1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tìm hiểu về BIOS

6 1,3K 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 159 KB

Nội dung

Vọc BIOS để tăng tốc phần cứng 19/09/2007 9h41 (GMT+7) Bài viết này hướng dẫn bạn những bước đi cụ thể để thay đổi các thiết lập trong BIOS nhằm tăng hiệu suất máy tính. Để có những kiến thức lý thuyết cơ bản, bạn có thể tham khảo bài viết trước tại đây. Một số thiết lập cơ bản BIOS Để vào Bios Setup: bấm phím Del khi mới khởi động máy tính. Màn hình Bios Setup đa số là màn hình chạy ở chế độ văn bản đơn thuần TEXT. Gần đây đang phát triển loại BiosWin (Ami) có màn hình Setup gồm nhiều cửa sổ giống tương tự Windows và sử dụng được Mouse trong khi Setup nhưng các mục vẫn không thay đổi. Màn hình BIOS thường. Bios thường: Di chuyển vệt sáng để lựa chọn mục bằng các phím mũi tên. Thay đổi giá trị của mục đang thiết lập hiện tại bằng 2 phím Page Up và Page Dn. Sau đó nhấn phím Esc để thoát ra. Nhấn F10 để thoát Setup Bios nếu muốn lưu các thay đổi, khi hộp thoại hiện ra, bấm Y để lưu, N để không lưu. Bios Win: Màn hình Setup xuất hiện dưới dạng đồ họa gồm nhiều cửa sổ, sử dụng được mouse nếu bạn có mouse loại PS/2. Dùng mouse bấm kép vào cửa sổ để mở một thành phần, bấm vào mục cần thay đổi, một cửa sổ liệt kê giá trị xuất hiện, bấm vào giá trị muốn chọn rồi thoát bằng cách bấm vào ô nhỏ ở góc trên bên trái. Nếu không có mouse, dùng các phím mũi tên để di chuyển, đến mục cần thay đổi bấm Enter, xuất hiện hộp liệt kê, chọn giá trị mới, bấm Enter, cuối cùng bấm Esc. 1. Xác lập các thành phần căn bản (Standard CMOS Setup): - Ngày, giờ (Date/Day/Time): bạn khai báo ngày tháng năm vào mục nầy. Khai báo nầy sẽ được máy tính xem là thông tin gốc và sẽ bắt đầu tính từ đây trở đi. Các thông tin về ngày giờ được sử dụng khi các bạn tạo hay thao tác với các tập tin, thư mục. Các thông tin nầy có thể sửa trực tiếp bằng Control Panel của Windows mà không cần vào Bios Setup. - Ổ đĩa cứng (Drive C/D) loại IDE: Phần khai báo ổ đĩa cứng đều có phần dò tìm thông số IDE tự động (IDE HDD auto detection). Bạn nên để ở chế độ Auto detect, Bios sẽ tự động điền các thông số cần thiết. - Ổ đĩa cứng (Drive E/F) loại IDE: các Bios và các card I/O đời mới cho phép gắn 4 ổ dĩa cứng, vì hiện nay các ổ dĩa CDROM cũng sử dụng đầu nối ổ cứng để hoạt động, gọi là CDROM Interface IDE (giao diện đĩa IDE) để đơn giản hóa việc lắp đặt. Khai báo là NONE trong Bios Setup cho ổ đĩa CD-ROM. - Màn hình (Video) - Primary Display: EGA/VGA: Dành cho loại màn hình sử dụng card màu EGA hay VGA, Super VGA. CGA 40/CGA 80: Dành cho loại màn hình sử dụng card màu CGA 40 cột hay CGA 80 cột. Mono: Dành cho loại màn hình sử dụng card trắng đen, kể c card VGA khi dùng màn hình trắng đen. 2. Xác lập các thành phần nâng cao (Advanced Setup): - Virus Warning: thiết lập enabled, Bios sẽ báo động và treo máy khi có hành động viết vào Boot sector hay Partition của đĩa cứng. Nếu bạn cần chạy chương trình có thao tác vào 2 nơi đó như: Fdisk, Format . bạn cần phải Disable chức năng này. - Quick Power On Self Test: để ở enable Bios sẽ rút ngắn và bỏ qua vài mục không quan trọng trong quá trình khởi động, để giảm thời gian khởi động tối đa. - Boot Sequence: chọn ổ đĩa cho Bios tìm hệ điều hành khi khởi động. Có thể là C rồi đến A hay A rồi đến C hay chỉ có C. Bạn nên chọn chỉ có C, để đề phòng trường hợp vô tình khởi động bằng đĩa mềm có virus. 