1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Khai quat ve VHDG

7 547 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

KẾ HOẠCH GIẢNG BÀI Phần một: Ý ĐỊNH GIẢNG BÀI I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Mục đích - Giúp học viên nắm khái niệm, đặc trưng, đặc điểm về ngôn ngữ và phương pháp nghệ thuật. -Vị trí của VHDG trong đời sống văn học và lịch sử của dân tộc, thể loại chính. Qua đó rèn luyện cho HV kĩ năng nắm bắt, phân tích những vấn đề khái quát của một mảng văn học để từ đó đi vào phân tích được từng vấn đề, tác phẩm cụ thể. 2.Yêu cầu - Nắm được giá trị quý báu cả về mặt xã hội lẫn văn học cũng như văn hoá của nền văn học dân gian dân tộc. - Rèn luyện kỹ năng tìm hiểu tác phẩm văn học văn học dân gian II. NỘI DUNG - Khái niệm, lịch sử hình thành và phát triển - Một số đặc trưng của văn học dân gian - Những thể loại chính của VHDG (Trọng tâm là phần là phần thứ hai) III. THỜI GIAN: 3 tiết IV. TỔ CHỨC, PHƯƠNG PHÁP 1. Tổ chức Biên chế theo lớp học. 2. Phương pháp Thuyeát minh, neâu vaán ñeà, phát vấn, diễn giảng, thuyết trình. V. ĐỊA ĐIỂM Giảng đường:…………… VI. VẬT CHẤT BẢO ĐẢM Bảo đảm sách giáo khoa Văn học 10, tài liệu cho giáo viên và học viên Phần hai: THỰC HÀNH GIẢNG BÀI I. THỦ TỤC LÊN LỚP - Nhận báo cáo, ổn định lớp. - Quán triệt ý định huấn luyện của bài mới. 1 II. TRÌNH TỰ GIẢNG BÀI THỨ TỰ NỘI DUNG THỜI GIAN PHƯƠNG PHÁP VẬT CHẤT Giảng viên Học viên 1. Khái niệm, lịch sử hình thành và phát triển 2. Một số đặc trưng của văn học dân gian 3. Những thể loại chính của VHDG 20 phút 50 phút 30 phút Nêu vấn đề, diễn giảng. Phát vấn, thuyết trình, diễn giảng Thuyết trình, diễn giảng Nghe, tìm hiểu nội dung trong SGK, ghi bài. Trả lời các câu hỏi, tìm hiểu nội dung trong SGK, ghi bài. Bảng, Phấn, sách giáo khoa, tài liệu. III. KẾT THÚC GIẢNG BÀI Hệ thống nội dung bài giảng. Nhận xét điểm mạnh yếu và hướng dẫn học viên tự học ở nhà. 2 MỞ ĐẦU “ Văn học là nhân học” (M.Gorki), văn học luôn là tấm gương sáng phản chiếu cuộc đời và con người một cách sâu sắc và toàn diện. Ngay từ thuở hồng hoang, con người đã biết và tìm đến văn học như một nhu cầu tinh thần không thể thiếu của cuộc sống. Và lẽ dĩ nhiên, những ngày đầu ấy chưa có chữ viết, song văn học không vì thế mà không tồn tại. Một nền văn học, đúng hơn là một kho tàng văn học đã hình thành, phát triển và được để lại cho con cháu muôn đời sau như một thứ di sản phi vật thể quý giá, đó chính là kho tàng VHDG. NỘI DUNG 1. Khái niệm, lịch sử hình thành và phát triển (VHDG là gì? Có lịch sử hình thành và phát triển như thế nào?) 1.1 Khái niệm: Là những sáng tác văn học do nhân dân sáng tác và lưu truyền trong dân gian. 1.2 Lịch sử hình thành và phát triển: - Văn học dân gian ra đời từ thời kỳ xã hội công xã nguyên thủy. Khi đó, xã hội chưa có giai cấp, VHDG là văn học chung của toàn thể xã hội. Đồng thời, do chưa có chữ viết nên nền VHDG của toàn dân là nền văn học truyền miệng ( VHDG còn gọi là văn học truyền miệng) - Thời xã hội phong kiến, VHDG không còn là nền văn học bao trùm toàn bộ xã hội. Xã hội phong kiến đã có sự phân chia giai cấp là động lực cho kinh tế phát triển, kéo theo văn hoá phát triển, chữ viết ra đời hình thành nên nền văn học viết. Nền