On thi đại học sinh 12 đề 1

6 535 6
On thi đại học sinh 12 đề 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bài tập tổng hợp trắc nghiệm sinh 12 dàng cho ôn thi 1. Chiều hướng tiến hoá cơ bản nhất của sinh giới là A. Thích nghi ngày càng hợp lý. B. Tổ chức ngày càng cao C. Ngày càng hoàn thiện. D. Ngày càng đa dạng. 2. Tia tử ngoại thường được dùng để gây đột biến nhân tạo trên các đối tượng A. Hạt khô và bào tử . B. Vi sinh vật, hạt phấn, bào tử. C. Hạt nẩy mầm và vi sinh vật. D. Hạt phấn và hạt nảy mầm. Câu 3: Thể tứ bội có kiểu gen Aaaa tạo giao tử có khả năng sống với tỉ lệ là: A.1/2 AA, 1/2 Aa. B.1/6 AA: 1/4 Aa : 1/6 aa. C.1/4 AA: 1/4 Aa: 1/4aa. D.1/2 Aa, 1/2 aa. Câu 4: Những điểm giống nhau giữa người và vượn người thể hiện ở: A.Số đôi xương sườn; kích thước và hình dạng tinh trùng; chu kỳ kinh nguyệt và thời gian mang thai. B.Kích thước và trọng lượng của não; dáng đi; chu kỳ kinh nguyệt và thời gian mang thai. C.Số lượng nhiễm sắc thể trong bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội; hình dạng cột sống và xương chậu; dáng đi. D.Kích thước và hình dạng tinh trùng; số đôi xương sườn; kích thước và trọng lượng của não. Câu 5: Cơ chế tác dụng của tia phóng xạ trong việc gây đột biến nhân tạo là: A.Ion hoá các nguyên tử khi xuyên qua các mô sống. B.Kích thích và ion hoá các nguyên tử khi xuyên qua các mô sống. C.Kích thước các nguyên tử khi xuyên qua các mô sống. D.Kích thước nhưng không ion hoá các nguyên tử khi xuyên qua các mô sống. Câu 6: Tiến hóa tiền sinh học là quá trình hình thành: A.Các hợp chất hữu cơ đơn giản như rượu, anđêhit, xêton. B.Các hợp chất hữu cơ phức tạp như axit amin, axit nucleic. C.Mầm mống của những cơ thể đầu tiên. D.Các pôlipeptit từ các axit amin. Câu 7: Trong quần thể có toàn kiểu gen Aa tự thụ phấn, tỉ lệ kiểu gen thế hệ thứ nhất là: A.37,5% AA: 25% Aa: 37,5% aa. B.25% AA: 50% Aa: 25% aa. C.25% AA: 25% Aa: 50%aa. D.50% AA: 25% Aa : 25% aa. Câu 8: Nguyên nhân cơ bản dẫn đến cách ly di truyền là do: A.Hai loài chiếm hai khu phân bố riêng biệt nên không thể giao phối với nhau. B.Sự không tương hợp giữa hai bộ nhiễm sắc thể của bó mẹ về số lượng, hình thái, cấu trúc. C.Con lai khác loài sống được mà không có khả năng sinh sản. D.Hợp tử tạo thành khi lai khác loài không có khả năng sống. Câu 9: Hợp chất hữu cơ đơn giản được hình thành đầu tiên trên Trái Đất là: 1 A.Cacbuahydro B.Prôtêin C.Gluxit D.Axit nuclêôtit. Câu 10: Hậu quả của đột biến mất đoạn là: A.Cơ thể chết trong quá trình phát triển phôi. B.Cơ thể chết ngay khi còn là hợp tử. C.Cơ thể bị mất đi một số tính trạng tương ứng với những gen trên đoạn nhiễm sắc thể bị mất. D.Thường gây chết hoặc làm giảm sức sống. Câu 11: Các loại chất có tác dụng gây đột biến thay thế là: A.Consixin, Nitrôzô mêtyl urê (NMU). B.Consixin, Êtymêtal sunfonat (EMS). C.5 - Brôm Uraxin (5BU), cosixin. D.5 - Brôm Uraxin (5BU), (EMS). Câu 12: Ở cà chua, gen A quy định tính trạng quả đỏ, gen a quy định tính trạng quả vàng. Trong quần thể toàn những cây có kiểu gen Aa tự thụ phấn qua 4 thế hệ. Tỉ lệ kiểu hình quả vàng ở thế hệ lai thứ tư là: A.25%. B.37,5%. C.43,75%.D.46,875%. Câu 13: Ở cà độc dược cây tam nhiễm PPp lai với cây cùng kiểu gen, hạt phấn lưỡng bội không thụ tinh được thì ở đời con nếu P cho hoa đỏ, p cho hoa trắng là: A.27 Đỏ : 1 Trắng. B.9 Đỏ : 7 Trắng. C.17 Đỏ : 1 Trắng. D.8 Đỏ : 1 Trắng. Câu 14: Hoá thạch chủ yếu ở kỷ Cambri là: A.Bò cạp tôm. B.Các ngành chân khớp và da gai. C.Tôm ba lá thuộc ngành chân khớp. D.Lưỡng cư đầu cứng. Câu 15: Thường biến có vai trò: A.Giúp cơ thể phản ứng linh hoạt về kiểu hình và có thể tồn tại trước những thay đổi nhất thời hoặc theo chu kỳ của môi trường sống. B.Tạo nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình chọn giống và tiến hoá. C.Hình thành đặc điểm thích nghi kiểu gen trên cơ thể sinh vật. D.Giúp sinh vật hình thành những đặc điểm thích nghi lịch sử. Câu 16: Mục đích của kỹ thuật di truyền là: A.Gây đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. B.Điều chỉnh, sửa chữa gen, tạo ra gen mới, gen "lai". C.Gây đột biến gen. D.Gây đột biến số lượng nhiễm sắc thể. Câu 17: Thú có nhau xuất hiện ở: A.Kỉ Phấn trắng thuộc đại Trung sinh. B.Kỉ Tam điệp thuộc đại Trung sinh. C.Kỉ Than đá thuộc đại Cổ sinh. D.Kỉ Pecmơ thuộc đại Cổ sinh. Câu 18: Lai xa được sử dụng phổ biến trong chọn giống cây trồng sinh sản sinh dưỡng là vì: A.Cây trồng sinh sản sinh dưỡng chống bệnh giỏi. B.Cây trồng sinh sản sinh dưỡng có năng suất cao. C.Hạt phấn của loài cây có thể nảy mầm trên vòi nhuỵ của loài cây khác. 2 D.Không cần giải quyết hiện tượng bất thụ do lai xa. Câu 19: Quá trình đột biến là nhân tố tiến hoá cơ bản, vì: A.Tạo nguồn nguyên liệu thứ cấp của chọn lọc tự nhiên. B.Quá trình này gây ra một áp lực nhất định làm biến đổi cấu trúc di truyền học của quần thê. C.Quá trình này gây ra những biến dị trên cơ sở sinh vật. D.Nó quyết định chiều hướng và nhịp điệu tiến hoá. Câu 20: Đột biến không làm thay đổi số liên kết hoá trị và số liên kết hyđrô nhưng làm thay đổi prôtêin tương ứng. Đột biến thuộc dạng: A.Mất một cặp nuclêôtít. B.Thay 2 cặp G - X bằng 3 cặp A - T. C.Thay 3 cặp A - T bằng 2 cặp G - X. D.Thay thế một cặp nuclêôtit có cùng số liên kết hyđrô. Câu 21: Trong cơ thể lai phần lớn các gen nằm trong cặp dị hợp trong đó các gen lặn không được biểu hiện dẫn đến ưu thế lai. Điều này được giải thích bằng giả thuyết. A.Về trạng thái dị hợp. B.Về trạng thái trội lặn. C.Về tác dụng cộng gộp của các gen trội có lợi. D.Siêu trội. Câu 22: ADN tái tổ hợp là phân tử ADN được tạo ra do: A.Kết quả của đột biến gen. B.Kết quả của đột biến nhiễm sắc thể. C.Kết quả của hiện tượng trao đổi đoạn giữa 2 trong 4 crômatit của cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng. D.Sự kết hợp các đoạn ADN của tế bào loài này vào ADN của tế bào loài khác. Câu 23: Hình thành loài cùng khu là: A.Loài mới hình thành bằng cách ly địa lý. B.Loài mới hình thành bằng những kẻ sáng lập. C.Loài mới hình thành bằng mở rộng khu phân bố. D.Loài mới hình thành ngay trong khu phân bố của loài gốc. Câu 24: Sự di truyền nhóm A, B, AB, O ở người do 3 alen chi phối IA, IB, i. Kiểu gen IAIA và IAi quy định nhóm máu A. Kiểu gen IBIB và IBi quy định nhóm máu B. Kiểu gen IAIB quy định nhóm máu AB. Kiểu gen ii quy định nhóm máu O. Trong một quần thể người, máu O chiếm 25%, tần số alen IA là 0,4. Tỉ lệ máu AB là: A.4%. B.8%. C.50%. D.16%. Câu 25: Gen A đột biến thêm 1 cặp nuclêôtit giữa cặp số 4 và 5 tạo thành gen a. Prôtêin do gen a tổng hợp khác prôtêin do gen A tổng hợp: A.1 axit amin do bộ ba có nuclêôtit thêm mã hoá. B.Toàn bộ axit amin của prôtêin thêm mã hoá. C.Từ axit amin thứ 2 của prôtêin hoàn chỉnh. D.Prôtêin do gen a tổng hợp giống prôtêin do gen A tổng hợp. Câu 26: Đột biến xảy ra trong gen B làm mất axit amin thứ 2 của prôtêin do gen đó chỉ huy tổng hợp. Dạng đột biến và vị trí đột biến là: A.Mất 3 cặp nuclêôtit 4, 5, 6. B.Mất 3 cặp nuclêôtit 7, 8, 9. 3 C.Mất 3 cặp nuclêôtit 10, 11,12. D.Thay thế 3 cặp nuclêôtit 7, 8, 9. Câu 27: Đột biến làm cho gen đột biến ngắn hơn gen ban đầu 10,2 A 0 và làm giảm 6 liên kết hydro. Đột biến thuộc dạng: A.Mất 2 cặp nuclêôtit A - T, 1 cặp nuclêôtit G-X. B.Mất 3 cặp nuclêôtit A - T. C.Mất 2 cặp nuclêôtit G - X. D.Mất 2 cặp nuclêôtit G - X, 1 cặp nuclêôtit A- T. Câu 28: Theo quan niệm Đacuyn, vai trò của chọn lọc tự nhiên là: A.Chọn lọc tự nhiên giữ lại những dạng tốt nổi bật có lợi cho con người, loại bỏ những dạng trung gian không đáng chú ý. B.Chọn lọc tự nhiên giải thích vì sao mỗi giống vật nuôi và cây trồng đều thích nghi cao độ với nhu cầu xác định của con người. C.Chọn lọc tự nhiên là nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi, cây trồng. D.Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền đã là nhân tố chính trong quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật. Câu 29: Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất trong lai khác dòng vì: A.Khi lai khác dòng sẽ có hiện tượng tăng dần tỉ lệ đồng hợp, giảm dần tỉ lệ thể dị hợp. B.Khi lai khác dòng các gen sẽ đi vào trạng thái di hợp, cơ thể lai khác dòng có độ đồng đều cao về phẩm chất và năng suất. C.Trong lai khác dòng diễn ra sự phân ly ngay ở thế hệ thứ nhất. D.Khi lai khác dòng diễn ra sự phân ly ngay ở thế hệ thứ nhất. Câu 30: Đối tượng chủ yếu của chọn lọc tự nhiên theo thuyết tiến hoá hiện đại: A.Cá thể, quần thể B.Cấp trên quần thể. C.Cấp dưới quần thể. D.Cá thể. Câu 31: Ưu thế nổi bật của việc lai tế bào so với lai hữu tính là: A.Hạn chế được hiện tượng thoái hoá giống. B.Tạo được ưu thế lai trong nội bộ loài. C.Khắc phục được hiện tượng bất thụ của con lai. D.Tái tổ hợp được thông tin di truyền giữa các loài đứng rất xa nhau trong hệ thống phân loại. Câu 32: Vai trò chính của quá trình giao phối là: A.Làm phát tán đột biến trong quần thể, tạo ra vô số biến dị tổ hợp, tạo ra nguồn nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hoá. B.Tạo nguồn nghiên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hoá. C.Củng cố tăng cường sự phân hoá kiểu gen trong quần thể gốc. D.Là nhân tố quy định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen trong quần thể. Câu 33: Số lượng bộ NST lưỡng bội của loài cà chua 2n = 24. Số dạng thể tam nhiễm kép có thể có là : A.24. B.48. C.552 . D.276. Câu 34: Câu nào sau đây đúng ? A.Những sinh vật duy trì tổ chức nguyên thủy được gọi là nhóm kí sinh. B.Hình thành loài mới là cơ sở của quá trình hình thành các nhóm phân loại trên loài. C.Sự tiến hóa của các nhóm trong sinh giới đã diễn ra theo một con đường. 4 D.Sự tiến hoá của các nhóm trong sinh giới đã diễn ra theo những con đường cụ thể khác nhau với nhịp điệu như nhau. Câu 35: Do nguồn thức ăn làm ảnh hưởng đến cấu tạo cơ thể của người. Đặc điểm nào sau đây không đúng? A.Bộ răng bớt thô.B.Răng nanh ít phát triển. C.Xương hàm hé. D.Góc quai hàm lớn. Câu 36: Ở một loài thực vật, gen A quy định tính trạng hoa kép, a quy định tính trạng hoa đơn. Thể tứ bội tạo giao tử 2n có khả năng sống. Khi cho lai AAaa với AAaa thì tỉ lệ kiểu hình ở thế hệ hai là: A.35 hoa kép: 1 hoa đơn. B.11 hoa kép: 1 hoa đơn C.5 hoa kép: 1 hoa đơn D.3 hoa kép: 1 hoa đơn. Câu 37: Ở người, gen L quy định cơ bình thường, gen 1 quy định loạn dưỡng cơ Đuxen, gen nằm trên NST X, không có alen trên Y. Bố mẹ cơ bình thường, con gái cơ bình thường, con trai loạn cơ, con gái lấy chồng bình thường. Xác suất để xuất hiện đứa trẻ loạn cơ ở thế hệ tiếp theo là: A.6,25% B.25% C.50% D.12,5%. Câu 38: Bệnh ở người do gen trội nằm trên nhiễm sắc thể giới tính quy định là: A.Mù màu B.Xỉn men răng. C.Máu khó đông. D.Loạn cơ. Câu 39: Một trong những đặc điểm của thường biến là: A.Di truyền được cho thế hệ sau: B.Làm biến đổi vật chất di chuyển. C.Có thể di truyền tuỳ thuộc vào tác nhân gây thường biến. D.Không di truyền. Câu 40: Đối tượng thường được sử dụng làm "nhà máy" sản xuất các chế phẩm sinh học là: A.Vi rút B.Thể thực khuẩn Lam đa. C.Flasmit. D.Vi khuẩn E. Coli. 41. Ở người, một số đột biến trội gây nên A. Tay 6 ngón, ngón tay ngắn. B. Máu khó đông, mù màu, bạch tạng. C. Mù màu, bạch tạng, hồng cầu hình liềm. D. Bạch tạng, máu khó đông, câm điếc. 42. Một đoạn mã gốc của gen có trình tự các nuclêôtit như sau: 3’ TAX XXX AAA XGX TTT GGG GXG ATX 5’Một đột biến thay thế nuclêôtit thứ 13 trên gen là T bằng A. Hỏi phân tử prôtêin do gen đó mã hóa có bao nhiêu axit amin? A. 3 B. 6 C. 8 D. 5 chiều mã hóa của gen là chiều 3' - 5' do đó khi nu thứ 13 bị đột biến thì đoạn gen mới sẽ là : TAX XXX AAA XGX ATT GGG GXG ATX khi đó chuỗi ARN thông tin đc tổng hợp từ gen trên là: AUG GGG UUU GXG UAA XXX XGX UAG Tuy nhiên bộ ba mã hóa UAA là bộ ba vô nghĩa, nó ko mã hóa bất kỳ 1 axit amin nào, mà có nhiệm vụ thông báo kết thúc sự giải mã 5 khi riboxom trượt trên mARN để tổng hợp pro thì chỉ đến bộ 3 thứ 4 là kết thúc, trừ đi axit amin mở đầu là methionin. chuỗi protein chỉ còn lại 3 axit amin 6 . D.Kỉ Pecmơ thuộc đại Cổ sinh. Câu 18 : Lai xa được sử dụng phổ biến trong chọn giống cây trồng sinh sản sinh dưỡng là vì: A.Cây trồng sinh sản sinh dưỡng chống. sắc thể. Câu 17 : Thú có nhau xuất hiện ở: A.Kỉ Phấn trắng thuộc đại Trung sinh. B.Kỉ Tam điệp thuộc đại Trung sinh. C.Kỉ Than đá thuộc đại Cổ sinh. D.Kỉ

Ngày đăng: 29/05/2013, 23:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan