Xây dựng một hệ thống cây trồng hợp lý cho một vùng sản xuất là đã lợi dụng được tối đa các nguồn tài nguyên thiên nhiên đất trồng, khí hậu, ánh sáng, nhân lực Xây dựng được hệ thống
Trang 1ÔN TẬP TRỒNG TRỌT
1 Vai trò của nhiệt độ đối với cây trồng?
Nhiệt độ là điều kiện cần thiết để cho cây trồng sinh trưởng – phát triển
Tốc độ vận chuyển sản phẩm quang hợp phụ thuộc vào t0
T0 ảnh hưởng tới quá trình hô hấp
T0 ảnh hưởng tới sự sinh trưởng – phát triển thân và rễ
T0 trong giới hạn cho phép làm cho vsv trong đất tăng sẽ xúc tiến quá trình phân giải chất hữu cơ
T0 còn ảnh hưởng tới quá tình hút khoáng và nước của cây
T0 cần thiết cho sự nảy mầm của một số loại giống thì tùy thuộc độ nảy mầm
Ảnh hưởng tới quá trình thụ phấn, thụ tinh cao hoặc thấp dẫn đến quá trình thụ tinh không xảy ra và cho hạt lép
Yêu cầu t0 đối với cây trồng tuỳ thuộc vào giống, vùng và điều kiện các giai đoạn sinh trưởng
2 Chức năng của bộ lá cây trồng và các biện pháp điều khiển để đạt năng suất cây trồng cao?
Chức năng của lá:
+ Quang hợp
+ Bốc thoát hơi nước
→ Điều hòa nhiệt độ bề mặt lá
→ Là động lực hút nước và dinh dưỡng của rễ
+ Lá có khả năng hút chất dinh dưỡng
→ Thông qua khí khổng
→ Thẩm thấu qua tầng cutin
+ Có khả năng sinh sản dinh dưỡng
Biện pháp điều khiển:
+ Chọn loại giống cây trồng: theo kiểu dáng hiện đại
+ Bảo đảm mật độ khi gieo trồng
+ Tăng vụ
+ Kỹ thuật chăm bón: đủ nước, bón phân đủ cân đối
+ Phòng trừ sâu bệnh
3 Chức năng của thân cây trồng?
Nâng đỡ, sắp xếp cành lá
Cơ quan sinh sản
Cơ quan dự trữ dinh dưỡng
Vận chuyển nước, muối khoáng và các chất dinh dưỡng
4 Ý nghĩa của hệ thống cây trồng trong nông nghiệp?
Xây dựng một hệ thống cây trồng hợp lý cho một vùng sản xuất là đã lợi dụng được tối đa các nguồn tài nguyên thiên nhiên (đất trồng, khí hậu, ánh sáng, nhân lực)
Xây dựng được hệ thống cây trồng tốt đã góp phần thúc đẩy phát triển các
hệ thống phụ khác trong hệ thống trồng trọt (hệ thống làm đất, bón phân, chăm sóc, phòng trừ sâu, bệnh, cỏ dại…)
Hệ thống cây trồng phù hợp –> tăng năng suất
Trang 2→ Tất cả tạo cân bằng mới trong hệ thống NN.
5 Cơ sở khoa học của việc bón phân hợp lý cho cây trồng?
Nâng cao năng suất và phẩm chất cây
Hạ giá thành sản phẩm ( giảm mua và bón phân cho cây trồng dẫn đến giảm chi phí sản xuất)
Vừa cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng vừa nâng cao độ phì đất
6 Tác dụng của việc bón phân cân đối và hợp lý cho cây trồng?
Cung cấp đủ chất dinh dưỡng, đủ lượng, thời gian bón hợp lý
7 Kỹ thuật sử dụng phân kali bón cho cây trồng?
Phân kali clorua bón thúc và bón lót
Không nên bón KCl cho đất chua, mặn, kết hợp khử chua, tưới nước và làm đất để vùi Cl xuống các lớp đất sâu
Kali giúp cây tăng khả năng sử dụng ánh sáng nên bón thời tiết âm u để hiệu quả sử dụng ánh sáng cho quang hợp
8 Vai trò của phân chuồng trong sản xuất nông nghiệp?
_ Dễ ủ, giá thành thấp
Cung cấp dinh dưỡng
Bồi dưỡng, cải tạo đất: tăng phì đất, cải thiện đặc tính sinh lý, sinh hóa của đất
