1. Trang chủ
  2. » Công Nghệ Thông Tin

giáo trình giảng dạy mapinfo

58 647 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 2,15 MB

Nội dung

đây là giáo trình cơ bản nhất cho những người vừa tiếp cận với hệ thống thông tin địa lý và sử dụng phần mềm map info. giáo trình sẽ giúp bạn dễ dang học được các kỹ năng sử dụng thành thạo phần mềm map info

Trang 1

§1 GIỚI THIỆU VỀ PHẦN MỀM MAPINFO1.1. Giới thiệu phần mềm MapInfo và khả năng ứng dụng

MapInfo là sản phẩm của công ty MapInfo Corporation của Mỹ

Đây là phần mềm GIS khá phổ biến và hữu hiệu để tạo ra và quản lý một cơ

sở dữ liệu địa lý vừa và nhỏ trên máy tính cá nhân MapInfo là một phần mềm tuơng đối gọn nhẹ và dễ sử dụng MapInfo có thể nhập dữ liệu, quản lý dữ liệu, xử

lý và phân tích dữ liệu Đặc biệt, MapInfo có thể biên tập và tạo ra các trang in bản đồ (Layout) rất thuận tiện, đẹp và chính xác ở các tỷ lệ khác nhau.

Hiện nay, với các công cụ bổ sung (các tools với phần mở rộng mbx),

MapInfo có thể xây dựng các mô hình không gian, xử lý các phép toán phân tích

không gian trên dữ liệu vector và raster

1.2. Các thực đơn cơ bản và thanh công cụ chính trong MapInfo

1.2.1. Các cửa sổ chính trong MapInfo

Khi làm việc với các lớp dữ liệu trong MapInfo, các cửa sổ chính thuờng

xuất hiện đó là:

Trang 2

- MAP WINDOW: Hiển thị các đối tuợng địa lý, một hoặc nhiều lớp dữ liệu

(layer)

- BROWSER WINDOW: Hiển thị dữ liệu thuộc tính của các đối tuợng

duới dạng bảng Các cột là các truờng dữ liệu (fields) thể hiện các thuộc tính của lớp dữ liệu, còn các hàng (rows) là các dòng dữ liệu thể hiện thuộc tính của các đối

tuợng không gian

- GRAPH WINDOW: Tạo và hiển thị các biểu đồ, đồ thị dựa vào dữ liệu

thuộc tính của đối tuợng

- LAYOUT WINDOW: Trình bày trang in bản đồ

- DISTRICT BROWSER: Hiển thị cửa sổ thuộc tính đã đựơc gộp

1.2.2. Các thực đơn cơ bản

Để có thể thực hiện các thao tác với dữ liệu trong MapInfo, phải dựa vào

các thực đơn (menu) Có các thực đơn chính sau:

- FILE: Thực hiện các thao tác đóng mở, lưu tập tin, định dạng trang in và

in ấn

Trang 3

Thực đơn File:

- New Table: Tạo một lớp thông tin mới

- Open Table: Mở một lớp thông tin đã có

- Open ODBC Table: Mở một lớp thông tin trong

dạng - ODBC đã có

- Open Workspace: Mở một trang làm việc đã có

- Close Table: Đóng một lớp thông tin đang mở.

- Close All: Đóng mọi lớp thông tin đang mở.

- Save Table: Ghi một lớp bảng thông tin đang mở.

- Save Copy as: Ghi một bảng thông tin đang mở với

một tên khác

- Save Query: Ghi một bảng thông tin thuộc tính

đang mở

- Save Workspace: Ghi một trang đang mở vào.

- Save Windows as: Ghi hình ảnh của một cửa sổ

thông tin đang mở dưới dạng ảnh

- Revert Table: Quay lại nguyên trạng của bảng thông

tin ban đầu khi chưa sửa chữa

- Run MapBasic Program: Thực hiện một trình ứng

dụng viết trong ngôn ngữ MapBasic

- Page Setup: Sắp xếp trang giấy của thiết bị in.

- Print: Thực hiện in ra các thiết bị in

- Danh sách các lớp thông tin đã mở từ trước,

- Exit: Thoát khỏi chương trình.

