Điện áp một chiều được sử dụng trong các máy vận chuyển; trong truyền động máy cắt gọt, trong giao thông đường sắt: ôtô chạy điện.... Động cơ một chiều có mômen mở máy lớn, điều chỉnh t
Trang 1Nguyên lý hoạt động
I Cung cấp năng lượng điện áp thấp
1.Điện áp một chiều.
GIỚI THIỆU CHUNG Hiện nay trong công nghiệp có rất nhiều ứng dụng dùng điện áp một chiều do những ưu điểm vượt trội của nó Điện áp một chiều được sử dụng trong các máy vận chuyển; trong truyền động máy cắt gọt, trong giao thông đường sắt: ôtô chạy điện Động cơ một chiều
có mômen mở máy lớn, điều chỉnh trơn được tốc độ và rất đa dạng trong việc lựa chọn công suất.
Tuy nhiên việc dùng động cơ điện một chiều có một số hạn chế là dòng điện một chiều không sử dụng rộng rãi, chế tạo phức tạp, cồng kềnh Do đó để có được dòng điện một chiều ta phải dùng máy biến thế biến đổi từ dòng điện xoay chiều được dùng rộng rãi nhờ
“Nguồn ổn áp một chiều”.
Nguồn ổn áp một chiều là một máy điện biến dòng điện xoay chiều tần số 50Hz thành dòng điện một chiều có điện áp tuỳ ý dựa vào yêu cầu của phụ tải Điện áp đầu ra có thể giữa cố định trong một khoảng điện áp nào đó nhờ vào tín hiệu xung điều khiển Tranzitor
- Mạch ổn áp gồm 4 phần chính sau:
+ Biến áp: Biến đổi điện áp từ lưới điện 220V tần số 50Hz thành điện áp thấp phù hợp với đầu vào của bộ chỉnh lưu bán dẫn.
+ Chỉnh lưu: Là bộ biến đổi điện áp xoay chiều ở đầu vào thành điện áp một chiều ở đầu
ra có độ nhấp nhô phụ thuộc vào sơ đồ chỉnh lưu
+ Bộ lọc: là bộ để lọc bớt thành phần sóng hài bậc cao của điện áp chỉnh lưu nhằm mục đích san phẳng điện áp chỉnh lưu
+ Mạch ổn áp: là mạch để duy trì điện áp tải ở một khoảng nhất định khi phụ tải thay đổi đột ngột.
Bộ biến đổi điện áp 1 chiều Ngỏ vào : Điện áp DC cố định
Ngỏ ra : điện áp DC thay đổi lượt
Dùng trong các bộ đóng nguồn ngắt (switching power supply) trong các ứng dụng điều khiển động cơ DC
Sơ đồ khói bộ ổn áp DC dùng bộ biến đổi điện áp 1 chiều
Điều khiển bộ biến đổi điện áp một chiều
Trang 2Nguyên ly hoạt động
Bộ giảm áp
Trang 3Bộ tăng áp
Trang 4Transistor( điện trở ) Trong điện tử, transistor (transfer-resistor) là một linh kiện bán dẫn Khi hoạt động trong mạch điện, transistor có vai trò như một cái van cách li hay điều chỉnh dòng điện, điện áp trong mạch Từ vai trò này, transistor được ứng dụng rộng rãi.
Transistor đầu tiên của loài người trông như thế này
Và hiện nay chúng trong như thế này :
Trang 5Phân loại
Transistor có rất nhiều loại với hàng tá chức năng chuyên biệt khác nhau
• Transistor lưỡng cực (BJT - Bipolar junction transistor)
• Transistor hiệu ứng trường (Field-effect transistor)
• Transistor mối đơn cực UJT (Unijunction transistor)
Trong đó, transistor lưỡng cực BJT là phổ biến nhất.
Cấu tạo
Transistor gồm 3 lớp bán dẫn loại P và loại N ghép lại với nhau Do đó
có 2 loại transistor là NPN và PNP tương ứng với 2 cách sắp xếp 3 lớp bán dẫn trên.
Trang 6Xét trên phương diện cấu tạo, transistor tương đương với 2 diode
Như hình vẽ, transistor có 3 cực là B (Base), C (Collector) và E
(Emitter) tương ứng với 3 lớp bán dẫn Sự phân hóa thành 3 cực này là
do đặc tính vật lí của 3 lớp bán dẫn là khác nhau.
Kí hiệu trong mạch điện
Các thông số cần quan tâm
Các kí hiệu ở đây được sử dụng cho transistor loại NPN Transistor loại PNP cũng có những thông số hoàn toàn tương tự Chúng được nhà sản xuất ghi rất cụ thể trong tài liệu kĩ thuật của mỗi loại transistor.
• Dòng điện cực đại qua cực Base I B
Trang 7o Mỗi loại transistor có các mức dòng IB cực đại khác nhau, đừng nghĩ rằng transistor càng to và hầm hố thì IB cực đại sẽcàng lớn hay ngược lại
o Nếu dòng điện qua cực Base của transistor
vượt quá mức I B cực đại, nó có thể làm hỏng transistor Do vậy người ta luôn mắc nối tiếp với cực Base một điện trở hạn dòng
• Hệ số khuếch đại h FE (β)
o Là tỉ số IC / IB đặc trưng cho khả năng khuếch đại dòng điện của transistor Mỗi loại transistor có một mức hệ số khuếch đại khác nhau Trong những điều kiện làm việc khác nhau, hFE cũng khác nhau
o Với các transistor có hFE lớn, bạn chỉ cần một dòng IB nhỏ là đã có thể kích cho nó mở hoàn toàn
o hFE thường có trị số từ vài chục đến vài ngàn
• Cường độ dòng điện cực đại I C là dòng điện tối đa
mà transistor có thể mở cho nó đi vào ở cực Collector Các loại transistor lớn nhất thường chỉ
có IC tối đa khoảng 5A và đòi hỏi phải có quạt tản nhiệt
o UCE: hiệu điện thế tối đa giữa 2 cực Collector
và Emitter của transistor UCE thường chỉ có trị số từ vài chục đến vài trăm volt Các dự án Arduino hầu hết đều chạy ở mức 5V hoặc thấp hơn, do đó bạn cũng không cần phải quan tâm nhiều đến thông số này
o UCB: hiệu điện thế tối đa giữa 2 cực Collector
và Base của transistor UBE thường chỉ có trị số từ vài chục đến vài trăm volt Các dự án Arduino hầu hết đều chạy ở mức 5V hoặc thấp hơn, do đó bạn cũng không cần phải quan tâm nhiều đến thông số này
Trang 8o UBE: hiệu điện thế tối đa giữa 2 cực Base và Emitter của transistor (là hiệu UB - UE) Với dòng hoạt động nhỏ, UBE gần bằng 0V Với dòng lớn hơn, UBEsẽ tăng lên lên khá nhanh Với đa phần transistor, UBE hiếm khi vượt quá 5V
• Công suất tiêu tán năng lượng tối đa (Device Dissipation/Power Dissipation) đặc trưng cho công
suất hoạt động lớn nhất của transistor, có giá trị bằng tích UCE * ICE Một số loại transistor lớn có công suất lên đến 65W như TIP120/121/122 và tỏa ra rất nhiều nhiệt lượng nên cần phải gắn thiết bị tản nhiệt, một số khác như 2N3904 thì chỉ là 625mW và không cần tản nhiệt