1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài giảng đất nước phần 3 thầy phạm hữu cường

9 650 18

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 0,91 MB

Nội dung

KIẾN THỨC CƠ BẢN: Tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân” qua đoạn thơ: “Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái Người họ

Trang 1

PHẦN 3:

NHÂN DÂN VÔ DANH HÓA THÂN LÀM RA ĐẤT NƯỚC

VÀ TƯ TƯỞNG ĐẤT NƯỚC CỦA NHÂN DÂN

I TRỌNG TÂM KIẾN THỨC VÀ PHẠM VI RA ĐỀ:

1 Tư tưởng "Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại"

2 Hình tượng đất nước, những khám phá mới mẻ về đất nước và tình cảm của nhà thơ đối với đất nước

(Chú ý so sánh với Nam quốc sơn hà của Lí Thường Kiệt, Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, Tuyên ngôn

Độc lập của Hồ Chí Minh, Đất nước của Nguyễn Đình Thi, Bên kia sông Đuống Hoàng Cầm )

3 Những khám phá mới mẻ về nhân dân và tình cảm nhà thơ đối với nhân dân (Chú ý so sánh với Việt Bắc của Tố Hữu, Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên…)

4 Nghệ thuật sử dụng và giá trị ý nghĩa của các chất liệu văn hoá dân gian trong đoạn thơ

5 Phân tích, cảm nhận được các đoạn tiêu biểu:

- 9 dòng đầu

- "Trong anh và em hôm nay…Làm nên Đất Nước muôn đời"

- Những người vợ nhớ chồng…Những cuộc đời đã hoá núi sông ta"

- "Em ơi em/Hãy nhìn rất xa…….Đất Nước của ca dao thần thoại"

II KIẾN THỨC CƠ BẢN:

Tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân” qua đoạn thơ:

“Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái

Người học trò nghèo góp cho Đất nước mình núi Bút non Nghiên Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại

Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm

Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh Những người dân nào đã góp tên ông Đốc, ông Trang, bà Đen, bà Điểm

Và ở đâu trên khắp ruộng đồng, gò bãi Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha

Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy Những cuộc đời đã hoá núi sống ta…”

ĐẤT NƯỚC (PHẦN 3) Giáo viên: PHẠM HỮU CƯỜNG TÀI LIỆU BÀI GIẢNG

Đây là tài liệu đi kèm với bài giảng Đất Nước (Phần 3) thuộc khóa học Luyện thi THPT quốc gia PEN-C: Môn Ngữ văn (Thầy Phạm Hữu Cường) tại website Hocmai.vn

Trang 2

Trọng tâm của đoạn thơ nằm ở phần lí giải: “Ai làm nên Đất Nước?” và bằng lí giải đầy sức thuyết phục của mình, Nguyễn Khoa Điềm đã khẳng định: Nhân dân làm nên đất nước, “Đất Nước này là đất nước của nhân dân”

a Nguyễn Khoa Điềm đã có những phát hiện mới mẻ về thiên nhiên địa lí của Đất Nước:

- Để nói lên công lao to lớn của nhân dân trong quá trình dựng nước và giữ nước, nhà thơ đã nhắc đến những danh lam thắng cảnh, những tên đất, tên làng trên mọi miền đất nước từ Nam chí Bắc

+ Nguyễn Khoa Điềm đã nhìn thấy hình sông, thế núi là sự kết tinh đời sống tâm hồn của nhân dân Xuất phát từ quan niệm của nhà Phật (hóa thân), tác giả đã trình bày những cảm xúc, suy tưởng của mình: chính nhân dân đã hoá thân thành đất nước “hóa thân cho dáng hình xứ sở” làm nên đất nước vĩnh hằng

+ Qua cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm, những danh lam thắng cảnh không còn là những cảnh thú thiên nhiên thuần tuý nữa mà đã được cảm nhận thông qua những cảnh ngộ, số phận của nhân dân, được nhìn nhận như là những đóng góp của nhân dân, sự “hoá thân” của những con người không tên không tuổi

Chúng chỉ trở thành thắng cảnh khi đã gắn liền với cuộc sống của nhân dân, với con người, được tiếp nhận, cảm thụ quan tâm hồn nhân dân và qua lịch sử của dân tộc

- Tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân” khiến cho những địa danh ngàn đời của Tổ quốc qua cái nhìn sắc sảo đầy khám phá của nhà thơ chính là sự hoá thân của những con người bình dị, vô danh những con người

