Số lượng và cấu trúc trong ADN của mỗi ty thể hoặc lục lạp tương tự với ADN ở vùng nhân của tế bào nhân sơ.. Trong cấu trúc của phân tử ADN có chứa 3 loại liên kết: hidro, phosphodieste
Trang 1Chuyên đề 1: Cơ sở vật chất và cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử
ADN - Cấu tạo và chức năng của ADN
A Câu hỏi lí thuyết Câu 1: Tổ hợp các nguyên tố nào sau đây tham gia cấu tạo nên ADN
A H, O, P, S, C B H, C, O, N, P
C C, H, O, S, P D C, O, H, N, S
Câu 2: Thành phần nào sau đây không tham gia cấu tạo nên các đơn phân của ADN?
A C5H10O5 B Adenin C C5H10O4 D PO−34
Câu 3: Trong số các phát biểu sau, phát biểu nào có nội dung không đúng khi nói về cấu tạo
hóa học của ADN?
A ADN được cấu tạo từ các nguyên tố là : C, H, O, N và P
B ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân từ 4 loại đơn phân là 4 loại nucleotit kí hiệu
là A, T, G, X
C Trong mỗi đơn phân, bazonito liên kết với gốc phosphate tại vị trí cacbon số 1
D Mỗi nucleotit có kích thước là 3,4 A0
Câu 4: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A ADN của nhân sơ có cấu trúc mạch thẳng còn ADN trong nhân của tế bào nhân thực có cấu trúc mạch vòng
B Vật chất di truyền của virus luôn là ARN
C Số lượng và cấu trúc trong ADN của mỗi ty thể hoặc lục lạp tương tự với ADN ở vùng nhân của tế bào nhân sơ
D Kích thước của phân tử ADN của tế bào nhân sơ lớn hơn kích thước ADN trong nhân của tế bào nhân thực
Câu 5: Khi nói về cấu trúc không gian của phân tử ADN theo mô hình của Watson và
Crick, phát biểu nào dưới đây là đúng?
A Phân tử ADN gồm hai mạch chạy song song và cùng chiều, xoắn quanh một trục tưởng tượng theo chiều từ trái qua phải
B Trên mỗi mạch của ADN, các nucleotit liên kết với nhau bằng liên kết este
C Trong cấu trúc của phân tử ADN có chứa 3 loại liên kết: hidro, phosphodieste và
glycozit
D Liên kết hidro được hình thành giữa hai mạch của phân tử ADN thực chất là được hình thành giữa hai loại bazonito có cùng kích thước theo nguyên tắc bổ sung: A = T, G = X
Trang 2Câu 6: Trong số các phát biểu dưới đây, phát biểu nào là đúng khi so sánh ADN của sinh
vật nhân thực và ADN của sinh vật nhân sơ?
A ADN của sinh vật nhân chuẩn có cấu trúc mạch kép, còn ADN của sinh vật nhân sơ có cấu trúc mạch đơn
B ADN của sinh vật nhân chuẩn có hai mạch chạy song song và ngược chiều, còn ADN của sinh vật nhân sơ gồm hai mạch chạy song song, cùng chiều
C Trong mỗi tế bào của sinh vật nhân thực có chứa 1 phân tử ADN, còn mỗi tế bào của sinh vật nhân sơ chứa nhiều phân tử ADN
D ADN trong mỗi bào quan ở tế bào chất của tế bào nhân thực có cấu trúc và số lượng tương tự như ADN trong vùng nhân của tế bào vi khuẩn
E ADN của sinh vật nhân thực có dạng mạch vòng, còn ADN của sinh vật nhân sơ có dạng mạch thẳng
Câu 7: Biểu thức nào sau đây thể hiện ADN mang tính chất đặc trưng cho loài?
A A + G / T + X B A + X / T + G
C A + T / G + X D A + T + G + X = N
Câu 8: Sự khác nhau giữa ADN trong và ngoài nhân ở tế bào nhân thực là
1 ADN trong nhân có cấu trúc xoắn kép, dạng sợi còn ADN ngoài nhân có cấu trúc kép, dạng vòng
2 ADN trong nhân có số lượng nucleotit lớn hơn so với ADN ngoài nhân
3 ADN ngoài nhân nhân đôi độc lập so với ADN trong nhân
4 ADN ngoài nhân có cấu trúc xoắn kép, dạng sợi còn ADN trong nhân có cấu trúc xoắn kép, dạng vòng
Số phát biểu đúng là:
A 1, 2, 3 B 2, 3, 4 C 1, 2, 4 D 1, 3, 4
Câu 9: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về cấu trúc không gian của phân tử
ADN theo mô hình cấu tạo của Watson và Crick?
A Chiều xoắn từ trái sang phải (ngược chiều kim đồng hồ)
B Khoảng cách giữa 2 mạch ADN là 20 A0
C Các bazo đứng đối diện nhau giưa 2 mạch đơn liên kết với nhau theo nguyên tắc bán bảo toàn
D Mỗi chu kì xoắn gồm 20 nucleotit
Trang 3Câu 10: Dạng axit nucleic nào dưới đây là thành phần di truyền cơ sở có ở cả ba nhóm sinh
vật: virus, vi khuẩn và sinh vật nhân thực?
A ADN kép, vòng B ADN kép, thẳng
C ADN sợi đơn, vòng D ADN sợi đơn, thẳng
Câu 11: Nội dung chủ yếu của nguyên tắc bổ sung trong cấu trúc của ADN là
A Hai bazo cùng loại không liên kết với nhau
B Một loại bazo lớn - purin ( A, G ) được bù với một bazo bé - pyrimidin ( T, X) và ngược lại
C Lượng ( A + G) luôn bằng ( T + X)
D Tỉ lệ A + T / G + X đặc trưng đối với mỗi loài sinh vật
Câu 12: Mỗi đơn phân cấu tạo nên phân tử ADN gồm có
A Một phân tử axitphotphoric, một phân tử đường pentozo, một nhóm bazonitric
B Một phân tử bazonitric, một phân tử đường ribozo, một phân tử axitphotphoric
C Một bazonitric, một phân tử photpho, một phân tử đường deoxiribozo
D Một phân tử bazonitric, một phân tử đường deoxiribozo, một phân tử axitphotphoric
Câu 13: Phát biểu nào dưới đây có nội dung không đúng?
A Virus có thể có vật chất di truyền là ADN mạch kép hoặc ADN mạch đơn
B Phân tử ADN của sinh vật nhân thực thường có kích thước lớn hơn phân tử ADN ở sinh vật nhân sơ
C Ở phân tử ADN cấu trúc mạch kép tỉ lệ A + G / T + X = 1
D Tỉ số A + T / G + X ở các phân tử ADN trong tế bào chất của sinh vật nhân thực là đại lượng đặc trưng và ổn định cho từng loài
E Trong cơ thể sinh vật nhân thực chứa cả ADN mạch kép, dạng thẳng và ADN kép, mạch vòng
Câu 14: Chức năng nào sau đây không phải của phân tử ADN?
A Lưu giữ thông tin di truyền B Điều hòa sự biểu hiện của gen
C Truyền đạt thông tin di truyền D Bảo quản thông tin di truyền
Câu 15: Trong một phân tử ADN mạch kép ở sinh vật nhân sơ, số liên kết phosphodieste
được tính bằng
A N x 2 B N C (N x 2 ) - 2 D N - 2
Câu 16: Sự đa dạng của phân tử ADN được quyết định bởi:
1 Số lượng của các nucleotit
Trang 42 Thành phần của các loại nucleotit tham gia.
