BÀI VẦN CÓ ÂM CHÍNH VÀ ÂM CUỐI MẪU 3 - an Người thực hiện: Vũ Thị Chinh Giáo viên trường tiểu học Nghĩa Bình... D/ Quy trình tiết học: Vo: Dùng để mở đầu tiết học tạo hứng thú cho H và l
Trang 1BÀI VẦN CÓ ÂM CHÍNH VÀ ÂM CUỐI MẪU 3 - an
Người thực hiện: Vũ Thị Chinh Giáo viên trường tiểu học Nghĩa Bình
Trang 2Phần vần
Trong Tiếng Việt CGD có 4 mẫu vần:
1/ Vần chỉ có âm chính – mẫu: ba
2/ Vần có âm đệm và âm chính – mẫu: loa
3/ Vần có âm chính và âm cuối – mẫu: lan
4/ Vần có đủ âm đệm, âm chính và âm cuối – mẫu: loan
Trang 3VẦN CÓ ÂM CHÍNH VÀ ÂM CUỐI MẪU - an
Thời gian: Học kì I, tuần 11, tiết 5,6
Sách giáo khoa trang 19, tập 2
Sách thiết kế trang 41, tập 2
Vở tập viết trang 13, tập 2
Trang 4B/ Mục đích các tiết học:
Học mẫu vần này HS nắm được kiểu mẫu vần
có âm chính và âm cuối với mẫu /an/
- H lập được mẫu vần /an/
- H tìm được tiếng có vần /an/
- H đọc và viết được những tiếng có vần /an/
- H đưa được vào mô hình những tiếng có vần /an/
C/ Chuẩn bị:
Bảng con, bảng phụ, tài liệu dạy học
Trang 5D/ Quy trình tiết học:
Vo: Dùng để mở đầu tiết học tạo hứng thú cho H và làm cầu nối sang bài mới.
Việc 1: Lập mẫu vần có âm chính và
âm cuối
1a/ Giới thiệu tiếng
1b/ Phân tích tiếng
1c/ Vẽ mô hình vần /an/
1d/ Tìm tiếng có vần /an/
Việc 2: Viết 2a/ Viết bảng con 2b/ viết vở tập viết
Việc 3: Đọc
3a/ Đọc chữ trên bảng (ghi ở việc 1)
3b/ Đọc trong sách
Việc 4: Viết chính tả
4a/ Viết bảng con 4b/ Viết vở chính tả 4c/ Thu vở chấm một số bài,
Trang 6Việc 1 (V1): Lập mẫu vần có âm chính và âm cuối /an/
- H phát âm lại /lan/
- Phân tích tiếng /lan/ thành 2 phần để H nhận thấy vần /an/ là vần mới
- Phân tích vần /an/ thành 2 âm (Qua thao tác phân tích H nhận thấy vần /an/ gồm 2 âm – âm chính a và âm cuối n – Từ đó T kết luận /an/ là kiểu vần có
âm chính và âm cuối) H nhắc lại kết luận đó theo 4 cấp độT-N-N-T
1c/ Vẽ mô hình vần /an/
H đưa vần /an/ vào mô hình a n
H đưa tiếng /lan/ vào mô hình l a n
(1) (2) (3) (4)
-Thay âm đầu để tạo tiếng mới (T ghi các tiếng H tìm được lên bảng)
-Thêm dấu thanh để tạo tiếng mới (T ghi các tiếng H tìm được lên bảng)
Trang 7Việc 2: Viết
2a/ Viết bảng con
- H viết vần an, lan
- H tìm tiếng có vần an để viết VD: ban, san…
2b/ Viết vở tập viết
- Yêu cầu bắt buộc: H viết đủ 3 dòng đầu ngay tại lớp;
an, lan, quả nhãn
- Yêu cầu không bắt buộc: H khá, giỏi có thể hoàn thành dòng 4 tại lớp còn lại H chậm hơn thì về nhà hoàn thành sau.(Đây là dòng viết để phân hóa đối tượng)
Trang 8Việc 3: Đọc
3a/ Đọc chữ trên bảng ghi ở V1
-T ghi các tiếng, từ trong thiết kế lên bảng: lan man, quả nhãn, gián, dán
- H đọc theo 4 cấp độ T-N-N-T
3b/ Đọc trong sách: T hướng dẫn H đọc sách trang 19
(đọc cá nhân, tổ, lớp theo 4 cấp độ
Trang 9Việc 4: Viết chính tả
Vật liệu để viết: H viết một số tiếng có vần an: hoa ban, tản mạn, quả nhãn, bạn bè, bàn tán, gián, dán vở, vạn sự như ý
4a/ Viết bảng con: Cho H luyện viết các từ khó, tiếng khó: quả nhãn, gián, dán
4c/ T thu vở chấm một số bài tại lớp để nhận xét rút kinh nghiệm với H
4b/ Viết vở chính tả: Thực hiện theo quy trình mẫu
Trang 10ĐỌC TÀI LIỆU 5 PHÚT