“không ai nhớ mặt đặt tên” “nhưng họ đã làm ra đất nước”:

“Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất nước những núi Vọng Phu Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái”

+ Những địa danh, những hình sông thế núi mang hình người, linh hồn dân tộc Chúng là sự tượng hình kết tinh đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân mang đậm chủ nghĩa nhân văn, nhân đạo Việt Nam

+ Núi Vọng Phu ở Lạng Sơn, Thanh Hóa, Bình Định…, hòn Trống Mái ở Sầm Sơn là do "những người vợ nhớ chồng" hoặc những "cặp vợ chồng yêu nhau" mà "góp cho", "góp thêm", làm đẹp thêm, tô điểm cho Đất Nước Núi Vọng Phu, hòn Trống Mái cũng là kết tinh tình yêu thuỷ chung của biết bao người vợ chờ chồng trong chiến tranh liên miên, của sự gắn kết muôn đời, bất chấp mọi bão tố của thời gian:

“Không hoá thạch kẻ ra đi mà hóa thạch kẻ đợi chờ Đợi một dáng hình trở lại giữa đơn côi”

- Tác giả không chỉ chiêm ngưỡng những hình ảnh núi Bút, non Nghiên mà còn nhìn ra trong đó phẩm chất, truyền thống hiếu học và khát vọng trí tuệ của dân tộc ta từ bao đời nay

+ Những núi Bút, non Nghiên phô bày vẻ đẹp mỹ lệ giữa đất trời nước Việt hay là hình tượng những người học trò nghèo đã gửi gắm quyết tâm, ước vọng của mình vào đấy:

“Người học trò nghèo góp cho Đất nước mình núi Bút non Nghiên”

"Nghèo" nhưng “người học trò” vẫn góp cho đất nước ta “núi Bút non Nghiên”, làm rạng rỡ nền văn hiến Đại Việt, văn hiến Việt Nam Đó cũng chính là truyền thống hiếu học, vượt khó vươn lên của nhân dân ta

- Nhà thơ đã tìm về cội nguồn để cảm nhận sâu sắc dáng hình đất nước Những hình ảnh thân quen của non sống đất nước gợi lên quá khứ hào hùng với truyền thống đánh giặc ngoại xâm oanh liệt của nhân dân ta qua truyền thuyết Thánh Gióng nhổ tre đánh đuổi giặc Ân:

“Ta như thuở xưa thần Phù Đổng Vụt lớn lên đánh đuổi giặc Ân Sức nhân dân khoẻ như ngựa sắt

Trang 3

Chí căm thù ta rèn thép thành roi Lửa chiến đấu ta phun vào mặt

Lũ sát nhân cướp nước hại nòi”

(Tố Hữu) cùng với sự nghiệp dựng nước đầy gian lao của vua Hùng:

“Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương”

Ở đây, Nguyễn Khoa Điềm đã ca ngợi vẻ đẹp của Đất Nước về mặt lịch sử và truyền thống Chính cái "gót ngựa của Thánh Gióng" đã" để lại "cho đất nước bao ao đầm” ở vùng Hà Bắc ngày nay "Chín mươi chín" núi con Voi đã quần tụ, chung sức chung lòng "góp mình dựng đất tổ Hùng Vương”

- Cho đến “những con rồng nằm im” cũng góp phần làm nên “dòng sông xanh thẳm”, “con cóc, con gà quê hương cũng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh” và cả những địa danh thật nôm na, bình dị “những ông Đốc, ông Trang, bà Đen, bà Điểm”

+ “Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm” Những dòng sông trên đất nước ta là do rồng "nằm im" từ bao đời nay Nhờ đó mà quê hương ta có "dòng sông xanh thẳm", thơ mộng cho nước ngọt phù sa, nhiều tôm cá, mênh mông biển lúa bốn mùa

+ Tư tưởng "Đất Nước của Nhân dân" cũng thể hiện trong kì quan nổi tiếng, những tên tuổi có công với dân với nước:

"Con cóc con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh Những người dân nào đã góp tên ông Đốc, ông Trang, bà Đen, bà Điểm"

Theo cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm, Hạ Long trở thành kì quan, thắng cảnh là nhờ có "con cóc, con gà quê hương cùng góp cho"

Những tên làng, tên núi, tên sông như "Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm " là do những con người vô danh, bình dị làm nên