9 Vai trò dinh dưỡng của Nito đối với cây trồng?
_ Nito quyết định toàn bộ ARN của cây trồng, hormon
Hấp thụ, phân giải Quyết định sinh lý, năng suất, chất lượng sản phẩm
Có vai trò cấu trúc, tham gia trao đổi chất và năng lượng
Nito có trong: protein, a.nucleic, các sắc tố, chất dự trữ ADP, ATP, chất điều hòa sinh trưởng Do đó nó quyết định năng suất và chất lượng thu hoạch của cây
10 Kỹ thuật sử dụng phân đạm bón cho cây trồng?
- Cần bảo quản phân cẩn thận: tránh ẩm, tránh hút ẩm chảy nước
- Tùy theo vụ chọn thời điểm bón, loại phân đạm và lượng phân hợp lý
- Không bón đạm lúc nắng, mưa to, thiếu ánh sáng và lúc trời rét
11 Kỹ thuật sử dụng phân chuồng trong trồng trọt?
-Dùng cho cả dạng tươi và dạng ủ
-Thời gian ủ dài hay ngắn tùy theo loại nguyên liệu và mùa vụ
-Phân dùng k hết nên đánh đống lại, che đậy hoặc bỏ trong bao
-Phân ủ xong sử dụng tốt nhất trong vòng 1 năm và hiệu quả cao nhất trong 1 tháng khi phân ngẫu
-Chủ yếu dùng để bón lót cho các loại cây trồng, có thể sử dụng bón thúc cho rau và hoa
12 Nêu cơ sở khoa học của việc xây dựng hệ thống cây trồng dựa trên yếu tố đất đai?
Đất trũng và vàn thấp – cây trồng nước chuyển đổi 2 vụ lúa sang nuôi trồng thủy sản, 1 vụ lúa + 1 vụ cá khi nước ngập mưa…
Đất vàn, vàn cao luân canh cây trồng nước, cây trồng cạn tăng hiệu quả sử dụng đất
Đất bãi trồng các cây màu, cây công nghiệp cho hiệu quả kinh tế cao: dâu
Trang 3tằm, đậu phộng, bắp…
Đất cát, cát pha nên trồng cây lấy củ: khoai lang, khoai môn, đậu phộng
Đồi núi trồng nông lâm kết hợp – hiệu quả kinh tế, che phủ và chống xối mòn đất
Đất đồi núi độ dốc > 300, trồng rừng duy trì nguồn nước và giảm mất đất
Đất mặn ven biển – thau chua rửa mặn thì trồng lúa, cói /rừng ngập mặn /nuôi trồng thủy sản…
13 Biện pháp nâng cao hiệu quả suất sử dụng nhiệt trong trồng trọt?
14 Bón phân cân đối và hợp lý cho cây trồng như thế nào cho đúng?
Cung cấp cây trồng đúng các chất dinh dưỡng thiết yếu, đủ liều lượng, tỷ lệ thích hợp, thời gian bón hợp lý để đảm bảo năng suất và chất lượng
15 Kỹ thuật sử dụng phân lân bón cho cây trồng?
Đất chua nên bón lân nung chảy, đất hơi chua hay trung tính nên bón supe lân Bón sớm cho cây, bón kết hợp với phân chuồng là tốt nhất
Khi bón lân phải giữ đọ ẩm cho đất, k để đất khô Nên trộn vào đất để phân càng gần
rễ càng tốt
16 Vai trò của Kali đối với cây trồng?
Chống chịu rét, chống đổ lốp
17 Các con đường cung cấp đạm cho cây trồng?
Thông qua vsv, đất, vs cây
18 Vai trò của nước đối với cây trồng?
Điều hòa, phân phối vật chất trong cây, nguyên liệu cho quang hợp
Cây trồng sống và phát triển được nhờ chất dinh dưỡng trong đất và được nước hoà tan và đưa lên cây qua hệ thống rễ Nước giúp cho cây trồng thực hiện các quá trình vận chuyển các khoáng chất trong đất giúp điều kiện quang hợp, hình thành sinh khối tạo nên
sự sinh trưởng của cây trồng Trong bản thân cây trồng, nước chiếm một tỷ lệ lớn, từ 60% đến 90% trọng lượng Tuy nhiên, tổng lượng nước mà cây trồng hút lên hằng ngày chủ yếu là để thoát ra ngoài ở dạng hơi qua lá, nước chỉ giữ lại cho bản thân cấu trúc của cây trồng chỉ chừng 0,5 – 1,0% mà thôi
19 Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nước trong trồng trọt?
