Các bài văn chính luận của Người trong những thập niên đầu của thế kỉ XX đăng trên Người cùng khổ, Nhân đạo, Đời sống thợ thuyền với bút danh Nguyễn Ái Quốc, tiêu biểu là Bản án chế độ
Trang 1Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam
Khóa học Luyện thi THPT quốc gia PEN - C : Môn Ngữ văn (Thầy Phạm Hữu Cường) Tuyên ngôn Độc lập
I TRỌNG TÂM KIẾN THỨC VÀ PHẠM VI RA ĐỀ:
1 Quan điểm sáng tác của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh
2 Di sản văn học (Sự nghiệp sáng tác) của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh
3 Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh
4 Sơ đồ tư duy về Tuyên ngôn Độc lập
II KIẾN THỨC CƠ BẢN:
A Quan điểm sáng tác của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh
1 Hồ Chí Minh coi văn học là một vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách mạng Nhà văn
cũng phải có tinh thần xung phong như người chiến sĩ ngoài mặt trận góp phần vào nhiệm vụ đấu tranh
“Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”
2 Khi cầm bút, Hồ Chí Minh bao giờ cũng xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định nội
dung và hình thức của tác phẩm Người luôn tự đặt câu hỏi : "Viết cho ai ?" (đối tượng) , "Viết để làm gì ?" (mục đích), sau đó mới quyết định "Viết cái gì ?" (nội dung) và “Viết thế nào?" (hình thức) và vận dụng phương châm đó theo những cách khác nhau tuỳ từng trường hợp cụ thể
3 Hồ Chí Minh luôn chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học Người phê phán những tác phẩm
“chất mơ mộng nhiều quá, mà cái chất thật của sự sinh hoạt rất ít”, đề cao thứ văn học "chân thật", "thật thà"; chống văn học "giả dối", "bịa đặt" Người yêu cầu văn nghệ sĩ phải “miêu tả cho hay, cho chân thật, cho hùng hồn” hiện thực phong phú của đời sống, và phải "giữ tình cảm chân thật” Người căn dặn “Nên chú ý phát huy cốt cách dân tộc", và phải có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
5 Đề cao sự sáng tạo của người nghệ sĩ; Hồ Chí Minh nhắc nhở "chớ gò bó họ vào khuôn, làm mất vẻ sáng
tạo…”
4 Hồ Chí Minh đề cao chức năng tuyên truyền, cổ động của văn học, ca tụng các anh hùng, chiến sĩ xả thân
vì nước, những người tốt, việc tốt để động viên nhân dân và làm gương cho con cháu mai sau Để tuyên
truyền cách mạng nhằm vào đối tượng công nông binh, Người chủ trương phải viết cho dễ hiểu, cho "thấm
thía", có "văn chương", thể hiện được tinh thần của nhân dân thì quần chúng mới thích đọc Đó là quan hệ
giữa phổ cập và nâng cao trong văn nghệ Phổ cập không có nghĩa là hạ thấp phẩm chất của văn chương,
mà phải tiếp tục nâng cao phẩm chất ấy, qua đó nâng dần trình độ thưởng thức nghệ thuật, trình độ thẩm mĩ của nhân dân Các khía cạnh trên liên quan đến nhau trong ý thức và trách nhiệm của người cầm bút
TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP (PHẦN 1) Giáo viên: PHẠM HỮU CƯỜNG TÀI LIỆU BÀI GIẢNG
Đây là tài liệu đi kèm với bài giảng Tuyên ngôn Độc lập (Phần 1) thuộc khóa học Luyện thi THPT quốc gia PEN-C: Môn Ngữ văn (Thầy Phạm Hữu Cường) tại website Hocmai.vn
Trang 2B Những nét chính trong sự nghiệp sáng tác (di sản văn học) của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh để lại cho nhân dân ta một sự nghiệp văn chương lớn lao về tầm vóc; phong phú, đa dạng về thể loại và đặc sắc về phong cách sáng tạo Tác phẩm của Người viết bằng tiếng Pháp, Hán văn và tiếng Việt, đạt nhiều thành tựu lớn cả trong văn chính luận, truyện kí lẫn thơ ca
1 Văn chính luận:
a Các bài văn chính luận của Người trong những thập niên đầu của thế kỉ XX (đăng trên Người cùng
khổ, Nhân đạo, Đời sống thợ thuyền với bút danh Nguyễn Ái Quốc, tiêu biểu là Bản án chế độ Thực dân
Pháp) có nhiều giá trị to lớn:
- Lên án chế độ Thực dân Pháp và chính sách tàn bạo của chính phủ Pháp đối với các nước thuộc địa, kêu gọi thức tỉnh những người nô lệ bị áp bức liên hiệp lại trong mặt trận đấu tranh chung
- Nhiều áng văn chính luận mang đặc điểm của tác phẩm văn chương và có giá trị văn chương
b Tác phẩm chính luận xuất sắc nhất của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh là Tuyên ngôn độc lập Văn
