Tiểu đường (đái tháo đường) là một trong ba bệnh (ung thư, tim mạch, đái tháo đường) phát triển nhanh nhất. Theo công bố của WHO 1985 có 30 triệu người trên thế giới bị đái tháo đường, theo ước tính của Viện nghiên cứu đái tháo đường quốc tế năm 2010 có khoảng 215,6 triệu người bị đái tháo đường. Gánh nặng về y tế và xã hội do tiểu đường gây ra cho cộng đồng là một vấn đề rất được quan tâm. Mặc dù ở nước ta chưa có các thống kê đầy đủ, song theo thống kê của Bộ Y tế năm 2000, có trên 3,2 triệu người nhập viện liên quan tới bệnh tiểu đường. Lý do chính khiến các bệnh nhân tiểu đường phải nhập viện điều trị đứng hàng đầu là do các bệnh lý của hệ tim mạch (40% các nhập viện), sau đó là bệnh lý hệ hô hấp và nhiễm khuẩn (30%).
Trang 1MỤC LỤC
Phần 1: MỞ ĐẦU 2
Phần 2: NỘI DUNG ……… 3
I TỔNG QUAN VỀ TIỂU ĐƯỜNG:……… 3
1 Khái niệm tiểu đường:……… 3
2 Tác dụng của insulin và glucagon trong việc kiểm soát đường huyết: ……… 3
3 Khả năng điều hòa kiểm soát lượng đường trong máu ở người bình thường:……… 5
II PHÂN LOẠI:……… 6
1 Đái tháo đường type1:……… 6
2 Đái tháo đường type 2:……….7
3 Đái tháo đường thai kỳ:………… ……… 8
4 Các type đái tháo đường khác: ………9
III TÁC HẠI DO TIỂU ĐƯỜNG GÂY RA: ………9
1 Biến chứng cấp tính:……….9
a Hôn mê tăng đường huyết:……… 9
b Hôn mê hạ đường huyết:……… 11
2 Biến chững mãn tính:……….12
a Biến chứng thận:……… 12
b Biến chứng mắt:………13
c Biến chứng tim mạch:……… 14
d Biến chứng thần kinh:……… 16
e Biến chứng bàn chân:………18
IV PHÒNG BỆNH: 20
Phần 3: KẾT LUẬN……… 23
Trang 2MỞ ĐẦU
“Tiểu đường – kẻ giết người thầm lặng” trong những năm trở lại đây đang là một
vấn đề rất được quan tâm trong y học
Tiểu đường (đái tháo đường) là một trong ba bệnh (ung thư, tim mạch, đái tháo đường) phát triển nhanh nhất Theo công bố của WHO 1985 có 30 triệu người trên thế giới bị đái tháo đường, theo ước tính của Viện nghiên cứu đái tháo đường quốc tế năm 2010 có khoảng 215,6 triệu người bị đái tháo đường
Gánh nặng về y tế và xã hội do tiểu đường gây ra cho cộng đồng là một vấn đề rất được quan tâm Mặc dù ở nước ta chưa có các thống kê đầy đủ, song theo thống kê của Bộ Y tế năm 2000, có trên 3,2 triệu người nhập viện liên quan tới bệnh tiểu đường
Lý do chính khiến các bệnh nhân tiểu đường phải nhập viện điều trị đứng hàng đầu là do các bệnh lý của hệ tim mạch (40% các nhập viện), sau đó là bệnh lý hệ hô hấp và nhiễm khuẩn (30%).