+ Nguyễn Khoa Điềm đã đặt cái nhìn trân trọng của mình vào nhân dân không tên không tuổi, “những người dân nào” không ai biết cũng làm nên tên núi, tên sông và tất cả những cái bình thường trong cuộc sống hàng ngày của nhân dân cũng hoá thân thành “dáng hình xứ sở” Những địa danh ở vùng cực Nam đất nước xa xôi này tượng trưng cho tinh thần xả thân vì cộng đồng, đức tính cần cù, siêng năng, dũng cảm trong lao động sáng tạo của nhân dân ta

+ Để khẳng định và nhấn mạnh tư tưởng "Đất nước của nhân dân" và chính nhân dân vô tận, những người

vô danh không tên không tuổi đã làm nên đất nước, ở đoạn thơ trên tác giả đã sử dụng rất thành công điệp từ

"góp", một động từ diễn đạt hành động "cùng mọi người đưa cái riêng của mình vào thành cái chung" (Từ điển Tiếng Việt - trang 758)

+ Đọc đoạn thơ này ta cảm thấy ngạc nhiên thích thú trước những lí giải của Nguyễn Khoa Điềm Ai ngờ những điạ danh, thắng cảnh quá thân quen lại có khả năng nói được nhiều điều sâu xa như thế Số phận, cảnh ngộ, công lao của mỗi người đã đóng góp, hoá thân vào Đất Nước Đất Nước thấm sâu vào tâm hồn, máu thịt của nhân dân

b Từ đó, Nguyễn Khoa Điềm đi đến kết luận mang tính khái quát sâu sắc giàu chất suy tư và triết luận về sự hoá thân của nhân dân vào Đất Nước:

Trang 4

- Tính khái quát của hình tượng thơ cứ được nâng dần lên Đó là một hình dáng của tư thế truyền thống Việt Nam, truyền thống văn hiến của dân tộc có bốn nghìn năm lịch sử:

“Và ở đâu trên khắp ruộng đồng, gò bãi Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha”

Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy Những cuộc đời đã hoá núi sống ta…”

+ Thì ra trên mọi miền Đất Nước của Tổ quốc Việt Nam, những tên núi, tên sông, tên làng, tên bản, tên ruộng đồng , gò bãi… đều mang đậm “một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha”

+ Chính cuộc đời của cha ông ta – những người dân không tên tuổi – đã làm nên Đất Nước Tất cả đều do nhân dân tạo ra, đều kết tinh từ công sức và khát vọng của nhân dân - những con người bình thường, vô danh

+ Nhưng tầm vóc của Đất Nước và nhân dân không chỉ trên bình diện địa lí "mênh mông" mà còn ở dòng chảy thời gian lịch sử “bốn nghìn năm” "đằng đẵng"

KẾT LUẬN:

- Đoạn thơ có kết cấu chặt chẽ, tự nhiên và được viết theo thể tự do Câu thơ mở rộng kéo dài nhưng không nặng nề mà biến hoá linh hoạt làm cho đoạn thơ giàu sức biểu hiện và sức khái quát cao

- Đó là hình ảnh “Đất Nước của nhân dân” – nhân dân đã hoá thành đất nước Bởi trên khắp ruộng đồng gò bãi, núi sông đâu đâu cũng là hình ảnh của văn hoá, của đời sống tâm hồn, cốt cách của Việt Nam

III TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1 ĐẤT NƯỚC- NGUYỄN KHOA ĐIỀM:

Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ trẻ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ Thơ ông giàu chất suy tư,

xúc cảm dồn nén, mang màu sắc thơ trữ tình chính luận Trường ca “Mặt đường khát vọng” được tác giả

hoàn thành ở chiến trường Bình Trị Thiên năm 1971, in lần đầu 1974, viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ đô thị vùng tạm chiếm miền Nam về non sông đất nước, về sứ mệnh của thế hệ mình, xuống đường hoà nhịp với

cuộc chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược Đoạn trích Đất Nước thuộc phần đầu chương V trường ca Mặt

