TĐVB hướng nộ

Một phần của tài liệu 297451 (Trang 64 - 71)

f. TĐ bình luận: TĐVB tin tức thường không chứa yếu tố bình luận, tuy nhiên nếu là tin tức không điển hình thì yếu tố bình luận ít nhiề u có xu ấ t

2.3.2.2. TĐVB hướng nộ

TĐVB có chức năng như một VB cho nên nó cũng có đặc trưng của một VB. Thông tin của TĐ bao gồm: thông tin hiển ngôn và thông tin hàm ngôn. Thông tin hiển ngôn là loại lượng nghĩa tường minh, được bộc lộ trực tiếp qua bề mặt câu chữ của TĐ. Trịnh Sâm cho rằng khi tách khỏi VB hay khi gắn với VB, TĐ đều có ý nghĩa hiển hiện, đó là loại ý nghĩa rõ ràng được thể hiện trên bề mặt hình thức-phát ngôn TĐ [56, tr.81]. Loại ý nghĩa này do sự tổ chức các ngôn từ theo hình thức tuyến tính tạo nên. Nội dung TĐ có thể

bộc lộ qua ngôn từ, không có gì khác thường.

Thông tin hàm ngôn là loại thông tin ẩn chứa sau bề mặt của câu chữ. Trịnh Sâm gọi thông tin này có ý nghĩa hàm ẩn “là loại ý nghĩa không hiển lộ

trên bề mặt hình thức phát ngôn, mà phải được “suy ra” từ ý nghĩa hiển hiện” [56, tr.82].

Thông tin hiển ngôn tạo thành luồng thông tin thứ nhất giúp người

đọc tiếp nhận nội dung và là cơ sở để người đọc tiếp nhận thông tin hàm ngôn.

Bất kì nội dung của TĐVB nào cũng chứa đựng thông tin hiển ngôn. Tuỳ thuộc vào TĐVB điển hình/không điển hình mà lượng thông tin này giữ

vai trò chủ yếu hay thứ yếu. Tuy nhiên, trong các TĐ báo chí, từ cách sử dụng từ, cách chọn kiểu cấu trúc câu, phân đoạn TĐ, các cỡ chữ, kiểu chữ khác nhau, cách sử dụng dấu câu đều chứa đựng ít nhiều dụng ý.

Thông tin hàm ngôn được người đọc tiếp nhận qua hai bước. Bước

đầu là khi mới tiếp xúc với TĐVB, người đọc ít nhiều nhận thấy có hàm ý trong TĐ. Bước hai là người đọc phải quy chiếu về nội dung VB để hiểu chính xác cái hàm ý trong TĐ.

Với loại TĐVB điển hình, thông tin sự kiện một cách khách quan, chính xác, qua cách tổ chức ngôn từ tường minh, không có gì khó hiểu cần giải mã, hầu như chỉ có thông tin hiển ngôn, ít có thông tin hàm ngôn.

Ví dụ:

(46) Thủ tướng sẽ dự Hội nghị Đầu tư- Thương mại ASEAN-Trung Quốc (TN&MT 25.10.2007)

Trong VD trên, TĐ cung cấp cho người đọc thông tin thời sự- chính trị, cụ thể là Thủ tướng (chủ thể) sẽ (sự việc sắp xảy ra-khả năng chắc chắn cao) dự hội nghị tại Trung Quốc. Như vậy, TĐ chỉ thông báo một nội dung duy nhất về hoạt động sắp tới của một quan chức nhà nước. Người đọc tiếp nhận TĐVB cũng chỉ hiểu duy nhất nội dung đó.

Trong xu hướng ngày nay, TĐVB điển hình sử dụng phương thức hàm ngôn để mềm hoá bản tin khô khan và cũng để thu hút người đọc. Tuy nhiên, các phương thức hàm ngôn được sử dụng không phong phú như đối với TĐVB không điển hình.

Còn với loại TĐVB không điển hình, do sự quy định về thể loại, phương thức hàm ngôn được sử dụng tuy có phong phú nhưng so với các thể

loại khác như tiểu phẩm, phóng sự... thì có sự hạn chế hơn.

* Một số phương thức hàm ngôn

a. Dấu câu

Có vai trò đặc biệt khi tạo ra hàm ý cho TĐ.

Dấu hỏi trong một số trường hợp đánh dấu sự nghi ngờ hay ý mỉa mai, châm biếm mà tác giả ngầm đặt ra cho người đọc.

Ví dụ:

Câu hỏi đặt ra đánh dấu sự nghi ngờ về việc khai thác gỗ của một công ty khiến rừng bị xâm hại nghiêm trọng. Người đọc sẽ tự tìm thấy câu trả

lời khi đọc hết nội dung còn lại của VB.

Dấu chấm than được người viết dùng nhằm mục đích nhấn mạnh sự

khẳng định vào nội dung sự tình được miêu tả hoặc nhằm bộc lộ cảm xúc. Dấu than trong cách dùng có chủ ý dẫn tới hàm ý trong TĐ.