3. xác lập các thành phần có liên quan đến vận hành hệ thống (Chipset Setup): - Auto Configuration: nếu enable, Bios sẽ tự động xác lập các thành phần về DRAM, bộ nhớ đệm mỗi khi khởi động tùy theo CPU Type (kiểu CPU) và System Clock (tốc độ hệ thống). Nếu Disable là để cho bạn tự chỉ định. - Synchronous AT Clock/AT Bus Clock Selector: chỉ định tốc độ hoạt động cho AT Bus bằng tốc độ chuẩn (system clock). Các lựa chọn như sau: CLKI/3 khi system clock là 20 - 25MHz. CLKI/4 khi system clock là 33MHz. CLKI/5 khi system clock là 40MHz. CLKI/6 khi system clock là 50MHz. Chú ý: tốc độ này càng lớn, máy chạy càng nhanh do tăng tốc độ vận chuyển dữ liệu. Tuy nhiên lớn đến đâu là còn tùy thuộc vào bo mạch chủ và card cắm trên các Slot (quan trọng nhất là card I/O). Các bạn phải thí nghiệm từng nấc và chú ý máy có khởi động hay đọc đĩa bình thường không, nếu phát sinh trục trặc thì giảm xuống 1 nấc. Thường thì bạn có thể tăng được 2 nấc, thí dụ: System clock là 40MHz, bạn chọn CLKI/3. Card ISA 8 và 16 Bit có thể chạy tốt trong khoảng từ 8MHz đến 14MHz. Nếu nhanh quá, thường card I/O gặp trục trặc trước (không đọc được đĩa cứng). - DRAM Read Wait States/DRAM Brust Cycle: điều chỉnh mục này có ảnh hưởng lớn đến tốc độ CPU. Dưới 33MHz là: 3 - 2 - 2 - 2 hay 2 - 1 - 1 - 1 Từ 33 - 45MHz là: 4 - 3 - 3 - 3 hay 2 - 2 - 2 - 2 50MHz là: 5 - 4 - 4 - 4 hay 3 - 2 - 2 - 2 - DRAM/Memory Write Wait States: chọn 1WS khi hệ thống nhanh hay DRAM chậm (tốc độ 40MHz trở lên). Chọn 0WS khi hệ thống và DRAM có thể tương thích (33MHz trở xuống). - Hidden Refresh Option: để enable, CPU sẽ làm việc nhanh hơn do không phải chờ mỗi khi DRAM được làm tươi. - Slow Refresh Enable: Mục nầy nhằm bảo đảm an toàn dữ liệu trên DRAM, thời gian làm tươi sẽ kéo dài hơn bình thường. Bạn chỉ được enable mục nầy khi bộ nhớ của máy hỗ trợ việc cho phép làm tươi chậm. - Power Management Setup: phần nầy là các chỉ định cho chương trình tiết kiệm năng lượng sẵn chứa trong các Bios đời mới. Enable/User Define: Cho chương trình này có hiệu lực. Min Saving: Dùng các giá trị thời gian dài nhất cho các lựa chọn (tiết kiệm năng lượng ít nhất). Max Saving: Dùng các giá trị thời gian ngắn nhất cho các lựa chọn (tiết kiệm nhiều nhất). Tăng tốc phần cứng từ BIOS máy tính 15/09/2007 10h48 (GMT+7) Không cần thiết phải bỏ ra nhiều tiền để trang bị cho máy tính của bạn những thiết bị đồ họa tiên tiến nhất với chức năng xử lý hình ảnh game siêu tốc. Chỉ cần một chút nâng cấp cơ bản, hiệu suất máy tính của bạn có thể được nâng cao đáng kể. Đối với những người mới làm bạn với máy vi tính, có thể tự tăng tốc cho máy tính hoàn toàn không mất đồng nào bằng cách nâng cao xung nhịp của bộ vi xử lý cùng với chip đồ họa trong chương trình hệ thống nhập/xuất cơ bản (BIOS - Basic Input/Output System) được lưu trữ ở bộ nhớ CMOS ngay trên bo mạch chủ. Biện pháp này được gọi bằng thuật ngữ overlock. Được xem như là chương trình được chạy đầu tiên khi máy tính khởi động, chức năng chính của BIOS là chuẩn bị trước cho máy tính sẵn