3 Trật tự sắp xếp của các nucleotit
4 Cấu trúc không gian của ADN
Số câu trả lời đúng:
A 1 B 2 C 3 D 4
Câu 17: Liên kết phosphodieste được hình thành giữa hai nucleotit xảy ra giữa vị trí
cacbon:
A 1' của nucleotit trước và 5' của nucleotit sau
B 5' của nucleotit trước và 5' của nucleotit sau
C 5' của nucleotit trước và 3' của nucleotit sau
D 3' của nucleotit trước và 5' của nucleotit sau
Câu 18: Sự linh hoạt trong các dạng hoạt động chức năng của phân tử ADN được đảm bảo
bởi:
A Tính bền vững của liên kết photphodieste
B Cấu trúc không gian xoắn kép của ADN
C Tính yếu của các liên kết hidro theo nguyên tắc bổ sung
D Đường kính của phân tử ADN
Câu 19: ADN có cấu trúc không gian xoắn kép, dạng vòng khép kín được tìm thấy ở
A Vi khuẩn B Vi khuẩn hoặc ty thể
C Lục lạp, ty thể D Vi khuẩn, lục lạp, ty thể
Câu 20: Sinh vật có ARN đóng vai trò là vật chất di truyền là
A Vi khuẩn B Một số loại vi khuẩn
C Virus D Một số loại virus
Câu 21: Có bao nhiêu điểm khác nhau trong cấu trúc của ADN trong và ngoài nhân?
1 ADN ngoài nhân có cấu trúc xoắn kép, dạng vòng còn ADN trong nhân có cấu trúc xoắn kép, dạng thẳng
2 ADN trong nhân có số lượng nucleotit lớn hơn ADN ngoài nhân
3 ADN trong nhân có nucleotit loại T còn ADN ngoài nhân T được thay bằng U
4 ADN trong nhân có cấu trúc không gian dạng B, còn ADN ngoài nhân có cấu trúc không gian dạng Z
A 1 B 2 C 3 D 4
Trang 5Câu 22: Chiều xoắn của mạch polynucleotit trong cấu trúc của phân tử ADN theo mô hình
của Watson và Crick là
A Từ trái qua phải B Từ phải qua trái
C Thuận chiều kim đồng hồ D Không có phương án nào
Câu 23: Ở ADN mạch kép, số nucleotit loại A luôn bằng số nucleotit loại T, nguyên nhân
là vì:
A Hai mạch của ADN xoắn kép và A chỉ liên kết với T, T chỉ liên kết với A
B Hai mạch của phân tử ADN xoắn kép và A với T có khối lượng bằng nhau
C Hai mạch của ADN xoắn kép và A với T là 2 loại bazo lớn
D ADN nằm ở vùng nhân hoặc nằm ở trong nhân tế bào
Câu 24: Các phân tử ADN ở trong nhân của cùng một tế bào sinh dưỡng
A Nhân đôi độc lập và diễn ra ở các thời điểm khác nhau
B Có số lượng, hàm lượng ổn định và đặc trưng cho từng loài
C Mang các gen không phân mảnh và tồn tại theo cặp alen
D Có độ dài và số lượng nucleotit luôn bằng nhau
Câu 25: Đặc điểm nào sau đây không có ở ADN của vi khuẩn?
A Hai đầu nối lại tạo thành ADN vòng
B Cấu tạo theo nguyên tắc bổ sung
C Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân
D Liên kết với protein histon để tạo nên NST
Câu 26: Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở ADN của ti thể mà không có ở ADN trong nhân tế
bào?
A Được cấu trúc từ 4 loại đơn phân A, T, G, X theo nguyên tắc đa phân
B Mang gen quy định tổng hợp protein cho bào quan ti thể
C Có cấu trúc dạng vòng, có hàm lượng ổn định và đặc trưng cho từng loài
D Được phân chia không đều cho các tế bào con khi phân bào
Câu 27: Trong quá trình hình thành chuỗi polynucleotit, nhóm photphat của nucleotit sau sẽ
gắn vào nucleotit trước bằng cách
A Tạo liên kết este với C2' của pentozo
B Tạo liên kết este với C1' của pentozo
C Tạo liên kết este với C3' của pentozo
D Tạo liên kết este với C5' của pentozo
Trang 6Câu 28: Trong số các chức năng của ADN, chức năng quan trọng là truyền đạt thông tin di
truyền thông qua các quá trình tái bản, phiên mã và sự điều hòa biểu hiện gen Yếu tố nào giúp ADN linh hoạt trong việc thực hiện các chức năng kể trên?