đường khát vọng

Đất Nước có thể coi là chương hay nhất trình bày sự cảm nhận và lí giải của tác giả về Đất Nước, cũng đồng

thời thể hiện tư tưởng cốt lõi của bản trường ca: tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân” Trình tự triển khai

mạch cảm xúc của tác giả khá chặt chẽ nhưng cũng rất phóng túng Đoạn thơ mở đầu bằng những lời định nghĩa hết sức say sưa về Đất Nước, tiếp theo, là sự cảm nhận Đất Nuớc ở phương diện chiều dài lịch sử, chiều rộng địa lí, chiều sâu văn hoá, phong tục tập quán, lối sống, tính cách của con người VN, với một

niềm tự hào sâu sắc Từ 3 bình diện này, lời thơ hào hứng hướng tới tư tưởng chủ đạo: “Đất Nước này là

của Nhân dân” Mạch cảm xúc và suy tư trôi chảy một cách tự nhiên, vừa chặt chẽ vừa đầy hứng khởi, đồng

thời tạo nên những vang động sâu xa.Những câu thơ mở đầu như những câu văn xuôi, êm ả như lời kể chuyện cổ tích tự nhiên, sâu lắng, nói với ta biết bao điều giản dị mà thiêng liêng về Đất Nước:

Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi

………

Đất Nuớc có từ ngày đó…

Đất Nước của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm không bắt đầu bằng những hình ảnh trang trọng kiểu Nguyễn Trãi mở đầu Bình Ngô Đại Cáo, cũng không bằng các số liệu sử học khô khan mà bằng những hình ảnh hết

Trang 5

sức bình dị, thân thiết, có mặt ngay trong cuộc sống của mỗi con người Đất Nước có trong những câu

chuyện cổ tích qua hình ảnh “ Lời kể chuyện của mẹ”, có trong truyền thống văn hoá, phong tục tập quán “

Miếng trầu bà ăn”, “ Tóc mẹ thì búi sau đầu”, Đất Nước lớn lên trong đau thương vất vả cùng với những

cuộc trường chinh không nghỉ qua hình ảnh “cây tre”, Đất Nước có trong ân tình thuỷ chung của cha và mẹ

“Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn”, Đất Nước có trong truyền thống lao động cần cù, lam lũ của cha ông “ Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng” Như vậy, đến với Nguyễn Khoa

Điềm, ĐN không phải là những khái niệm trừu tượng, mà nó hết sức cụ thể, được gợi ra từ chất liệu của văn học dân gian, với những hình ảnh vừa gần gũi, thân quen, vừa mới mẻ, sâu xa, gợi nhớ những câu ca dao,

thần thoại, cổ tích vào loại xa xưa nhất của dân tộc ( sự tích Trầu cau, sự tíchThánh Gióng, nền văn văn

minh lúa nước có từ thời Au Lạc…)

Tiếp theo là sự cảm nhận Đất Nước trong trong sự thống nhất của các phương diện địa lí, lịch sử, không gian và thời gian với những huyền thoại về LLQ và Au Cơ, về đất tổ Hùng Vương … tất cả gợi lên thời gian đằng đẵng, không gian mênh mông của lịch sử và truyền thống dân tộc

Đoạn thơ:

“Trong anh và em hôm nay

Làm nên đất nước muôn đời”

Đều có một phần Đất Nước”

Có thể nói, câu thơ là một phát hiện tinh tế, mới mẻ của Nguyễn Khoa Điềm về Đất Nước: ĐN không ở đâu

xa mà kết tinh hoá thân trong cuộc sống của mỗi con người Bởi sự sống của mỗi cá nhân không phải chỉ là

riêng của cá nhân mà còn là của Đất Nước, bởi mỗi cuộc đời đều được thừa hưởng những di sản văn hoá, tinh thần, vật chất của dân tộc, của đất nước, vì vậy mỗi cá nhân phải có nhiệm vụ đối với Đất Nước:

Em ơi em đất nước là máu xương của mình Phải biết gắn bó và san sẻ

Phải biết hoá thân cho dáng hình sứ xở Làm nên đất nước muôn đời

Đoạn thơ khép lại bằng một lời nhắn nhủ với thế hệ trẻ về trách nhiệm đối với Đất Nước, tuy là đoạn thơ chính luận nhưng người đọc không cảm thấy là những lời giáo huấn mà là những lời tự nhủ, tự dặn mình

chân thành tha thiết: Đất nước là máu xương, là một phần cơ thể của con người, cho nên mỗi người phải có

trách nhiệm gìn giữ và bảo vệ, nếu cần hi sinh để bảo vệ Đất Nước

Phần sau của đoạn thơ tập trung làm nổi bật tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân” Trong phần này, tư tưởng

ấy đã qui tụ mọi cách nhìn và đưa đến những phát hiện sâu sắc và mới mẻ của tác giả về địa lí, lịch sử, văn hoá của Đất Nước:

Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu

Cặp vợ chồng yêu nhau còn góp nên hòn Trống Mái Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất tổ Hùng Vương Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm

Trang 6

Người học trò nghèo góp cho Đất nước mình núi Bút, non Nghiên

Những cảnnh quan kì thú của đất nước như: núi Bút, non Nghiên, hòn Trống Mái, núi Vọng Phu… vốn rất

quen thuộc nay bỗng trở nên rất lạ Nó không phải là sản phẩm của tạo hoá, mà là sự đóng góp của Nhân

dân, sự hoá thân của những người không tên tuổi: “Những người vợ nhớ chồng” “Cặp vợ chồng yêu nhau”

“Người học trò ngghèo”…Như vậy trong cảm nhận của nhà thơ, cảnh vật thiên nhiên là một phần máu thịt,

tâm hồn, lối sống, số phận của nhân dân Chính nhân dân là người đã đặt tên, ghi dấu vết cuộc đời mình lên mỗi ngôi nhà, ngọn núi, dòng sông, tấc đất của quê huơng Đoạn thơ bằng cách quy nạp hàng loat hiện tượng để đưa đến một khái quát sâu sắc:

Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi Chẳng mang một dáng hình một ao ước một lối sống ông cha

Ôi Đất Nước sau bốn ngàn năm đi đâu ta cũng thấy Những cuộc đời đã hoá núi sông ta…

Khi nghĩ về bốn nghìn năm của đất nước, nhà thơ không điểm lại các triều đại, các anh hùng nổi tiếng mà nhấn mạnh đến vô vàn những con người vô danh, bình dị:

Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi

Họ đã sống và chết Giản dị và bình tâm Không ai nhớ mặt đặt tên Nhưng họ đã làm ra Đất Nước

Những người vô danh và bình dị ấy đã gìn giữ và truyền lại cho các thế hệ sau mọi giá trị văn hoá, văn minh tinh thần và vật chất của Đất nước, của dân tộc: Hạt lúa, ngọn lửa, tiếng nói, tên xã, tên làng…Họ cũng là

những người khi có “ngoại xâm thì chống ngoại xâm giặc, có nội thù thì vùng lên đánh bại”

Mạch suy nghĩ của đoạn thơ dẫn đến tư tưởng cốt lõi, điểm hội tụ, cũng là cao điểm của cảm xúc trữ tình ở

cuối đoạn: “Đất nước này là Đất nước của Nhân dân” Và khi nói đến Đất nước của Nhân dân, một cách tự

nhiên, tác giả trở về với ngọn nguồn phong phú, đẹp đẽ của văn hoá, văn học dân gian mà tiêu biểu là ca

dao Vẻ đẹp tinh thần của nhân dân, hơn ở đâu hết, có thể tìm thấy trong ca dao, dân ca, truyện cổ tích; “Đất

nước của Nhân dân, Đất nước của ca dao thần thoại”.Trong cả kho tàng ca dao, dân ca, tác giả chỉ chọn lọc

ba câu để nói về ba phương diện quan trọng nhất của truyền thống Nhân dân, dân tộc: thật say đắm trong

tình yêu: “Dạy anh biết yêu em từ thuở trong nôi”, quý trọng tình nghĩa: “Biết quý công cầm vàng những

ngày lặn lội”, nhưng cũng thật quyết liệt trong căm thù và chiến đấu: “Biết trồng tre đợi ngày thành gậy - Đi trả thù mà không sợ dài lâu”

Chúng ta lại gặp cách vận dụng vốn ca dao, dân ca một cách sáng tạo: không lặp lại nguyên văn mà chỉ sử dụng ý hoặc hình ảnh của câu ca dao, vẫn gợi nhớ đến câu ca dao nhưng lại trở thành một câu, một ý thơ gắn bó trong mạch của bài thơ

