1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Các đặc điểm hình thái của cây lúa

6 4,2K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 21,71 KB

Nội dung

+ Hạt nảy mầm được cần phải hút no nước, do vậy, để hạt lúa nảy mầm cần ngâm hạt vào nước khoảng ba ngày đêm (72 giờ) hạt mới hút đủ nước + Hạt đã hút no nước được vớt ra, đãi sạch và ủ hạt từ 2430 giờ. Trong suốt quá trình ngâm ủ, trong hạt xảy ra các hoạt động hoạt hoá tinh bột, protein và các chất béo để biến đổi thành những chất đơn giản cung cấp dinh dưỡng nuôi phôi, các tế bào phôi phân chia lớn lên thành mầm và rễ mầm, trục phôi trương to, đẩy mầm và rễ mầm ra khỏi vỏ trấu, kết thúc giai đoạn nảy mầm

Trang 1

CÁC ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CỦA CÂY LÚA QUA CÁC GIAI ĐOẠN

1 Ngâm ủ hạt giống:

+ Hạt nảy mầm được cần phải hút no nước, do vậy, để hạt lúa nảy mầm cần ngâm hạt vào nước khoảng ba ngày đêm (72 giờ) hạt mới hút đủ nước

+ Hạt đã hút no nước được vớt ra, đãi sạch và ủ hạt từ

24-30 giờ Trong suốt quá trình ngâm ủ, trong hạt xảy ra các hoạt động hoạt hoá tinh bột, protein và các chất béo để biến đổi thành những chất đơn giản cung cấp dinh dưỡng nuôi phôi, các tế bào phôi phân chia lớn lên thành mầm và rễ mầm, trục phôi trương to, đẩy mầm và rễ mầm ra khỏi

vỏ trấu, kết thúc giai đoạn nảy mầm

2 Bắc mạ : ( giai đoạn mạ )

+ Thời kỳ mạ dài, ngắn tuỳ thuộc vào giống, mùa vụ hoặc phương pháp gieo trồng

+ Từ lúc gieo đến khi ra được 3 lá thật tốc độ hình thành các lá đầu tương đối nhanh, rễ phôi cũng phát triển và hình thành vài lứa rễ đầu tiên nhưng số lượng rễ chưa nhiều Thời kỳ này dinh dưỡng của cây mạ chủ yếu dựa vào chất

dự trữ trong hạt nên chưa cần bón thúc

+ Từ khi cây mạ có 4 lá thật đến khi có 5 - 6 lá đối với giống trung ngày và 6 - 7 lá đối với giống dài ngày là có thể nhổ cấy Thời kỳ này cây mạ chủ yếu sử dụng dinh dưỡng từ môi trường để sống, cần chú chăm sóc, bón thúc cho mạ phát triển Chiều cao cây, kích thước cây mạ tăng mạnh,

có thể ra được 4 - 5 lứa rễ, khả năng chống chịu cũng tăng lên

Trang 2

+ Thời kỳ mạ có ý nghĩa quan trọng, chăm sóc cho mạ tốt,

mạ khoẻ giúp cho cây lúa khi cấy chóng hồi xanh, khả năng đẻ nhánh tốt, tạo điều kiện cho các giai đoạn sinh trưởng phát triển sau này

+ Điều kiện bình thường sau cấy 5 -7 ngày cây lúa có thể bén rễ hồi xanh, chuyển sang đẻ nhánh

+ Thời kỳ đẻ nhánh, cây lúa sinh trưởng nhanh và mạnh về

rễ và lá Thời kỳ này quyết định đến sự phát triển diện tích

lá và số bông

+ Trên cây lúa chỉ có những nhánh đẻ sớm, ở vị trí mắt đẻ thấp, có số lá nhiều, điều kiện dinh dưỡng thuận lợi mới có điều kiện phát triển đầy đủ để trở thành nhánh hữu hiệu ( nhánh thành bông)

+ Giai đoạn này cần chăm sóc hợp lí để đảm bảo số nhánh hữu hiệu, số lá và số bông, tránh bón phân nhiều, bón muộn làm cho lúa đẻ nhánh lai rai thường làm tăng tỷ lệ nhánh vô hiệu, ảnh hưởng đến tiêu hao dinh dưỡng cũng như tăng cường sự phá hoại của sâu bệnh

4. Giai đoạn phân hóa đòng đến đòng già:

+ Giai đoạn làm đòng ( từ phân hoá đòng đến đòng già),

là quá trình phân hoá và hình thành cơ quan sinh sản, có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành năng suất lúa Ở thời kỳ này, cây lúa có những thay đổi rõ rệt về hình thái, màu sắc lá, sinh lý, khả năng chống chịu ngoại cảnh + Quá trình này diễn ra ở dỉnh điểm sinh trưởng của các nhánh cây lúa, có thể nhìn thấy đòng lúa bắng mát thường

Trang 3

khi đòng đã dài 1mm, nông dân gọi là cứt gián.

