PHẦN 4: NHÂN DÂN VÔ DANH SÁNG TẠO RA TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ, DÒNG CHẢY VĂN HÓA CỦA ĐẤT NƯỚC VÀ TƯ TƯỞNG ĐẤT NƯỚC CỦA NHÂN DÂN I.. Nhân dân vô danh sáng tạo ra truyền thống lịch sử của Đất
Trang 1PHẦN 4:
NHÂN DÂN VÔ DANH SÁNG TẠO RA TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ, DÒNG CHẢY VĂN HÓA CỦA ĐẤT NƯỚC VÀ TƯ TƯỞNG ĐẤT NƯỚC CỦA NHÂN DÂN
I TRỌNG TÂM KIẾN THỨC VÀ PHẠM VI RA ĐỀ:
1 Tư tưởng "Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại"
2 Hình tượng đất nước, những khám phá mới mẻ về đất nước và tình cảm của nhà thơ đối với đất nước
(Chú ý so sánh với Nam quốc sơn hà của Lí Thường Kiệt, Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, Tuyên ngôn
Độc lập của Hồ Chí Minh, Đất nước của Nguyễn Đình Thi, Bên kia sông Đuống Hoàng Cầm )
3 Những khám phá mới mẻ về nhân dân và tình cảm nhà thơ đối với nhân dân (Chú ý so sánh với Việt Bắc của Tố Hữu, Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên…)
4 Nghệ thuật sử dụng và giá trị ý nghĩa của các chất liệu văn hoá dân gian trong đoạn thơ
5 Phân tích, cảm nhận được các đoạn tiêu biểu:
- 9 dòng đầu
- "Trong anh và em hôm nay…Làm nên Đất Nước muôn đời"
- Những người vợ nhớ chồng…Những cuộc đời đã hoá núi sông ta"
- "Em ơi em/Hãy nhìn rất xa…….Đất Nước của ca dao thần thoại"
II KIẾN THỨC CƠ BẢN:
1 Nhân dân vô danh sáng tạo ra truyền thống lịch sử của Đất Nước:
- Khi tái hiện lịch sử, nhiều nhà văn nhà thơ khác thường nhắc tới những triều đại vàng son, những vĩ nhân được lưu danh trong sử sách Trong bình ngô đại cáo, Nguyễn Trãi từng tự hào khẳng định:"Từ Triệu Đinh
Lý Trần bao đời gây nền độc lập - Cùng Hán Đường Tống Nguyên mỗi bên xưng đế một phương" Nhà thơ Chế Lan Viên cũng từng dặt câu hỏi:"Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?" và cũng tự trả lời
"Khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc Nuyễn Du viết Kiều và đất nước hóa thành văn Khi Nguyễn Huệ cưỡi voi vào cửa bắc Hưng đạo đại vương diệt quân Nguyên trên sóng Bạch Đằng"
Nguyễn Khoa Điềm lại muồn hướng người đọc đến những người dân bình dị, vô danh:
"Em ơi em Hãy nhìn rất xa Vào bốn nghìn năm đất nước Năm tháng nào cũng người người lớp lớp Con gái con trai bằng tuổi chúng ta"
ĐẤT NƯỚC (PHẦN 4) Giáo viên: PHẠM HỮU CƯỜNG TÀI LIỆU BÀI GIẢNG
Đây là tài liệu đi kèm với bài giảng Đất Nước (Phần 4) thuộc khóa học Luyện thi THPT quốc gia PEN-C: Môn Ngữ văn (Thầy Phạm Hữu Cường) tại website Hocmai.vn
Trang 2Tác giả muốn hướng người đọc đến những con người không trực tiếp hiện diện thậm chí có vẻ lặng lẽ trên hành trình mấy ngàn năm dựng nước nhưng chính họ đã sáng tạo nên lịch sử của đất nước Trong mấy ngàn lớp người nối tiếp nhau không dứt ấy, tác giả "Đất nước" đặc biệt đề cao thế hệ trẻ vì chính họ là tương lai của đất nước Họ gánh phần người đi trước để lại, tiếp nối phát huy truyền thống của cha anh để rồi họ giữ gìn và truyền lại cho các thế hệ sau
Bằng cách nói giản dị dân dã, Nguyễn Khoa Điềm đã khám phá và khẳng định đóng góp to lớn của những con người bình thường lặng lẽ:
"Cần cù làm lụng Khi có giặc người con trai ra trận Người con gái trở về nuôi cái cùng con Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh"
Với đôi bàn tay cần cú nhẫn nại, họ đã khai phá đất đai, mở mang bờ cõi, tạo nên ruộng đồng bờ bãi xóm thôn Không chỉ dựng nước họ còn góp xương máu để giữ gìn bảo vệ tổ quốc Họ tự nguyện đảm đương xứ mệnh thiêng liêng một cách tự nguyện như thể đó là điều tất yếu những người con trai cầm vũ khí ra trận bảo vệ quê hương xứ sở, những người vợ những người mẹ vượt lên nỗi đau, nỗi cô đươn thương nhớ âu lo