văn học này dành cho tầng lớp trên, VHDG trở thành nền văn học dành cho tầng lớp dưới, tầng lớp những người bình dân (VHDG còn gọi là văn học bình dân). Tầng lớp bình dân bên cạnh việc lưu truyền những sáng tác trước đó còn tiếp tục cho ra đời những tác phẩm mới tạo nên sự phát triển rực rỡ cho nền VHDG. Có thể nói, đây là giai đoạn thịnh vượng nhất của VHDG trong lịch sử hình thành và phát triển của nó, cả về số lượng lẫn chất lượng nghệ thuật. - Từ sau CMT8, 1945 do điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội thay đổi,VHDG không còn thịnh hành như trước. Việc tiếp nhận, học tập, nghiên cứu VHDG được thực hiện qua sách sưu tầm, ghi chép, biên soạn từ thời trước đó. 2. Một số đặc trưng của văn học dân gian (Đặc trưng của VHDG bao gồm những phương diện, cách thức lưu truyền nào? Vì sao lại có những đặc tính đó?) 2.1 Sáng tác và lưu truyền: - Những sáng tác VHDG thường không thể xác định được tác giả. Người sáng tác ban đầu không có ý thức xem tác phẩm là của riêng mình và cùng với người nghe - người cảm thụ, người diễn xướng, họ xem những tác phẩm đó là tài sản chung. Đồng thời những sáng tác VHDG được mọi người ghi nhớ và lưu truyền, song trong quá trình lưu truyền mọi người có thể tùy ý thay đổi gọt dũa cho hay, cho phù hợp với từng hoàn cảnh nhất định. Điều này nói lên tính tập thể của VHDG (Hay còn gọi là tính vô danh của VHDG) - Do ra đời khi chưa có chữ viết những sáng tác VHDG chỉ được lưu truyền bằng con đường truyền miệng theo trí nhớ của mỗi người. Điều này nói lên tính truyền miệng của VHDG. 3 - Do tính tập thể và tính truyền miệng của VHDG, trong quá trình lưu truyền qua những người khác nhau, địa phương khác nhau, thời gian khác nhau, những sáng VHDG có sự thay đổi ít nhiều so với nguyên bản. (Nguyên nhân: về chủ quan, người lưu truyền tự ý thay đổi, gọt dũa tác phẩm, về khách quan trí nhớ không thể nhớ trọn vẹn quá nhiều tác phẩm, nhất là những tác phẩm dài, tác phẩm bằng văn xuôi). Những sự thay đổi như vậy gọi là tính dị bản của VHDG (Dị bản: những bản khác nhau của cùng một tác phẩm VHDG) => Quá trình sáng tác và lưu truyền đặc trưng, độc đáo trên của VHDG đã tạo nên 2 đặc điểm tiêu biểu: + VHDG là tiếng nói chung của cả cộng đồng, không phải là tiếng nói riêng của một tác giả như trong văn học viết. Những gì có tính chất riêng biệt đối với cuộc đời tư tưởng, tình cảm của cá nhân đều bị xoá mờ, loại bỏ. Đọng lại trong tác phẩm VHDG là tất cả những gì chung cho cả cộng đồng. + VHDG có nhiều cốt truyện, nhân vật, tình tiết, hình ảnh được lặp lại ở nhiều tác phẩm khác nhau. Sự lặp đi lặp lại này được gọi là truyền thống của VHDG. * Lưu ý: Từ 2 đặc điểm tiêu biểu trên mà VHDG có một hiện tượng khá lí thú là: Trong VHDG của các dân tộc khác nhau lại có nhiều tác phẩm giống nhau (đặc biệt là thuộc các thể loại thần thoại, cổ tích,…). Chúng giống nhau về cốt truyện, tình tiết, nhân vật,… Vd: Tấm Cám (Việt) – Cô bé lọ lem (châu Âu) Lấy vợ cóc (Việt) – Nàng công chúa ếch (Nga) Qua đó chúng tạo thành các kiểu truyện: cô tro bếp, quả bầu mẹ,… Sự giống nhau có thể giải thích do: Về chủ quan, các dân tộc vay mượn của nhau. Về khách quan, do các dân tộc có những điều kiện lịch sử xã hội giống nhau dẫn đến suy nghĩ, quan niệm về cuộc sống giống nhau mà có những sáng tác giống nhau. Những cái chung của các dân tộc trong VHDG đã phần nào thể hiện chất nhân bản của loài người. 2.2 Ngôn ngữ và phương pháp nghệ thuật phản ánh (Xuất phát từ đặc trưng của VHDG hãy cho biết đặc điểm về ngơn ngữ và phương pháp nghệ thuật của VHDG? Nó khác với VH viết như thế nào? - Ngôn ngữ: VHDG dùng ngôn ngữ nói làm phương tiện sáng tác (khác với văn học viết dùng ngôn ngữ viết) Ngôn ngữ nói có đặc điểm giản dị, dễ hiểu, bình dân, dễ nhớ, dễ lĩnh hội cũng như dễ truyền đạt. Đồng thời cũng do các tác phẩm VHDG thường có dung lượng nhỏ nên đảm bảo thể hiện được tính truyền miệng, tập thể của VHDG. - Phương pháp nghệ thuật phản ánh: + Phản ánh hiện thực bằng cách chân thực, mô tả những sự kiện rút ra từ đời sống thực tế (ca dao, truyện cười, vè,…) + Phản ánh hiện thực một cách kì ảo, miêu tả những sự kiện chỉ có trong trí tưởng tượng của người xưa ( Điều này xuất phát từ cách nhìn, cách nghĩ, cách cảm của người xưa về thế giới xung quanh, qua đó họ có những tín ngưỡng, tục thờ thần bí trong cuộc sống). Trong các sáng tác VHDG, có những hiện tượng người hoá vật, vật hoá người, vật biết nói, vật có nhiều phép lạ,…Trong nhiều thể loại VHDG, như 4 truyện thần thoại, truyền thuyết, sử thi, cổ tích,… lối phản ánh hiện thực một cách kì ảo này rất phổ biến. Nó tạo nên vẻ đẹp riêng cho VHDG, một vẻ đẹp gắn liền với thời thơ ấu của nhân loại. 3. Những thể loại chính của VHDG (VHDG cĩ những thể loại chính nào? Hãy nêu một số dẫn chứng) 3.1 Lời ăn tiếng nói của nhân dân - Tục ngữ: Là những sáng tác dân gian nhỏ gọn, có đơn vị là câu, ghi lại những điều quan sát về thiên nhiên, con người và xã hội, những kinh nghiệm sống, những điều khuyên răn. Vd: Không thầy đố mày làm nên. Đi một ngày đàng học một sàng khôn. - Câu đố: Là những sáng tác dân gian ngắn gọn, miêu tả sự vật bằng lời nói chệch ( nói một đường, hiểu một nẻo) Vd: Cây xanh thì lá cũng xanh Trồng đậu trồng hành lại thả lợn vô (Cái bánh chưng) 3.2 Thể loại tự sự dân gian - Thần thoại: Là những truyện kể hoang đường về các vị thần, các nhân vật anh hùng, các nhân vật sáng tạo văn hoá, phản ánh nhận thức và sự hình dung của người thời cổ về nguồn gốc của thế giới và của đời sống con người. Vd: Thần trụ trời, thần mưa, thần lúa, …. - Sử thi dân gian: Là những sáng tác tự sự dài bằng văn vần hoặc văn xuôi kết hợp văn vần kể lại những sự kiện quan trọng đối với toàn thể cộng đồng. Có 2 loại: + Sử thi thần thoại: kể về nguồn gốc và sự hình thành vũ trụ, con người và xã hội. Vd: “Đẻ đất đẻ nước” của dân tộc Mường + Sử thi anh hùng (anh hùng ca): kể về sự nghiệp và chiến công của người anh hùng đối với toàn thể cộng đồng. Vd: “Đam San” của dân tộc Ê đê. - Truyền thuyết: Là những truyện kể dân gian về các sự kiện và nhân vật lịch sử hoặc tôn giáo đã được trí tưởng tượng dân gian tô vẽ thêm bằng các yếu tố không có thực. Có 2 loại: + Truyền thuyết lịch sử: thuyết về Bà Trưng, Bà Triệu,… + Truyền thuyết tôn giáo: thuyết về Phật giáo, Đạo giáo,… - Truyện cổ tích: Là những truyện dân gian có nội dung kể lại những câu chuyện tưởng tượng về một số nhân vật như dũng sĩ, nhân vật bất hạnh, nhân vật chàng ngốc,… Có 3 loại: + Cổ tích về loài vật: có