sàng để các chương trình phần mềm được lưu trữ trên các thiết bị lưu trữ (chẳng hạn như ổ cứng, đĩa mềm và đĩa CD) có thể được nạp, thực thi và điều khiển máy tính. Hầu hết các đơn vị xử lý trung tâm (CPU) đều có thể hoạt động ổn định ở tần số xung nhịp cao hơn so với các thiết lập trước của nhà đại lý cung cấp máy tính. Vì nhà sản xuất bao giờ cũng để ra một khoảng tối thiểu cho các thiết bị, gọi là giới hạn cho phép. Đôi khi, trong lúc sản xuất, một số thiết bị phần cứng được hạ thấp hiệu suất xuống dưới mức tính toán nhằm tăng tính ổn định của thiết bị. Chính vì vậy mà chúng ta mới có thể đẩy tốc độ lên để khai thác thiết bị đó. Máy tính CyberPower có tính năng overclock tích hợp sẵn. Hiện nay một số nhà sản xuất như CyberPower đã đưa ra dòng sản phẩm bo mạch chủ tích hợp sẵn hệ thống tăng xung nhịp, tương thích với một số tiện ích của Windows, cho khả năng thiết lập cấu hình xung nhịp mà không cần sử dụng trình cài đặt máy tính (Setup Bios). Thông thường những tiện ích hỗ trợ được bán kèm theo thiết bị, nếu chưa có, bạn có thể dùng phần mềm sau: Cpu-Z: http://www.cpuid.com Sisoft Sandra: http://www.sisoftware.co.uk/sandra Trong trường hợp khác, mở trình Setup Bios bằng thao tác bấm phím Del trong khi khởi động máy. Tìm kiếm các thiết lập trong BIOS đối với hệ thống đồng hồ xung nhịp và kênh truyền dữ liệu tuyến trước (FSB). Trình đơn chức năng này có thể được gắn nhãn là "Advanced Chipset Features". Chú ý rằng tên của các thiết lập và khu vực chức năng thay đổi với các phiên bản BIOS không giống nhau. Ở đây cách tốt nhất để có được hiệu suất CPU ở tốc độc cao nhất là thông qua quá trình thiết lập và chạy thử. Tốc độ của CPU được quyết định bởi hai thành phần: Bus Frequency (tần số bus) và Frequency Multiplier (hệ số nhân, hay còn gọi là ratio). Thí dụ: Khi người ta ghi là Intel Celeron 900MHz, có nghĩa tốc độ của con CPU này là 100MHz x 9, trong đó 100 là tần số bus, còn 9 là hệ số nhân. Hệ số nhân tăng theo từng 0,5 đơn vị, trong khi tần số bus lại tuỳ thuộc vào Clock Generator (tạm dịch là bộ phận sinh ra xung nhịp) cũng như thiết đặt của nhà sản xuất. Có 2 cách để bạn nâng xung nhịp cho CPU. Gia tăng hệ số nhân để nâng tần số của bộ vi xử lý. Hoặc điều chỉ tăng tần số của hệ thống đồng hồ FSB. Thành phần này có chức năng kiểm soát RAM và bo mạch chủ. Phương pháp đơn giản nhất là thay đổi hệ số nhân. Nếu FSB chạy ở tốc độ 200MHz và hệ số nhân của nó được đặt lên 14 thì CPU sẽ hoạt động với tốc độ 2.8GHz. Nâng tiếp hệ số nhân lên 16, tốc độ CPU sẽ đạt 3.2GHz. Tuy nhiên, ngoại trừ những bộ vi xử lý cao cấp thuộc dòng Athlon FX của AMD hay Extreme Edition của Intel đều bị khóa hệ số nhân. Hầu như các CPU của Intel sản xuất và bán rộng rãi ngoài thị trường trong thời gian gần đây không còn cho phép chúng ta hay đổi hệ số nhân mà chỉ có thể thay đổi được tần số bus. Do vậy, với các máy tính sử dụng bộ vi xử lý này chỉ có thể tăng tốc cho FSB. Gia tăng tốc độ của FSB có hiệu lực không chỉ với CPU mà còn cả với tốc độ trao đổi dữ liệu giữa bộ nhớ. Thay đổi tham số này có thể dẫn tới tình trạng máy tính bị treo, do vậy cần phải điều chỉnh RAM cho phù hợp cùng với nguồn điện cung cấp. Để tìm ra tốc độ tối đa cho phép mà máy tính có thể đạt được, bạn hãy thiết lập từng mức một trong BIOS rồi chạy thử, nếu máy hoạt động tốt thì nâng tiếp cho đến khi hệ thống không đáp ứng được thì hãy đưa về các thông số thiết lập liền kề trước đó. Nếu là người cẩn thận, bạn có thể tăng xung nhịp của máy tính hầu như không gặp rủi ro nào. Tuy nhiên CPU của bạn sẽ hoạt động tỏa nhiệt lượng cao hơn, song việc theo dõi và kiểm soát nhiệt độ của hệ thống cũng khá dễ dàng. Mặc dù vậy, cần chú ý rằng tăng xung nhịp thường đồng nghĩa với quyền bảo hành hệ thống máy tính của bạn không còn hiệu lực cũng như có thể làm cho toàn bộ hệ thống tuy nhanh hơn nhưng sẽ kém ổn định hơn và giảm bớt tuổi thọ của thiết bị. Do vậy, bạn nên đưa hệ thống trở lại nguyên trạng mặc định trong trường hợp không thấy hiệu suất được tăng cường trong khi thiết bị tỏa nhiệt một cách vô ích. Tìm hiểu về BIOS (08/03/2007) Một trong số các thiết bị sử dụng dạng bộ nhớ kiểu Flash Memory là hệ thống vào/ra cơ sở trong máy tính, nó được biết dưới tên gọi BIOS (Basic Input Output System). Trong máy tính BIOS đảm bảo cho các thành phần khác như bộ xử lý, các thiết bị phần cứng, cổng và các chức năng CPU hoạt động nhịp nhàng. Mọi máy tính cá nhân đều có một bộ vi xử lý (Microprocessor) bên trong CPU (Central Processing Unit). Bộ vi xử lý là một thiết bị phần cứng, nó thực hiện các tập hợp lệnh mà ta thường gọi là phần mềm. Chúng ta đã quen thuộc với hai dạng phần mềm khác nhau: • Hệ điều hành: Cung cấp các dịch vụ cho các ứng dụng chạy trên máy tính và cung cấp giao diện cơ sở cho máy tính. Windows và Linux là những ví dụ về hệ điều hành. • Chương trình ứng dụng: là tập hợp các phần mềm được lập trình để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể. Trên máy tính, người sử dụng có thể chạy các chương trình ứng dụng như trình duyệt (Browser), xử lý văn bản, E-mail .sau khi đã cài đặt trên máy. Như vậy BIOS là dạng phần mềm thứ ba mà mọi máy tính đều cần để vận hành. Các phần mềm BIOS có một số vai trò khác nhau nhưng vai trò quan trọng nhất của nó là nạp hệ điều hành. Khi máy tính được bật lên, bộ vi xử lý sẽ thực thi những lệnh đầu tiên và các lệnh này phải được đọc ra từ đâu đó. Nó không thể đọc ra từ hệ điều hành vì hệ điều hành được lưu trên đĩa cứng và bộ xử lý không thể thực thi được nếu không được hướng dẫn. BIOS sẽ cung cấp những lệnh này. Các nhiệm vụ khác mà BIOS thực hiện gồm: • Tự kiểm tra POST (Power-on Self Test) tất cả các thiết bị phần cứng khác nhau trên hệ thống để đảm bảo mọi thứ đều làm việc ổn định. • Kích hoạt BIOS Chip trên các loại Card cài trên máy tính như SCSI hay Graphic Card. Các Card này thường được cài sẵn các BIOS Chip trên nó. • Cung cấp các tập tin thực thi mà hệ điều hành dùng để giao tiếp với các thiết bị phần cứng. Chúng quản lý các thiết bị như bàn phím, màn hình, cổng khi máy tính khởi động. . hiệu suất được tăng cường trong khi thiết bị tỏa nhiệt một cách vô ích. Tìm hiểu về BIOS (08/03/2007) Một trong số các thiết bị sử dụng dạng bộ nhớ kiểu Flash. trường hợp khác, mở trình Setup Bios bằng thao tác bấm phím Del trong khi khởi động máy. Tìm kiếm các thiết lập trong BIOS đối với hệ thống đồng hồ xung

Ngày đăng: 31/05/2013, 00:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w