kiện chính trị này không chỉ mang ý nghĩa lịch sử trọng đại mà còn là một áng văn chính luận tiêu biểu, mẫu
mực
c Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chi Minh còn có nhiều tác phẩm chính luận nổi tiếng khác như Lời kêu gọi
toàn quốc kháng chiến(1946), Không có gì quý hơn độc lập tự do(1966):
- Các tác phẩm này thể hiện những vấn đề thời sự cấp bách của dân tộc, tiếng gọi của non sông đất nước trong những giờ phút thử thách đặc biệt
- Văn phong hào hùng, tha thiết, có sức lay động hàng triệu trái tim yêu nước
2 Truyện và kí:
a.Tập Truyện và kí tập hợp những truyện ngắn và kí được sáng tác từ 1922 đến 1925, tiêu biểu là Pari,
Lời than vãn của bà Trưng Trắc, Con người biết mùi hun khói, (đều viết 1922), Vi hành, Những trò lố hay Varen và Phan Bội Châu, (đều viết 1923)
- Những truyện này đều nhằm tố cáo tội ác dã man, bản chất tàn bạo, xảo trá của bọn thực dân và phong kiến tay sai đối với nhân dân lao động các nước thuộc địa, đề cao những tấm gương yêu nước và cách
c Ngoài truyện ngắn, còn có những tác phẩm kí như Nhật kí chìm tàu (1931), Vừa đi đường vừa kể
chuyện (1963)…được Người sáng tác với nhiều bút danh khác nhau
3 Thơ ca:
a Sáng tác thơ tiêu biểu nhất của Hồ Chí Minh là Nhật kí trong tù:
- Tập thơ gồm 133 bài thơ chữ Hán theo thể Đường luật được sáng tác khi Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giam cầm (8.1942 - 9.1943)
- Tập thơ phản ánh chân thực bộ mặt xấu xa, đen tối của chế độ nhà tù cũng như của xã hội Trung Quốc thời Tưởng Giới Thạch
Trang 3Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam
Khóa học Luyện thi THPT quốc gia PEN - C : Môn Ngữ văn (Thầy Phạm Hữu Cường) Tuyên ngôn Độc lập
- Tập thơ thể hiện tâm hồn nhân cách cao đẹp của người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh trong hoàn
cảnh thử thách khắc nghiệt của chốn lao tù Đó là bức chân dung tinh thần tự họa độc đáo, là "tâm hồn vĩ
đại của bậc đại trí, đại nhân, đại dũng" (Viên Ưng)
b Ngoài Nhật kí trong tù, còn một số chùm thơ Người làm tại Việt Bắc từ năm 1941 đến năm 1945 và
trong thời kì kháng chiến chống Pháp:
- Bên cạnh những bài được viết nhằm mục đích tuyên truyền như Dân cày, Ca binh lính, Bài ca sợi
chỉ… là những bài thơ nghệ thuật vừa có màu sắc cổ điển vừa mang tinh thần hiện đại như Pác Bó hùng vĩ ;
Thướng sơn, Nguyên tiêu, Báo tiệp…
- Nổi bật trong thơ Người là hình ảnh nhân vật trữ tình mang nặng "nỗi nước nhà" mà phong thái vẫn
ung dung tâm hồn luôn hoà hợp với thiên nhiên, thể hiện bản lĩnh của một nhà cách mạng vĩ đại luôn luôn
1àm chủ tình thế, tin vào tương lai tất thắng của cách mạng, tuy trước mắt còn biết bao gian nan, thử thách
4 Kết luận:
Văn thơ Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc, tâm hồn trí tuệ cao cả,
là tiếng nói nhân danh người cùng khổ đấu tranh đòi quyền sống, nhân danh một dân tộc bảo vệ quyền độc lập tự do, luôn tin vào sức mạnh của chân lí, luôn khát khao vươn tới chân – thiện – mĩ, nên luôn có giá trị
và sức hấp dẫn lâu bền
C Những nét chính trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh
1 Sự đa dạng trong phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh: Ở mỗi thể loại văn học, từ văn chính luận,
truyện, kí đến thơ ca Hồ Chí Minh đều tạo được những nét phong cách riêng, độc đáo và hấp dẫn
b Phong cách chính luận:
- Văn chính luận cửa Người thường ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng đầy thuyết phục, giàu tính luận chiến, đa dạng về bút pháp và giọng điệu, thấm đượm tình cảm, giàu hình ảnh
- Hồ Chí Minh là người đầu tiên sử dụng có hiệu quả cao thể văn chính luận hiện đại Văn chương Việt nam vốn có truyền thống về tính chính luận, từ Nguyễn Trãi đến Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh Văn chính luận của Hồ Chí Minh mang cốt cách, đặc điểm của văn chính luận hiện đại của giai cấp vô sản
c Phong cách truyện kí:
- Truyện và kí của Nguyễn Ái Quốc là những tác phẩm mở đầu và góp phần đặt nền móng đầu tiên cho văn xuôi cách mạng So với các truyện ngắn cùng thời ở trong nước, các truyện ngắn của Người, xét về mặt nghệ thuật thể loại, là cả một cuộc cách mạng