để đảm đang, gánh vác trọn vẹn việc nhà
Đặc biệt tác giả đã nhấn mạnh một truyền thống quý báu của người phụ nữ Việt Nam: đó tinh thần bất khuất kiên cường: "Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh" Lời thơ như gợi lại vóc dáng của Bà Trưng Bà Triệu
và anh hùng liệt nữ đã làm nên những trang sử hào hùng cho dân tộc
- Từ quan niệm đất nước của nhân dân, lịch sử của đất nước không còn là lịch sử của các triều đại, các anh hùng mà là lịch sử của hàng nghìn lớp người "không ai nhớ mặt đặt tên”, của hàng nghìn thế hệ nhân dân vô danh nối tiếp nhau gánh vác trách nhiệm với Đất nước:
“ Năm tháng nào cũng…đàn bà cũng đánh”,
“ Những ai đã khuất…chuyện mai sau”
“Có biết bao người con gái, con trai Trong bốn ngàn lớp người giống ta lứa tuổi”
Lịch sử Đất nước không còn là lịch sử của những ông vua, bà chúa, hay của những triều đại Đinh, Lý, Trần nối tiếp nhau; mà là lịch sử của những thế hệ Nhân dân vô danh, của những lớp người không tên, không tuổi
- Chính vì vậy khi nhớ về quá khứ, Nguyễn Khoa Điềm đã làm sống dậy hình ảnh của mấy ngàn lớp người
vô danh
"Nhiều người đã trở thành anh hùng Nhiều người anh hùng cả anh và em đều nhớ Nhưng em biết không
Có biết bao người con gái con tải Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi
Họ đã sống và chết Giản dị và bình tâm Không ai nhớ mặt đặt tên Nhưng họ đã làm nên Đất Nước "
Trang 3Nhà thơ không nhắc lại tên tuổi của những vĩ nhân thường được lưu danh trong sử sách bởi lẽ đó là những anh hùng mọi người đều biết, công lao của những vĩ nhân ấy đã được ca ngợi tôn thờ ở đây Nguyễn Khoa Điềm muốn tô đậm tầm vóc lớn lao phi thường của những con người nhỏ bé, bình thường Họ chính là nhân dân, là bốn nghìn lớp người chính bằng cuộc sống của mình đã làm nên đất nước
Trong chính những câu thơ này, Nguyễn Khoa Điềm đã phát hiện nét đẹp đặc trưng của tâm hồn họ :Đó là sự giản dị, hi sinh thầm lặng, nhân dân không ồn ào phô trương, không tô vẽ cho mình Nhưng chính điều đó khiến nhân dân trở nên to lớn vĩ đại Thế hệ này nối tiếp thế hệ kia Họ lặng lẽ tạo dựng và gìn giữ cho ta tài sản vô gái này Vẻ đẹp thầm lặng bình dị này của nhân dân cũng đã được nhà thơ Nguyễn Duy ca ngợi
"Và vì thế nhân dân thường ít nói Như mẹ tôi lặng lẽ suốt đời
Và như thế nhân dân cao vời vợi Hơn những ngôi sao trơ trọi cuối trời"
2 Nhân dân vô danh sáng lập ra dòng chảy văn hóa của Đất Nước, giữ gìn và truyền lại Đất Nước cho
đời sau:
- Công lao vĩ đại của nhan dân sẽ được nhà thơ chứng minh bằng hàng loạt dẫn chứng cụ thể, giàu sức thuyết phục
"Họ giữ và truyền cho ta hạt lúata trồng
Họ chuyền lửa qua mỗi nhà, từhòn than qua con cúi
Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói
Họ gánh theo tên làng tên xã trong mỗi chuyến di dân
Họ dắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái
Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm
Có nội thù thì vùng lên đánh bại
Để đất nước này là Đất Nước Nhân dân"
Không phải ngẫu nhiên mà tất cả các dòng thơ đều bắt đầu bằng điệp từ "họ" Bằng cách nói này Nguyễn Khoa Điềm lại một lần nữa khắc sâu ấn tượng về vai trò không thể thiếu của nhân dân Nhân dân không chỉ làm nên lịch sử mà còn sáng tạo mội giá trị vật chất, tinh thần cho đất nước
