn người : A cột sống ở người cong hình chữ S B thùy trán... 0,2; a = 0,8 D A = 0,8; a = 0,2 VII- PHÁT SINH LOÀI NGƯỜI : [] Dạng vượn người nào dưới đây có quan hệ họ hàng gần gũi với người nhất: A tinh tinh B vượn C đười ươi D gôrila [] Số lượng NST trong bộ NST lưỡng bội của vượn người là: A 46 B 48 C 44 D 47 [] Dấu hiệu nào dưới đây ở người chứng tỏ quan hệ nguồn gốc giữa người và động vật có xương sống: A hiện tượng lại tổ B cơ quan thoái hóa... thạch cổ nhất là: A Oxtralôpitec B Parapitec D Prôpliôpitec C Đriôpite [] Hoá thạch người tối cổ đầu tiên được phát hiện ở A Úc B Nam Phi C Java (Inđônêxia) D Bắc Kinh [] ÔN TẬP THI HỌC KỲ 2 12 Người Xinantrôp sống cách đây : A 5 đến 20 vạn năm C 50 đến 70 vạn năm B 80 vạn đến 1 triệu năm D khoảng 30 triệu năm [] Việc dùng lửa thông thạo được bắt đầu từ giai đoạn A người tối cổ Pitêcan . Các con chim sống trong một khu rừng. C. Các con voi sống trong rừng Tây Nguyên. ÔN TẬP THI HỌC KỲ 2 5 D. Các con cá chép sống trong một. B. Những con gà trống và gà mái nhốt ở một góc chợ. C. Những con ong thợ lấy mật ở một vườn hoa. D. Những con cá sống trong cùng một

Ngày đăng: 02/06/2013, 01:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan