1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn GIÁO dục vấn đề sử DỤNG TIẾT KIỆM và hợp lí tài NGUYÊN THIÊN NHIÊN CHO học SINH TRƯỜNG THPT QUA môn địa lý

48 548 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 410 KB

Nội dung

Trong các hình thức nói trên, việc giáo dục sử dụng tiết kiệm và hợp lí tài nguyên thiên nhiên qua giảng dạy trong các trường học, nhất là trong các trường phổ thông có vị trí đặc biệt q

Trang 1

1 Ý nghĩa của việc giáo dục sử dụng tiết kiệm và hợp lí tài nguyên 7

2 Mục tiêu của việc giáo dục sử dụng tiết kiệm và hợp lí tài nguyên 7

3 Thế nào là kiến thức giáo dục sử dụng tiết kiệm và hợp lí tài nguyên 8

4 Một số nguyên tắc khi đưa kiến thức giáo dục sử dụng tiết kiệm và hợp lí tài

nguyên vào bài học

8

5 Hình thức và phương pháp dạy học sử dụng tiết kiệm và hợp lí TNTN 9

6 Một số nội dung cụ thể trong giáo dục sử dụng tiết kiệm và hợp lí tài nguyên 15

C Hiệu quả của sáng kiến 35

I Tên sáng kiến: “GIÁO DỤC VẤN ĐỀ SỬ DỤNG TIẾT KIỆM VÀ HỢP LÍ TÀI

NGUYÊN THIÊN NHIÊN CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT QUA MÔN ĐỊA LÝ”

Trang 2

II Lĩnh vực áp dụng: Giảng dạy môn Địa lí phần tích hợp nội dung sử dụng tiết kiệm và

hợp lí tài nguyên thiên nhiên cho học sinh Thông qua kiến thức thực tế giúp học sinh có thái độ, hành vi đúng mực trong sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

B NỘI DUNG PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

I Lý do chọn đề tài:

Trang 3

Tài nguyên thiên nhiên là một trong những yếu tố cơ bản của các quá trình sản xuất

xã hội và có tác động sâu sắc đến đời sống của con người Hiện nay, quá trình công nghiệp hóa ở các nước trên thế giới đang diễn ra mạnh, nhu cầu sử dụng tài nguyên của con người ngày càng cao vì vậy sự tác động của con người, của các ngành kinh tế đến tài nguyên thiên nhiên ngày càng lớn Điều đó đã làm cho tài nguyên thiên nhiên trên thế giới hiện nay đang

bị suy giảm và cạn kiệt một cách nhanh chóng Từ thực trạng nói trên, việc sử dụng tài nguyên sao cho hợp lí, tiết kiệm đang đặt ra một cách cấp bách

Vấn đề sử dụng tiết kiệm và hợp lí tài nguyên thiên nhiên không chỉ là trách nhiệm của từng cá nhân mà đòi hỏi sự phối hợp của toàn xã hội Muốn làm tốt điều đó, một mặt phải dựa vào hệ thống chính sách, pháp luật của nhà nước, mặt khác phải giáo dục cho con người thấy được ý nghĩa và sự cần thiết của việc tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên trong giai đoạn hiện nay đặc biệt là trong thời gian tới

Việc giáo dục ý thức sử dụng tài nguyên thiên nhiên có thể thông qua nhiều hình thức khác nhau: các phương tiện thông tin đại chúng (truyền hình, đài phát thanh, báo chí, treo băng rôn, khẩu hiệu ), các hình thức văn hóa nghệ thuật (phim, ca nhạc, hội hoạ ), và qua việc giảng dạy ở các trường học

Trong các hình thức nói trên, việc giáo dục sử dụng tiết kiệm và hợp lí tài nguyên thiên nhiên qua giảng dạy trong các trường học, nhất là trong các trường phổ thông có vị trí đặc biệt quan trọng Hiện nay, nhà trường là nơi đào tạo thế hệ trẻ, giúp cho các chủ nhân tương lai của đất nước nhận thức đầy đủ và có những hành động đúng đắn trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên Tuy nhiên, các nhà trường cần lựa chọn phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp với nội dung, với đối tượng học sinh để đạt được kết quả cao trong vấn

đề này

II Mục đích nghiên cứu:

- Thấy được hiện trạng sử dụng tài nguyên thiên nhiên ở nước ta và thực tế về giáo dục sử dụng tiết kiệm, hợp lí tài nguyên thiên nhiên ở các trường phổ thông

- Thấy được mức độ vận dụng về việc giáo dục ý thức sử dụng tài nguyên thiên nhiên cho học sinh trong môn Địa lí hiện nay

- Đề xuất một số phương pháp trong việc giáo dục sử dụng tiết kiệm hợp lí tài nguyên thiên nhiên qua môn địa lí

III Đối tượng nghiên cứu:

Trang 4

- Các loại tài nguyên đang được khai thác và sử dụng hiện nay.