- EDIT: Thực hiện các thao tác chỉnh sửa, cắt, dán, xoá đối tuợng

Trang 4

Undo: Loại bỏ câu lệnh trước đó.

Cut: Cắt bỏ các đối tượng đã chọn Copy: Copy: Sao chép các đối tượng đã

chọn

Paste: Dán các đối tượng đang lưu trong bộ đệm của máy

tính trong quá trình Cut và Copy

Clear: Xoá các chữ và các đối tượng đã chọn.

Clear Map Ojects Only: Chỉ xoá các đối tượng trên bản đồ New Row: Thêm một bản ghi mới vào lớp thông tin biên tập Get Info: Hiển thị hộp thông tin địa lý về

Trang 5

- OBJECTS: Thực hiện các thao tác liên kết, cắt, tạo vùng cho đối tuợng

Thực đơn Object:

Set Target: Đặt đối tượng đã chọn thành đối tượng mục tiêu Clear Clear Target: Loại bỏ việc chọn đối tượng thành

đối tượng mục tiêu

Combine: Kết hợp các đối tượng đã chọn thành một đối

tượng mới

Split: Phân tách đối tượng đã chọn thành các đối tượng

mới Erase: Thực hiện xoá một phần của đối tượng mục tiêu đã chọn bên trong đối tượng khác

Erase Outside: Thực hiện xoá một phần của đối tượng

mục tiêu đã chọn bên ngoài đối tượng khác

Overlay Nodes: Tạo ra điểm tại vị trí của các đối tượng

giao nhau

Buffer: Tạo ra vùng đệm của các đối tượng cho trước Smooth: Làm trơn các đối tượng đã chọn.

UnSmooth: Loại bỏ sự làm trơn của đối tượng đã bị làm

trơn bằng chức năng Smooth trước đó

Convert to Region: Chuyển đối tượng đường thành đối

tượng vùng

Convert to Polyline: Chuyển đối tượng vùng thành đối

tượng đường

Trang 6

- QUERY:

Thực đơn Query:

Select: Cho phép chọn các đối tượng thông qua các chỉ tiêu cho trước và thực hiện đồng thời việc tổng hợp các

dữ liệu thuộc tính cho các dữ liệu đã chọn

Select All: Cho phép chọn tất cả các đối tượng trong cùng một lớp đối tượng cho trước đang mở

UnSelect All: Loại bỏ sự chọn toàn bộ các đối tượng đang được chọn

Find: Tìm kiếm các đối tượng theo một chỉ tiêu cho trước Find Selection: Hiển thị các đối tượng đang chọn vào cửa sổ bản

đồ hiên thời trên màn hình

Calculate Statistics: Hiển thị cửa

sổ thông tin tính toán thông tin

Trang 7

- TABLE: Thực hiện các lệnh làm việc với dữ liệu thuộc tính dạng bảng:

thay đổi, tạo mới bảng…

Thực đơn Table:

Update Column: Thay đổi giá trị của các trường dữ liêu

trong Table Thực hiên liên kết các đối trong các Table theo trường dữ liêu thuộc tính chung và theo phân bố địa lý

Append Rows to Table: Ghép nối các bản ghi của hai

Table có cùng cấu trúc dữ liêu thành một Table mới

Geocode: Thực hiên địa mã hoá các đối tượng trong Table Creat Point: Tạo đối tượng điểm trên cơ sở đã có toạ Combine Object Using Column: Kết hợp các đối độ

của chúng.tượng đồ hoạ theo giá trị của trường dữ liêu

Import: Nhập các dữ liêu từ các khuôn dạng khác nhau

vào MapInfo

Export: Xuất các dữ liêu ở khuôn dạng MapInfo ra các

khuôn dạng khác

Maintenance: Thực đơn quản lý và thực hiên các thao

tác về Table trong hê thống Đây là thực đơn con, nó bao gồm các chức năng xác định cấu trúc dữ liêu cho lớp thông tin ( Table Structure), xoá Table, đổi tên Table, đóng gói dữ liêu (Pack Table) và các chức năng về ODBC Table

Raster: Thực đơn quản lý và thực hiên các thao tác về

các Table hình ảnh trong hê thống Thực đơn này cho phép ta thay đổi độ sáng tối, tương phản của têp ảnh gốc

và nắn chỉnh lại toạ độ ảnh

Trang 8

- OPTIONS: Lựa chọn hình thức thể hiện các đối tuợng, thay đổi môi truờng MapInfo

Line Style: Thay đổi cách thức thể hiên của các đối tượng

câu lênh củaMapBasic

Hide Status Bar: Tắt, hiên thanh trạng thái của hê thống Custom Colors: Tạo thêm màu mới.

Preferences: Xác định các tham số chung cho hê thống.

- WINDOW: Mở các cửa sổ bản đồ, bảng, biểu đồ, Layout (trang in), sắp

xếp chúng theo trật tự

Trang 9

New Browser Window: Mở cửa sổ thông tin thuộc tính.

New Map Window: Mở cửa sổ thông tin bản đồ

New Graph Window: Mở cửa sổ thông tin biểu đồ

New Layout Window: Mở cửa sổ tạo trang trình bày

New Redistrict Window: Mở cửa sổ thông tin phân nhóm

Redraw Window: Vẽ lại màn hình

Tile Window: Sắp xếp các cửa sổ thông tin đang mở theo cột

Cascade Windows: Sắp xếp các cửa sổ thông tin đang mở theo lớp

Arrange Icons: Sắp xếp các biểu tượng của hê thống vào màn hình hiên tại

- HELP: Đưa ra các trợ giúp

Trang 10

MapInfo Help Topics: Gọi các thông tin trợ giúp của hê thống theo các chủ đề tra cứu.

MapInfo Forum on the Microsoft Network: Truy cập vào diễn đàn MapInfo trong Microsoft Network

MapInfo on the Web: Truy cập vào trang chủ của hãng MapInfo trên mạng Internet

MapInfo Data Products on the Superstore: Truy cập vào các trang chủ về các sản phẩm của MapInfo

About MapInfo: Hiển thị các thông tin về Version của MapInfo và các thông tin

để hỏi đáp kỹ thuật về MapInfo

Ngoài ra, khi bạn thực hiên mở các cửa sổ thông tin trong thực đơn Window thì trên thanh thực đơn sẽ tự đông hiên ra các thực đơn tương ứng như:

Thực đơn Map:

- Layer Control: Gọi hôp thoại, xác định các tham số điều khiển các lớp trong hê thống

- Create Thematic Map Tạo các bản đồ chuyên đề

- Modify Thematic Map Biên tập các bản đồ chuyên đề đã có

- Create Legend Tạo chú giải cho bất kỳ bản đồ nào , không nhất thiết chỉ là lớp bản đồ chuyên đề

- Change View Thay đổi tầm nhìn của cửa sổ thông tin

- Clone View Tạo ra tầm nhìn của cửa sổ thông tin

- Previous View Trở lại tầm nhìn trước đó

- View Entire Layer Hiển thị toàn bô nôi dung các lớp thông tin trong môt cửa sổ xác định

- Clear Custom Labels : Loại bỏ các nhãn đối tượng do phát sinh

- Save Cosmetic Objects: Ghi lại các thông tin nằm trong lớp trung gian

- Clear Cosmetic Objects: Loại bỏ cá thông tin nằm trong lớp trung gian của hê thống

- Set Clip Rigion :Hiển thị thông tin của đối tượng đã phân tách

- Clip Region On :Phân tách đối tượng đã chọn thành một cửa sổ thông tin

- Digitizer Setup: Cài đặt bàn số hoá

Trang 11

- Options: Xác định các tham số điều khiển của cửa sổ bản đồ

• Thực đơn Browser:

- Pick Fields: Chọn các trường dữ liêu

- Options: Xác định các tham số điều khiển của cửa sổ xét duyệt

• Thực đơn Gragh:

- Gragh Type: Lựa chọn các loại biểu đồ có trong hệ thống

- Label Axis: Xác định nhãn cho các trục của biểu đồ

- Value Axis: Xác định các giá trị cho các trục của biểu đồ

- Series: Xuất hiện một Xeri biểu đồ

• Thực đơn Redistrict:

- Assign Selected Objects: Gán cho các đối tượng đã chọn cho nhóm

- Set Target District From Map: Xác định nhóm mục tiêu từ cửa sổ thông tin bản đồ

- Add District: Thêm một nhóm

- Delete Target District: Loại bỏ nhóm mục tiêu

- Options: Xác định các tham số điều khiển của cửa sổ phân nhóm

• Thực đơn Layout:

- Change Zoom: Thay đổi tầm nhìn của trang trình bày

- View Actual Size: Hiển thị trang trình bày theo cách thước thực

- View Entire Layout: Hiển thị toàn bộ nội dung của trang trình bày vào một cửa sổ

- Previous View: Trở lại tầm nhìn trước của trang trình bày

- Bring to Front: Chuyển đối tượng của trang trình bày về phía trước

- Sen to Back :Chuyển đối tượng của trang trình bày về phía sau

- Align Objects : Căn các đối tượng của trang trình bày

- Create Drop Shadows : Tạo bóng cho các đối tượng trong trang trình bày đã chọn

- Option: Xác định các tham số điều khiển của cửa sổ trang trình bày

1.2.3. Các thanh công cụ chính

Trang 12

- Radius Select: Chọn đối tượng theo hình tròn

- Polygon Select: Chọn các đối tượng theo định dạng vùng nào đó

- Unselect All: Bỏ lệnh chọn đối tượng

- Invert Selection: Lựa chọn ngược Có nghĩa khi sử dụng công cụ

Trang 13

- Change view: Phóng to hay thu nhỏ theo một tỷ lệ nào đó mà người

sử

dụng muốn nhập vào

- Pan: Kéo rê cửa sổ chứa các đối tượng bằng bàn tay

Info: Xem thông tin và nhập thuộc tính cho đối

Lệnh này chỉ thực hiện được khi chúng ta mở song song một phần mềm nào

đó với MapInfo Khi đó chương trình tự động chụp lại hình của trang cửa sổ đang hiện hành để gửi sang phần mềm khác Ví dụ: Phần mềm soạn thảo văn bản Microsoft Word

- Layer Control: Chồng các lớp dữ liệu và kiểm soát hiển thị thông tin

nào đó của lớp dữ liệu

- Set Clip Region: Cắt các đối tượng của tất cả các lớp trên cửa sổ

Trang 14

sửa

cách hiển thị của đối tượng trên bản đồ

- Symbol: Cho điểm

- Line: Vẽ đoạn thẳng

- Polyline: Vẽ đường thẳng gấp khúc

- Arc: Vẽ cung

- Polygon: Vẽ đa giác bất kỳ

- Ellipse: Vẽ hình tròn hoặc Elip Muốn vẽ hình tròn thì nhấn phím

Text: Cho các đoạn text

- Frame: Đưa vào khung chứ bản đồ hay một lớp dữ

liệu

- Reshape: Thay đổi hình dạng của đối tượng chọn

- Add Node: Đưa vào các Node/ điểm kích chuột

- Symbol: Chỉnh sửa cách hiển thị các đối tượng dạng

Trang 15

Chạy các chương trình Mapbasic có nút công cụ của phần mềm

- Create Grid: Tạo lưới cho bản đồ

- North Arrow: Tạo hướng

- Scale Bar: Tạo thước tỷ lệ

Ngoài ra khi chúng ta tắt các thanh công cụ này thì có thể gọi chúng lại bằng

lệnh Option/ Toolbar, xuất hiện hộp thoại sau

Trang 16

- Toolbar: Tên các thanh công cụ

- Show: Biểu diễn chúng trên màn hình

- Float: Đánh dấu chọn vào thì các thanh công cụ này có thể di chuyển nó

tượng màu sẽ chuyển sang màu xám

- Large Buttons: Định dạng biểu tượng lớn

- Show Tooltips: Biểu diễn đầu của thanh công cụ

- Save as Default: Lưu mặc định cho các lần mở kế tiếp

2.2.4 Thanh trạng thái (Status)

Mô tả thông tin của các thanh công cụ và menu Đồng thời mô tả trạng thái làm

việc của lớp dữ liệu được chọn

- Zoom: Tỷ lệ thực đang xem Ngoài ra chúng ta có thể chỉnh

tại

vị trí này tọa độ vị trí con trỏ chuột

- Editing: Lớp đang được chỉnh sửa

- Selecting: Đối tượng của lớp đó được chọn

- SNAP: Chế độ bắt điểm cho của đối tượng đang vẽ

- AUTOTRACE: Tự động dò vết có sẵn để vẽ Hay nói cách

khác là

Trang 18

§2 CẤU TRÚC DỮ LIỆU TRONG MAPINFO

2.1 Cấu trúc dữ liệu trong Mapinfo

2.1.1 Cấu trúc dữ liệu

a) Dạng điểm (point)

- Thể hiện các đối tuợng phân bố cụ thể tại một điểm Điểm đuợc xác định bằng cặp toạ độ (X,Y) Ví dụ điển hình như điểm cột mốc trắc địa, điểm độ cao, vị trí UBND…

- Trong Mapinfo một điểm đuợc biểu diễn bằng kí hiệu (symbol)

- Một symbol có 3 yếu tố: hình dạng, màu sắc, kích thuớc Ta dùng nút

để vẽ một kí hiệu, dùng chức năng Option  Symbol style hay nút để chỉnh sửa

b)Dạng đuờng (line)

- Thể hiện các đối tuợng chạy dài theo một khoảng cách nhất định Đuờng

có thể thẳng, cong hoặc gấp khúc Ví dụ: địa giới hành chính, con đường…

- Trong mapinfo, đuờng cong đuợc thể hiện bằng các cặp toạ độ (X1,Y1), (X2,Y2),…, (Xn,Yn)

- Mapinfo biểu diễn line với các yếu tố: kiểu đuờng (dạng kí hiệu), độ dày,

màu sắc Để vẽ một đoạn thẳng ta dùng nút , để vẽ đuờng gấp khúc ta dùng

Trang 19

nút , Để chỉnh sửa, chọn lại kiểu, ta dùng Menu Option  Line style hay nút

c) Dạng vùng(Region hoặc Polygon)

- Thể hiện đối tuợng hình học khép kín, bao phủ một diện tích nhất định Vùng có thể là một hình chữ nhật, hình tròn, ellipse hay một đa giác Ví dụ: mảnh ruộng, hồ nuớc, khu rừng …

- Mapinfo hiển thị các đối tuợng dạng vùng bằng các cặp điểm (x1,y1), (x2,y2)… (x1,y1) trong đó điểm đầu và điểm cuối trùng nhau và vùng được đóng kín

- Mapinfo biển diễn vùng với 2 thành phần:

+ Phền nền: gồm các yếu tố pattern và màu

+ Phần đường bao: gồm các yếu tố kiểu đuờng, màu và độ dày như đối với line

- Để vẽ hình tròn hay ellipse, ta dùng nút , dùng nút để vẽ hìn chữ

nhật- hình vuông và dùng để vẽ một đa giác bất kì

- Để chỉnh sửa, chọn lại hình thức thể hiện, ta dùng Option  Region style

hay nút

d) Dạng chữ (Text)

- Đối tuợng chữ là chữ đuợc ghi trên bản đồ

- Đối tuợng text gồm các yếu tố: kiểu chữ (bao gồm font chữ và các dạng nghiêng, đậm, bóng ….); màu chữ, màu nền; kích thước

Trang 20

- Dùng nút để viết chữ và dùng menu option Text style hay nút

để sửa và chọn lại kiểu chữ

2.1.2 Các file thành phần của một lớp dữ liệu(layer)

Mapinfo tổ chức dữ liệu theo các lớp dữ liệu Mỗi lớp dữ liệu là một tập hợp các tập tin bản đồ và dữ liệu thuộc tính, các tập tin này có cùng một tên và phần

mở rộng khác nhau tuỳ theo nội dung nó mang như sau:

- *.tab: tập tin mô tả cấu trúc của bảng dữ liệu Đây là một tập tin dạng văn

bản (text) có thể mở bằng notepad

- *.dat: tập tin chứa dữ liệu (nếu ta lấy thông tin từ các phần mềm dBase,

Lotus hay Excel thì tập tin này có thể có tên tuơng ứng với đuôi *.dbf, *.wkl, *.xls)

- *.map: thông tin mô tả đối tượng không gian

- *.id: tập tin chứa thông tin để liên kết dữ liệu không gian với dữ liệu thuộc

tính tuơng ứng

- *.ind: tập tin chứa thông tin về chỉ số của đối tuợng Tập tin này chỉ có

trong bảng dữ liệu có một truờng field được chọn là chỉ số

Ngoài các tập tin trên, trong Mapinfo còn có file workspace là một tập tin

có dạng *.wor Tập tin này không nằm trong hệ thống các tập tin của lớp dữ liệu

Nó chỉ là một trang làm việc ghi lại đặc điểm về các cửa sổ của các lớp dữ liệu đã

mở ra sử dụng cho một công việc nào đó để khi cần tái lập môi trường cũ để làm việc không cần phải mở lại một cách thủ công

2.2 Số hoá bản đồ:

Số hoá bản đồ là quá trình chuyển đổi dữ liệu bản đồ (từ bản đồ giấy, ảnh…) thành dữ liệu dạng số để có thể sử dụng trong các phần mềm GIS

Để có thể số hoá bản đồ trong Mapinfo cần có bản đồ gốc (bản đồ giấy) đã

được quét thành file ảnh dạng jpeg, jpg hoặc bmp và phải có dữ liệu số dạng

vector với hệ quy chiếu nhất định ( có thể là ranh giới hành chính, đường giao thông, sông suối, các địa vật) làm lớp nền để đăng kí toạ độ ảnh

Trang 21

2.2.1 Đăng kí toạ độ ảnh:

Bước 1: Mở file dữ liệu nền có sẵn (hành chính, giao thông …) bằng lệnh File  open Trong ô File of type, chọn mapinfo (*.tab) Trong đó cá lớp dữ liệu

sẽ hiển thị trong cửa sổ MAP.

Xác định hệ toạ độ của lớp dữ liệu bằng lệnh Map Option  Projection.

Buớc 2: Mở file ảnh cần đăng kí toạ độ bằng lệnh File  open

Trong ô File of type, chọn Raster Image, xuất hiện hộp thoại

- Chọn Display: chỉ hiển thị file ảnh

- Chọn Register: cho phép khai báo các đỉêm khống chế để đăng kí toạ độ

ảnh

Xuất hiện hộp thoại Image Registration

Trang 22

- Khai báo luới chiếu cho file ảnh chọn Projection Lưới chiếu của file ảnh

phải đúng với luới chiếu của lớp dữ liệu nền

- Đơn vị của luới chiếu: chọn Unit có thể là met hoặc degrees tuỳ thuộc vào

lưới chiếu bản đồ

- Phóng to hoặc thu nhỏ file ảnh chọn hoặc

Bước 3 Chọn điểm khống chế

Phóng to ảnh bản đồ nền khi di chuyển vào cửa sổ ảnh, con trỏ sẽ hiện dấu +

Chọn điểm khống chế trên ảnh Xuất hiện hộp thoại Add Control point, khi

đó toạ độ hàng, cột của ảnh được hiển thị trong ô Image X, Image Y Số thứ tự của điểm khống chế xuất hiện trong ô Label.

Chọn Pick From Map, di chuyển sang cửa sổ Map con trỏ sẽ chuyển thành

hình dấu +, chọn điểm tương ứng trên cửa sổ Map

Xuất hiện hộp thoại Edit Control Point, trong đó hiển thị cả toạ độ địa lý (của điểm khống chế trong cửa sổ Map) và toạ độ hàng cột (của điểm khống chế tương ứng trong ảnh)

- Để sửa toạ độ các điểm khống chế, chọn Edit trong cửa sổ Image Registration

Trang 23

- Để xoá các điểm khống chế chọn Remove trong cửa sổ Image Registration

- Tìm điểm khống chế chọn Find trong cửa sổ Image Registration.

