Đặc điểm kết cấu a Kết cấu từ

Một phần của tài liệu 297451 (Trang 45 - 50)

a. Kỹ thuật trình bày TĐVB tin tức

2.3.1.3.Đặc điểm kết cấu a Kết cấu từ

a. Kết cấu từ

Kết cấu TĐ ngoài từ thuần Việt còn có các yếu tố vay mượn, những từ gốc Hán được Việt hoá có sự thay đổi về cách cấu tạo, kết cấu ngữ nghĩa,

phạm vi sử dụng, về mặt phong cách, bên cạnh đó, vẫn còn nhiều từ ngữ Hán

được vay mượn vẫn giữ nguyên kết cấu, ý nghĩa cơ bản như ở lĩnh vực chính trị: quần chúng, nhân dân, chủ tịch, thủ tướng..., các lĩnh vực khác như công nghiệp, nông nghiệp, sinh viên, v.v…

Theo quan sát của chúng tôi, TĐVB điển hình thường sử dụng từ

ngữ Hán - Việt cho những bản tin trang trọng (thuộc đề tài chính trị-ngoại giao) như Hội nghị về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới

(TN&MT 25.10.2007) hay những bản tin yêu cầu ngắn gọn, chính xác (thuộc

đề tài khoa học kỹ thuật) như Hội thảo tập huấn viết đề xuất và thực hiện đề

tài khoa học (THĐCHKH&KT 20.1.2007)

VB tin sử dụng lớp từ thuần Việt một cách rộng rãi để thông tin đến với đông đảo công chúng được dễ dàng như Kết bạn với …kẻ cướp (GĐ&XH 5.4.2007), Tuyển VN: háo hức chờ giờ bóng lăn (TT 1.8.2008)

VB báo chí là nơi tiếp nhận tiếng nước ngoài rõ nhất thông qua thể loại tiêu biểu- tin tức. Trong quá trình phát triển, việc vay mượn từ tiếng nước ngoài là điều tất yếu đểđáp ứng nhu cầu tư duy và giao tiếp.

Với tư cách là một bộ phận được lựa chọn cẩn trọng, TĐVB tin tức chịu ảnh hưởng rất lớn từ tiếng vay mượn nước ngoài. Tuy nhiên, đây là những lớp từ khó đọc, khó nhớ, khó hiểu đối với đông đảo công chúng. Để

khắc phục những khó khăn đó, báo chí đã tìm cách thuần hoá lớp từ ngữ vay mượn theo hướng đại chúng: tiện lợi, dễ hiểu, ngắn gọn, đưa lớp từ này đến gần người đọc hơn: Mít-tinh kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố Tổng Bí thư

Trường Chinh (CATP.HCM 10.2.2007), Xe cảnh sát bằng cạc- tông (THN 25.7.2008), Nhiều tuýp virút cúm gia cầm đang lưu hành ở Việt Nam

Có những từ ngữ dùng lâu ngày và ổn định như mít tinh, internet, karaoke,... Có những từ ngữ mới "nhập", ta thấy dịch không thuận bằng cách phiên âm nhưng được Việt hoá như chụp Xi-ti, vi rút, v.v...

Trường hợp cần thiết thì vay mượn có nguyên tắc, đó là làm phong phú thêm tiếng ta mà vẫn giữ vững bản sắc dân tộc.

Từ cổ dần dần ít xuất hiện nhường chỗ cho lớp từ mới trên các VB báo chí. Từ mới là một hiện tượng phổ biến trong mọi ngôn ngữ, ngày càng xuất hiện nhiều trên báo chí. Nó làm giảm tải gánh nặng ghi nhớ từ ngữ cho người

đọc mà vẫn đáp ứng được sự biểu đạt những đối tượng, hiện tượng, khái niệm mới như gói kích cầu, chỉ số, phân cấp, v.v…

Những từ nghề nghiệp, thuật ngữ đều thấy xuất hiện trên TĐVB điển hình lẫn TĐVB không điển hình. Những thuật ngữ khoa học điện tử như

video, mạng, CPU, phầm mềm, hệ điều hành, chương trình, con chuột, virus,

v.v…; những thuật ngữ thể thao như đẳng cấp, huấn luyện viên, cầu thủ, phạt

đền, vận động viên, v.v… ban đầu người đọc tiếp nhận còn bỡ ngỡ, nhưng ngày nay là những từ hết sức quen thuộc.

Đối với VB báo chí, lớp thuật ngữ mang tính chất nghề nghiệp xuất hiện khá rõ nét: phóng viên, cộng tác viên, tin tức, thời sự, độc giả, công chúng, v.v…

Tiếng lóng và tiếng địa phương được dùng rất hạn chế về mặt xã hội do không đáp ứng được yêu cầu phổ dụng. Trên các VB báo càng ít xuất hiện tiếng lóng và tiếng địa phương. Mặc dù vậy, nếu tiếng lóng không thô tục mà chỉ là những tên gọi có hình ảnh của sự vật, hiện tượng nào đó có thể được dùng phổ biến, dần dần thâm nhập vào ngôn ngữ toàn dân: Lt kèo” mua

bán đất, một giám đốc bị tạm giữ (TT 29.4.2008), Bắt giữ 10 đối tượng phe

“Lật kèo” với nghĩa đi ngược lại cam kết, thoả thuận, có ý lừa đảo, chiếm đoạt. “Phe vé” để ám chỉ dân buôn bán vé chợđen.