Ví dụ:

(48) Kết quả thực hiện trật tự lòng lềđường: Kiểm tra tới đâu vi phạm đến đó! (GD 11.4.2008)

Dấu chấm than kết thúc TĐ cho thấy kết quả thực hiện trật tự lòng lề đường sau kiểm tra đáng buồn và đáng lo ngại như thế nào.

Dấu chấm lửng được dùng nhằm tăng cường đáng kể tính biểu cảm cho ngôn ngữ báo chí, làm giãn nhịp câu văn, báo hiệu cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ.

Ví dụ:

(49) Khách sạn... cát (PN 25.7.2008)

Thông thường, hình dung đến khách sạn là người đọc nghĩ ngay đến kiến trúc toà nhà đẹp, được xây dựng chắc chắn, tiện nghi. Nhưng thật bất ngờ, sau dấu chấm lửng không phải là một khách sạn thông thường mà khách sạn được xây bằng vật liệu cát.

Dấu ngoặc kép được dùng không phải với ý nghĩa hay phong cách thông dụng của chúng mà đểđánh dấu từ ngữ với ý mỉa mai, châm biếm hoặc

đểđóng khung từ ngữ có cách dùng đặc biệt thể hiện sự nhấn mạnh (theo chủ

ý của tác giả). Ví dụ:

Chỉ vì mâu thuẫn trong công việc mà đâm chém người khác trọng thương, “thứ dữ” ở đây chính là nhóm người đã hành xử theo thói côn đồ, coi thường pháp luật.

b. Dùng từ ngữ giàu hình tượng Ví dụ:

(51) Sáng nay (6-7):

Xử sơ thẩm vụ đụng tàu “dính chùm” ở Long An (PL 6.7.2007)

Đụng xe “dây chuyền”, hai người chết (TT 1.6.2007)

“Dính chùm”, “dây chuyền” cho thấy hình ảnh tai nạn tàu, xe đặc biệt nghiêm trọng vì kéo theo nhiều tàu, xe khác vào vụ việc. Bản tin cho biết từ

một tàu bị chìm kéo theo ba tàu nữa “dính chùm” nhau, còn “dây chuyền” là vụ việc tai nạn đụng xe liên tiếp từ xe tải đụng vào xe máy, sau đó tiếp tục

đâm vào ôtô.

Cách dùng từ “trắng” trong TĐ: Quảng Nam: 160 xã “trắng” bác sĩ

(LĐ 18.7.2008) báo động tình trạng không có một bác sĩ nào ở 160 xã thuộc tỉnh Quảng Nam. UBND thành phố yêu cầu bó gọn lại “mạng nhện” trên địa bàn (SGTT 23.7.2008) là TĐ sử dụng từ ngữ hình tượng cao thông qua hình

ảnh “mạng nhện” để ám chỉ những dây điện giăng ngang dọc tứ phía trong thành phố.

c. Đảo cấu trúc

TĐVB sử dụng phương thức đảo trật tự từ nhằm tăng mức độ biểu cảm. Theo phương thức này, những thông tin quan trọng được đưa ra trước nhằm hướng người đọc vào phần nội dung được nhấn mạnh. Điều này cũng phù hợp với mô hình bản tin thường theo hình tháp ngược.

Ví dụ:

Lẽ ra TĐ là Những đồng tôm “phơi xác” nhưng khi đảo “phơi xác” lên trước, người viết muốn nhấn mạnh mức độ điêu đứng của những cánh đồng tôm mạnh hơn.

d. Dùng lối nói bỏ lửng

Đây là phương thức biểu đạt bằng cách bỏ trống phần lời còn lại để

người đọc suy ra và tự hiểu. Có thể nói, sử dụng phương thức này đúng chỗ là cách nói hiệu quả hơn những gì đáng nói. Ví dụ: (53) Cửa chỉ khép hờ ... (CA TP.HCM12.7.2008) Ba trận tứ kết đầu tiên cúp Quốc gia 2007: Đá cho có... (TT 1.6.2007) Lưới trời lồng lộng (CA TP.HCM 12.7.2008) Cửa chỉ khép hờ sẽ xảy ra chuyện gì? Đá cho có là có gì: có mặt, có lệ

hay vì lí do nào khác? Có câu “Lưới trời lồng lộng, tuy thưa mà khó thoát”, TĐ trên chỉ đề cập đến một vế, phải chăng muốn nêu dụng ý gì? Những vấn

đề bỏ ngỏ nhưng thú vị này, người đọc sẽ tìm thấy trong nội dung bài báo. e. Dùng lối nói nghịch thường, lạ đời

Phương thức này sử dụng những cách kết hợp từ ngữ lạ và bất thường

để tạo ra lối nói lạđời về ngữ nghĩa, kích thích sự chú ý của người đọc. Ví dụ:

(54) Mẹ mèo, con gấu trúc (CA TP.HCM12/7/2008)