Tư tưởng Đất nước của Nhân dân thực ra đã có manh nha từ trong lịch sử xa xưa Những nhà văn lớn, những nhà tư tưởng lớn của dân tộc đã từng nói lên nhận thức về vai trò của nhân dân trong lịch sử như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Phan Bội Châu Đến giai đoạn chống Mĩ, tư tưởng Đất Nuớc của Nhân dân một lần nữa được nhận thức sâu sắc thêm bởi vai trò và những đóng góp to lớn, những hi sinh vô vàn của nhân dân trong cuộc chiến tranh lâu dài và cực kì ác liệt này Tư tưởng ấy được các nhà thơ thời chống Mĩ phát biểu một cách thấm thía qua sự trải nghiệm của chính bản thân mình như những thành viên của Nhân dân,

Trang 7

cùng chia sẻ mọi gian lao, hi sinh và được sự đùm bọc chở che, nuôi dưỡng của Nhân dân

Thành công của đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm là đã tạo ra một không khí, một giọng điệu, một không gian nghệ thuật riêng đưa ta vào thế giới gần gũi, bay bổng của ca dao, truyền thuyết văn hoá dân gian nhưng lại mới mẻ qua cảm nhận và tư duy hiện đại Đó chính là nét đặc sắc thẩm mĩ, thống nhất với tư

tưởng “Đất nước của Nhân dân- Đất nước của ca dao thần thoại” của đoạn thơ

2 Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ những nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ Trường ca Mặt đường khát vọng là tác phẩm sâu sắc, mang vẻ độc đáo cùa ông được sáng tác vào năm 1971 tại núi rừng chiến khu Trị – Thiên Bài Đất Nước là chương V của trường ca này Tác giả đã sử dụng một cách sáng tạo các chất liệu – thi liệu từ tục ngữ, ca dao dân ca, từ truyền thuyết cổ tích đến phong tục, ngôn ngữ., của nền văn hóa dân tộc để khơi nguồn cảm hứng về Đất Nước, một Đất Nước có nguồn gốc lâu đời, một Đất nước của Nhân dân vĩnh hằng muôn thuở Đoạn thơ 12 câu này trích trong phần II bài Đất Nước đã ca ngợi Đất Nước hùng vĩ, tự hào khẳng định những phẩm chất cao đẹp của nhân dân ta, dân tộc ta Câu thơ

mở rộng đến 13, 14, 15 từ, nhưng vẫn thanh thoát, nhịp nhàng, giàu âm điệu và nhạc điệu gợi cảm: Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu (…) Những cuộc đời đã hóa núi sông ta Tám câu thơ đầu nói về tượng hình Đất Nước, một Đất Nước hùng vĩ, một giang sơn gấm vóc Khắp nơi trên mọi miền Đất Nước ta, ở đâu cũng có những danh lam thắng cảnh Núi Vọng Phu, hòn Trống Mái đã đi vào huyền thoại cổ tích Nguyễn Khoa Điềm đã có một cái nhìn khám phá, nhân văn Núi ấy, hòn ấy là do

“những người vợ nhớ chồng”, hoặc “cặp vợ chồng yêu nhau” mà đã “góp cho”, đã “góp nên”, làm đẹp thêm,

tô điểm thêm Đất Nước Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu Cặp vợ chồng yêu nhau góp thêm hòn Trống Mái Núi Vọng Phu ớ Lạng Sơn, Thanh Hóa, Bình Định… hòn Trống Mái ớ sầm Sơn không chỉ là vẻ đẹp thiên nhiên mà còn là biểu tượng cho vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam Vợ có “nhớ chồng”, cặp vợ chồng có “yêu nhau” thì mới “góp cho Đất Nước”, mới “góp nên” những núi Vọng Phu, hòn Trống Mái ấy Tình yêu lứa đôi có thắm thiết, tình nghĩa vợ chồng có thủy chung thì Đất Nước mới có tượng hình kì thú ấy Tác giả đã vượt lên lối liệt kê tầm thường để có một cách nhìn, một cách diễn đạt mới mẻ, nhân văn Hai câu thơ tiếp theo ca ngợi vẻ đẹp Đất Nước về mặt lịch sử và truyền thống Cái “gót ngựa của Thánh Gióng ấy để lại” cho Đất Nước ta bao ao đầm ở vùng Hà Bắc ngày nay! Chín mươi chín núi con Voi ở Phong Châu đã quần tụ, chung sức chung lòng “góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương” Các từ ngữ: “đi qua còn… để lại”, “góp mình dựng” đã thế hiện một cách bình dị mà tự hào về sự thiêng liêng của Tổ quốc, về khí phách anh hùng, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc của nhân dân ta trong xây dựng và bảo vệ Đất Nước: Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương Đất Nước ta có núi cao, biển rộng, sông dài Có sông Hồng Hà “đỏ nặng phù sa” Có sông Mã “bờm ngựa phi thác trắng” Và còn có Cửu Long Giang với dáng hình thơ mộng,