nội dung việc giải thích các đặc điểm của chim muông hoặc kể về mối quan hệ giữa các con vật, qua đó đúc kết thành một số kinh nghiệm sống, nhất là kinh nghiệm về thế giới loài vật. Vd: Vì sao quạ lông đen, Vì sao gà trống có mào, Con thỏ tinh ranh,… 5 + Cổ tích thần kỳ: có nội dung hư cấu, kỳ ảo làm cho người nghe hướng đến một thế giới khác hẳn với thực tế xã hội áp bức, bóc lột. Các yếu tố thần kỳ (tiên, bụt, …) tham gia vào cốt truyện giúp những nhân vật bất hạnh thay đổi số phận. Vd: Tấm Cám, Thạch Sanh… + Cổ tích sinh hoạt: có nội dung về số phận con người gần với hiện thực cuộc sống, ít hoặc không có yếu tố thần kỳ. Vd: Nói dối như cuội, Thằng ngốc,… - Truyện cười dân gian: Là những truyện kể có dung lượng nhỏ, mô tả những khía cạnh tức cười của các hiện tượng trong cuộc sống (Thường là các hiện tượng tiêu cực). Vd: con rắn vuông, sang ca mình con, … - Truyện ngụ ngôn: Là những truyện kể có dụng ý chính nêu lên những bài học kinh nghiệm sống hoặc những bài học luân lý, triết lý thông qua những truyện tưởng tượng, trong đó nhân vật chủ yếu là loài vật hoặc các đồ vật. Vd: Thầy bói xem voi, câu chuyện bó đũa,… - Vè: Là một hình thực sáng tác bằng văn vần, nội dung kể lại có kèm theo bình luận về những sự kiện có tính chất thời sự (vè thế sự) hoặc những sự kiện lịch sử (vè lịch sử). Vd: con dao, chàng Lía, … - Truyện thơ: Là những truyện kể bằng thơ, có cốt truyện, tình tiết, nhân vật, thường có dung lượng lớn và có sự kết hợp yếu tố tự sự với trữ tình. 3.3 Thể loại trữ tình dân gian - Ca dao-dân ca: Là tên gọi chung các thể loại trữ tình dân gian kết hợp lời thơ và giai điệu nhạc, có nội dung miêu tả những tâm trạng, tư tưởng tình cảm của con người. Vd: Sông dài cá lội biệt tăm Phải duyên chồng vợ ngàn năm cũng chờ. --------- Muối ba năm muối hãy còn mặn, Gừng chín tháng gừng hãy còn cay. Đạo cang thường chớ đổi đừng thay, Dẫu làm nên danh vọng, rủi ăn mày ta cũng theo. 3.4 Thể loại sân khấu dân gian: Bao gồm các hình thức ca kịch như: chèo, tuồng và một số trò diễn có tích truyện. KẾT LUẬN Với nội dung phong phú, phản ánh nhiều mặt của cuộc sống, VHDG có giá trị xã hội to lớn. Mỗi thể loại là mỗi đặc sắc riêng đóng góp những giá trị riêng vào kho tàng VHDG chung của dân tộc. Những giá trị này không những khiến VHDG luôn tồn tại ngay cả khi đã có văn học viết mà nó còn đóng góp vai trò tích cực đối với sự hình thành và phát triển của văn học viết. Dù thời gian có qua đi, viên ngọc văn học dân gian không còn độ chói sáng, lung linh thuở nào nhưng nó mãi là viên ngọc quý trong túi ngọc văn học dân tộc nói riêng cũng như trong nền văn hóa dân gian nói chung. 6 7 . giai cấp, VHDG là văn học chung của toàn thể xã hội. Đồng thời, do chưa có chữ viết nên nền VHDG của toàn dân là nền văn học truyền miệng ( VHDG còn gọi. này nói lên tính tập thể của VHDG (Hay còn gọi là tính vô danh của VHDG) - Do ra đời khi chưa có chữ viết những sáng tác VHDG chỉ được lưu truyền bằng

Ngày đăng: 01/06/2013, 08:46

Xem thêm: Khai quat ve VHDG

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng, Phấn,  sách  giáo  khoa,  tài  liệu.  - Khai quat ve VHDG
ng Phấn, sách giáo khoa, tài liệu. (Trang 2)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w