Mèo đẻ ra mèo là bình thường, nhưng người đọc sẽ chú ý bài báo hơn khi đọc trên TĐ thông tin lạ đời: mẹ mèo có con gấu trúc. Tương tự, TĐ: Chó lái xe hơi (THN 25.7.2008) cũng là chuyện lạđời.

f. Dùng lối nói ẩn dụ

Walter Nash (1980) ghi nhận “… Những VB quá hình thức, lạnh lùng dường như không dùng ẩn dụ; còn VB thông thường thì ngược lại, tận dụng

ẩn dụ để tạo thêm sức mạnh diễn đạt” (dẫn theo Phan Văn Hoà, Ngôn ngữ và

Đời sống 4/2008) Ví dụ:

(55) Olympic Bắc Kinh 2008 – còn 16 ngày nữa

Bóng rổ Trung Quốc rơi vào bảng tử thần (TTc 23.7.2008)

Doanh nghiệp, hiệp hội thép quyết “hạ nhiệt” cơn sốt thép (TNVN SỐ

9 23-29.2.2004)

“Bảng tử thần” là cách nói ẩn dụ để chỉ kết quả bốc thăm chia bảng,

đội Trung Quốc rơi vào một bảng đấu rất mạnh với sự góp mặt của các đội xếp nhất, đội đương kim vô địch, đội nằm trong tốp 10.

Cơn sốt thép với ý nghĩa là giá thép lên cao, cần “hạ nhiệt” tức điều chỉnh giá thép cho phù hợp.

g. Nhân hoá Ví dụ:

(56) Giá vàng lại “bổ nhào” (TT 31.7.2008)

Than khoáng sản Việt Nam vươn lên dẫn đầu (TTc 22.7.2008)

Dùng động từ chỉ hoạt động của người để nêu lên hiện tượng giá vàng lên cao rồi đột ngột xuống, sự vươn lên dẫn đầu của than khoáng sản Việt Nam làm TĐ có hình ảnh sống động hơn.

h.So sánh

Sử dụng phương thức so sánh làm nổi bật yếu tố được so sánh, giúp cho TĐ lôi cuốn độc giả hơn.

Ví dụ:

(57) Bụng cứng như thép (TT 29/4/2008)

Quảng Nam: Một con heo giá bằng một con gà tại TP.HCM (PL 6.7.2007).

Bụng được so sánh với thép, chứng tỏ bụng cứng (khi đọc trong bài báo, người đọc nhận ra sở dĩ bụng cứng như thép là do quá trình tập luyện bền bỉ), giá của một con heo được so sánh bằng với giá một con gà cho thấy giá heo rẻ bèo (vì ảnh hưởng dịch bệnh, nên người chăn nuôi bán tống bán tháo heo giống, dẫn đến giá heo rớt thê thảm).

i. Sử dụng tục ngữ, thành ngữ

Một tục ngữ, thành ngữ có thể giữ nguyên dạng và xuất hiện trên TĐ

báo như Có tật giật mình (CATPHCM 25.10.2008), Ngựa quen đường cũ

(THN 4.8.2009), Sinh nghề tử nghiệp (THN 4.7.2009), Gậy ông đập lưng ông

(CATPHCM 23.6.2009), Giận cá chém thớt (CATPHCM 18.6.2009). Nhưng

đôi khi sử dụng tục ngữ, thành ngữ cải biên có sức mạnh châm biếm, phê phán một cách sâu sắc và sáng tạo, góp phần làm tăng hiệu quả giao tiếp, làm bản tin bớt khô khan và thêm phần hấp dẫn, nhất là với tin tức không điển hình. Người đọc hiểu nghĩa của thành ngữ, tục ngữ theo nghĩa bóng, nghĩa biểu trưng.

Nếu như có TĐ Bỏ của chạy lấy người (THN 4.8.2009) thì cũng có TĐ

sử dụng cải biên thành Bỏ của chưa chắc thoát (CA 9.6.2009). Thông thường,

đầu xuôi thì đuôi lọt, nhưng ở đây Đầu xuôi, đuôi... kẹt (CA 18.6.2009). j. Đối lập qua con số, qua ngôn từ

Phương thức tạo ra những TĐ có sự đối lập qua những con số, qua ngôn từ làm nên sự đối lập về ngữ nghĩa gây được ấn tượng mạnh nơi người

đọc.

Ví dụ:

(58) Một bệnh nhân có ... 2 “kết quả” về HIV (SGGP 31.7.2008) Thủ kho chính là thủ phạm (GĐ&XH 5.4.2007)

Qua hai con số đối lập 1/2, người đọc sẽ thấy ngay sự không chính xác (mà đây là yêu cầu cao) của ngành y dẫn đến sự trớ trêu của người bệnh khi

nhận đến hai kết quả về HIV. Thủ kho là người có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ

tài sản, đối lập với kẻ trộm. TĐ đồng nhất thủ kho với thủ phạm làm độc giả

bất ngờ trước kẻ phạm tội.

Một phần của tài liệu 297451 (Trang 64 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)