1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

BAI 1

3 445 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 83 KB

Nội dung

GIÁO ÁN CHUYÊN MÔN Trường: THPT Chu Văn An Giáo viên: Dương Văn Cư Lớp: 11 Ngày soạn: 28/5/2013 Tiết: 1 Tuần: 1 Chương I : CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG A - CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT Bài 1. SỰ HẤP THỤ NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG Ở RỄ I. Mục tiêu: 1. Kiến thức Sau khi học xong bài này, học sinh cần: − Trình bày được đặc điểm hình thái của rễ cây trên cạn thích nghi với chức năng hấp thụ nước và muối khoáng. − Phân biệt được cơ chế hấp thụ nước và các ion khoáng ở rễ cây. − Trình bày được mối tương tác giữa môi trường và rễ trong quá trình hấp thụ nước và muối khoáng. 2. Kỹ năng − Biết khai thác kiến thức từ tranh vẽ. − Hoạt động theo nhóm. − Tư duy lôgic. II. Phương tiện dạy học: − Siêu tầm tranh ảnh liên quan đến bài học. − Hình 1.1; 1.2; 1.3 SGK. − Phiếu học tập. III. Phương pháp giảng dạy: − Trực quan, hỏi đáp, thảo luận, giải thích tìm tòi bộ phận. IV. Lên lớp: 1. Ổn định lớp 2. Giới thiệu thầy cô dự giờ (nếu có). 3. Kiểm tra bài cũ: 4. Giảng bài mới: Dẫn nhập: Khi cây di chuyển từ môi trường sống dưới nước lên trên cạn, vấn đề quyết định đối với sự tồn tại và phân bố của loài trong không gian là đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể. Vậy nước cũng như các ion khoáng có vai trò gì đối với tế bào, cơ thể ? Cây hấp thụ nước và các ion khoáng đó như thế nào ? (qua rễ là chủ yếu). Rễ có đặc điểm cấu tạo gì phù hợp với chức năng hâấpthụ nước, các ion khoáng ? Ta vào… Bài 1. SỰ HẤP THỤ NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG Ở RỄ Hoạt động thầy giáo Hoạt động học sinh Nội dung GV yêu cầu học sinh quan sát hình 1.1, lệnh mô tả cấu tạo bên ngoài của hệ rễ cây HS nghiên cứu hình vẽ, thảo luận và trả lời: I. Rễ là cơ quan hấp thụ nước và ion khoáng : 1. Hình thái của hệ rễ : trên cạn ? Em nào có thể cho biết đặc điểm cấu tạo nào của rễ thích nghi với chức năng hấp thụ nước và các ion khoáng ? (GV có thể nêu ví dụ ở phần 2 SGK). - Mục đích của việc này là gì ? - Nhiều loại thực vật không có miền lông hút thì rễ cây hấp thụ nước, ion khoáng bằng cách nào ? +Ví dụ: đối với cây thuỷ sinh ? (Rễ cây chỉ hấp thụ được các ion khoáng hoà tan, không hấp thụ được dạng phân tử muối khoáng). HS nghiên cứu phần 2 SGK, thảo luận và trả lời : - Nhằm : + Hướng đến nguồn nước. + Tăng bề mặt tiếp xúc.  Hút được nhiều nước và các ion khoáng. - Cây thuỷ sinh hấp thụ nước và ion khoáng qua toàn bộ bề mặt cơ thể. - Hệ rễ phân hoá thành các rễ chính, rễ bên. Trên các rễ có các miền lông hút nằm gần đỉnh sinh trưởng. 2. Rễ cây phát triển nhanh bền mặt hấp thụ : - Rễ cây sinh trưởng nhanh về chiều sâu, phân nhánh chiếm chiều rộng và đặc biệt là tăng nhanh số lượng lông hút.  