TRUNG TÂM Y TẾ THÁP MƯỜI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRẠM Y TẾ XÃ MỸ HÒA Độp lập – Tự do – Hạnh phúc BÀI TUYÊN TRUYỀN PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI ĐỘNG KINH Bà con và các bạn thân
Trang 1TRUNG TÂM Y TẾ THÁP MƯỜI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRẠM Y TẾ XÃ MỸ HÒA Độp lập – Tự do – Hạnh phúc
BÀI TUYÊN TRUYỀN
PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI ĐỘNG KINH
Bà con và các bạn thân mến !
Động kinh là những cơn ngắn định hình, đột khởi có xu hướng chu kỳ tái phát, khi lên cơn có thể không kiểm soát được
Cách phát hiện
- Biểu hiện của cơn động kinh thật sự: người động kinh có thể ngã xuống bất cứ lúc nào, bất cứ nơi nào, ngay cả khi ngủ, co giật chân tay nhịp nhàng, mắt trợn ngược, có thể sùi bọt mép và có thể đại tiểu tiện trong cơn
- Phát hiện người động kinh bằng cách hỏi gia đình xem có ai bị lên cơn co giật như
mô tả ở trên không hoặc bản thân người phát hiện chứng kiến cơn động kinh của người khuyết tật
Và sau đây cách chăm sóc, phục hồi chức năng cho người động kinh
* Xử trí người bị lên cơn động kinh:
- Khi sắp lên cơn động kinh:
+ Bình tỉnh và nói với mọi người xung quanh không sợ
+ Đặt người đó vào nơi an toàn nhất
+ Cởi bớt, nới lỏng quần áo
+ Đặt người bệnh nằm nghiêng
+ Ở cạnh người đó cho đến khi họ tỉnh táo
+ Để người bệnh nằm thoải mái và giải thích cho họ rõ mọi điều
- Xử trí khi lên cơn:
+ Không bỏ bất cứ vật gì vào miệng người bệnh kể cả thuốc
+ Không cho ăn uống gì cả
+ Không ngăn cản tác động lên cơn người động kinh
+ Không để trên da họ bất cứ vật gì
* Xử trí ngoài cơn động kinh:
- Dùng thuốc chống động kinh
- Phục hồi chức năng:
+ Huấn luyện cho người động kinh cách tự chăm sóc mình: ăn uống, tắm rửa, vệ sinh + Bảo đảm an toàn cho người động kinh:
Nhà cửa phải bô trí gọn gàng
Không để người động kinh làm việc ở ruộng nước, bờ ao hoặc tắm một mình
THÔNG QUA TM TRẠM Y TẾ XÃ
BGĐ TTYT- THÁP MƯỜI Trưởng Trạm
1