Lựa chọn cây trồng phù hợp thời vụ cần nước, biện pháp thủy lợi ra sao
-Phân phối lượng nước đã quy định thấm đều trong ruộng, không gây nên tình trạng chổ quá thừa, chổ quá thiếu độ ẩm
-Có hệ số sử dụng nước hữu ích cao, ít tiêu hao vì rò rĩ, thẩm lậu và bốc hơi
-Có thể kết hợp được với các biện pháp canh tác khác trên đồng ruộng để phát huy hơn nữa hiệu lực của phân bón, làm cỏ, xới xáo và từng bước phát triển lên cơ giới hoá, tự động hoá
-Đảm bảo nâng cao hiệu suất công tác tưới và các công tác khác trên đồng ruộng, không gây ảnh hưởng xấu cho đất đai và cây trồng
-Các công trình phục vụ công tác tưới phải dễ quản lý, ít tốn đất đai và không trở ngại cho công tác cới hoá trên đồng ruộng
20 Thiếu yếu tố dinh dưỡng Mg biểu hiện như thế nào trên cây trồng?
Lá vàng, ra hoa chậm, loang lỗ
Thiếu magiê lá cây sẽ mất màu xanh bình thường và xuất hiện các đốm vàng, mép lá cong lên, thiếu nặng cây có thể bị chết khô Thiếu Mg làm chậm quá trình ra hoa, cây thường bị vàng lá do thiếu diệp lục Triệu chứng điển hình là các gân lá còn xanh trong
Trang 4khi phần thịt lá đã biến vàng Xuất hiện các mô hoại tử thường từ các lá phía dưới, lá trưởng thành lên lá non, vì Mg là nguyên tố linh động, cây có thể dùng lại từ các lá già
21 Nêu cơ sở khoa học của việc xây dựng hệ thống cây trồng dựa trên chế độ mưa?
Nguồn tự nhiên, chi phối canh tác, ảnh hưởng xói mòn
Nước mưa ảnh hưởng đến quá trình canh tác như làm đất, thu hoạch Mưa ít hoặc mưa nhiều quá so với yêu cầu đều làm ảnh hưởng tới thời vụ gieo trồng và thu hoạch Tùy theo lượng mưa hàng năm, khả năng cung cấp và khai thác nước đối với một vùng cụ thể, để xem xét lựa chọn cơ cấu cây trồng thích hợp Đặc biệt, ở vùng đất đồi núi miền Bắc nước ta thì những trận mưa rào ảnh hưởng đến xói mòn, rửa trôi lớp đất bề mặt do độ che phủ của cây trồng chưa kép kín Tiến trình xói mòn và thoái hoá đất xảy ra khi có những trận mưa rào và lượng nước không thể thâm nhập sâu được vào trong đất và khi đó bắt đầu xuất hiện dòng chảy bề mặt
22 Các biện pháp kỹ thuật nông nghiệp để phòng trừ cỏ dại?
Thuốc hóa học, luân canh, trồng xen kẻ
Phòng trừ bằng biện pháp trồng trọt ( làmđất, đào xới, bón phân, luân canh, tăng vụ ), bằng che phủ mặt đất, bằng biện pháp hóa học và phòng trừ bằng biện pháp sinh học
23 Vai trò của yếu tố dinh dưỡng canxi cho cây trồng?
Tham gia quá trình hình thành tế bào, hoạt hóa enzim, tăng độ nhớt, giúp lục lạp, ti thể bền vững
Là một thành phần của màng tế bào cây nên rất cần thiết cho sự hình thành tế bào mới và làm màng tế bào ổn định, vững chắc Nó còn cần cho sự hình thành và phát triển của rễ cây
Canxi có vai trò như một chất giải độc do trung hòa bớt các axit hữu cơ trong cây và hạn chế độc hại khi dư thừa một số chất như K+, NH4+
Cần thiết cho sự đồng hóa đạm nitrat và vận chuyển gluxit từ tế bào đến các bộ phận
dự trữ của cây
Canxi giúp cây chịu úng tốt hơn do làm giảm độ thấm của tế bào và việc hút nước của cây
Canxi có trong vôi còn có tác dụng cải tạo đất, giảm độ chua mặn và tăng cường độ phì của đất, giúp cho cây sinh trưởng tốt
24 Các biện pháp kỹ thuật tác động để bộ rễ phát triển tốt?
Bón phân, đào xới, sục bùn làm cỏ, trồng cây theo ánh sáng, rửa trôi, rửa mặn
25 Vai trò của phân xanh?
- Cải tạo đất, nâng độ phì, làm đất tơi xốp, tích lũy dinh dưỡng
- Đưa vào hệ thống luân canh, sau một số vụ trồng cây trồng chính, người ta trồng một vụ cây phân xanh để làm tốt đất và loại trừ một số loài sâu bệnh của cây trồng chính
- Tủ gốc, phủ luống, “ép xanh” cho cây lâu năm
- Cung cấp chất dinh dưỡng cho đất
- Tăng hàm lượng chất hữu cơ
- Tăng độ xốp, nâng cao việc thấm giữ nước
- Nâng cao dung tích hấp phụ và khả năng dự trữ chất dinh dưỡng của đất
- Bảo vệ đất hạn chế cỏ dại, dòng chảy mặt, giảm rửa trôi, xói mòn – mưa, giữ ẩm đất
Trang 5- Cộng sinh vs vk cố định đạm.
26 Thiếu nước cây trồng biểu hiện: quá trình sinh trưởng phát triển kém, phẩm chất
kém, hệ thống cây trồng bị đảo lộn, cây trở nên khô héo
27 Những biện pháp đưa cây phân xanh vào hệ thống cây trồng:
Đưa cây phân xanh vào hệ thống canh tác: tùy thuộc vào tập quán canh tác của nông hộ, tình hình đất đai, khả năng đáp ứng lao động và hiệu quả sản xuất mà có thể lựa chọn một hoặc một vài biện pháp trong các biện pháp sau
- Trồng xen
- Trồng lẫn
- Luân canh
28 Vai trò chủ yếu của ánh sáng đối với cây trồng: quang hợp, sinh trưởng phát triển
- Ánh sáng điều khiển chu kì sống của sinh vật
- Ánh sáng nhiều hay ít ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và năng lượng cũng nhiều quá trình sinh lý của cơ thể sống
- Ánh sáng có ảnh hưởng đến toàn bộ đời sống của thực vật từ khi nảy mầm, sinh trưởng, phát triển ra hoa kết trái và chết
- Ánh sáng ảnh hưởng nhất định đến hình thái và cấu tạo của cây
- Ánh sáng còn ảnh hưởng đến hệ rễ của cây
29 Các con đường cung cấp lân cho cây trồng: lấy từ chất hữu cơ, phân bón, cây trồng
30 Các nguồn cung cấp kali: đốt cây, quá trình phong hóa, các hợp chất hữu cơ, ủ phân
bón…
Chủ yếu là trong đất, do các khoáng chất tạo thành, đất phân hủy ra Cây hút kali
ở dạng tan trong nước hoặc trong đất để trao đổi vì rể cây Đó là kali dễ tiêu Kali trong đất tuy nhiều nhưng không phải cây sử dụng tất cả Phần cây không sử dụng được là phần
dự trữ khi thiếu lại chuyển ra cho cây dùng
31 Vai trò của photpho đối vs cây trồng: photpho xuất hiện trong quá trình trao đổi
chất, tích lũy năng lượng, tăng tính chống chịu của cây trồng…
- P cần cho tất cả các loại cây trồng và nhất là cây họ đậu vì ngoài khả năng tham gia trực tiếp vào quá trình sống của cây, chúng còn thúc đẩy khả năng cố định đạm của vi sinh vật cộng sinh
32 Vai trò của các chất khí đối vs cây trồng: nguyên liệu cho quá trình sinh trưởng và
phát triển cây, nguyên liệu cho qt quang hợp và hô hấp, tạo ẩm không khí, giữ nhiệt độ ổn định, tạo trạng thái ổn định của cây
33 Vai trò của nguyên tố dinh dưỡng trung lượng: thành phần “S” tham gia cấu tạo
a.a, quá trình trao đổi chất, sử dụng trong phân bón
- Giúp tăng cường hoạt động của enzim và vitamin;
- Thúc đẩy hình thành nốt sần để cố định N ở các cây họ Đậu;
- Trợ giúp sản xuất giống;
- Cần thiết cho hoạt động của diệp lục (clorophyl) để hấp thu năng lượng ánh sáng
- Tham gia trong một số hợp chất hữu cơ để cho đặc tính riêng của cây tỏi, hành, mù tạc
Trang 634 Hệ thống cây trồng: là thành phần và các loại giống cây trồng được bố trí theo
không gian hay thời gian trong 1 cơ sở hay 1 vùng sản xuất nông nghiệp
Hệ thống cây trồng là thành phần các giống và loài cây được bố trí trong không
gian và thời gian của các loại cây trồng trong mọi hệ sinh thái nông nghiệp
Hệ thống cây trồng là tổng thể các loại cây trồng trong mối quan hệ tương tác lẫn
nhau, được bố trí hợp lý trong không gian và thời gian
35 Cơ sở khoa học của việc xây dựng hệ thống cây trồng: bố trí trồng mấy vụ trong
năm, mật độ gieo trồng, phản ứng của cây trồng đối vs điều kiện ngoại cảnh, biện pháp tác động từ người
36 Mối quan hệ giữa các loại cây trồng trong luân canh theo không gian thể hiện qua các mặt: sâu bệnh phát triển, bố trí cây trồng, sự cạnh tranh của cây.