ôm ấp huyền thoại kiêu sa: Những con rống nằm im góp dòng sông xanh thẳm Rồi “nằm im” từ bao đời nay mà Nam Bộ mến yêu có “dòng sông xanh thẳm’’ cho quê hương nhiều nước ngọt phù sa, nhiều tôm cá, mênh mông bỉến lúa bốn mùa Phải chăng nhà thơ trẻ qua vẻ đẹp dòng sông Chín Rồng đế ca ngợi giang sơn gấm vóc, con người Việt Nam rất đỗi tài hoa? Quảng Nam, Quáng Ngãi quê hương của Hoàng Diệu, Phan Châu Trinh Huỳnh Thúc Kháng., có núi An sông Đà, có núi Bút non Nghiên Ngắm núi Bút non Nghiên, Nguyễn Khoa Điềm khoong nghĩ về địa linh nhân kiệt mà nghĩ về người học trò nghèo về truyền thống hiếu học về tấm lòng tôn sư trọng đạo của nhân dân ta Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút non Nghiên “nghèo” mà vẫn góp cho Đất Nước ta núi Bút non Nghiên, làm rạng rỡ nền ăn hiến Đại

Trang 8

Việt nghèo vật chất mà giàu trí tuệ tài năng Hạ Long trở thành kì quan, thắng cảnh là nhờ có “con cóc, con

gà quê hương cùng góp cho” Và những tên làng, tên núi, tên sông như Ông Đốc, Ông Trang Bà Đen, Bà Điểm… ở vùng cực Nam Đất Nước xa xôi đã do “những ngườ dân nào đã góp tên”, đã đem mồ hôi, xương máu bạt rừng, lấn biển, đào bắt sấu, bộ hổ… làm nên? Nhà thơ đã có một cách nói bình dị mà thấm thía ca ngợi đức tính cần cù, siêng năng, dũng cảm trong lao động sáng tạo của.nhân dân ta, khẳng định nhân dân

vô cùng vĩ đại, người chủ nhân đã “làm nên Đất Nước muôn đời” Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho

Hạ Long thành thắng cảnh Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Ba Đen, Bà Điểm Tám câu thơ với bao địa danh và cổ tích huyền thoại được nhà thơ nói đến thể hiện niềm tự hào và biết ơn Đất Nước cùng Nhân Dân Các thi liệu – hình ảnh người vợ, cặp vợ chồng, gót ngựa, 99 con voi, con rồng, người học trò con cóc con gà, những người dân nào… dưới ngòi bút của Nguyễn Khoa Điềm mang ý nghĩa tượng trưng cho tâm hồn trung hậu, cho trí tuệ và tài năng đức tính cần cù và tinh thần dũng cảm., của nhân dân ta qua trường kì lịch sử Chính nhân dân vĩ đại đã “góp cho”, “góp nên”, “để lại”, “góp mình”, “đã góp tên”… đã làm cho Đất Nước ngày thêm giàu đẹp Nhà thơ đem đến cho những động từ – vị ngữ ấy (góp cho, góp nên…) nhiều ý thơ mới mẻ Nhiều sắc thái biểu cảm với bao liên tưởng đầy tính nhân văn như nhà thơ Chê Lan Viên đã viết: Tăm hồn tôi khi Tổ quốc soi vào Thấy nghìn núi trăm sông diễm lệ (Chim lượn trăm vòng) Bốn câu thơ cuối đoạn, giọng thơ vang lên say đắm ngọt ngào Từ cụ thể thơ được nâng lên tầm khái quát, tính chính luận kết hợp một cách hài hòa với chất trữ tình đằm thắm: Và ở đâu trên khắp ruộng đông gò bãi Chẳng mang một dáng hình, một ao nước, một lối sống ông cha Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy Những cuộc đời đã hóa núi sông ta Ruộng đồng gò bãi… là hình ảnh của quê hương đất nước Những tên núi, tên sông, tên làng, tên bản, tên ruộng đồng, tên gò bãi… bất cứ ở đâu trên đất Việt Nam thân yêu đều mang theo “một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha” Hình tượng đất nước cùng là điệu tâm hồn, phong cách, ước mơ, hoài bão cùa ông cha ta, tổ tiên ta mấy nghìn năm lịch sử dựng nước “Những cuộc đời đã hóa núi sông ta” là một câu thơ rất hay, rất đẹp ca ngợi tâm hồn Việt Nam, nền văn hóa Việt Nam Chữ “một” được điệp lại 3 lần, chữ “ta” được láy lại 2 lần, kết hợp từ “ôi” cảm thán

