TÀI LIỆU CẦN THAM KHẢO VỀ THỰC PHẨM CHỨC NĂNG VÀTHÔNG TIN VỀ BỆNH “ CƠN THIẾU MÁU NÃO THOÁNG QUA” ---Bài 1: THỰC PHẨM CHƯC NĂNG TRONG THẦN KINH HỌC ******************** TÓM TẮT: Thực ph
Trang 1TÀI LIỆU SỨC KHỎE
CÔNG TY TNHH TMDV TỔNG HỢP QUY HOÀNG
Email:info@quyhoang.com.vn
TÀI LIỆU CẦN THAM KHẢO VỀ THỰC PHẨM CHỨC NĂNG VÀ
THÔNG TIN VỀ BỆNH “ CƠN THIẾU MÁU NÃO THOÁNG QUA”
Trang 2TÀI LIỆU CẦN THAM KHẢO VỀ THỰC PHẨM CHỨC NĂNG VÀ
THÔNG TIN VỀ BỆNH “ CƠN THIẾU MÁU NÃO THOÁNG QUA”
-Bài 1: THỰC PHẨM CHƯC NĂNG TRONG THẦN KINH HỌC
********************
TÓM TẮT:
Thực phẩm chức năng là các sản phẩm hoặc thực phẩm có tác dụng hổ trợ, duy trì, phục hồi hoặc tăng cương cấu trúc chức năng của các bộ phận trong cơ thể, có hoặc không có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, góp phần làm giảm nguy cơ và tác hại của bệnh tật Trong lâm sàng, các bệnh của hệ thần kinh do thiếu hụt dinh dưỡng chiếm một vị trí quan trọng Các rối loạn dinh dưỡng có thể xâm phạm tới cả hai hệ thần kinh trung ương và ngoại vi Do đó, tùy từng trường hợp và thể bệnh, ngoài việc áp dụng các phác đồ xử lý chuyên khoa thần kinh còn có thể nâng cao sức đề kháng của bệnh nhân và hỗ trợ điều trị bằng cách sử dụng một số thực phẩm chức năng cần thiết
I ĐẶT VẤN ĐỀ:
Thời gian gần đây, một vấn đề được cộng đồng quan tâm nhiều là thực phẩm chức năng Cùng với những quảng cáo là các khuyến cáo liên quan đến việc sử dụng các chất này trong đời sống hàng ngày bao gồm cả điều trị và dự phòng bệnh tật Ngoài một số tài liệu về các tác dụng của thực phẩm chức năng đối với một số bệnh lý, chưa có nhiều thông tin liên quan đến bệnh thần kinh Bài viết này nhằm đề cập đến ý nghĩa và vai trò của thực phẩm chức năng trong thần kinh học
II ĐẶC ĐIỂM SINH- LÝ- HÓA CỦA HỆ THẦN KINH:
Hệ thầ n kinh có thể coi như mộ t bộ máy thông tin vớ i các đặ c điể m:
Hệ thần kinh phụ trách mọi hoạt động của cơ thể với hai hệ tiếp ngoại và thực vật gắn liền với nhau có khả năng thu nhận và xử lý thông tin dẫn tới sự chấp hành của các cơ quan trong
cơ thể Đơn vị cơ bản là tế bào thần kinh; riêng ở não tại vỏ não có tới 10 tỷ tề bào thần kinh Điểm gặp gỡ của hai hoặc nhiều tế bào thần kinh là khớp thần kinh Ngoài các tế bào thần kinh còn có các thần kinh đệm đóng vai trò nâng đỡ, bảo vệ và nuôi dưỡng các tế bào thần kinh cũng như trong sự dẫn truyền xung thần kinh
Trang 3Trong mô thần kinh có một tỷ lệ nước khá cao Ở não người trưởng thành 78% là nước còn ở tủy sống có khoảng 75% Chất xám chứa nước cao hơn chất trắng Phần lớn nước nằm trong tế bào(chỉ 15% ở ngoài tế bào) là một dung môi hòa tan các chất điện giải cũng như các chất dinh dưỡng, góp phần vào quá trình điều hòa áp lực thẩm thấu và thủy lực của hệ thần kinh Phần đặc của mô thần kinh bao gồm chủ yếu là các chất Protein và lipid vơi một lượng nhỏ các muối vô cơ và các chất hữu cơ Protein chiếm khoảng 40% phần mô đặc còn lipid khoảng 40 – 75% Các lipid có trong não thường được tổng hợp ngay tại chỗ hơn là được vận chuyển tới từ các nguồn khác Các muối vô cơ tìm thấy trong mô thần kinh là phosphat và clorua kali; còn natri và các thành phần kiềm khác có tỷ lệ thấp hơn Nồng độ Kali và Magiê trong tế bào thường cao,còn Natri hoặc Clorua không có hoặc có rất ít vì chủ yếu nằm ngoài tế bào