Điệp khúc "truyền cho" gợi liên tưởng đến một cuộc tiếp sức vĩ đại trên hành trình mấy ngàn năm lịch sử đằng đẵng bằng hệ thồng hình ảnh giàu ý nghĩa ẩn dụ sâu xa,tác giả đã khám phá và ngợi ca công lao vĩ đại của nhân dân Đó là hình ảnh "hạt gạo" bé nhỏ bình thường nhưng đã kết tinh sức lực, tâm huyết trí tuệ của bao nhiêu thế hệ con người Ai đã là người tìm ra cây lúa giữa hàng ngàn loài cây hoang dại khác? Ai là người đã tìm ra cách gieo cấy vun trồng để có được vụ mùa đầu tiên? Và ai đã rìm ra cách xay giã giần sàng biến hạt lúa kia thành hạt gạo trắng ngần Hành trình ấy đòi hỏi phải có sự tiếp nối của nhiều thế hệ, người đi trước tích lũy kinh nghiệm và truyền lại, người đi sau đón nhận, sáng tạo và hoàn thiện
Nhân dân giữ gìn và truyền cho ta ngọn lửa Đó là ngọn lửa được thắp lên cho mỗi ngôi nhà, ngọn lửa mang theo hơi ấm và sự sống cho con người Song đó cũng là ngọn lửa biểu tựng cho tình cảm cộng đồng ấm áp "tối lửa tắt đèn có nhau" của người Việt
Song có lẽ công lao vĩ đại nhất của nhân dân chính là sự gìn giữ và bảo tồn tiếng mẹ đẻ, linh hồn của dân tộc Chiến công phi thường ấy được nhà thơ thể hiện bằng hình ảnh rất đôic thân quen, bình dị "Họ
Trang 4truyền giọng điệu mình cho con tập nói Đó là hình ảnh những người cha người mẹ dạy con mình bập bẹ ngh tiếng nói đầu tiên Bằng hình ảnh tưởng chừng như chẳng có gì đáng kể ấy, họ đã gìn giữ tiếng mẹ đẻ từ thế hệ này sang thế hệ khác Phải nhìn về quá khứ mới nhing thấy hết công lao của nhân dân: 1000 năm bấc thuộc, 100 năm Pháp thuộc, kẻ thù tìm mọi cách để đồng hóa, để xóa đi bản sắc riêng của dân tộc này Vậy
mà ông cha ta vẫn gìn giữ vẹn nguyên tiếng Việt
Cội nguồn để tạo nên sức mạnh kì diệu ấy chính là tình yêu thắm thiết sâu nặng dành cho quê hương xứ sở Khi khai pahs những vùng đất mới, họ không chỉ gánh trên vai những vật dụng thiết yếu cho cuộc sống hàng ngày mà còn mang theo cả tên làng, tên xã, tình quyến luyến với quê hương, thủy chung với cội nguồn và cũng là truyền thống của người Việt
Bằng sức mạnh của tình yêu đất nước, nhân dân đã tạo nên không gian địa lý, khai phá ruộng đồng cho các thế hệ sau "trồng cây hái trái" Câu thơ đã tái hiện lại bao nhiêu thế hệ đã đổ mồ hôi, góp công sức cho những dải đê điều, mương máng bao quanh những xóm làng bưof bãi
Không chỉ tạo dựng ruộng đồng, núi sông, bờ cõi, gìn giữ những truyền thống đạo đức, nhân dân còn góp phần vào sự nghiệp giữ nước
"Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm
Có nội thù thì vùng lên đánh bại
Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân"
Tác giả đã khái quát và ngợi ca lịch sử hào hùng của một dân tộc trên suốt hành trình dựng nước và giữ nước Dân tộc ấy chưa bao giờ chịu cúi đầu khuất phục trước bất kỳ thế lực nào Nhân dân không chỉ đánh đuổi ngoại xâm để giành lấy tự do mà còn tiêu diệt nội thù để đất nước hòa bình, thống nhất nhân dân đã tạo lập và truyền lại cho ta đất nước của nhân dân hiền hòa, bình dị mà anh hùng, quật cường như nhà thơ Huy Cận từng ca ngợi
"Sống vững chãi 4000 năm sừng sững Lưng đeo gươm tay miệt mài bút hoa Trong lạ thực sáng hai bờ suy tưởng Sống hiên ngang mà nhân ái, chan hòa"
- Như vậy, cũng chính nhân dân là người đã sáng lập, giữ gìn dòng chảy văn hoá của đất nước: "Họ giữ và
truyền cho ta hạt lúa ta trồng - Họ truyền lửa Họ truyền giọng điệu - Họ gánh theo tên xã, tên làng "