Nhằm hướng đến nguồn nước ở trong đất, tăng bề mặt tiếp xúc giữa rễ và đất, giúp rễ hút được nhiều nước và các ion khoáng. - Một số thực vật ở cạn, bộ rễ không có miền lông hút (thông, sồi,…) thì hệ rễ có nấm rễ bao bọc giúp cây hấp thụ được nước ( hay các tế bào còn non, tế bào chưa bị suberin hoá). II. Cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng : 1. (Phiếu học tập) Chỉ tiêu so sánh Hấp thụ nước Hấp thụ ion khoáng Cơ chế - Thụ động (cơ chế thẩm thấu): nước di chuyển từ môi trường nhược trương (thế nước cao) trong đất vào tế bào lông hút, môi trường ưu trương (thế nước thấp). - Thụ động: đi từ đất (nơi có nồng độ ion cao) vào tế bào lông hút (nơi có nồng độ ion thấp). - Chủ động: di chuyển ngược chiều građien nồng độ. Vd: ion kali. Điều kiện - Có sự chênh lệch thế nước giữa đất và tế bào lông hút: + Quá trình thoát hơi nước ở lá. + Nồng độ các chất tan trong rễ cao. - Chênh lệch nồng độ các chất tan. - Tiêu tốn năng lượng (ATP). * Một số lưu ý khi hoàn thành phiếu học tập: - GV cần ví dụ minh họa quá trình thoát hơi nước; Nồng độ các chất trong rễ cao; Chênh lệch nồng độ chất tan; Tiêu tốn năng lượng ATP. - Giải thích “thế nước”. - Nước và ion khoáng sau khi đi vào lông hút của rễ, sẽ được vân chuyển đi đâu ? Và vận chuyển bằng cách nào ? - Đai caspari có vai trò gì ? - Lệnh HS thực hiện mục III SGK - Yêu cầu HS đưa ra biện pháp khắc phục, tạo điều kiện cho cây trồng hút được nhiều nước và các ion khoáng ? - Theo em rễ cây có ảnh hưởng đến môi trường không ? Nếu có thì ảnh hưởng như thế nào ? - Hoặc ảnh hưởng của tiết dịch của rễ đến môi trường: rễ cây thải CO 2 từ quá trình hô hấp, các chất hữu cơ… ảnh hưởng đến độ pH và hệ sinh vật vùng rễ làm thay đổi tính chất lí hoá học của đất. * HS nghiên cứu SGK, quan sát hình 1.3, thảo luận và trả lời: - Điều chỉnh dòng vân chuyển các chất vào tế bào. - HS thảo luận và trả lời : - Cải tạo đất. - Bón phân, rữa chua, rữa mặn. - Hệ rễ có tác dụng làm giảm ô nhiễm môi trường: Vd: bèo tây, bèo cái có khả năng hấp thụ và tích luỹ các ion kim loại nặng như chì, đồng, crôm,…; Cây sậy hấp thụ và tích luỹ các chất độc như phênol, chì nitrat,… 2. Dòng nước và các ion khoáng đi từ đất vào mạch gỗ của rễ : - Con đường gian bào: đi theo không gian giữa các tế bào và không gian giữa các bó sợi xenlulôzơ bên trong thành tế bào đến đai caspari thì chuyển sang con đường tế bào. - Con đường tế bào chất: đi xuyên qua tế bào chất của tế bào. III. Ảnh hưởng của các tác nhân môi trường đối với quá trình hấp thụ nước : - Độ thẩm thấu (áp suất thẩm thấu). - Độ pH. - Lượng ôxi của môi trường (đô thoáng khí). 5. Củng cố: - Đọc và nhờ phần tóm tắt in nghiêng trong khung cuối bài. - Vì sao cây trên cạn bị ngập úng lâu ngày sẽ bị chết ? - Vì sao các loại cây trên cạn không sống được trên đất ngập mặn ? 6. Bài tập về nhà: Hoàn thành các câu hỏi sau bài học trong SGK, SBT. . Cư Lớp: 11 Ngày soạn: 28/5/2 013 Tiết: 1 Tuần: 1 Chương I : CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG A - CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT Bài 1. SỰ HẤP. − Hình 1. 1; 1. 2; 1. 3 SGK. − Phiếu học tập. III. Phương pháp giảng dạy: − Trực quan, hỏi đáp, thảo luận, giải thích tìm tòi bộ phận. IV. Lên lớp: 1. Ổn định

Ngày đăng: 28/05/2013, 11:54

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w