A Trong tế bào nhân thực, ADN liên kết với hệ thống các protein histon nhằm gói gọn ADN trong một cấu trúc có kích thước nhỏ là nhân tế bào
B Sự có mặt của chuỗi liên kết photphodieste bền vững dọc theo hai mạch của phân tử ADN
C ADN có cấu trúc xoắn kép gồm hai mạch song song, ngược chiều, xoắn quanh nhau quanh một trục tưởng tượng
D Giữa hai mạch của chuỗi xoắn kép ADN được nối với nhau bởi liên kết hidro với năng lượng liên kết yếu
Câu 29: Cấu trúc không gian xoắn kép đặc thù của ADN được đảm bảo bởi:
A Sự liên kết giữa các nucleoxom
B Các liên kết hóa trị giữa các nucleotit trong chuỗi polynucleotit
C Liên kết hidro hình thành giữa các bazo nitric giữa hai mạch đơn
D Liên kết giữa các bazo nitric với đường deoxiribozo
Câu 30: Đặc điểm của nguyên tắc bổ sung
A A + G / T + X = 1 B A - G = T + X
C A liên kết với G, T liên kết với X D A + T / G + X = 1
Câu 31: Đặc điểm có ở ADN ngoài nhân mà không có ở ADN trong nhân là
A Được chứa trong các NST
B Có số lượng lớn trong tế bào
C Hoạt động độc lập với NST
D Không bị đột biến
Câu 32: Nhiệt độ làm tách hai mạch của phân tử ADN được gọi là nhiệt độ nóng chảy
Dưới đây là nhiệt độ nóng chảy của ADN ở một số đối tượng sinh vật khác nhau được kí hiệu từ A đến E như sau: A = 360 C, B = 780C, C = 550 C, D = 830 C, E = 440 C Trình tự sắp xếp các loài sinh vật nào dưới đây là đúng nhất liên quan đến tỉ lệ A + T /tổng nu của các loài sinh vật nói trên theo thứ tự tăng dần?
A D - B - C - E - A B A - E - C - B - A
C A - B - C - D - E D D - E - B - A - C
Trang 7B Câu hỏi bài tập Câu 1:Một đoạn phân tử ADN có tổng số 3000 nu và 3900 liên kết hidro Đoạn ADN này
có:
A Có 300 chu kì xoắn B Có 600 adenin
C Có 6000 liên kết photphodieste D Dài 0, 408 μm.m
Câu 2: Một gen ở sinh vật nhân thực có 3900 liên kết hidro và có 900 nu loại G Mạch 1
của gen có số nu loại A chiếm 30% và số nu loại G chiếm 10% tổng số nu của mạch Số nu mỗi loại ở mạch 1 của gen là
A A = 450, T = 150, G = 750, X = 150
B A = 750, T = 150, G = 150, X = 150
C A = 150, T = 450, G = 750, X = 150
D A = 450, T = 150, G = 150, X = 750
Câu 3: Trên một mạch của phân tử ADN có tỉ lệ các loại nucleotit là T + X A +G = 12 Tỉ lệ này ở mạch bổ sung của phân tử ADN nói trên là:
A 0,2 B 0,5 C 2, 0 D 5,0
Câu 4: Một gen có 240 chu kì xoắn, tổng số nucleotit loại T với một loại nucleotit loại khác
chiếm 40% tổng số nucleotit của gen Mạch 1 của gen có A chiếm 20%, X chiếm 25% tổng
số nucleotit của mạch Số nucleotit trên mạch 2 của gen là
A 480 A, 840 G, 600 X, 480 T B 480 A, 840 X, 600 G, 480 T
C 480 G, 840 T, 600 X, 480 A D 480 X, 840 G, 600 A, 480 T
Câu 5: Một gen có 2400 liên kết hidro, tích tỉ lệ % của số nucleotit loại G và một nucleotit
khác là 9% Gen đó có số liên kết hidro là
A 3900 B 3600 C 3120 D 2800
Câu 6: Một phân tử ADN nằm trong ti thể của tế bào nhân thực có số nucleotit loại A chiếm
20% tổng số nucleotit của gen, số nucleotit loại X là 45 105 Nhận xét nào sau đây không đúng với ADN nói trên?