- Truyện và kí của Người rất rất chủ động, sáng tạo, hiện đại, thể hiện tính chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng sắc bén với tiếng cười nhẹ nhàng, hóm hỉnh nhưng thâm thuý, sâu cay "Văn tiếng Pháp của Nguyễn Ái Quốc có đặc điểm nổi bật là dí dỏm, là hài hước Điều đó không ngăn Người đã viết nên những lời thắm thiết trữ tình khi xúc động" (Phạm Huy Thông)
d Phong cách thơ:
- Thơ tuyên truyền cách mạng của Hồ Chí Minh thường được viết bằng hình thức bài ca, lời lẽ giản dị, mộc mạc, dễ nhớ, mang màu sắc dân gian hiện đại, phục vụ có hiệu quả cao cho sự nghiệp cách mạng, và luôn chứa chan nhiệt tình cách mạng
- Những bài thơ nghệ thuật viết theo cảm hứng thẩm mĩ hầu hết là thơ tứ tuyệt bằng chữ Hán, mang đặc điểm của thơ cổ phương Đông với sự kết hợp giữa màu sắc cổ điển với bút pháp hiện đại: “ Thơ Người
www.facebook.com/groups/TaiLieuOnThiDaiHoc01
www.facebook.com/groups/TaiLieuOnThiDaiHoc01
www.facebook.com/groups/TaiLieuOnThiDaiHoc01
Trang 4nói ít mà gợi nhiều, là loại thơ có màu sắc thanh đạm, có âm thanh trầm lắng, không phô diễn mà như cố
khép lại đường nét để cho người đọc tự thưởng thức lấy cái phần ý ở ngoài lời.” (Rôgiê Đơnuy, Pháp)
2 Sự thống nhất trong phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh: Dù trong văn chính luận, truyện, kí hay thơ
ca, phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh đều hết sức phong phú, đa dạng mà thống nhất:
- Kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố cổ điển và hiện đại
- Đó là cách viết ngắn gọn, trong sáng, giản dị, sử dụng linh hoạt các thủ pháp và bút pháp nghệ thuật khác nhau nhằm thể hiện một cách nhuần nhị và sâu sắc tư tưởng và tình cảm của người cầm bút
- Từ tư tưởng tới hình tượng nghệ thuật đều luôn luôn vận động một cách tự nhiên, nhất quán, hướng
về sự sống, ánh sáng và tương lai
Giáo viên: Phạm Hữu Cường Nguồn : Hocmai.vn
Trang 5Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam
Khóa học Luyện thi THPT quốc gia PEN - C : Môn Ngữ văn (Thầy Phạm Hữu Cường) Tuyên ngôn Độc lập
I TRỌNG TÂM KIẾN THỨC VÀ PHẠM VI RA ĐỀ:
1 Hoàn cảnh ra đời, mục đích sáng tác, đối tượng tác động, đặc điểm thể loại của tác phẩm
2 Giá trị tư tưởng nghệ thuật (giá trị lịch sử, giá trị văn học) của Tuyên ngôn Độc lập
3 Quyền hưởng tự do, độc lập và sự thật tự do, độc lập của nước Việt nam trong Tuyên ngôn Độc lập
4 Nghệ thuật lập luận của Hồ Chí Minh trong Tuyên ngôn Độc lập
5 Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh - áng văn chính luận mẫu mực, áng “thiên cổ hùng văn”
II KIẾN THỨC THIẾT YẾU ĐỂ HIỂU VĂN BẢN:
Văn nghị luận và Tính biểu cảm trong văn nghị luận
1 Văn nghị luận:
- Đặc trưng cơ bản của văn nghị luận – và cũng là sức hấp dẫn chủ yếu của loại văn này – là: lập luận thống nhất, chặt chẽ; lí lẽ sắc sảo, thông minh; dẫn chứng chính xác, chân thực, giàu sức thuyết phục
- Có thể chia văn nghị luận thành 3 loại chính:
+ Nghị luận chính trị (Văn chính luận): Tiêu biểu là văn bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh
+ Nghị luận văn học: Tiêu biểu là các văn bản Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân
tộc của Phạm Văn Đồng, Một thời đại trong thi ca của Hoài Thanh…
+ Nghị luận xã hội: Loại này thường có 3 kiểu bài nghị luận xã hội mà học sinh THPT phải học và thi trong chương trình: Nghị luận về một tư tưởng đạo lí, nghị luận về một hiện tượng đời sống, nghị luận về một vấn
đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học
2 Tính biểu cảm trong văn nghị luận:
Văn nghị luận nói chung là sản phẩm của tư duy lô gích, suy lí, vì thế ý tứ phải rõ ràng, lập luận phải chặt chẽ, văn phong phải sáng sủa, bảo đảm độ chính xác, giàu sức thuyết phục, Tuy nhiên, nói như thế không
có nghĩa là văn nghị luận chỉ trình bày vấn đề một cách khô khan, trừu tượng, từ chối mọi cảm xúc và hình ảnh Trái lại muốn tăng thêm sức thuyết phục, bên cạnh việc "gõ" vào lí trí, bài văn nghị luận cần tác động mạnh mẽ vào tình cảm của người đọc Muốn thế người viết văn nghị luận cần phải có tình cảm, cảm xúc cao
độ Ngôn ngữ văn nghị luận cũng cần phải hấp dẫn, lôi cuốn bằng các từ ngữ giàu hình ảnh và có sức biểu cảm cao
III NỘI DUNG BÀI GIẢNG:
A Tìm hiểu chung
1 Hoàn cảnh lịch sử