Một mật độ lớn các động từ được xếp cạnh nhau làm nổi lên hình tượng thật tầm vóc và kì vĩ của nhân dân -
những người "làm ra Đất Nước" “Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng
Họ truyền lửa cho mỗi nhà từ hòn than qua con cúi
Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói
Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân
Họ đắp đập be bờ cho người sau trông cây hái trái
Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm
Có nội thù thì vùng lên đánh bại”
3 Tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân”:
“Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại”
Trang 5Đó là Đất Nước thuộc về Nhân dân, mang tính chất Nhân dân và có chiều sâu của truyền thống văn hóa Nhân dân
Tư tưởng đất nước của nhân dân là cơ sở đem lại những khám phá mới mẻ, độc đáo của Nguyễn Khoa Điềm
vệ hình tượng đất nước.Tư tưởng đất nước của nhân dân đã có một quá trình phát triển lâu dài trong lịch sử văn học dân tộc (Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu ) Trong văn học cách mạng, tư tưởng đất nước của nhân dân cũng đã được nhiều nhà thơ đề cập đến ( Bài thơ Hắc Hải, Đất nước của Nguyễn Đinh Thi, Tre
Việt Nam của Nguyễn Duy) Tuy nhiên, để tư tưởng này trở thành cảm hứng chủ đạo, xuyên thấm vào mọi
biểu hiện nhỏ bé tinh tế nhất của hình tượng đất nước thì đó là một đóng góp đặc sắc của Nguyễn Khoa Điềm Nó cho thấy sự kế thừa và kết tinh ở một trình độ mới của tư tưởng đất nước của nhân dân trong văn học
4 Những đặc sắc về nghệ thuật:
Góp phần quan trọng tạo nên vẻ đẹp của hình tượng đất nước trong đoạn thơ là một ngôn ngữ thấm đẫm chất liệu và hương sắc của văn hoá dân gian Ngôn ngữ không bao giờ chỉ là ngôn ngữ Đằng sau ngôn ngữ
là một quan niệm Ngôn ngữ mang đậm màu sắc văn hoá dân gian ở đây là sự thấm nhuần quan niệm đất nước của nhân dân mang tính chất nhân dân, gắn liền với truyền thống văn hoá của nhân dân Nói cách khác, quan điểm đất nước của nhân dân không chỉ là suy tưởng bên trong mà còn được hiện thực hoá bằng chính hình thức và ngôn ngữ thơ Giọng điệu thơ trầm lắng, chất chứa suy tư Vừa như bộc bạch giãi bầy vừa như tự nói với chính mình Một giọng điệu như thế khiến hình tượng đất nước hiện lên vừa trang nghiêm thành kính, vừa gần gũi thân thiết
Giáo viên: Phạm Hữu Cường
Nguồn : Hocmai.vn
Trang 65 LỢI ÍCH CỦA HỌC TRỰC TUYẾN
Ngồi học tại nhà với giáo viên nổi tiếng
Chủ động lựa chọn chương trình học phù hợp với mục tiêu và năng lực
Học mọi lúc, mọi nơi
Tiết kiệm thời gian đi lại
Chi phí chỉ bằng 20% so với học trực tiếp tại các trung tâm
4 LÍ DO NÊN HỌC TẠI HOCMAI.VN
Chương trình học được xây dựng bởi các chuyên gia giáo dục uy tín nhất
Đội ngũ giáo viên hàng đầu Việt Nam
Thành tích ấn tượng nhất: đã có hơn 300 thủ khoa, á khoa và hơn 10.000 tân sinh viên
Cam kết tư vấn học tập trong suốt quá trình học
CÁC CHƯƠNG TRÌNH HỌC CÓ THỂ HỮU ÍCH CHO BẠN
Là các khoá học trang bị toàn
bộ kiến thức cơ bản theo
chương trình sách giáo khoa
(lớp 10, 11, 12) Tập trung
vào một số kiến thức trọng
tâm của kì thi THPT quốc gia
Là các khóa học trang bị toàn diện kiến thức theo cấu trúc của
kì thi THPT quốc gia Phù hợp với học sinh cần ôn luyện bài
bản
Là các khóa học tập trung vào rèn phương pháp, luyện kỹ năng trước kì thi THPT quốc gia cho các học sinh đã trải qua quá trình ôn luyện tổng
thể
Là nhóm các khóa học tổng
ôn nhằm tối ưu điểm số dựa trên học lực tại thời điểm trước kì thi THPT quốc gia
1, 2 tháng