A Số nucleotit loại A = T = 30.105
B Số liên kết hidro là 195.105
C Tổng số liên kết hóa trị là 30.106 - 2
D Phân tử ADN nặng 45.108 đvc
Câu 7: Một mạch của gen dài 5100 A0, có tỉ lệ các loại nucleotit là A : T : G : X = 1 : 2 : 3 :
4 Nhận xét nào sau đây đúng với gen nói trên?
Trang 8A Số nucleotit mỗi loại của gen là A = T = 450, G = X = 1050.
B Số liên kết hóa trị giữa các nucleotit của gen là 5998
C Tỉ lệ giữa các loại nucleotit trên mạch bổ sung của gen là X : G : T : A = 4 : 3 : 2 : 1
D Số chu kì xoắn của gen là 75
Câu 8: Một đoạn của phân tử ADN có chiều dài 10200A0, số nucleotit loại A chiếm 20%
Số liên kết hidro có trong đoạn ADN là
A 7200 B 7800 C 3600 D 3900
Câu 9: Mạch 1 của phân tử ADN có hiệu số giữa G với A bằng 10% tổng số nu của mạch
Trên mạch 2, hiệu số giữa A với X là 10%, giữa X và G là 20% số nu của mạch Tỷ lệ % từng loại nucleotit trên phân tử ADN là
A A = T = 20%, G = X = 30% B A = T = 25%, G = X = 35%
C A = T = 30%, G = X = 20% D A = T = 35%, G = X = 15%
Câu 10:Một gen (một đoạn của phân tử ADN) của sinh vật nhân sơ có G chiếm 20% tổng
số nu của gen Trên một mạch của gen này có 150 A và 120 T Số liên kết hidro của gen là
A 990 B 1080 C 1020 D 1120
Câu 11: Người ta sử dụng một chuỗi polynucleotit có T + X / A + G = 0,25 làm khuôn để
tổng hợp nhân tạo một chuỗi polynucleotit bổ sung có chiều dài bằng chiều dài của chuỗi khuôn đó Tính theo lí thuyết, tỉ lệ các loại nucleotit tự do cần cung cấp cho quá trình tổng hợp này là
A A + G = 20%, T + X = 80% B A + G = 25%, T + X = 75%
C A + G = 80%, T + X = 20% D A + G = 75%, T + X = 25%
Câu 12: Một gen có chiều dài 510 nm và trên mạch một của gen có A + T = 600 nucleotit
Số nucleotit mỗi loại của gen trên là
A A = T = 300, G = X = 1200 B A = T = 1200, G = X = 300
C A = T = 900, G = X = 600 D A = T = 600, G = X = 900
Câu 13: Một gen dài 4080 A0, có hiệu số nu giữa A với một loại nucleotit khác là 15% số
nu của gen Trên mạch một của gen có tổng số giữa hai loại A và G bằng 50%, hiệu số giữa
A với G bằng 10% Số lượng nucleotit từng loại trên mỗi mạch của gen là
A A1 : T1 : G1 : X1 = 480 : 360 : 240 : 120
B A1 : T1 : G1 : X1 = 360 : 420 : 180 : 240
C A1 : T1 : G1 : X1 = 360 : 420: 240 : 180
D A1 : T1 : G1 : X1 = 360 : 120 : 240 : 480
Trang 9Câu 14: Một gen có số liên kết hidro là 1560, có số A = 20% số nucleotit của gen Số
nucleotit loại G là
A G = 240, X = 360 B G = X = 240
C G = X = 156 D G = X = 360
Câu 15: Một gen có T = 14,25 % tổng số nucleotit Tỷ lệ % từng loại nucleotit của gen là
A A = T = 14,25 %, G = X = 86, 85%
B A = T = 7, 125%, G = X = 42, 475%
C A = T = 14,25 %, G = X = 35, 75%
D A = T = G = X = 14,25%
Câu 16: Một gen có tổng số liên kết hidro là 4050 Gen có hiệu số giữa nucleotit loại X với
một loại nucleotit không bổ sung với nó bằng 20 % số nucleotit của gen Số nu của gen (N)
là bao nhiêu?
A 3000 B 3100 C 3120 D 3210
Câu 17: Một gen có chiều dài 5100 A0 và số nucleotit loại G chiếm 30% tổng số nucleotit của gen Số liên kết hidro của gen đó là bao nhiêu?