Ở não trưởng thành, khả năng tổng hợp một vài loại protein và lipid giảm rất nhiều so với não bào thai nhưng sự phụ thuộc vào hydrat carbon là nguồn nhiên liệu chính vẫn được duy trì Não có đặc tính tiêu thụ oxy rất lớn và hoạt động chuyển hóa ở vỏ não và tiểu não bao giờ cũng cao nhất Não chỉ có trọng lượng bằng 1/20 trọng lượng cơ thể nhưng tiêu thụ tới 20% oxy do glucose và máu cung ứng Như vậy hoạt động bình thường của não luôn cần có lượng oxy được cung ứng một cách hằng định Chỉ cần thiếu oxy 5 phút là tế bào thần kinh có thể chết, tuy nhiên riêng trẻ em lúc mới sinh có thể chịu đựng được 15 phút Mặt khác, theo lý thuyết kinh điển, một đặc điểm của tế bào thần kinh là khi sinh ra có bao nhiêu thì về sau chỉ giảm dần đi chứ không sinh sản ra mới
III BỆNH LÝ DINH DƯỠNG CỦA HỆ THẦN KINH:
Bệnh thần kinh có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như nhiếm khuẩn, nhiễm độc, chấn thương, khối u, rối loạn mạch máu, thoái hóa, thiếu dinh dưỡng vv…Trong bệnh lý dinh dưỡng các bệnh của hệ thần kinh chiếm một vị trí quan trọng Có thể nói rằng các bệnh do thiếu hụt dinh dưỡng ngày càng trở nên một vấn đề sức khỏe trong các cộng đồng Các bệnh cảnh “tê
tê – cay cay” ở khu vực Hòa Bình trước kia, vụ dịch “tê phù” ở miền Bắc những năm 80 của thế
kỷ trước và những trường hợp bệnh lạ ở Quảng Ngãi gần đây là những minh họa điển hình Thuật ngữ “thiếu hụt” ở đây muốn nói tới các bệnh do thiếu một hoặc nhiều chất dinh dưỡng trong chế độ ăn uống hoặc so các yếu tố ảnh hưởng làm tăng nhu cầu của các chất dinh dưỡng đó
Trang 4Các chất dinh dưỡng quan trọng nhất là các vitamin, đặc biệt các thành viên của nhóm B như Thiamin, acid nicotinic, pridoxin, acid folic, và cobalamin Nhiều bệnh thiếu hụt không chỉ liên quan đến một vitamin đơn thuần( ví dụ bệnh thoái hóa phối hợp tổn thương tủy sống bán cấp
do thiếu hụt vitamin B12 là một trường hợp đặc biệt) mà phần lớn do thiếu hụt nhiều vitamin
Tuy nhiên các bệnh dinh dưỡng của hệ thần kinh không chỉ đơn giản là vấn đề thiếu hụt vitamin Thực tế cho thấy các dấu hiệu chung của thiếu dinh dưỡng thường là rối loạn tuần hoàn, mất lớp mỡ dười da và khối cơ kết hợp với nhau Hơn nữa ngay việc hoàn toàn thiếu hụt vitamin như ở cơ thể đối tượng bị chết đói cũng hiếm khi thấy kết hợp với các hội chứng cổ điển của bệnh tê phù( beri-beri) hoặc penlagra Có thể nói mọi bệnh do thiếu hụt, bao gồm cả các bệnh do thiếu hụt của hệ thần kinh, đều chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như thai nghén, trưởng thành, tập luyện, nhiễm khuẩn,vv… thường làm tăng nhu cầu đối với các chất dinh dưỡng thiết yếu Đồng thời các bệnh của gan và ống tiêu hóa cũng có thể ảnh hưởng tới quá trình tổng hợp và hấp thu các chất dinh dưỡng Các bênh do thiếu hụt dinh dưỡng của hệ thần kinh có thể xuất hiện dưới dạng đơn thuần hoặc kết hợp Các rối loạn dinh dưỡng có đặc điểm là xâm phạm tới cả hai
hệ thần kinh trung ương và ngoại vi Có thể kể ra một số bệnh như bệnh Wernicke và loạn thần Korsakov, bệnh dây thần kinh do thiếu hụt dinh dưỡng ( bệnh tê phù beri – beri) bệnh dây thần kinh vị giác do thiếu dinh dưỡng, bệnh penlagra, hội chứng Strachan, thoái hóa phối hợp tủy sống bán cấp( thiếu hụt vitamin B12), bệnh thần kinh do thiếu hụt pyridioxin và các vitamin B khác, thiếu viamin E Ngoài ra còn có nhiều bệnh khác trong đó có thể có vai trò của thiếu hụt dinh dưỡng tuy chưa được chứng minh như: thoái hóa tiểu não do rượu, bệnh tiêu myelin ở trung tâm cầu não và ngoài cầu não, thoái hóa thể chai nguyên phát(bệnh Marchiafava – Bignami)…Đấy là chưa kể đến các trường hợp bệnh lý do thiếu hụt một số vi chất khác
IV.VAI TRÒ CỦA THỰC PHẨM CHỨC NĂNG:
Theo định nghĩa, thực phẩm chức năng là các sản phẩm hoặc thực phẩm có tác dụng hổ trợ, duy trì, phục hồi hoặc tăng cường cấu trúc chức năng của các bô phận trong cơ thể, có hoặc không có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, góp phần làm giảm nguy cơ và tác hại của bệnh tật
Đặc điểm của thực phẩm chức năng là giao thoa giữa thực phẩm và thuốc, giống thuốc về hình thức nhưng khác về bản chất, do đó có thể tác động tới một hoặc nhiều chức năng của cơ
Trang 5thể Thực phẩm chức năng có lợi ích với sức khỏe hơn lợi ích dinh dưỡng cơ bản Mặt khác cũng
có thể được chế biến từ nguồn gốc tự nhiên như động vật, thực vật, khoáng vật
Như vậy về mặt thuật ngữ cần phân định: Chất dinh dưỡng là những chất được dùng như một thành phần của thực phẩm nhằm cung cấp năng lượng cần thiết cho duy trì sự sống và tăng trưởng; nếu thiếu hụt chất đó sẽ gây thay đổi về mặt sinh lý của cơ thể
Vì chất dinh dưỡng bao gồm một lượng nhỏ các phân tử hoặc ion cần thiết có trong cơ thể hoặc trong thực phẩm để đảm bảo sự hoạt động của sinh vật Đó là các vitamin, acid amin, acid béo và các hoạt chất sinh học
+ Thực phẩm tăng cường là thực phẩm có thêm chất dinh dưỡng vào thức ăn truyền thống ( ví dụ: iod trong muối ăn, kẽm trong sữa, acid folic trong bột ngũ cốc)
Theo phương thức chế biến, thực phẩm chức năng có thể được bổ sung vitamin( ví dụ vitamin C, E, beta – caroten), khoáng chất(ví dụ iod, calci magiê, kẽm, sắt) hoạt chất sinh học (như DHA, EPA, Omega -3) Theo quy định quốc tế có 12 loại vitamin (niacin, acid pantothenic, biotin, A, B1, B2, B6, B12, C, D, E, acid folic và 5 loại khoáng chất ( calci, sắt, kẽm, đồng, magiê) cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển lành mạnh, duy trì sức khỏe dành cho những người có lượng dinh dưỡng ăn vào không đầy đủ do lão hóa hoặc do thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng trong chế độ ăn uống
Trong lâm sàng thực phẩm chức năng thường được sử dụng nhằm hổ trợ dự phòng và điều trị một số các bệnh tim – mạch, xương – khớp, rối loạn chuyển hóa , bệnh thần kinh và quá trình lão hóa
Như trên đã trình bày, các bệnh của hệ thần kinh chiếm một vị trí quan trọng trong bệnh
lý dinh dưỡng Do đó đối với từng thể bệnh và từng trường hợp bệnh nhân, ngoài việc áp dụng đúng các phát đồ xử trí chuyên khoa còn có thể nâng cao sức đề kháng của bệnh nhân và hổ trợ quá trình điều trị, phục hồi sức khỏe bằng cách sử dụng đúng một số thực phẩm chức năng phù hợp
Hệ thần kinh cũng như mọi bộ phận, cơ quan, hệ thống khác trong cơ thể luôn cần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng một cách cân đối, phù hợp với lứa tuổi, giai đoạn sinh lý của từng cá thể Sự chuyển hóa của các chất đó trong cơ thể cơ bản là các phản ứng hóa học Ở đây vấn đề đáng chú ý là sự phát sinh ra các gốc tự do liên quan đến nhiều phản ứng trong các
mô sống của cơ thể với vai trò như những chất trung gian có hoạt tính mạnh trong thời gian
Trang 6ngắn Hàng ngày cơ thể con người bình thường có thể sản sinh ra khoảng 10 triệu gốc tự do Bình thường các gốc tự do bị các chất chống oxy –hóa phân hủy nhanh chóng do các loại thức
ăn, nước uống đưa vào cơ thể để lập lại thế cân bằng
Trong quá trình lão hóa, tốc độ lão hóa của cơ thể phụ thuộc vào sự chênh lệch giữa các gốc tự do và các chất chống oxy hóa Nếu gốc tự do chiếm ưu thế xâm hại các mô, cơ quan, hệ thống của cơ thể một cá thể, tốc độ lão hóa của cơ thể đó sẽ nhanh hơn Đối với hệ thần kinh, đặc biệt là não, gốc tự do có thể gây các tổn thương cấp tính và mạn tính cho tế bào thần kinh, nhu
mô não và các mạch máu nuôi dưỡng não Gốc tự do có thể làm cho các tế bào thần kinh bị thoái hóa, ảnh hưởng tới các chất dẫn truyền thần kinh về chất lượng và số lượng dẫn tới các hình thái teo não Ngoài lão hóa bình thường, các quá trình bệnh lý khác của hệ thần kinh cũng đều chịu ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của các gốc tự do Y Văn cho biết các gốc tự do liên quan chặt chẽ đến hơn sáu mươi bệnh thường gặp về tim - mạch, tiêu hóa, hô hấp, xương- khớp, rối loạn chuyển hóa, thần kinh.vv… Do đó, dự phòng bệnh tật nói chung ngăn ngừa lão hóa va bệnh lý thoái hóa thần kinh nói riêng cần được đặc biệt quan tâm trên nhiều mặt trong đó có thể sử dụng các chất chống oxy hóa để xử lý các gốc tự do
Đối với các thực phẩm và dược phẩm, nguồn cung cấp các chất chống oxy –hóa đã được nói tới nhiều là các trái cây, rau quả tươi, các vitamin có khả năng bẫy gốc tự do Ngoài các vitamin, còn có các chất khoáng và các nguyên tố vi lượng cần thiết, các hoạt chất sinh học ( bao gồm các hormon và tiền hormon, các acid amin, acid báo chưa no, các enzym(men) và cấc chất
bổ sung khác… Đó là những thành phần thường có trong một số thực phẩm chức năng
V SỬ DỤNG THỰC PHẨM CHỨC NĂNG TRONG THẦN KINH HỌC:
Trong thực hành lâm sàng, người thầy thuốc chuyên khoa thần kinh luôn phải cân nhắc thận trọng khi kê đơn điều trị cũng như trả lời tư vấn liên quan đến thực phẩm chức năng Đối với các loại bệnh khác nhau, cần theo hướng dẫn xử trí của các phát đồ đã được ban hành và tham khao các tài liệu y văn Các sách giáo khoa cũng như phần lớn các hướng dẫn điều trị thường ít đề cập đến các thực phẩm chức năng Do đó việc nghiên cứu tham khảo cập nhật các tài liệu chuyên đề rất quan trọng để có thể đề ra phương thức sử dụng đúng, an toàn và hợp lý thực phẩm chức năng trong điều trị và dự phòng các bệnh thần kinh
Bài của GS.TS.
Lê Đức Hinh
Trang 7Chủ Tịch Hội Thần kinh học Việt Nam
Trang 8Bài 2: THƯC PHẨM CHỨC NĂNG TRONG LÂM SÀNG THẦN KINH
“ HIỂU ĐÚNG - LÀM ĐÚNG – DÙNG ĐÚNG”
1 “Âm vang” Thực phẩm chức năng… “Loạn Thực phẩm chức năng”
1.1 Hiện nay thị trường Thực phẩm chức năng(TPCN) bùng nổ, sôi động
Nhiều báo đài phát thanh tryền hình ở trung ương và địa phương( nhất là Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh) thường có những thời gain quảng cáo cho nhiều loại thực phẩm chức năng, thậm chí có những đoạn videoclip…ví dụ”Sếp uống ”thuốc” này là khỏi… rồi sau đó sếp khỏi và “Cả hai” ca tụng về loại “ thuốc thần hiệu” này
Có dạo như có sự “phối hợp ăn ý” giữa chương trình sức khỏe truyền hình với thuốc chữa não khỏi mất ngủ, suy giảm trí nhớ… và bệnh mạch máu não…, một số gia đình và người bệnh tìm mua thuốc thần dược này Có một số thì vừa mất tiền lại phải vào cấp cứu điều trị tại bệnh viện
1.2 Thực ra, trước kia thầy thuốc và người dân cũng đã dùng một số thực phẩm để
hổ trợ chức năng môt hai bộ phận trong cơ thể.
Đó là ăn gì bổ nấy: ăn óc bổ óc, ăn gan bổ gan,…, ăn thận bổ thận Đó là ăn tỏi để giảm huyết áp, mỡ máu…, ăn khoai lang để nhuận tràng…, ăn ra răm để giảm kích thích
1.3 Kinh doanh các loại thưc phẩm chức năng –“Công nghệ tốc độ” Ở Hoa Kỳ loại công nghệ siêu tốc này đã đạt tới 65.000 tỷ đô la Mỹ.
Ở Việt nam có 1.800 doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh 10.000 sản phẩm Kinh doanh siêu tốc này có chỗ không cần chyên môn( ai làm cũng được miễn là có chút vốn), không cần địa điểm và chả ai quản lý Cho nên có tình trạng quảng cáo sai, hoặc quảng cáo quá mức công dụng
sử dụng thực sự của thực phẩm, thậm chí còn nhập nhằng giữa từ thuốc chữa bệnh và từ TPCN Đặc biệt có hãng sử dụng”sảo thuật” trên tivi có “ chạy dòng chữ TPCN” nhưng người xem khó nhìn thấy và tưởng là thuốc chữa bệnh
Một số nhà kinh doanh TPCN đã thịnh hành”chiêu mới” là qua một số báo hàng tuần dành 1 -2 trang tiêu đề Sức khỏe để “Trình bày” bài viết về một bệnh như bệnh tiểu đường Những điều cần tránh đối với bệnh hen phế quản…Làm thế nào để có giấc ngủ ngon, mạnh hơn nữa là “tin vui cho bệnh nhân đau mỏi vai gáy, tê nhức chân tay”.vv… Cuối cùng là đề tên sản phẩm để chữa thậm chí có “hãng” còn nêu “Phối hợp Đông Tây y” điều hòa huyết áp
1.4 Việc quản lý còn phức tạp, trải rộng, không quy vào một đầu mối
Trang 92 Định nghĩa Thực phẩm chức năng là gì?
Trên thế giới, có nhiều loại định nghĩa về TPCN, nhất là các nước Châu Âu, Nhật và Hoa Kỳ
2.1 Các nước Châu Âu cho TPCN là loại thực phẩm ngoài 2 chức năng truyền
thống.
Là cung cấp dinh dưỡng và nhu cầu cảm quan, còn có chức năng thứ 3 được chứng minh bằng các công trình nghiên cứu khoa học như tác dụng giảm cholesterol, giảm huyết áp, chống táo bón các liên hệ vi khuẩn đường ruột
2.2 Hiệp hội thực phẩm sức khỏe và Dinh Dưỡng, Bộ y tế Nhật – cho TPCN là thực phẩm bổ sung một số thành phần có lợi hoặc loại bỏ một số thành phần bất lợi.
Việc bổ sung hay loại bỏ phải được cân nhắc và chứng minh một cách khoa học và được
Bộ y tế cho phép xác định hiệu quả của thực phẩm đối với sức khỏe
2.3 Viện Y Học thuộc Viện Hàn Lâm khoa học Hoa Kỳ - cho TPCN là loại thực phẩm mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Là bất cứ thực phẩm nào được thay đổi thành phần qua chế biến hoặc có các thành phần của thực phẩm có lợi cho sức khỏe ngoài thành phần dinh dưỡng của nó
2.4 Hiệp hội Thông tin thực phẩm Quốc tế(IFIC).
Thực phẩm chức năng là thực phẩm mang đến những lợi ích cho sức khỏe vượt xa hơn dinh dưỡng cơ bản
2.5 Bộ Y tế Việt nam - theo TT 08/TT – BYT ngày 23.8.2004 –cho TPCN là thực phẩm dùng để hổ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể người.
Có tác dụng dinh dưỡng tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ gây bệnh
3 Tính chất của thực phẩm chức năng
TPCN không phải là thuốc chữa ( trị) bệnh Qua các định nghĩa của các nước ngoài (Nhật, các nước Châu Âu, Hoa Kỳ) và Việt Nam, ta cần chú ý các tính chất sau:
3.1 Là chất hổ trợ chức năng cho một hay nhiều bộ phận cơ thể người làm tăng sức
đề kháng và làm giảm bớt nguy cơ gây bệnh.
3.2 Là chất mang đến những lợi ích cho sức khỏe, làm cho cơ thể người được tăng lực mạnh hơn.
Trang 103.3 Là chất, thực phẩm qua chế biến , có các thành phần có lợi cho sức khỏe ngoài thành phần dinh dưỡng truyền thống của cơ thể.
3.4 Là chất hổ trợ cho cơ thể phải được cảm nhận tác dụng và được chứng minh một cách khoa học( có chương trình kiểm tra, kiểm nghiệm) nhất là thực phẩm có 2 tác dụng trở lên Không thể cho tác dụng của thực phẩm là “Tổng” vì có nhiều trường hợp
không đồng lực mà lại triệt nhau.
3.5 Là chất được Bộ y tế dựa trên các căn cứ đánh giá tính chất của thực phẩm cho
phép xác định hiệu qủa của TPCN đối với sức khỏe.
4 Đặc điểm các chứng bệnh thần kinh
Từ những đặc điểm về giải phẩu chức năng Não – Tủy ứng dụng vào Lâm sàng Thần kinh, ta thấy có nhiều loại chứng – bệnh thần kinh
4.1 Các chứng bệnh thần kinh do tổn thương các phần của trục thần kinh.
Đó là các tổn thương – hoặc viêm nhiễm, hoặc thoái hóa các noron các đường dẫn truyền
ở các tầng của não, của tủy sống Từ đó, ta thấy có nhiều loại bệnh, ví dụ bệnh teo não như teo vùng trán, vùng thái dương… teo tiểu não bệnh mất myêlin
4.2 Các chứng bệnh thần kinh do tổn thương các cơ quan bảo vệ trục thần kinh.
Như sọ, cột sống các màng não và dịch não tủy, hệ thống mạch máu nuôi dưỡng não tủy như hệ thống động mạch cảnh trong, động mạch thân nền, hệ thống Xoang tĩnh mạch và Tĩnh mạch não Tất cả các hệ thống trên đều có sự liên hệ chặt chẽ với tim mạch, phổi, gan thận, dạ dày ruột… bệnh tiểu đường, bệnh cao huyết áp, bệnh van tim…
4.3 Từ các chứng bệnh trên, biểu hiện ban đầu thường là:
+ Đau nhức: nhức đầu, nhức nửa đầu, nhức đầu tê mỏi đau vai gáy… đau lưng, đau mông phía sau đùi kheo chân
+ Chóng mặt quay cuồng hay chóng mặt về một phía, cột nhà, cột điện siêu vẹo
+ Tê mỏi – liệt tay chân, nửa bên người, đi đứng loạng choạng, dễ ngã
+ Mất ngủ, hay quên, giảm trí nhớ
+ Vui buồn lẫn lộn, ở tình trạng kích động hoặc trầm cảm
+Co giật…
Đặc biệt ở người cao tuổi, mắt mờ chân chậm, có người “ăn rồi lại bảo chưa ăn”, có người đi lại run rẩy, nói lắp bắp, ngủ nhiều hoặc mất ngủ Đó là theo quy luật do thoái triển