đã tạo nên những vần thơ du dương về nhạc điệu, nồng nàn, say đắm tự hào về cảm xúc Vừa đĩnh đạc, hào hùng, vừa thiết tha, lắng đọng, vẻ dẹp nhân văn chan hòa trên những dòng thơ tráng lệ Tầm vóc của Đất Nước và dân tộc được hiện diện một cách sâu sắc rộng lớn không chỉ trên bình diện địa lí “mênh mông” mà còn ở dòng chảy của thời gian và lịch sử bốn nghìn năm “đằng đẵng” Đoạn thơ trên đây tiêu biểu cho cái hay, cái đẹp của hồn thơ Nguyễn Khoa Điềm trong bài Đất Nước Câu thơ mờ rộng đậm đặc chất văn xuôi Yếu tố chính luận và chất trữ tình, chất cảm xúc hòa quyện, làm cho chất thơ dào dạt, ý tưởng sâu sắc, mới

mẻ Đất nước hùng vĩ, nhân dân anh hùng, cần cù, hiếu học, ân nghĩa thủy chung… được nhà thơ cảm nhận với tất cả lòng yêu mến tự hào Chất liệu văn hóa dân gian được tác giả vận dụng sáng tạo Qua hình tượng đất nước mà nhà thơ ca ngợi tám hồn nhân dân, khẳng định bản lĩnh nòi giống và dáng đứng Việt Nam Thiên nhiên đất nước đã được nhân dân sáng tạo nên Nhân dân là chủ nhân của đất nước Thơ đích thực khơi gợi hồn người trở nên trong sáng, phong phú và cao thượng Đoạn thơ như một tiếng nói tâm tình “dịu ngọt”, nhà thơ như đang đối thoại cùng ta về đất nước và nhân dân Đọc lại đoạn thơ, lòng mỗi chúng ta

bâng khuâng, xúc động nghĩ về hai tiếng Việt Nam thân thương: Ôi! Việt Nam! Yêu suốt một đời… (Tố

Hữu)

Giáo viên: Phạm Hữu Cường Nguồn : Hocmai.vn

Trang 9

5 LỢI ÍCH CỦA HỌC TRỰC TUYẾN

 Ngồi học tại nhà với giáo viên nổi tiếng

 Chủ động lựa chọn chương trình học phù hợp với mục tiêu và năng lực

 Học mọi lúc, mọi nơi

 Tiết kiệm thời gian đi lại

 Chi phí chỉ bằng 20% so với học trực tiếp tại các trung tâm

4 LÍ DO NÊN HỌC TẠI HOCMAI.VN

 Chương trình học được xây dựng bởi các chuyên gia giáo dục uy tín nhất

 Đội ngũ giáo viên hàng đầu Việt Nam

 Thành tích ấn tượng nhất: đã có hơn 300 thủ khoa, á khoa và hơn 10.000 tân sinh viên

 Cam kết tư vấn học tập trong suốt quá trình học

CÁC CHƯƠNG TRÌNH HỌC CÓ THỂ HỮU ÍCH CHO BẠN

Là các khoá học trang bị toàn

bộ kiến thức cơ bản theo

chương trình sách giáo khoa

(lớp 10, 11, 12) Tập trung

vào một số kiến thức trọng

tâm của kì thi THPT quốc gia

Là các khóa học trang bị toàn diện kiến thức theo cấu trúc của

kì thi THPT quốc gia Phù hợp với học sinh cần ôn luyện bài

bản

Là các khóa học tập trung vào rèn phương pháp, luyện kỹ năng trước kì thi THPT quốc gia cho các học sinh đã trải qua quá trình ôn luyện tổng

thể

Là nhóm các khóa học tổng

ôn nhằm tối ưu điểm số dựa trên học lực tại thời điểm trước kì thi THPT quốc gia

1, 2 tháng

Ngày đăng: 23/08/2016, 16:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w