A 3900 B 3000 C 2700 D 1850
Câu 18: Một gen cấu trúc có hai mạch xoắn kép, có tỉ lệ A + T / G + X = 1,5 và tổng số
nucleotit bằng 3000 Số nucleotit mỗi loại của gen là
A G = X = 900, A = T = 600 B A = T = 600, G = X = 900
C G = X = A = T = 600 D G = X = A = T = 900
Câu 19: Một sợi đơn của phân tử ADN xoắn kép có tỉ lệ A + G / T + X = 0,4 thì trên sợi
đơn bổ sung tỉ lệ đó là
A 0, 60 B 0, 52 C 2, 5 D 0, 32
Câu 20: Một gen có hiệu số giữa nucleotit loại T với loại nucleotit không bổ sung bằng 20
% Tỷ lệ % từng loại nucleotit của gen là
A G = X = 35 %, A = T = 15 % B G = X = 15 %, A = T = 35 %
C G = X = 65 %, G = X = 35 % D G = X = 35 %, A = T = 65 %
Câu 21: Một gen có A > G và có tổng số giữa hai loại nucleotit bổ sung cho nhau bằng 52
% Tỷ lệ % từng loại nucleotit của gen là
A G = X = 74 %, A = T = 26 % B G = X = 24 %, A = T = 26 %
C G = X = 26 %, A = T = 24 % D G = X = 26 %, A = T = 74 %
Trang 10Câu 22: Một gen có A > G và tỷ lệ giữa hai loại nu bằng 3/5 Tỷ lệ % từng loại nu của gen
là
A G = X = 31, 25%, A = T = 18 75% B G = X = 28, 2 %, A = T = 21, 8%
C G = X = 18, 75 %, A = T = 31, 25 % D G = X = 21, 8 %, A = T = 28, 2 %
Câu 23: Một gen có tỷ lệ X + G / A + T = 9/7 Tỷ lệ % từng loại nucleotit của gen là
A G = X = 93, 75 %, A = T = 6, 25 % B G = X = 21, 875 %, A = T = 28, 125 %
C G = X = 56, 25 %, A = T = 43, 75 % D G = X = 28, 125 %, A = T = 21, 875 %
Câu 24: Một gen có X = 3 T Tỷ lệ % từng loại nucleotit của gen là
A G = X = 37, 5 %, A = T = 12, 5 % B G = X = 75 %, A = T = 25 %
C G = X = 87, 5 %, A = T = 12, 5 % D G = X = 75 %, A = T = 25 %
Câu 25: Một gen có T > X và tích giữa hai loại nucleotit không bổ sung bằng 4 % Tỷ lệ %
mỗi loại nucleotit của gen là
A A = T = 60 %, G = X = 40 % B A = T = 70 %, G = X = 30 %
C A = T = 30 %, G = X = 70 % D A = T = 40 %, G = X = 10 %
Câu 26: Đoạn mạch thứ nhất của gen có trình tự các nucleotit là : 3' ATGTAXXGTAGG 5'.
Trình tự các nucleotit của đoạn mạch thứ hai là
A 3' ATGTAXXGTAGG 5' B 5' ATGTAXXGTAGG 3'
C 3' TAXATGGXATXX 5' D 5' TAXATGGXATXX 3'
Câu 27: Đoạn mạch thứ nhất của gen có trình tự các nucleotit là 3' AAAXXAGGGTGX 5'
Tỷ lệ A + G / T + X ở đoạn mạch thứ hai của gen là:
A 1/2 B 2/1 C 1/1 D 1/4
Câu 28: Một phân tử ADN mạch kép có số nucleotit loại A chiếm 12 % Tỉ lệ A + T / G +
X trên mạch 2 của gen là
A 3/25 B 6/19 D 19/6 D 3/7
Câu 29: Một gen có 105 chu kì xoắn và số nucleotit loại G chiếm 28 % Tổng số liên kết
hidro của gen là
A 1344 B 2688 C 357 D 2562
Câu 30: Trên một mạch của gen có tỉ lệ A : T : G : X = 3 : 2 : 2 : 1 Tỉ lệ A + T / G + X của
gen là
A 1/4 B 3/5 C 3/8 D 5/3