Trong một vài trường hợp, nhiều từ ngữ địa phương xuất hiện trên các báo địa phương có thể được chấp nhận. Đó là những từ ngữ biểu thị những tên gọi, hoạt động mang tính chất đặc thù nhưng không đối lập hoàn toàn với từ toàn dân hoặc những từ địa phương đang có hiện tượng “tranh chấp” để được thừa nhận là từ toàn dân cũng được chấp nhận xuất hiện trên báo chí.

Ví dụ:

(24) An Giang: Đào lộn hột trúng mùa, được giá (DT&MN 6/2004)

Ở một vài địa phương miền nam, người dân vẫn còn dùng từ đào ln ht thay cho từđiu có tính phổ thông.

(25) QUẢNG NAM: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một con heo giá bằng một con gà tại TP.HCM (PL 6.7.2007) (26) Australia, New Zealand thu hồi mền Trung Quốc vì có tẩm formaldehyde (TN 23.8.2007)

Heo, mn hay cách gọi tên khác là ln, chăn vẫn được dùng song song một cách phổ biến.

TĐVB tin thường dùng nhiều từ ngữ có màu sắc trang trọng thể hiện nội dung mang tính chất nghiêm túc. Khảo sát cho thấy TĐVB điển hình phổ

biến các lớp từ ngữ này. Sử dụng từ Hán Việt cũng góp phần định hình phong cách mang sắc thái trang trọng trên các TĐ. Trong TĐVB không điển hình tuy có phần ít hơn nhưng vẫn có sử dụng lớp từ này trong các VB có nội dung quan trọng.

Thông tin trên VB báo chí phải đảm bảo tính khách quan, trung thực. Trong thể loại tin hạn chế dùng từ ngữ mang sắc thái biểu cảm, có sự đánh giá chủ quan, làm lệch lạc đi tính chính xác của sự kiện. Tuy nhiên, do đặc trưng thể loại tin tức vốn khô khan cho nên ngay từ yếu tố người đọc tiếp xúc đầu

tiên là TĐVB, người viết cần chọn lọc và sáng tạo những từ ngữ có màu sắc biểu cảm giúp quá trình thông tin diễn ra thuận lợi, đạt hiệu quả cao.

Ví dụ:

(27) Nghệ An: Tưng bừng Ngày hội VH-TT các dân tộc Quỳ Hợp

Cùng với Lễ hội văn hoá truyền thống Mường Ham, Lễ hội 19.4 chính thức trở thành Ngày hội Văn hoá- Thể thao các dân tộc của Quỳ Hợp được tổ chức hàng năm vào ngày 19.4, đáp ứng nguyện vọng của đồng bào các dân tộc huyện miền núi Quỳ Hợp.

Trong những ngày này, tại khu vực hồ Thung Mây-nơi diễn ra những hoạt

động chính của lễ hội- hàng chục ngàn người đủ mọi lứa tuổi từ các bản làng thuộc 21 xã, thị trấn trong huyện cùng nhau về với Lễ hội trong niềm hân hoan... Đêm Thung Mây như bừng lên với 44 chiếc đèn trời, tượng trưng cho 44 năm ngày thành lập huyện-được thắp sáng và lần lượt nối nhau từ từ bay trong sự háo hức của hàng chục ngàn người đứng kín bờ hồ Thung Mây. Khép lại những ngày hội là nhịp cồng chiêng, nhịp chày khắc luống trong bài hát Quỳ Hợp ơi, đến hẹn lại về... (VH 25.4.2007)

Một bản tin khá chi tiết về ngày lễ hội của các dân tộc Quỳ Hợp. Người đọc như bị cuốn hút vào bản tin bởi nhịp điệu ngôn ngữ hối hả, rộn rã, và hàng loạt từ ngữ gợi hình ảnh, sinh động: hàng chục ngàn người, niềm hân hoan, bừng lên, sự háo hức của hàng chục ngàn người đứng kín bờ hồ, nhịp cồng chiêng, nhịp chày khắc luống. Chính những từ này đã nêu bật chủ đề của bản tin thể hiện trên TĐVB, đó là sự tưng bừng trong ngày hội ở Nghệ An.

Qua khảo sát của chúng tôi, lớp khẩu ngữ hầu như ít được sử dụng trong các VB báo chí, nếu có chỉ thấy trong các VB không điển hình do nhu cầu định danh. Và tương ứng với nó, TĐVB cũng có thể xuất hiện các yếu tố

này.

Ví dụ:

Xém “uýnh” nhầm đồng đội(THN 4.8.2009).

Một phần của tài liệu 297451 (Trang 45 - 50)