- Ở miền Nam, thực dân Pháp nấp sau quân đội Anh (thay mặt quân Đồng minh vào giải giáp quân Nhật) đang tiến vào Đông Dương còn ở phía Bắc, bọn Tàu Tưởng và tay sai, đã trực sẵn ở biên giới Bọn phản động tìm cách ngóc đầu dậy hòng lật đổ chính quyền cách mạng
- "Mâu thuẫn giữa Anh- Mỹ- Pháp và Liên Xô có thể làm cho Anh và Mỹ nhân nhượng với Pháp và để cho Pháp trở lại Đông Dương" (nhận định của Đảng trong Hội nghị toàn quốc ngày 15 tháng 8 năm 1945)
- Thời gian này, hội nghị Tê-hê-răng và Xanh Frăng-xcô đưa ra giao ước : các nước thắng trận được trở lại cai trị các nước đã từng là thuộc địa, còn các nước là thuộc địa của phe Phát xít thì quân Đồng minh sẽ đến
TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP (PHẦN 2) Giáo viên: PHẠM HỮU CƯỜNG TÀI LIỆU BÀI GIẢNG
Đây là tài liệu đi kèm với bài giảng Tuyên ngôn Độc lập (Phần 2) thuộc khóa học Luyện thi THPT quốc gia PEN-C: Môn Ngữ văn (Thầy Phạm Hữu Cường) tại website Hocmai.vn
Trang 6giải giáp và giao quyền tự trị cho nước đó Để chuẩn bị cho cuộc xâm lược lần thứ hai của mình, Pháp đã tung ra trước dư luận quốc tế: Pháp có quyền quay trở lại Đông Dương
2 Đối tượng tác động, mục đích sáng tác:
a) Đối tượng
+ Toàn thể quốc dân đồng bào
+ Toàn thế giới Trước hết là bọn đế quốc (Anh- Pháp- Mỹ), đặc biệt là Pháp, kẻ đang lăm le trở lại xâm lược Sự khẳng định quyền độc lập, tự do của dân tộc cũng đồng thời là một cuộc đấu tranh chính trị nhằm bác bỏ luận điệu của bọn xâm lược
b) Mục đích
+ Công bố nền độc lập tự do của dân tộc, khai sinh ra nước Việt Nam mới
+ Cương quyết bác bỏ luận điệu và âm mưu xâm lược trở lại của các thế lực thực dân đế quốc
3 Bố cục
Có thể chia làm 3 phần:
a) Phần 1: từ đầu đến “chứ không phải từ tay Pháp” - Cơ sở pháp lí và cơ sở thực tiễn của tuyên ngôn
b) Phần 2: còn lại - Tuyên bố độc lập và quyết tâm bảo vệ nền độc lập
B Đọc hiểu văn bản
1- Về cơ sở pháp lí mà Tuyên ngôn đưa ra
a) Mở đầu bản tuyên ngôn của nước Việt Nam, Bác lại dẫn lời trong hai bản tuyên ngôn của Mỹ và của Pháp Nội dung những lời trích dẫn là khẳng định quyền bình đẳng, quyền tự do, quyền sống và quyền mưu cầu hạnh phúc của mỗi cá nhân Đó là những quyền hiển nhiên, tất yếu và bất khả xâm phạm Như vậy, cơ
sở pháp lí của bản tuyên ngôn là quyền tự do, bình đẳng của con người Hồ Chí Minh đã đứng trên quan điểm ấy mà đối thoại với bọn đế quốc về quyền dân tộc
b) Trước hết, cách nói, cách viết của Bác vô cùng khéo léo: khẳng định quyền tự do, độc lập của dân tộc ta bằng chính những lời lẽ của tổ tiên người Mỹ, người Pháp, hai bản tuyên ngôn đã từng làm vẻ vang cho truyền thống tư tưởng, văn hóa của những dân tộc ấy
c) Khéo léo mà vẫn rất kiên quyết vì qua đó để nhắc nhở họ đừng phản bội tổ tiên mình, đừng làm vấy bùn lên lá cờ nhân đạo của những cuộc cách mạng vĩ đại của nước Pháp, nước Mỹ nếu nhất định tiến quân xâm lược Việt Nam
c) Ý nghĩa: Bác đặt ba cuộc cách mạng ngang hàng nhau, ba nền độc lập ngang hàng nhau, ba bản tuyên ngôn ngang hàng nhau Cách làm này của Bác đã đưa dân tộc ta đường hoàng bước lên vũ đài chính trị thế giới
Mặt khác, Tuyên ngôn độc lập tuy không trực tiếp dẫn ra, nhưng lại gợi nhớ về một sự tiếp nối niềm tự hào,
tư tưởng độc lập dân tộc của cha ông đã được khẳng định từ xa xưa, trong áng thiên cổ hùng văn Bình Ngô đại cáo
d) Phần suy rộng ra: "Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng
Dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do"
+ Bác đã nâng quyền con người, quyền cá nhân thành quyền dân tộc
+ Đây là một đóng góp đầy ý nghĩa đối với tư tưởng giải phóng dân tộc trên thế giới Một nhà văn hóa nước ngoài đã viết: "Cống hiến nổi tiếng của cụ Hồ Chí Minh là ở chỗ Người đã phát triển quyền lợi của con người thành quyền lợi của dân tộc Như vậy, tất cả mọi dân tộc đều có quyền quyết định lấy vận mệnh của mình" (Hồ Chủ tịch trong lòng dân thế giới- NXB Sự thật Hà Nội, 1979)
+ Như vậy, có thể xem luận điểm được "suy rộng ra" của Hồ Chí Minh là phát súng lệnh khởi đầu cho bão táp cách mạng ở các nước thuộc địa, báo hiệu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên khắp thế giới vào nửa sau thế kỉ XX
Trang 7Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam
Khóa học Luyện thi THPT quốc gia PEN - C : Môn Ngữ văn (Thầy Phạm Hữu Cường) Tuyên ngôn Độc lập
+ Thứ hai, thực dân Pháp kể công "bảo hộ", Bác nêu rõ: chúng không những không bảo hộ được mà "trong vòng 5 năm đã bán nước ta hai lần cho Nhật" Không những thế, khi bị phát xít Nhật đảo chính, chính đoàn thể yêu nước, cách mạng của nhân dân Việt Nam ( Việt minh) đã cứu giúp nhiều người Pháp, bảo vệ cả tính mạng và tài sản của họ
+ Thứ ba, thực dân Pháp luôn tuyên bố Đông Dương là thuộc địa của Pháp, Pháp có quyền trở lại Đông Dương Bác vạch rõ: "Sự thật là từ mùa thu 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật chứ không phải là thuộc địa của Pháp nữa Khi Nhật hàng Đồng minh, nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa" là từ tay phát xít Nhật
Tất cả cách đưa dẫn chứng theo phép liệt kê trên đều lập luận kiểu “gậy ông đập lưng ông” Từng “gậy” rắn chắc, mạnh mẽ, dứt khoát, không thể chối cãi, không chống đỡ được
b) Chủ đích là, bác bỏ mọi sự dính líu của Pháp ở Việt Nam Khẳng định Việt minh, tổ chức yêu nước – cách mạng của Việt Nam là một lực lượng của phe Đồng minh đánh đuổi phát xít Nhật để giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước
c) Câu 2 (Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập) khẳng định nền độc lập dân tộc
d) Câu 3 (Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ dân chủ cộng hòa) khẳng định chính thể mới
e) Ba câu văn ngắn gọn, cô đọng, hàm súc mang nhiều lớp nghĩa đã mở đầu cho lời tuyên bố về một nước Việt Nam bước vào kỉ nguyên mới
Từ sự thật lịch sử này, bản Tuyên ngôn đưa ra Tuyên bố về sự ra đời của nước Việt Nam độc lập, tự do (Chúng tôi, lâm thời chính phủ của nước Việt Nam mới, đại biểu của toàn dân Việt Nam, giữ vững quyền tự
do, độc lập ấy)
g) Phần này gồm 2 tuyên bố (thoát li hẳn, xoá bỏ hết, và Nước Việt Nam có quyền, ) Mỗi tuyên bố lại có
2 lời (lời tuyên bố và lời biểu thị quyết tâm thực hiện lời tuyên bố; khẳng định sự đúng đắn của lời tuyên bố) Kết cấu như thế, kết hợp với giọng văn (thể hiện qua đùng từ, viết câu, tạo nhịp) mạnh mẽ, dứt khoát vừa làm nổi bật các nội dung tuyên bố vừa thể hiện tinh thần kiên định, khí phách hào hùng của một dân tộc
đã, đang đứng lên tự quyết định vận mệnh mình
www.facebook.com/groups/TaiLieuOnThiDaiHoc01
www.facebook.com/groups/TaiLieuOnThiDaiHoc01
www.facebook.com/groups/TaiLieuOnThiDaiHoc01
Trang 8h) Tuyên bố đầu tiên là "thoát li hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xóa bỏ hết các hiệp ước mà Pháp đã kí về nước Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam"
- Trước hết, lời tuyên bố đề cập đến một vấn đề hết sức thiết yếu Nếu không, không thể tuyên bố về sự độc lập Đó là tuyên bố không chịu sự lệ thuộc và xoá bỏ mọi đặc quyền của Pháp
- Thứ hai, lời tuyên bố vô cùng tinh tế, sâu sắc và chặt chẽ Xóa bỏ là xóa bỏ các quan hệ thực dân với Pháp, không xóa bỏ quan hệ tốt đẹp, không từ chối quan hệ hữu nghị Lại viết, “xoá bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã kí về nước Việt Nam”, không phải kí với nước Việt Nam Kí "về" là kí có tính chất áp đặt, ép buộc, gồm cả những hiệp ước kí với nước ngoài về Việt Nam Khác hẳn kí "với" là kí trên tinh thần bình đẳng, hợp tác
Thứ ba, lời tuyên bố sử dụng phép lặp và một trường từ vựng có tính chất mạnh: "thoát li hẳn", "xóa bỏ hết",
"xóa bỏ tất cả" thể hiện lập trường kiên định, thái độ dứt khoát, vấn đề đặt ra không thêt khoan nhượng Có những hàm ý tinh tế nhưng rõ ràng: “Pháp” là chính phủ Pháp ở chính quốc, thực dân Pháp ở Việt Nam, không phải nhân dân Pháp Hay luôn luôn viết “nước” Việt Nam, nghĩa là nhấn mạnh tính thống nhất đất nước Mặc nhiên phủ nhận sự chia cắt nước ta thành 3 kì của thực dân Pháp
i) Tuyên bố cuối cùng là tuyên bố về quyền tự do, độc lập và sự ra đời của nước Việt Nam tự do độc lập
Để dến tuyên bố này, tác giả đã dẫn giải ba sự thật không thể chối cãi và một nguyên tắc Đó là sự thật, dân tộc Việt Nam đã đấu tranh trường kì với thực dân Pháp để có tự do, độc lập; dân tộc Việt Nam đã đứng về phe Đồng Minh chống phát xít; Việt Nam đã là nước tự do độc lập Nguyên tắc đưa ra là nguyên tắc về quyền bình đẳng của các dân tộc Một nguyên tắc được thế giới trong đó có các nước Đồng minh thừa cơ
“đục nước béo cò” (Tàu Tưởng), đang âm mưu giúp thực dân Pháp trở lại xâm lược và cai trị nước ta (Anh, Mĩ) thông qua Đây chính là cơ sở vững chắc để tuyên bố độc lập Vì đảm bảo tính pháp lí, đạo lí, thực tế và phù hợp với công ước quốc tế
k) Về phương diện diễn đạt, đều là câu khẳng định, thiên về các từ “nóng” (quyết, phải, không thể không, toàn thể, tất cả, ), khi điệp từ ngữ (gan góc, dân tộc, ), khi song hành cú pháp (Một dân tộc đã, dân tộc
đó phải được, ), khi mạnh mẽ, khi mềm mại, uyển chuyển (Chúng tôi tin rằng, ) đã tạo nên âm hưởng hào hùng, đanh thép , trang trọng của một đoản khúc anh hùng ca nhưng vẫn nồng nàn, tha thiết
4 Nghệ thuật chính luận trong Tuyên ngôn độc lập
a) Vấn đề trọng đại, nhiều nội dung lớn cần đề cập, làm sáng tỏ Phạm vi tác động rộng, đối tượng tiếp nhận, tác động khác nhau, thậm chí trái ngược nhau về địa vị trình độ, quan điểm, lập trường, thái độ, tình cảm (nhân dân Việt Nam - một bộ phận trí thức, còn lại 90% lao động nghèo, thất học, mù chữ ; Chính phủ và nhân dân các nước) phải viết như thế nào để có sức thuyết phục tất cả ? Với cương vị thay mặt Chính phủ Lâm thời của nước Việt Nam mới trong một bối cảnh xã hội phức tạp, thái độ, tình cảm cần bộc lộ ra sao ? Lại phải trình bày ngắn gọn để mõi một ý tứ, câu chữ găm vào lòng người
Đó quả là một bài toán hắc búa Nhưng Tuyên ngôn Độc lập đã đáp ứng được một cách xuất sắc bằng một nghệ thuật chính luận bậc thầy
b) Điểm nổi bật đầu tiên là, văn phong của bản Tuyên ngôn đanh thép, sắc sảo mà vô cùng trong sáng, giản
dị, súc tích, giàu nghệ thuật
Từ ngữ sử dụng chính xác, giản dị, dễ hiểu, gần gũi Lời văn trong sáng nhưng không làm mất di tính hiện đại, sự sang trọng, vẻ uyển chuyển Đó là trường hợp không ngại sử dụng những câu dài có cấu trúc phức tạp, các loại câu khẳng định liên tiếp (khẳng định, phủ định đối tượng bằng câu khẳng định, phủ định của phủ định), các câu liệt kê, câu song hành, phối hợp với sự liên kết câu, đoạn chặt chẽ, mang giai điệu phù hợp, đầy hình ảnh, không ngại các phép tu từ Tất cả lại thật gãy gọn, khúc chiết
c) Hệ thống lập luận của Tuyên ngôn có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và bằng chứng; giữa trí tuệ và cảm xúc; giữa cứng rắn và khôn khéo, mềm mỏng; giữa cương quyết và thiết tha; giữa các phép lập luận: chứng
Trang 9Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam
Khóa học Luyện thi THPT quốc gia PEN - C : Môn Ngữ văn (Thầy Phạm Hữu Cường) Tuyên ngôn Độc lập
minh, giải thích, phân tích, bình luận, bác bẻ ; giữa tính chính trị, tuyên truyền và tính văn chương nghệ thuật
Tuyên ngôn độc lập thể hiện một trí tuệ mẫn tiệp, một tầm văn hóa sâu rộng và trên hết là một tình yêu dân, yêu nước nồng nàn
III- Tổng kết
1- Nếu xem Nam quốc sơn hà và Đại cáo bình Ngô là 2 lần tuyên bố độc lập, quyết tâm bảo vệ chủ quyền đất nước thì đây là lần thứ 3 Tuyên ngôn độc lập thời hiện đại: chính thức, của chính thể dân chủ cộng hòa, không chỉ về độc lập dân tộc mà còn về quyền con người, truớc toàn thế giới, không phải chỉ với phong kiến Trung Hoa
2- Một áng văn chính luận xuất sắc Tác phẩm là tiếng nói của một trí tuệ lớn lao, cũng là của một trái tim nồng nàn yêu nước, thương nòi
3- Tác phẩm sẽ trường tồn không chỉ vị giá trị lịch sử mà còn vì sự lay động mãi mãi trái tim con người
IV TÀI LIỆU THAM KHẢO:
A Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Hai cuộc cách mạng cùng một lúc
Theo hồi ký của ông Vũ Kỳ - thư ký của Bác, từ ngày thứ ba, 28/8/1945, tức ngày 21/7 Ất Dậu, trên gác hai
nhà 48 Hàng Ngang (Hà Nội) của gia đình ông Trịnh Văn Bô, Bác Hồ đã phác thảo Tuyên ngôn Độc lập Trước khi viết, Người dành thời gian để nhớ và ngẫm những ý tứ sâu sắc, thâm thuý trong “Nam quốc sơn
hà” của Lý Thường Kiệt và “Bình ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi - những bản thiên cổ hùng văn ngàn xưa
để lại…
Theo yêu cầu của Bác, ông Fenn, trung uý tình báo Mỹ - bạn của Bác - đã chép nguyên văn bản Tuyên ngôn
độc lập của Mỹ năm xưa qua điện đài, gửi cho Người trong khi viết dự thảo bản Tuyên ngôn độc lập để đọc