+ Sau khi hình thành bông nguyên thủy là giai đoạn vưon dài kết hợp với sự hình hình thành bông, gié và hoa hoàn chỉnh Lúc này chiều dài của đòng có thể đạt từ 6-12cm, bằng 1/2 chiều dài của bông sau này Đòng lúa lớn dần, phình to và phát triển cả về chiều dài

+ Giai đoạn làm đòng kết thúc khi cây lúa có đòng già chuẩn bị trỗ bông Từ giai đoạn bông nguyên thuỷ cây lúa còn hình thành được ba lá nữa, không kể lá đòng

+ Khi đòng đã hoàn chỉnh cây lúa bắt đầu trỗ Toàn bộ bông lúa thoát ra khỏi bẹ lá đòng là quá trình trỗ xong với thời gian 4-6 ngày Thời gian trỗ càng ngắn càng có khả năng tránh được các điều kiện thời tiết bất thuận Cùng với quá trình trỗ bông, có giống vừa nở hoa vừa thụ phấn ngay, nhưng cũng có giống phải chờ trỗ xong mới tiến hành nở hoa thụ phấn

+ Phải mất khoảng một tuần các hoa trên cùng một bông lúa mới nở hết sau khi trỗ 10 ngày thì tất cả các hoa trên bông lúa đều được thụ tinh xong, bắt đầu phát triển thành hạt Những hoa lúa không được thụ tinh, hạt sẽ bị lép

6 Giai đoạn làm hạt và chín:

+ Giai đoạn chín một lượng lớn các chất tinh bột và đường tích luỹ trong thân, bẹ lá được vận chuyển vào hạt, hạt lúa lớn dần về kích thước, khối lượng, vỏ hạt đổi màu, già và chín Lá lúa cũng hoá già bắt đầu từ những lá thấp lên trên

Trang 4

theo giai đoạn phát triển của cây lúa cùng với quá trình chín của hạt Gồm 3 giai đoạn chín

+ Giai đoạn chín sữa : Sau phơi màu 5 - 7 ngày, chất

dự trữ trong hạt ở dạng lỏng, trắng như sữa Hình dạng hạt đã hoàn thành, lưng hạt có màu xanh Khối lượng hạt tăng nhanh ở thời kỳ này, có thể đạt 75 -

80 % khối lượng cuối cùng

+ Giai đoạn chín sáp: Giai đoạn này chất dịch trong hạt dần dần đặc lại, hạt cứng Màu xanh ở lưng hạt dần dần chuyển sang màu vàng Khối lượng hạt tiếp tục tăng lên Trong pha khởi đầu của sự chắc hạt, hàm lượng nước của hạt khoảng 58% và giảm xuống còn khoảng 20 % Khi nhiệt độ tăng, hàm lượng nước giảm nhanh hơn + Giai đoạn chín hoàn toàn: Giai đoạn này hạt chắc cứng Vỏ trấu màu vàng - vàng nhạt Khối lượng hạt đạt tối đa

7 Giai đoạn thu hoạch:

- Thời gian thu hoạch

Thu hoạch vào lúc sau trỗ 28-32 ngày hoặc khi thấy

85-90% số hạt trên bông đã chín vàng Nếu cắt sớm hay trễ đều làm tăng tỷ lệ hao hụt

- Các phương tiện thu hoạch lúa phổ biến:

+ Cắt lúa bằng liềm: Là phương pháp thủ công cổ truyền và thích hợp các hộ nông dân, sản xuất nhỏ, không đủ điều kiện đầu tư Tuy nhiên phương pháp này có ưu điểm là phù hợp với mọi tình huống lúa đứng, lúa ngã

Nhược điểm là năng suất lao động thấp, hao hụt nhiều

và bị áp lực lao động thời vụ

+ Thu hoạch bằng máy gặt - đập liên hợp:

Trang 5

Loại máy này cần được khuyến khích, tuy nhiên giá mua

máy còn cao; cần rút nước thật khô để đất cứng

8 Bảo quản:

- Phơi sấy: yêu cầu phơi khô để hạt có hàm lượng nước đạt

< 13%, cũng như không cho mầm bệnh phát triển và hoạt động Có thể sử dụng 2 phương pháp phơi sấy chủ yếu sau:

- Phơi bằng ánh sáng mặt trời: hạt lúa nói chung có thể được phơi bằng ánh sáng tự nhiên, độ dầy 3-7 cm, thường xuyên đảo hạt để hạt khô đều, tránh cường độ ánh sáng mạnh

-Phương pháp làm khô bằng hệ thống quạt không khí nóng: Hạt lúa có thể làm khô băng hệ thống sấy có thổi không khí nóng với nhiệt độ 40 - 450c, thời gian sấy tùy thuộc vào ẩm độ hạt khi thu hoạch, nhiệt lượng cung cấp, cũng như khối lượng hạt cần xử lý

-Cất trữ bảo quản: Sau khi lúa đã phơi khô, quạt sạch trấu, hạt lép, đóng vào bao để bảo quản trong kho chuyên dụng Kho bảo quản phảI được khử trùng, dọn sạch trước khi cất trữ Ở các hộ gia đình nên cho thóc vào bồ, thùng phi hoặc thùng tôn đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát Thường xuyên kiểm tra ẩm mốc, mọt và chuột Nếu bị dịch hại và ẩm mốc cần phải xử lí ngay

Ngày đăng: 08/08/2016, 16:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w