- Học sinh trường trung học phổ thông

- Các tiết dạy có nội dung liên quan đến sử dụng tài nguyên thiên nhiên

IV Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp thu thập, phân tích tài liệu

Trang 5

Trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên sao cho hợp lí và có hiệu quả đang được đặt ra một cách cấp bách Nhiều vấn đề có tính chất nghiêm trọng không chỉ trước mắt mà cả lâu dài, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của các ngành kinh tế.

Vấn đề nghiêm trọng đầu tiên đó là sự thu hẹp diện tích rừng và suy giảm chất lượng rừng, kéo theo sự suy thoái đất đai, sự bất điều hòa dòng chảy của sông ngòi dẫn đến một

hậu quả chung đó là mất cân bằng sinh thái - một kết cục dễ xảy ra đối với hệ sinh thái nhiệt đới ẩm gió mùa như ở Việt Nam

Thời gian qua, do nhu cầu sử dụng nguyên liệu của các ngành kinh tế và nhu cầu của con người ngày càng tăng, việc khai thác các loài động vật cũng có xu hướng tăng đáng kể Điều đó đã làm cho nhiều loài có nguy cơ mất dần và rất nhiều loài động vật quý hiếm đang

có nguy cơ tuyệt chủng

Tình trạng sử dụng nước không hợp lí cũng đang xảy ra rất lãng phí Hiện nay, việc khai thác nước ngầm bừa bãi, cùng với việc khai thác quá mức, thiếu kiểm soát đã khiến cho mực nước ngầm hạ thấp, thậm chí bị ô nhiễm một cách nghiêm trọng Ở Việt Nam, tình trạng này cũng đang được báo động rất mạnh mẽ (Tại Hà Nội và TP.HCM mực nước ngầm

đã giảm 30m so với mực nước tự nhiên) Trên thế giới, nhiều quốc gia đang phải đối mặt với việc thiếu nước sạch, nguồn nước ngầm đã bị ô nhiễm nặng nề, không thể phục hồi

Theo dự báo đến năm 2025, 2/3 số người trên thế giới có thể sẽ phải sống trong những vùng thiếu nước trầm trọng

Sự tiêu thụ nguồn nhiên liệu như than, dầu khí cũng tăng khoảng 700% Việc quản lý tài nguyên thiên nhiên và tiết kiệm năng lượng như thế nào cho hiệu quả luôn là vấn đề

“nóng” của nhiều quốc gia

2 Nguyên nhân:

- Do con người khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên

- Phương tiện khai thác còn lạc hậu nên còn xuất hiện sự lãng phí tài nguyên, sử dụng tài nguyên chưa hiệu quả

- Nhận thức của con người về việc sử dụng tiết kiệm, hợp lí tài nguyên chưa thật đầy đủ

3 Kết quả:

- Giáo viên truyền thụ kiến thức cho học sinh về vai trò, đặc điểm tài nguyên thiên nhiên, phân loại tài nguyên thiên nhiên

Trang 6

- Học sinh tiếp thu kiến thức thụ động

- Học sinh chưa có thái độ và nhận thức đúng đắn về sử dụng tiết kiệm và hợp lí tài nguyên thiên nhiên

- Học sinh chưa làm việc nhóm, chưa liên hệ với thực tế

- Chưa phát huy được khả năng sử dụng công nghệ thông tin của học sinh trong nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề

- Chưa gây được hứng thú trong quá trình học tập, nên các em khó ghi nhớ kiến thức

II Giải pháp mới cải tiến:

1 Ý nghĩa của giáo dục sử dụng tiết kiệm, hợp lí TNTN

- Trang bị cho học sinh những kiến thức về tài nguyên thiên nhiên

- Giúp học sinh có nhận thức đúng đắn về việc cần thiết phải sử dụng tiết kiệm và hợp lí tài nguyên thiên nhiên trong giai đoạn hiện nay Từ đó học sinh có những hành động thiết thực, đúng đắn trong khi sử dụng tài nguyên

- Góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước

2 Mục tiêu của việc giáo dục sử dụng tiết kiệm, hợp lí TNTN

- Hiện trạng sử dụng tài nguyên ở Việt Nam nói riêng và trên toàn thế giới nói chung

- Nguồn tài nguyên thiên nhiên không phải là vô hạn, cần phải khai thác, sử dụng hợp lí tài nguyên để đảm bảo sự phát triển bền vững

2.2 Kỹ năng:

- Học sinh có hành động sử dụng tiết kiệm và hợp lí tài nguyên thiên nhiên

- Tham gia tích cực vào các hoạt động góp phần bảo vệ tài nguyên ở địa phương

2.3 Thái độ - tình cảm:

- Có ý thức sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên

- Ủng hộ các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên

- Có thái độ phê phán các hành vi sử dụng lãng phí tài nguyên

Trang 7

2.4 Định hướng phát triển năng lực:

3 Thế nào là kiến thức giáo dục về tài nguyên thiên nhiên:

Kiến thức giáo dục về tài nguyên thiên nhiên là tất cả các nội dung có liên quan đến nguồn tài nguyên thiên nhiên, có thể phân loại như sau:

Nhóm 1: Các kiến thức nói về khái niệm, vai trò, phân loại các nguồn tài nguyên thiên nhiên: Địa hình, nước, khí hậu, đất đai, khoáng sản, động vật, thực vật

Nhóm 2: Các kiến thức về hiện trạng sử dụng tài nguyên, thực trạng các nguồn tài nguyên, về các biện pháp bảo vệ

+ Hiện trạng sử dụng tài nguyên: Hiện nay tài nguyên thiên nhiên được sử dụng ở mức độ

- Suy giảm, cạn kiệt

- Đang có xu hướng phát triển phong phú thêm

+ Về các biện pháp bảo vệ:

- Bảo vệ

- Tổ chức khai thác

- Biện pháp để tái tạo tài nguyên thiên nhiên

Trong các loại kiến thức trên, kiến thức trong nhóm thứ nhất chính là nội dung đã được giáo viên giới thiệu trong các bài dạy ở tất cả các lớp trong trường phổ thông Nhóm kiến thức thứ hai phản ánh các vấn đề thực tế về tài nguyên thiên nhiên hiện nay Các kiến

Trang 8

thức của nhóm này mới có một bộ phận được đưa vào chương trình theo hình thức lồng ghép còn đại bộ phận chưa được sử dụng Vì vậy trong quá trình giảng dạy giáo viên cần lựa chọn để đưa vào bài theo hình thức liên hệ trên cơ sở nội dung bài học cho phép.

4 Một số nguyên tắc khi đưa kiến thức giáo dục việc sử dụng tiết kiệm, hợp lí tài nguyên thiên nhiên vào bài học:

4.1 Tại sao phải xác định các nguyên tắc:

Giáo dục việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên trong các tiết học chỉ là một hình thức tích hợp hoặc liên hệ tuỳ theo sự lựa chọn của giáo viên Vì vậy việc đưa kiến thức đó vào bài học không thể bừa bãi mà phải dựa trên cơ sở rõ ràng nhằm đảm bảo được mục tiêu bài học và đạt được hiệu quả cao nhất trong việc giáo dục ý thức cho học sinh

4.2 Một số nguyên tắc cụ thể:

- Các nội dung giáo dục ý thức tiết kiệm, hợp lí tài nguyên thiên nhiên phải có mối qua hệ chặt chẽ với bài học, tránh hiện tượng nội dung đưa ra không liên quan đến nội dung bài học, khi đó học sinh khó tiếp thu, tác dụng giáo dục không lớn

Ví dụ: Trong bài "Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên"- SGK Địa lí 12, giáo

viên có thể đưa ra vấn đề khai thác hợp lí tài nguyên rừng và sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn lâm sản ở nước ta hiện nay

- Các nội dung liên hệ cần sắp xếp một cách lôgic, có hệ thống, phù hợp với tiến trình bài giảng và tránh sự trùng lặp

Ví dụ: Trong bài " Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du miền núi Bắc Bộ"- SGK Địa lí 12, giáo viên cần đưa ra vấn đề sử dụng hợp lí các tài nguyên theo đúng tiến trình bài

giảng như sau:

- Phần 2: Khai thác, chế biến khoáng sản và thủy điện: Nêu vấn đề khoáng sản

- Phần 3: Trồng và chế biến cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới: Nêu vấn đề tài nguyên đất

- Phần 5: Kinh tế biển: Nêu vấn đề tài nguyên biển

- Kiến thức đưa ra phải thích hợp với trình độ học sinh, không gây quá tải, sao cho học sinh tiếp thu dễ dàng và dễ vận dụng vào thực tiễn

- Kiến thức về tài nguyên phải thể hiện rõ nhất những vấn đề cấp bách hiện nay đang diễn ra trong thực tế ( có thể tại địa phương nơi học sinh đang sinh sống hoặc phạm vi rộng hơn)

Ví dụ: Trong bài " Địa lí các ngành giao thông vận tải"- SGK Địa lí lớp 10: Trước hiện trạng phát triển của các ngành GTVT trên thế giới, giáo viên chỉ cần nêu ra cho học

Trang 9

sinh thấy sự cần thiết phải sử dụng tiết kiệm nguồn nhiên liệu vì hiện nay các ngành GTVT tiêu tốn nguồn nhiên liệu rất lớn, ngoài ra còn một số lí do khác như: sự cố đắm tàu, tràn dầu trên biển của ngành vận tải đường biển gây nên.

5 Hình thức và phương pháp dạy học sử dụng tiết kiệm và hợp lí tài nguyên thiên nhiên:

5.1 Một số dạng bài học về sử dụng tiết kiệm, hợp lí tài nguyên thiên nhiên:

Có hai dạng bài học cần lưu ý trong việc vận dụng phương pháp dạy học giáo dục sử dụng tiết kiêm, hợp lí tài nguyên thiên nhiên:

- Bài học có kiến thức toàn bài là giáo dục tài nguyên thiên nhiên

- Bài có một phần kiến thức liên quan tới giáo dục tài nguyên thiên nhiên

5.2 Hình thức và phương pháp dạy học

Có hai hình thức dạy học chính:

- Hình thức dạy học nội khoá:

+ Hình thức dạy học trên lớp

+ Hình thức dạy học ngoài trời

- Hình thức dạy học ngoại khoá

Tuỳ theo nội dung từng loại bài và mức độ tích hợp mà có thể sử dụng các hình thức, phương pháp dạy học khác nhau

a Hình thức dạy học nội khoá:

a1 Phương pháp dạy học loại bài có kiến thức toàn bài là giáo dục tài nguyên thiên nhiên:

Loại bài này có thể sử dụng cả 2 hình thức dạy học: Trên lớp hoặc ngoài trời

* Hình thức dạy học ngoài trời:

- Đặc điểm:

+ Ưu điểm: Thường áp dụng đối với các bài có nội dung gắn liền với điều kiện tự nhiên hoặc các hoạt động thực tiễn Đây là hình thức này có nhiều cơ hội để học sinh dễ tiếp thu được nội dung bài học một cách sống động, vừa có điều kiện để rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích các hiện tượng trên thực địa Hơn nữa học sinh có thể nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện hơn

Trang 10

+ Giáo viên chuẩn bị thời gian, thực địa để chuẩn bị địa điểm cho phù hợp với nội dung bài học

+ Học sinh đến địa điểm học cần chuẩn bị sách vở để ghi chép và các đồ dùng có liên quan

+ Tại địa điểm học giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát các hiện tượng, học sinh mô tả rồi ghi chép đặc điểm của các hiện tượng

+ Sau khi quan sát xong, giáo viên cho học sinh tập trung ở một nơi thuận lợi để phân tích,

so sánh các kết quả đạt được rồi rút ra kết luận

* Hình thức dạy học trên lớp:

- Đặc điểm:

+ Ưu điểm: Giáo viên có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau (Nêu vấn đề, đàm thoại gợi mở, sử dụng tranh ảnh, băng hình…)

+ Nhược điểm: Học sinh ít có khả năng quan sát thực địa

a2 Phương pháp dạy học loại bài chỉ có một phần kiến thức có nội dung giáo dục môi trường hoặc có khả năng liên hệ kiến thức giáo dục môi trường

Đối với loại bài này thường tổ chức dạy học trên lớp; phương pháp chủ yếu vẫn là phương pháp dạy học địa lí, có thể sử dụng cả phương pháp truyền thống cũng như hiện đại song có một số phương pháp có thể vận dụng được là:

* Phương pháp dùng lời:

Phương pháp này có thể dùng trong 2 trường hợp:

- Giáo viên diễn tả các hiện tượng về tài nguyên thiên nhiên đang trong tình trạng như thế nào ở các khu vực, địa điểm khác nhau

Ví dụ: "Chưa bao giờ tài nguyên nước lại trở nên quý hiếm như mấy năm gần đây khi nhiều dòng sông bị suy thoái, nước trong các ao, hồ cạn kiệt vào mùa khô; nhiều con sông, đoạn sông đang “chết” dần vì ô nhiễm; sự cạn kiệt ở hạ lưu sông do các công trình thủy điện, thủy lợi; nguồn nước ngầm ngày càng suy giảm do khai thác quá mức.

- Giảng giải về các vấn đề hiện trạng tài nguyên thiên nhiên hiện nay

Ví dụ: Khi nói về hiện tượng ô nhiễm nước phải giải thích nước sạch là nước như thế nào? Thế nào là nước bị ô nhiễm? nguyên nhân, tác hại của nước bị ô nhiễm

+ Nước sạch là nước đáp ứng các chỉ tiêu theo quy định của Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt – QCVN 02:2009/BYT do Bộ y tế ban hành ngày 17/6/2009

Trang 11

+ Nước hợp vệ sinh là nguồn nước sử dụng trực tiếp hoặc sau lọc thỏa mãn các yêu cầu chất lượng: không màu, không mùi, không vị lạ, không chứa thành phần có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, có thể dùng để ăn uống sâu khi đun sôi.

+ Nước bị ô nhiễm: Là nước chứa những loại vật chất có hại, kim loại nặng, chất hóa học, vi sinh gây bệnh, các loại dầu mỡ, các loại phế thải những chất phóng xạ chảy vào nguồn nước khiến cho nguồn nước bị ô nhiễm

+ Nguyên nhân khiến nguồn nước bị ô nhiễm: do sản xuất công nghiệp, do nước thải, rác thải sinh hoạt không có hệ thống xử lý tập trung mà trực tiếp xả ra nguồn tiếp nhận (sông, hồ, kênh, mương); sự gia tăng dân số quá nhanh, mặt trái của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cơ sở hạ tầng yếu kém, lạc hậu, nhận thức của người dân

về vấn đề môi trường còn chưa cao…

+ Hậu quả chung của tình trạng ô nhiễm nước là: Tỉ lệ người mắc các bệnh cấp và mãn tính liên quan đến ô nhiễm nước như viêm màng kết, tiêu chảy, ung thư… ngày càng tăng

+ Nêu hiện trạng tài nguyên rừng của nước ta?

+ Nêu nguyên nhân dẫn đến suy thoái rừng?

+ Rừng bị suy giảm cả về chất lượng và số lượng sẽ ảnh hưởng đến các ngành kinh

tế và đời sống của con người như thế nào?

- Thiếu nguyên liệu cho các ngành kinh tế: gỗ, các lâm sản khác

- Con người: thiếu củi đun, mất các nguồn thực phẩm…)

+ Mất rừng ở vùng núi đất đai có bị xói mòn không? Đất có giảm độ phì không?

- Mất rừng thì mất lớp che phủ, nên khi nước mưa rơi xuống không giữ lại được để ngấm xuống đất mà chảy trực tiếp trên mặt với cường độ lớn gây ra xói mòn, rửa trôi đất.

+ Diện tích rừng bị suy giảm, nước mưa không giữ lại để ngấm xuống đất , vậy có ảnh hưởng như thế nào đến nguồn nước, đến chế độ dòng chảy của sông ngòi?

- Làm mực nước ngầm hạ thấp, mất tác dụng điều hoà chế độ dòng chảy của sông ngòi)

Trang 12

+ Khi mất rừng thì các loài động vật sẽ sinh sống ở đâu?

- Động vật mất nơi sinh sống.

Như vậy qua phân tích hiện tượng mất rừng giáo viên đã làm cho học sinh thấy được những hậu quả xấu sẽ đến với con người và các tài nguyên thiên nhiên khác.

* Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan:

Các phương tiện trực quan bao gồm: bản đồ, lược đồ, biểu đồ, tranh ảnh, băng hình…

+ Bản đồ, lược đồ: Giúp học sinh thấy được hiện trạng của các loại tài nguyên thiên nhiên

+ Biểu đồ: Là công cụ thể hiện rõ nhất sự biến động của tài nguyên thiên nhiên qua các thời

kỳ khác nhau: tài nguyên bị suy giảm, cạn kiệt ở mức độ như thế nào?, tốc độ nhanh hay chậm?

+ Tranh ảnh: Giúp học sinh thấy được các hiện trạng cụ thể về từng loại tài nguyên: nguồn nước bị ô nhiễm, rừng bị khai thác quá mức, khoáng sản đang khai thác bừa bãi với công nghệ thô sơ, lạc hậu

+ Video, clip: Là phương tiện thể hiện rất, trực quan, sinh động về đặc điểm, hiện trạng của các loại tài nguyên thiên nhiên hiện nay Phương tiện này dễ thu hút được sự chú ý của học sinh

b Hình thức tổ chức các hoạt động ngoại khoá:

* Mục đích của các hoạt động ngoại khoá:

- Thông qua thực tế địa phương, giúp học sinh hiểu biết về hiện trạng tài nguyên một cách

cụ thể

- Hình thành cho học sinh tinh thần yêu quê hương, đất nước, từ đó có ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

- Rèn luyện cho học sinh kỹ năng, phương pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

* Các hình thức hoạt động ngoại khoá chủ yếu:

- Tổ chức hội thảo để trao đổi, nói chuyện về các vấn đề tài nguyên thiên nhiên:

Trang 13

Hình thức này có thể tổ chức cho đông đảo học sinh tham gia (cho cả trường hoặc một khối lớp) Hình thức này tạo điều kiện cho các em học sinh bộc lộ những hiểu biết của

mình hoặc bày tỏ những vấn đề mà các em chưa hiểu rõ, từ đó nhằm mục đích mở rộng kiến thức lý thuyết cũng như thực hành cho học sinh

Người báo cáo có thể là các thầy cô giáo hoặc nhà trường có thể phối hợp với các cơ quan quản lí tài nguyên tại địa phương Sau khi nghe báo cáo học sinh có thể thảo luận, nêu

ra các vấn đề mình còn thắc mắc; hoặc người báo cáo đưa ra hệ thống các câu hỏi kiểm tra

sự tiếp thu của các em Ngoài ra, học sinh có thể về nhà viết báo cáo thu hoạch bày tỏ về nhận thức, thái độ, hành động và đề xuất một số giải pháp của mình đối với vấn đề được nghe

- Nghiên cứu về hiện trạng tài nguyên thiên nhiên ở một địa phương cụ thể:

Căn cứ vào khả năng của học sinh và tuỳ theo tình hình thực tế của địa phương, giáo viên có thể đưa ra một số vấn đề cụ thể, định hướng cho học sinh nghiên cứu theo một bố cục nhất định

+ Đối với học sinh ở nông thôn: Giáo viên có thể đưa ra các vấn đề sau:

Nghiên cứu về hiện tượng suy thoái tài nguyên đất

Hiện tượng sông ngòi bị ô nhiễm

+ Đối với học sinh ở khu vực miền núi:

Quan sát hiện tượng xói mòn đất

Tìm hiểu về thực trạng khai thác rừng, tình hình cháy rừng

Hiện trạng khai thác và chế biến khoáng sản

+ Đối với học sinh ở thành phố:

Quan sát tình hình ô nhiễm nước sông, ô nhiễm nguồn nước ngọt

- Tổ chức tham quan dã ngoại:

Hình thức này đòi hỏi phải tổ chức quy mô, đầu tư lớn về kinh phí và phải có kế hoạch cụ thể để đảm bảo an toàn cho học sinh Đây là hình thức rất hấp dẫn đối với học sinh

Việc tổ chức tham quan ở đâu? Vào thời điểm nào? cần phải tính toán sao cho phù hợp với kiến thức về tài nguyên mà học sinh đã được học trên lớp Nên tiến hành cho học sinh tham quan sau khi đã trang bị cho học sinh một số kiến thức nhất định, khi đó việc quan sát thực tế của học sinh sẽ có nhiều thuận lợi và đạt hiệu quả cao

Trang 14

Một số ví dụ cụ thể về địa điểm tham quan:

+ Nghiên cứu về tài nguyên khoáng sản: Quảng Ninh (Tìm hiểu vấn đề khai thác than và một số tài nguyên khác)

+ Nghiên cứu về tài nguyên rừng: Vườn quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình), Ba Vì (Hà Nội), Cát Bà (Hải Phòng)

+ Nghiên cứu về tài nguyên nước, tài nguyên biển: Sầm Sơn, Đồ Sơn

+ Tổ chức cho học sinh trồng và chăm sóc cây xanh trong trường học hoặc tại địa phương

6 Một số nội dung cụ thể trong giáo dục sử dụng tiết kiệm và hợp lí tài nguyên:

Lớp Tên bài Địa chỉ tích hợp

Nội dung giáo dục sử dụng tiết kiệm & hợp lí

TNTN

Phương pháp dạy học

- Vai trò của thực vật trong điều tiêt dòng chảy

- Giảng giải

- Sử dụng các phương tiện trực quan

- Vai trò của con người trong quá trình hình thành đất

- Phương pháp đàm thoại

10 Bài 18: Sinh

quyển Các

nhân tố ảnh

- Phần II.5 Con người

- Vai trò của con người đối với sự phân bố sinh vật

- Phương pháp đàm thoại

Trang 15

- Hậu quả của sự gia tăng dân số quá nhanh

- Trong quá trình sử dụng đất đai, nếu con người biết sử dụng hợp lí, biết duy trì, nâng cao độ phì trong đất, thì sẽ sử dụng được lâu dài và tốt hơn

- Đàm thoại

- Liên hệ thực tế

Môi trường và

sự phát triển

bền vững

Chương X - Vấn đề môi trường

- Vấn đề tài nguyên thiên nhiên

- Vấn đề môi trường và

sự phát triển ở các nhóm nước

- Vấn đề môi trường và

sự phát triển bền vững

- Phương pháp nêu vấn đề

- Phương pháp thảo luận nhóm

- Các phương tiện trực quan

11 Bài 5: Một số

vấn đề của

châu Phi

- Mục 1: Vấn đề tự nhiên

- Mục 2: Vấn đề dân cư xã hội

- Khai thác quá mức TNTN ở các nước đang phát triển

Đàm thoại

Trang 16

- Mục 2: Vấn đề dân cư xã hội.

- Khai thác quá mức TNTN ở các nước đang phát triển

- Giải pháp khai thức TNTN hợp lý

- Mục 2: Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á, Trung Á

- Khai thác quá mức TNTN ở các nước đang phát triển

- Giải pháp khai thức TNTN hợp lý

Đàm thoại

11 Bài 6: Hoa Kỳ - Tiết 1: Mục II

Điều kiện tự nhiên

- Tiết 2: Mục II

Các ngành kinh tế

- TNTN có nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế

- Khai thác quá mức TNTN

- Giải pháp khai thức TNTN hợp lý

- Tiết 2: Mục II

Các ngành kinh tế

- Những thuận lợi và khó khăn của TNTN đối với phát triển kinh tế

- Khai thác quá mức TNTN

- Giải pháp khai thức TNTN hợp lý

- Tiết 2: Mục I

Các ngành kinh tế

- Những khó khăn do TNTN nghèo nàn đối với phát triển kinh tế Nhật Bản

- Bài học từ việc sử dụng

Thảo luận

Trang 17

hợp lí, có hiệu quả của

- Tiết 2: Mục II

Các ngành kinh tế

- Những thuận lợi, khó khăn của TNTN đối với phát triển kinh tế

- Khai thác quá mức TNTN

- Giải pháp khai thức TNTN hợp lý

- Tiết 2: Mục II

Công nghiệp, Mục III Dịch vụ, Mục

IV Nông nghiệp

- Tiết 5 Mục III

Thách thức đối với ASEAN

- Những thuận lợi, khó khăn của TNTN đối với phát triển kinh tế

- Khai thác quá mức TNTN

- Khai thác quá mức TNTN

- Giải pháp khai thức TNTN hợp lý

- Tài nguyên khoáng sản, rừng và đất trồng ở MN rất giàu có và phong phú

- Tuy nhiên các tài nguyên đều là những tài nguyên có thể bị hao kiệt trong quá trình sử dụng vì vậy phải có các biện pháp

- Sự giàu có của tài nguyên khoáng sản và hải sản ở vùng biển nước ta

- Giảng giải

- Sử dụng tranh ảnh minh

Trang 18

của biển - Vai trò của các nguồn

tài nguyên biển đối với sự phát triển KT nước ta

- Các biện pháp sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên biển

- Đặc điểm về tài nguyên của các miền địa lí tự nhiên: Khoáng sản, rừng, biển

- Vấn đề sử dụng các nguồn tài nguyên trên ở mỗi miền

Cả bài - Hiểu rõ tình hình suy

giảm tài nguyên rừng và

đa dạng sinh học, tình trạng suy thoái và hiện trạng sử dụng tài nguyên đất, và một số tài nguyên khác ở nước ta

- Phân tích được nguyên nhân và hậu quả của sự suy thoái tài nguyên sinh vật, sự suy thoái tài nguyên đất và một số tài nguyên khác

- Biết được các biện pháp của nhà nước nhằm bảo

vệ tài nguyên rừng, đa dạng sinh học

- Phân tích được các bảng số liệu về biến động rừng, suy giảm số lượng

- Giảng giải

- Dùng lời

- Đàm thoại

- Sử dụng các phương tiện trực quan

Trang 19

loài, động thực vật, từ đó nhận xét sự suy giảm tài nguyên rừng và đa dạng

về sinh vật ở nước ta

- Liên hệ thực tế địa phương về các biểu hiện

suy thoái trên

12 Bài 21 - Đặc

điểm nền nông

nghiệp nước ta

Phần 1: Nền nông nghiệp nhiệt đới

- Sự thuận lợi của tài nguyên: Đất, nước, khí hậu đến việc phát triển nền NN nước ta

- Tình hình sử các tài nguyên nói trên trong nền

NN nước ta hiện nay

- Những vấn đề cần lưu ý đối với việc sử dụng đất trong sản xuất NN nước ta

- Phần 2: Lâm nghiệp

- Thấy được sự đa dạng, phong phú của tài nguyên sinh vật biển ở nước ta

- Đây là nguồn tài nguyên đang bị cạn kiệt rất nhanh

do nhu cầu sử dụng của con người ngày càng tăng

- Một số biện pháp khai thác và sử dụng hợp lí

- Hiện trạng phát triển ngành lâm nghiệp ở nước

ta hiện nay (Đặc biệt là ngành khai thác và chế

- Dùng lời

- Giảng giải

Trang 20

- Hiện trạng phát triển CNNL và mức độ sử dụng tài nguyên của ngành CN này

- Tác động của ngành CNNL đến một số tài nguyên: Than, dầu khí, nước

- Biện pháp bảo vệ tài nguyên: Than, dầu khí, nước và một số giải pháp khác

- Dùng lời

- Giảng giải

- Sử dụng các phương tiện trực quan

12 Bài 30 - Vấn

đề phát triển

ngành GTVT

và TTLL

- Phần 1: GTVT - Sự phát triển và nhu cầu

sử dụng nhiên liệu ngày càng cao của hệ thống các ngành GTVT ở nước ta

- Một số giải pháp để tiết kiệm nhiên liệu đối với ngành GTVT

- Phần 3: Trồng và chế biến cây CN, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và

ôn đới

- Phần 5: Kinh tế

- Tiềm năng về tài nguyên: khoáng sản, đất, biển ở TDMNBB

- Tình trạng khai thác khoáng sản bừa bãi, sử dụng không hợp lí; đất đai bị xói mòn, rửa trôi

- Biện pháp sử dụng hợp

lí các tài nguyên trên

- Dùng lời

- Giảng giải

Trang 21

- Vấn đề sử dụng không hợp lí một số tài nguyên:

Đất, nước ở ĐBSH

- Sự suy thoái đất, ô nhiễm nguồn nước đã ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển KT của vùng

- Biện pháp cải tạo đất và

sử dụng nguồn nước ở ĐBSH

- Phần 3: Hình thành cơ cấu CN

và phát triển CSHT GTVT

- Sự suy giảm diện tích rừng, nguồn lợi hải sản có

xu hướng cạn kiệt

- Tài nguyên khoáng sản chưa đáp ứng nhu cầu phát triển CN

- Biện pháp bảo vệ rừng

và khai thác tài nguyên biển hợp lí

- Sử dụng phương tiện trực quan

- Sự phong phú của nguồn hải sản ở DHNTB

- Vấn đề khai thác hợp lí

và bảo vệ nguồn lợi hải sản

- Tài nguyên khoáng sản

và nhiên liệu trong vùng rất hạn chế, chưa đáp ứng cho nhu cầu phát triển công nghiệp, cần có các biện pháp phù hợp trong việc sử dụng nguồn tài nguyên này

- Dùng lời

- Giảng giải

Trang 22

- Phần 3: Khai thác và chế biến lâm sản

- Vấn đề xói mòn đất ở Tây Nguyên vào mùa khô

- Biện pháp khắc phục hiện tượng trên

- Sự suy giảm tài nguyên rừng ở TN hiện nay

- Các biện pháp nâng cao hiệu quả khai thác và bảo

- Tình hình phát triển mạnh mẽ của CN và DV

ở ĐNB và nhu cầu sử dụng năng lượng ngày càng tăng

- Hiện trạng khai thác dầu khí ở thềm lục địa

- Vấn đề sử dụng hợp lí nguồn năng lượng

- Phương hướng khai thác tài nguyên dầu khí một cách có hiệu quả

- Phần 3: Sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở ĐBSCL

- Đặc điểm tự nhiên của ĐBSCL với những thế mạnh và hạn chế của nó trong việc phát triển KT-XH

- Vấn đề cấp thiết và những biện pháp hàng đầu trong việc sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên nhằm biến ĐBSCL thành một khu vực kinh tế quan trọng của cả nước

- Dùng lời

- Giảng giải

- Sử dụng phương tiện trực quan

Trang 23

- Phần 3: Khai thác tổng hợp tài nguyên biển và hải đảo

- Sự phong phú của tài nguyên vùng biển nước ta

- Các vấn đề chủ yếu trong khai thác tổng hợp các tài nguyên vùng biển

và hải đảo

- Dùng lời

- Giảng giải

Phần 3 KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM: (Qua 1 giáo án dạy có nội dung giáo dục vấn đề

sử dụng tiết kiệm và hợp lí tài nguyên thiên nhiên)

A GIỚI THIỆU CHUNG:

A.1 Tên chủ đề: Môi trường và sự phát triển bền vững (Chương trình địa lí lớp 10)

A.2 Lớp triển khai thực hiện: Lớp 10B3.

A.3 Thời gian thực hiện: Tháng 12 năm 2015.

A.4 Nội dung chính của chủ đề:

Nội dung 1: Vấn đề môi trường

Nội dung 2: Tài nguyên thiên nhiên

Nội dung 3: Vấn đề môi trường và phát triển ở các nhóm nước

Nội dung 4: Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường là điều kiện phát triển bền vững

A.5 Mục tiêu của chủ đề:

Sau khi học xong chủ đề, học sinh đạt được:

Trang 24

- Phân tích được nguyên nhân của một số vấn đề môi trường trên phạm vi toàn cầu và ở các nhóm nước Giải pháp.

- Hình thành ý thức bảo vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm tài nguyên, thiên nhiên

- Thấy được trách nhiệm của công dân và học sinh trong việc tham gia giải quyết các vấn đề của nhân loại: ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên thiên nhiên

- Tham gia vào việc tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người dân tại địa phương mình sinh sống

d Về các năng lực được hình thành:

- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin trong học tập

- Năng lực giao tiếp

- Năng lực hợp tác trong học tập và làm việc

- Năng lực giải quyết vấn đề

- Năng lực tự học

- Năng lực sử dụng số liệu thống kê, biểu đồ, bản đồ, tranh ảnh

A.6 Bảng mô tả mức độ nhận thức và các năng lực được hình thành:

Nội dung của

Môi trường - Trình bày

được khái niệm môi trường và cách phân loại

- Hiểu được vai trò, chức năng của môi trường

- Phân tích được tranh ảnh về các vấn đề của môi trường

- Vận dụng các kiến thức đã học

để tìm hiểu vấn

đề môi trường ở

Ngày đăng: 17/08/2016, 20:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w