vào một ngày đầu tháng 9/1945 Bác đã vô cùng sáng suốt, tinh anh khi thay chữ MEN (đàn ông) trong
Tuyên ngôn độc lập của Mỹ bằng chữ PEOPLE, nghĩa là “mọi người” vào bản Tuyên ngôn độc lập của
nước Việt Nam dân chủ cộng hoà Theo bà Lady Borton – “nhà Hồ Chí Minh học” người Mỹ – thì gọi đây
là “cuộc cách mạng một chữ” Chỉ thay một chữ, Hồ Chí Minh cùng một lúc làm hai cuộc cách mạng: Cách mạng giải phóng dân tộc (đã thành công) và cách mạng “giải phóng phụ nữ” Ở Việt Nam, ngày 6/1/1946 -
4 tháng sau ngày Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập, phụ nữ Việt Nam đủ tuổi 18 trở lên đã được thực
hiện một trong các quyền chính trị cao nhất đó là quyền bầu cử, để bầu ra Quốc hội Nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà Còn ở Mỹ, đến năm 1930, 154 năm sau khi bản tuyên ngôn bất hủ 1776 ra đời, phụ nữ mới được thực hiện quyền chính trị đó
B Phân tích tác phẩm Tuyên ngôn Độc lập (Trích - Giáo sư NGUYỄN ĐĂNG MẠNH (Khoa Ngữ văn
ĐHSPHN)
Tuyên ngôn Độc lập là một bài văn chính luận Văn chính luận thuyết phục người khác bằng những lí lẽ, nếu
đánh địch thì cũng đánh địch bằng những lí lẽ Lợi khí của nó là những lí lẽ đanh thép, những lập luận chặt chẽ, những bằng chứng không ai chối cãi được Văn chính luận nếu có dùng đến hình ảnh, có gợi đến tình cảm thì chẳng qua cũng chỉ để phụ giúp thêm cho sự thuyết phục bằng lí lẽ mà thôi Chúng ta sẽ nói đến cái
hay, cái tài của Tuyên ngôn Độc lập theo quan niệm đó…
Trong tranh luận, để bác bỏ luận điệu của một đối thủ nào đấy, không gì thú vị và đích đáng hơn là dùng chính lí lẽ của đối thủ ấy Người ta gọi cách làm đó là “lấy gậy ông đập lưng ông”
Bác Hồ đã khẳng định quyền độc lập, tự do của dân tộc ta bằng chính những lời lẽ của tổ tiên người Mĩ,
người Pháp đã ghi trong hai bản Tuyên ngôn độc lập, Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền từng làm vẻ
vang cho truyền thống tư tưởng và văn hoá của những dân tộc ấy Cách nói, cách viết như thế là vừa khéo léo vừa kiên quyết [2] Khéo léo, vì tỏ ra rất tôn trọng những danh ngôn bất hủ của người Pháp, người Mĩ
Trang 10Kiên quyết vì nhắc nhở họ đừng phản bội tổ tiên mình, đừng có làm vấy bùn lên lá cờ nhân đạo của những cuộc cách mạng vĩ đại của nước Pháp, nước Mĩ, nếu nhất định tiến quân xâm lược Việt Nam
Ngoài ra, mở đầu Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam mà nhắc đến hai bản Tuyên ngôn nổi tiếng trong lịch
sử nhân loại của hai nước lớn như thế, thì cũng có nghĩa là đặt ba cuộc cách mạng ngang hàng nhau, ba nền độc lập ngang hàng nhau Một cách kín đáo hơn, bản Tuyên ngôn của Hồ Chí Minh dường như muốn gợi lại niềm tự hào của tác giả bài Bình Ngô đại cáo ngày xưa khi mở đầu tác phẩm bằng hai vế cân xứng như để đặt ngang hàng Triệu, Đinh, Lí, Trần của Nam quốc với Hán, Đường, Tống, Nguyên của Bắc quốc
Mà đăng đối, cân xứng cũng là phải, vì cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 thực ra đã giải quyết đúng những nhiệm vụ của hai cuộc cách mạng của Mĩ (1776) và của Pháp (1789) Bản Tuyên ngôn đã nêu rõ: “Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập” Đó cũng là yêu cầu đặt ra cho cuộc cách mạng nước Mĩ: đấu tranh giải phóng các dân tộc thuộc địa Bắc Mĩ ra khỏi ách thực dân Anh Bản Tuyên ngôn cũng biết: “Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa” Đấy cũng là tinh thần cơ bản của cuộc Cách mạng Nhân quyền, Dân quyền của Pháp thế kỉ XVIII
Nhưng để đối thoại với bọn đế quốc xâm lược lúc bấy giờ, vấn đề hàng đầu đặt ra là độc lập dân tộc Điều
đó giải thích vì sao bản Tuyên ngôn Độc lập đã mở đầu như thế…
Ý kiến “suy rộng ra” ấy quả là một đóng góp đầy ý nghĩa của Bác Hồ đối với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới Một nhà văn hoá nước ngoài đã viết: “Cống hiến nổi tiếng của cụ Hồ Chí Minh là ở chỗ Người
đã phát triển quyền lợi của con người thành quyền lợi của dân tộc Như vậy tất cả mọi dân tộc đều có quyền
tự quyết định lấy vận mệnh của mình” [3] Vậy có thể xem cái luận điểm “suy rộng ra” kia là phát súng lệnh khởi đầu cho bão táp cách mạng ở các thuộc địa sẽ làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân trên khắp thế giới vào nửa sau thế kỉ XX?
Nhưng kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm nhất đe doạ nền độc lập của dân tộc khi bản Tuyên ngôn ra đời là bọn xâm lược Pháp Đẩy lùi nguy cơ ấy sẽ phải là cuộc chiến đấu vũ trang lâu dài của toàn dân Nhưng cuộc chiến đấu ấy rất cần đến sự đồng tình và ủng hộ của nhân loại tiến bộ Muốn vậy, phải xác lập cơ sở pháp lí của cuộc kháng chiến, phải nêu cao chính nghĩa của ta và đập tan những luận điệu xảo trá của bọn thực dân muốn “hợp pháp hóa” cuộc xâm lược của chúng trước dư luận quốc tế
Bản Tuyên ngôn đã giải quyết được yêu cầu ấy bằng một hệ thống lập luận hết sức chặt chẽ và đanh thép Thực dân Pháp muốn khoe khoang công lao khai hóa của chúng đối với Đông Dương ư? Thì bản Tuyên ngôn đã vạch trần những hành động “trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa” của chúng trong 80 năm thống trị nước ta: thủ tiêu mọi quyền tự do dân chủ, chia rẽ ba kì, tắm máu các phong trào yêu nước và cách mạng, thi hành chính sách ngu dân; đầu độc bằng thuốc phiện, rượu cần, bóc lột, vơ vét đến tận xương tủy, cuối cùng, gây ra nạn đói khiến “từ Quảng Trị đến Bắc Kì, hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói”
Thực dân Pháp muốn kể công “bảo hộ” Đông Dương ư? Thì bản Tuyên ngôn chỉ rõ đó không phải là công
mà là tội, vì “trong 5 năm, chúng đã bán nước ta hai lần cho Nhật” [4]
Thực dân Pháp tuyên bố Đông Dương là thuộc địa của chúng và chúng có quyền trở lại Đông Dương ư? Nhưng Đông Dương có còn là thuộc địa của Pháp nữa đâu! Bản Tuyên ngôn vạch rõ: “Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà
Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp” Luận điểm này, đứng
về ý nghĩa pháp lí, cực kì quan trọng Nó sẽ dẫn tới lời tuyên bố tiếp theo của bản Tuyên ngôn:
“Bởi thế cho nên, chúng tôi, Lâm thời Chính phủ của nước Việt Nam mới, đại biểu của toàn dân Việt Nam, tuyên bố thoát li hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xoá bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã kí về nước Việt
Trang 11Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam
Khóa học Luyện thi THPT quốc gia PEN - C : Môn Ngữ văn (Thầy Phạm Hữu Cường) Tuyên ngôn Độc lập
Nam, xoá bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam” Sức mạnh của chính nghĩa bao giờ cũng đồng thời là sức mạnh của sự thật Và không có lí lẽ nào có sức thuyết phục cao hơn là lí lẽ của sự thật
Vì thế, Người viết Tuyên ngôn luôn luôn láy đi láy lại hai chữ “sự thật”: “sự thật là…”, “sự thật là…” Và cuối cùng thì “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập…” Đấy là những điệp khúc nối tiếp nhau tăng thêm âm hưởng hùng biện của Tuyên ngôn Đấy là hệ thống lí lẽ bác bỏ luận điệu của bọn đế quốc thực dân
Còn đối với dân tộc Việt Nam? Dân tộc ta có xứng đáng được hưởng độc lập, tự do hay không, có đủ tư cách làm chủ đất nước mình hay không? Bản Tuyên ngôn đã đưa ra những lí lẽ để khẳng định
Nếu thực dân Pháp có tội phản bội Đồng minh, hai lần bán rẻ Đông Dương cho Nhật, thì dân tộc Việt Nam đại diện là Việt Minh, đã đứng lên chống Nhật cứu nước và cuối cùng giành được chủ quyền từ tay phát xít Nhật Nếu thực dân Pháp bộc lộ tính chất đê hèn, tàn bạo và phản động của chúng ở hành động “thẳng tay khủng bố Việt Minh”, “Thậm chí đến khi thua chạy, chúng còn nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng”, thì nhân dân ta vẫn giữ thái độ khoan hồng và nhân đạo ngay đối với kẻ thủ đã thất thế:
“Sau cuộc biến động ngày 9 tháng 3, Việt Minh đã giúp cho nhiều người Pháp chạy qua biên thùy, lại cứu cho nhiều người Pháp ra khỏi nhà giam Nhật và bảo vệ tính mạng và tài sản cho họ”
Một dân tộc phải chịu biết bao đau khổ dưới ách thực dân tàn bạo, đã anh dũng chiến đấu cho độc lập, tự do,
đã đứng hẳn về phe Đồng minh chống phát xít, đã nêu cao tinh thần nhân đạo, bác ái như thế, “dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!”
Tinh thần khẳng định, trong lời kết luận, còn được tăng cấp lên một bậc nữa: hưởng độc lập tự do không phải chỉ là một cái quyền phải có, không phải chỉ là một tư cách cần có, mà đó đã là một hiện thực: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập” Và vì thế “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự
do, độc lập ấy”
Người ta gọi bài Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi là “thiên cổ hùng văn” Cũng có thể nói như thế về bản
Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh…
Giáo sư NGUYỄN ĐĂNG MẠNH (Khoa Ngữ văn ĐHSPHN)
Giáo viên: Phạm Hữu Cường Nguồn : Hocmai.vn