Tiểu đường cũng là một bệnh lý mãn tính hàng đầu có các biến chứng nguy hiểm như dẫn tới mù và suy thận; là nguyên nhân đứng hàng thứ hai gây cắt cụt chi do tắc mạch; trên 70% bệnh nhân người lớn bị tiểu đường có tăng huyết áp và tỷ lệ bị bệnh tim, tai biến mạch não ở người tiểu đường được ước tính cao gấp 4 - 6 lần so với người cùng độ tuổi song không bị bệnh, 70% tử vong ở bệnh nhân tiểu đường liên quan tới biến chứng tim mạch Theo thống kê của WHO số bệnh nhân tử vong do tiểu đường tương đương với số bệnh nhân tử vong do bệnh AIDS
Chính vì vậy, bệnh đái tháo đường đang được cả thế giới nhìn nhận như là một đại dịch của thế kỷ 21 do phạm vi ảnh hưởng mang tính toàn cầu và mức độ ảnh hưởng sâu sắc của nó đối với sức khoẻ, kinh tế và an ninh xã hội
Nhằm giúp các bạn có những kiến thức căn bản về tiểu đường, hôm nay nhóm chúng
mình xin thảo luận vấn đề: “Tiểu đường- Kẻ giêt người thầm lặng” Hy vọng một phần
nhỏ kiến thức hôm nay sẽ phần nào giúp các bạn có thể chủ động đối phó với căn bệnh nguy hiểm này.
Xin chân thành cảm ơn!
Trang 3Phần 2: NỘI DUNG
I. TỔNG QUAN VỀ TIỂU ĐƯỜNG:
1 Khái niệm tiểu đường:
Tiểu đường, còn gọi là Đái tháo đường hay Bệnh dư đường, là một
nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hooc môn insulin của tụy
bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao; trong giai đoạn mới phát thường làm bệnh nhân đi tiểu nhiều, tiểu ban đêm và do đó làm khát nước
Tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính của nhiều bệnh hiểm nghèo, điển hình là bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận, liệt dương, hoại thư, v.v
2 Tác dụng của insulin và glucagon trong việc kiểm soát đường huyết:
• Tuyến tụy: là một tuyến có
chứa các tế bào ngoại tiết, tiết ra
dịch tiêu hóa, đồng thời cũng có các
mô nội tiết gọi là các tiểu đảo
Langerhans (islets of Langerhans)
Chúng tiết ra các hormone insulin
và glucagon
• Insulin: là một kích thích tố
được phân tiết ra từ tụy tạng
(pancreas) hay còn được gọi là lá
mía, có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến nhiều loại quá trình sinh hóa Chức năng chính của chúng là kích thích sự tổng hợp glycogen ở thận và cơ và làm cho tất cả các tế bào dễ dàng sử dụng glucose Thêm
Tế bào bêta tuyến tụy tiết ra insulin
Trang 4vào đó, insulin còn làm tăng sự chuyển axit amin và glucose vào trong tế bào và kích thích sự tổng hợp protein và lipid
Ở những người thiếu insulin, axit amin và glucose trong máu được duy trì ở mức cao hơn bình thường Nếu mức glucose trong máu tăng vượt quá khả năng tái hấp thu của thận, lượng glucose thừa sẽ bị mất đi
theo nước tiểu Trường hợp này gọi là bệnh tiểu đường (diabetes), đặc
trưng bởi lượng đường cao trong nước tiểu, cảm giác khát và đói kéo dài, dẫn tới việc ăn uống quá độ
Do protein và lipid bị phân giải, người bị tiểu đường dần dần suy yếu, và tình trạng này ngày càng trầm trọng thêm do sự giảm dự trử glycogen trong gan và cơ Các thể Ceton (do sự oxy hóa một phần của chất béo vì lúc này chất béo trở thành nguồn năng lượng) làm cho máu trở nên quá acid Thận không thể duy trì cân bằng ion bình thường trong máu Nếu tình trạng nầy kéo dài, người bệnh tiểu đường sẽ bị hôn mê, shock và chết
•Glucagon: Một hormone khác của tuyến tụy là glucagon kiểm soát
sự sử dụng đường theo một cách khác Như là một chất đối kháng với insulin, glucagon kích thích sự phân giải của glycogen trong gan và làm tăng nồng độ đường huyết Vì vậy insulin và glucagon có ảnh hưởng trái ngược nhau trong việc duy trì mức glucose trong máu ở một giới hạn bình thường (Hình 9)
Trang 5Hình 9 Tác dụng của insulin và glucagon trong việc kiểm soát đường huyết
3 Khả năng điều hòa, kiểm soát lượng đường trong máu ở người bình thường diễn ra như thế nào?
Glucose là loại đường đơn có trong thức ăn Glucose là chất dinh dưỡng chính cung cấp năng lượng cho các tế bào trong cơ thể hoạt động Sau khi ăn, thức ăn được tiêu hoá ở dạ dày và ruột
Khi ăn vào, glucose trong thức ăn sẽ được hấp thu ở ruột bởi những tế bào của ruột, sau đó nó được vận chuyển trong máu đi đến các tế bào của
cơ thể Tuy nhiên glucose không thể vào trong tế bào một mình được, mà
nó phải nhờ đến insulin để đưa vào trong tế bào Nếu không có insulin, tế bào không sử dụng được năng lượng từ glucose, và như vậy làm cho nồng độ glucose trong máu tăng Làm cho glucose bị thải nhiều qua nước tiểu
Insulin có tác dụng giúp đưa glucose vào trong tế bào, cũng như giữ
vai trò quan trọng trong việc điều hòa glucose máu
Sau khi ăn, glucose trong máu tăng lên Ðể đáp ứng với sự tăng này,
tuỵ sẽ bài tiết ra insulin giúp đưa glucose vào trong tế bào và như thế sẽ làm mức đường trong máu trở về bình thường Khi glucose trong máu thấp, tuỵ sẽ ngưng bài tiết insulin
Trang 6Ở người bình thường, với hệ thống điều hoà như vậy giúp kiểm soát
được mức đường trong máu Còn ở bệnh nhân bị tiểu đường, chất insulin
bị thiếu hụt ( tiểu đường loại 1) hoặc bài tiết không đủ cho nhu cầu của cơ thể (tiểu đường loại 2) Cả hai nguyên nhân này đều làm tăng lượng đường trong máu
II PHÂN LOẠI:
1. Đái tháo đường Type1:
a Đái tháo đường type 1 là gì?
Bệnh đái tháo đường (bệnh tiểu đường) type 1 còn gọi là bệnh đái
tháo đường phụ thuộc insulin hay bệnh đái tháo đường tự miễn, có nghĩa
là cơ thể tiêu diệt các tế bào sản xuất insulin của chính mình Nói cụ thể hơn, tuyến tụy sản xuất không đủ insulin (thiếu insulin tương đối hay tuyệt đối so với nhu cầu của cơ thể) hoặc do tế bào không sử dụng được insulin, làm tăng đường huyết và tiểu ra đường
b Nguyên nhân – cơ chế:
Bệnh đái tháo đường type 1 là do cơ chế tự miễn, tức tuyến tuỵ bị tấn
công và phá hủy bởi chính cơ thể, làm cho cơ quan này không còn khả năng sản xuất insulin nữa Kháng thể bất thường này được thành lập ngay trong cơ thể người bệnh tiểu đường type 1, bản chất là protein trong máu, một phần trong hệ thống miễn dịch của cơ thể Khi không có Insulin, tế bào sẽ không sử dụng được Glucose, do đó Glucose trong máu sẽ tăng rất cao
Gen gây bệnh đái tháo đường type 1 có nhiễm sắc thể (AND) số 11 giống nhau tiếp xúc hoặc nhiễm một số virus như quai bị, Coxakies virus hay các độc chất trong môi trường có thể khởi phát đáp ứng kháng thể một cách bất thường, là nguyên nhân làm hư tổn tế bào tuỵ tiết ra insulin
- Các yếu tố môi trường bên ngoài như (virut quai bị, sởi,…) sẽ tấn công những cá thể có tố bẩm di truyền đối với đái tháo đường týp 1 Chỉ một
Trang 7tổn thương rất nhỏ của tế bào bêta cũng làm giải phóng ra kháng nguyên, kích thích cơ thể sinh tự kháng thể gây hoạt hoá phản ứng viêm tiểu đảo
tự miễn Các kháng nguyên có thể là GAD (glutamic acid decarboxylase) một protein Kd nằm trong bào tương của tế bào bêta
c Đối tượng dễ mắc đái tháo đường type 1:
Đái tháo đường type 1 có xu hướng xảy ra ở người trẻ, thường dưới 30 tuổi
2 Đái tháo đường type 2:
a Bệnh đái tháo đường type 2 là gì?
Bộ máy tiêu hóa chế biến phần lớn thức ăn chúng ta ăn vào thành
một loại đường gọi là glucose Glucose là nguồn năng lượng chủ yếu cho mọi hoạt động của cơ thể Bệnh tiểu đường type 2 phát sinh do cơ thể mất khả năng sử dụng tốt insulin để duy trì đường huyết ở trong mức bình thường Do đó, ở bệnh nhân tiểu đường, lượng đường trong máu thường xuyên cao hơn mức bình thường
b Nguyên nhân - Cơ chế:
Bình thường insulin có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự hằng định của glucose máu Glucose máu tùy thuộc vào sự tiết insulin, thu nạp insulin ở các mô ngoại vi và ức chế chuyển glucogen thành glucose ở gan
Cơ chế sinh lý bệnh liên quan mật thiết với nhau trên những bệnh nhân đái tháo đường týp 2 là rối loạn tiết insulin và sự đề kháng insulin.Nhiều nghiên cứu cho thấy ở những bệnh nhân đái tháo đường týp 2 không thừa cân có biểu hiện giảm tiết insulin là chính, ngược lại đái tháo đường týp 2 có béo phì thì tình trạng kháng insulin lại là chính
+ Rối loạn tiết insulin:
Khi mới bị đái tháo đường týp 2 thì insulin có thể bình thường hoặc tăng lên nhưng tốc độ tiết insulin chậm và không tương xứng với mức
Trang 8tăng của glucose máu Nếu glucose máu vẫn tiếp tục tăng thì ở giai đoạn sau, tiết insulin đáp ứng với glucose sẽ trở nên giảm sút hơn Nguyên nhân là do ảnh hưởng độc của việc tăng glucose máu đối với tế bào bêta.+ Kháng insulin:
Kháng insulin là tình trạng giảm hoặc mất tính nhạy cảm của cơ quan đích với insulin
Cơ chế của kháng insulin hiện nay chưa rõ Tuy nhiên người ta thấy rằng: khả năng là do bất thường tại các vị trí trước, sau và ngay tại thụ thể insulin ở mô đích Giảm số lượng thụ thể insulin là yếu tố bất thường tại thụ thể hoặc có kháng thể kháng thụ thể insulin là yếu tố ức chế trước thụ thể Hoặc do giảm hoạt tính của tyrosinekinase của vùng sau thụ thể insulin làm cho insulin khi gắn vào thụ thể không phát huy được tác dụng sinh học
Vì vậy không kích thích được việc vận chuyển glucose vào tế bào Mặt khác sự tăng tiết các hormon đối kháng với insulin như: GH (growth hormon- hormon tăng trưởng), glucocorticoid, catecholamin, thyroxin đều gây ảnh hưởng sau thụ thể insulin
c Đối tượng mắc bệnh đái tháo đường type 2:
- Béo phì
- Ít hoạt động
- Trên 40 tuổi
- Có cha mẹ hay anh chị em bị tiểu đường
- Từng bị tiểu đường khi mang thai hay sinh em bé nặng trên 9 lbs
3 Đái tháo đường thai kỳ:
Đây là dạng Đái tháo đường xảy ra ở một số phụ nữ mang thai và chấm
dứt sau khi sinh Có thể gây ra các vấn đề nghiêm trong cho mẹ và thai nhi trong quá trình mang thai
Trang 9Phụ nữ bị Đái tháo đường thai kỳ có nhiều khả năng phát triển thành bệnh Đái tháo đường type 2 sau này.
Thường gặp ở phụ nữ mang thai vào những tháng cuối từ tháng thứ 6 trở đi của thời kỳ thai nghén Vì trong 3 tháng cuối thai phát triển rất nhanh nên nhu cầu về cung cấp năng lượng của người mẹ cũng cần phải tăng cao hơn Chính vì vậy nhu cầu insulin cần phải tăng hơn gấp 3-4 lần
so với bình thường để đưa đường từ máu vào tế bào dẫn đến thiếu insulin tương đối và sẽ xuất hiện đái tháo đường
4. Các type khác (đái tháo đường thứ phát):
Đái tháo đường xuất hiện sau một số bệnh nội tiết như: cushing, bệnh
to đầu chi (acromegalia), Basedow, u tuỷ thượng thân (pheocromocytoma), u tế bào tiết glucagon, u tế bào tiết aldostero…
Đái tháo đường do thuốc: corticoid, thuốc tránh thai, thuốc lợi tiểu thải muối (lasix, hypothiazid), hormon tuyến giáp, vacor, dùng lâu, kéo dài có thể dẫn đến tăng đường máu
III TÁC HẠI DO TIỂU ĐƯỜNG GÂY RA:
Nếu không được điều trị tốt, tiểu đường gây ra nhiều biến chứng có thể làm bệnh nhân tàn phế, thậm chí tử vong.Với thời gian, bệnh tiểu đường
có thể gây ra một số biến chứng hiểm nghèo Nhiều bệnh nhân rất sợ hãi khi nghĩ đến chúng Những biến chứng này có thể xảy ra ở mọi bệnh nhân tiểu đường loại 1 cũng như loại 2
1 Biến chứng cấp tính:
Do đường huyết tăng cao, có thể gây hôn mê nhiễm cetone hay hôn
mê do tăng áp lực thẩm thấu Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẩn đến tử vong
a Hôn mê tăng đường huyết :
Trang 10• Tăng đường huyết là gì? Tăng đường huyết là tình trạng lượng
đường trong máu tăng cao Khi đường huyết tăng trên 250 mg/ dl có thể gây ra những biến chứng cấp tính
mê tăng áp lực thẩm thấu là 2 biến chứng cấp tính của tăng đường huyết
Tỉ lệ tử vong do hôn mê nhiễm cê tôn là 2- 5% và tỉ lệ tử vong do hôn mê tăng áp lực thẩm thấu là 15 %
• Tại sao tăng đường huyết gây ra hôn mê ?
Khi đường huyết tăng cao, cơ thể cố gắng giải quyết lượng đường trong máu cao quá mức bằng cách thải nó qua nước tiểu Khi đường được thải qua nước tiểu, nó sẽ kéo theo một khối lượng lớn nước Kết quả là, bệnh nhân sẽ tiểu nhiều hơn bình thường
Khi tiểu nhiều sẽ đưa đến tình trạng mất nước Nếu bệnh nhân không uống đủ nước vào thời điểm này, cơ thể sẽ mất nước trầm trọng
Bệnh nhân có thể chậm trể trong việc đi khám bệnh vì triệu chứng ban đầu rất nhẹ Tuy nhiên, khi mất nước xảy ra, chức năng não bị suy giảm
do máu trở nên cô đặc hơn, đường huyết tăng cao, tăng Na+ máu Bệnh nhân có thể lú lẩn hay lơ mơ Nếu không điều trị có thể đưa đến co giật, hôn mê và có thể tử vong
Tăng đường huyết nặng cũng có thể dẫn đến một tình trạng khác là: nhiễm cetone acid do đái tháo đường, mà phổ biến nhất ở những người bị bệnh đái tháo đường type 1 Vì cơ thể bệnh nhân đái tháo đường type 1 thiếu insulin để chuyển glucose thành năng lượng, do đó cơ thể sẽ tạo năng lượng từ acid béo, quá trình này sẽ tạo ra chất cê tôn, gây nên triệu chứng đau dầu, ói mữa, mệt mỏi, hơi thở có mùi trái cây…và cuối cùng là hôn mê, tử vong
• Ai có thể bị hôn mê do tăng đường huyết?
Trang 11- Hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu thường xảy ra trên những bệnh nhân đái tháo đường type 2 không được điều trị hay điều trị không liên tục và phổ biến nhất là ở những người trên 60 tuổi Lý do là bệnh nhân già ít đi lại, uống nước ít
- Hôn mê nhiễm cê tôn thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường type
1, không tiêm đủ insulin Tuy nhiên, bệnh nhân đái tháo đường type 2 cũng rất dễ bị hôn mê nhiễm cê tôn khi đường huyết tăng cao
Tăng đường huyết là bệnh nguy hiểm có thể dẫn tới co giật, hôn mê
và thậm chí tử vong, bệnh nhân đái tháo đường nên được cảnh báo về các triệu chứng để điều trị sớm
Các triệu chứng bao gồm: Khô miệng, uống nhiều, tiểu nhiều, tiểu đêm, sụt cân nhanh chóng, da khô,ngứa, ấm mà không đổ mồ hôi, sốt cao (trên 38 độ C), buồn ngủ, lú lẫn, nhìn mờ, ảo giác, yếu một bên của cơ
thể, nói khó
b H ôn mê h ạ đường huyết :
• Hạ đường huyết, còn gọi là đường huyết thấp, xảy ra khi lượng đường trong máu giảm xuống dưới mức bình thường Đường huyết thấp được định nghĩa khi glucose trong máu < 70 mg/dl
• Glucose có nguồn gốc từ thức ăn Carbohydrates là nguồn cung cấp glucose chủ yếu Cơm gạo, bánh mì, ngũ cốc, sữa, trái cây và chất ngọt là nguồn thức ăn giàu carbohydrates
Sau khi ăn, glucose được hấp thu vào máu và được mang đến các tế bào Insulin, một hormone được sản xuất bởi tuyến tụy, giúp tế bào sử dụng năng lượng
Nếu bệnh nhân ăn ít glucose hơn nhu cầu sử dụng của cơ thể, khi
đó glucose sẽ được dự trữ ở gan và cơ dưới dạng glycogen.Cơ thể sẽ
Trang 12không sử dụng glycogen để tạo năng lượng khi nhịn đói hay vào thời điểm giữa các bữa ăn.
• Hạ đường huyết là biến chứng cấp tính thường gặp trên bệnh nhân đái tháo đường đang điều trị Hạ đường huyết thông thường nhẹ và có thể điều trị một cách dễ dàng và nhanh chóng bằng cách ăn hay uống thức ăn giàu glucose như: kẹo bánh, nước ngọt, sữa Nếu không đượcphát hiện
và điều trị kịp thời hạ đường huyết có thể dẫn tới co giật, hôn mê và thậm chí tử vong
• Ở người lớn và trẻ em trên 10 tuổi, hạ đường huyết ít xảy ra ngoại trừ tác dụng không mong muốn của việc điều trị đái tháo đường
Thận là cơ quan rất quan trọng, mỗi
thận chứa hàng triệu tiểu cầu thận được
cấu tạo bởi mạch máu nhỏ hoạt động như túi lọc Những túi lọc này loại
bỏ những chất độc hại ra khỏi cơ thể và giữ lại những chất thiết yếu cho
cơ thể Bình thường, protein sẽ không qua được màng lọc và sẽ được giữ lại trong cơ thể và không xuất hiện trong nước tiểu
Đái tháo đường không được điều trị tốt sẽ làm tổn thương hệ thống lọc
và kết quả là suy thận
• Đái tháo đường gây suy thận như thế nào?
Trên bệnh nhân đái tháo đường, đường huyết tăng cao thường xuyên
trong máu sẽ làm tổn thương hệ thống lọc của thận Hệ thống lọc sẽ cho những chất như Protein thoát qua và xuất hiện trong nước tiểu Ban đầu, chỉ một lượng đạm nhỏ xuất hiện trong nước tiểu gọi là tiểu đạm vi