Sai số của các điểm khống chế sẽ hiển thị trong cột Error(pixels) Tùy theo độ lớn của pixel và mức độ sai số để quyết định xem có cần chọn lại điểm khống chế hay không Thường sai số của các pixel < 2 là phù hợp

Bước 4 Sau khi đã chọn xong các điểm khống chế , chọn OK, khi đó file

ảnh sẽ chuyển vào trong ô cửa sổ Map, khớp với không gian của bản đồ nền

- Nếu sau đăng kí tọa độ ảnh, kiểm tra thấy kết quả chưa chính xác, có thể

đăng kí lại tọa độ bằng lệnh table  Raster  Modify Image Registration Lúc đó cửa sổ Image Registration xuất hiện, lập lại các bước chọn điểm khống

- Lớp dữ liệu chuyên đề ( ví dụ: lớp hiện trạng rừng – dạng vùng, lớp

dữ liệu hiện trạng sử dụng đất – dạng vùng)

b) Số hóa điểm

- Tạo lớp dữ liệu mới: Để tạo lớp dữ liệu mới trong Mapinfo, có 2 cách:

Trang 24

+ Cách 1: chọn menu File  New Table Khi đó sẽ xuất hiện hộp thoại New table Bỏ lựa chọn Open New mapper, đánh dấu ô Add to Current Mapper

Tiếp tục chọn Creat Mapinfo yêu cầu phải them tối thiểu một trường dữ liệu vào cấu trúc của lớp dữ liệu Khai báo tên trường trong ô Name và kiểu trường trong ô Type

+ Cách 2: Chọn menu Map  Layer Control Sẽ xuất hiện hộp thoại Layer

Control Trong dòng Comestic Layer, đánh dấu chọn vào ô Edit có biểu tượng

Trang 25

Sau đó sử dụng biểu tượng trên thanh công cụ Drawing để vẽ điểm trong cửa sổ Map

Để ghi dữ liệu vừa vẽ thành file dữ liệu mới, chọn lệnh Map  Save Comestic Objects Chọn đường dẫn và ghi tên của file dữ liệu vào ổ đĩa

Nếu tạo dữ liệu mới theo cách này, Mapinfo sẽ tự động tạo ra trường ID(Index) cho lớp dữ liệu

- Số hóa điểm: Dùng biểu tượng trên thanh công cụ Drawing để vẽ điểm

trong lớp dữ liệu Sử dụng biểu tượng để thay đổi các kí hiệu của điểm

c) Số hóa đường

- Tạo lớp dữ liệu đường Tương tự như tạo lớp dữ liệu điểm

- Vẽ đối tượng đường: Sử dụng biểu tượng trên thành công cụ Drawing

để chọn kiểu đường Sau đó dùng biểu tượng để vẽ đối tượng đường trong cửa

sổ Map Khi đó, con trỏ chuột sẽ chuyển thành dấu + Muốn kết thúc đường, kích đúp chuột

Khi vẽ đường, cần phải thiết lập chế độ bắt dính (snap) để đường được nối liên tục Bấm phím S trên bàn phím khi đó trên thanh Status Bar của Mapinfo sẽ xuất hiện chữ Snap ở đáy bên phải Đồng thời con trỏ trên của sổ Map sẽ chuyển thành hình , di chuyển chuột đến đoạn cuối của đường vẽ cần bắt dính, Mapinfo

sẽ tự động bắt đến node cuối cùng của đường Tiếp tục vẽ đường, đường mới vẽ sẽ

liên tục Muốn kết thúc chế độ bắt dính, bấm phím S trên bàn phím

c) Số hóa vùng

- Tạo lớp dữ liệu vùng: Tương tự như tạo lớp dữ liệu điểm

- Vẽ đối tượng vùng:

Trang 26

Sử dụng biểu tượng trên thanh công cụ Drawing để chọn kiểu vùng Sau

đó dùng biểu tượng để vẽ đối tượng vùng trong cửa sổ Map

Để vẽ các vùng có đường biên chung, cách vẽ như sau: vẽ 1 vùng đóng kín, sau đó vẽ tiếp vùng thứ 2 có đường biên chung, lưu ý: vùng thứ 2 phải có phần chờm lên vùng thứ nhất và như vậy khi vẽ vùng thứ 2 phải bắt đầu và kết thúc ở

trong vùng thứ nhất Dùng biểu tượng trên thanh công cụ Main để chọn vùng thứ 2, chọn lệnh Object  Set Target Chọn vùng thứ nhất, chọn lệnh Object  Erase Phần chờm của vùng thứ 2 sẽ bị xóa theo ranh giới của vùng thứ nhất.

Một phương pháp nữa để vẽ các vùng có biên chung, đó là vẽ vùng lớn bao

hết các vùng này, chọn lệnh Object  Set Target Tiếp tục sử dụng biểu tượng

để vẽ đường biên chung, chọn đường vừa vẽ, chọn menu Object  Polyline Split Khi đó vùng này sẽ bị chia theo ranh giới mới Tiếp tục như vậy cho hết

phần còn lại Chú ý: Điểm bắt đầu và kết thúc của đường dùng để phân chia vùng phải nằm ngoài vùng cần chia tách

Cách vẽ các vùng đảo nằm trong 1 vùng lớn: dùng biểu tượng vẽ vùng đảo

đó Chọn polygon ngoài sau đó chọn lệnh Object  Set Target Chọn polygon đảo dùng lệnh Object  Erase.

e) Số hóa chữ:

- Tạo lớp chữ: Tương tự như tạo lớp dữ liệu điểm

- Sử dụng biểu tượng trên thanh công cụ Drawing để chọn kiểu chữ và

màu chữ Sau đó dùng biểu tượng để chèn đối tượng chữ trong cửa sổ Map.

2.2.3 Chỉnh sửa dữ liệu không gian

Trang 27

- Chỉnh sửa đối tượng điểm: Để chỉnh sửa đối tượng điểm vừa vẽ, phải thiết

lập chế độ sửa chữa cho lớp đối tượng bằng lệnh Map  Layer Control , chọn lớp dữ liệu cần sửa, đánh dấu vào ô Editable.

Hoặc có thể chọn nhanh bằng cách kích chuột vào thanh Status Bar, chọn mục Editing và chọn lớp dữ liệu cần sửa chữa

.Dùng chuột di chuyển vị trí của điểm hoặc nháy đúp chuột vào điểm để đổi lại kiểu, màu sắc và cỡ của điểm

- Chỉnh sửa đối tượng đường

Thiết lập chế độ Editing cho lớp dữ liệu đường tương tự như đối tượng

điểm

Để sửa đối tượng đường, chọn biểu tượng trên thanh công cụ Drawing hoặc

lệnh Edit  Reshape để hiển thị các node của đường

Muốn xóa node, kích chuột chọn và bấm delete trên bàn phím

Muốn di chuyển các node, kích chuột vào node, giữ và di chuyển đến vị trí mới Khi đó, hình dạng đường cũng bị thay đồi

Trang 28

Muốn thêm node, sử dụng biểu tượng trên thanh công cụ Drawing khi đó chuột sẽ chuyển thành dấu +, chuyển và kích chuột vào vị trí cần them node, một node mới sẽ được add vào đường.

- Chỉnh sửa đối tượng dạng vùng

Với các vùng, cách làm tương tự như đường

Tuy nhiên với các vùng có đường bao chung, muốn di chuyển các node của vùng này thì vùng có đường bao chung cũng thay đổi theo cần thiết lập chế độ sau

Chọn menu Options  Preferences, chọn Map Window  Editing, xuất hiện hộp thoại Map Preferences Trong ô Move Duplicate nodes in, chọn the Same Layer

Ngày đăng: 23/08/2016, 10:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w