37 Cơ sở khoa học của việc xây dựng hệ thống cây trồng dựa trên yếu tố cây trồng?
Thành phần cơ giới của đất quy định tính chất của đất như chế độ nước, chế độ không khí, nhiệt độ và dinh dưỡng Đất có thành phần cơ giới nhẹ thích hợp cho trồng cây lấy
củ Đất có thành phần cơ giới nặng và có nước trên mặt phù hợp cho các cây ưa nước Các cây trồng cạn như ngô, lạc, đậu tương … thường sinh trưởng tốt và cho năng suất cao trên các loại đất có thành phần cơ giới nhẹ
Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất quyết định đến năng suất cây trồng hơn là quyết định đến tính thích ứng Tuy vậy, trong các loại cây trồng cũng có những cây ưa trồng trên những loại đấc tiêu gì?
Các sản phẩm nông nghiệp sản xuất rat có hàm lượng dinh dưỡng cao và cũng có cây chịu được đất có hàm lượng dinh dưỡng thấp, đất chua, mặn, có độ độc
38 Xây dựng hệ thống cây trồng với mục đích cung ứng cho người dân, xuất khẩu, lưu
trữ, đảm bảo an toàn lương thực
39 Cơ sở khoa học của việc xây dựng hệ thống cây trồng dựa trên yếu tố nhiệt độ?
40 Cơ sở khoa học của việc xây dựng hệ thống cây trồng dựa trên việc đánh giá hiệu quả kinh tế?
- Năng suất cây trồng, sản lượng thu hoạch, cải tạo đất?
41 Thay đổi cơ cấu cây trồng đáp ứng gì trong sản xuất nông nghiệp?
Phát huy lợi thế so sánh giữ các loại cây, giữa các vùng, đảm bảo hiệu quả kinh tế, cải tạo môi trường sinh thái làm cơ sở cho sự phát triển cân đối 1 cách bền vững trong quá trình thực hiện CNH - HĐH đất nước
Tận dụng triệt để đk khí hậu, đất đai nhằm hạn chế tối đa rủi ro do thời tiết, thiên tai gây ra
42 Nguyên nhân dẫn đến sự trao đổi năng lượng dẫn đến mất cân bằng sinh thái?
Do quá trình tự nhiên và nhân tạo Các quá trình tự nhiên như núi lửa, động đất … Các quá trình nhân tạo chính là các hoạt động sống của con người như tiêu diệt một loại thực vật hay động vật, hoặc đưa vào hệ sinh thái một hay nhiều loại sinh vật mới lạ; hoặc phá vỡ nơi cư trú vốn đã ổn định từ trước tới nay của các loài; hoặc quá trình gây ô nhiễm, độc hại; hoặc sự tăng nhanh số lượng và chất lượng một cách đột ngột của một loài nào đó trong hệ sinh thái làm phá vỡ sự cân bằng
43 Bố trí thời vụ nào là lợi dụng ánh sáng cho cây trồng?
Trồng xen, trồng luân canh ( cây nào phù hợp thì trồng)
Bố trí hệ thống cây trồng hợp lý, trồng với các loại cây, giống cây phù hợp với ánh sáng
Trang 7Tăng vụ, tange thời gian cây trồng sống trên đồng ruộng để lợi dụng ánh sáng 1 cách triệt để
Chọn cây trồng có cường độ quang hợp cao
44 Lượng mưa quyết định sản xuất cây trồng nông nghiệp ở khâu nào? Thời vụ phụ thuộc vào mưa như thế nào?
45 Độ ẩm không khí liên quan thế nào đến cây trồng?
Ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát dục của côn trùng
Nhiệt độ và độ ẩm ảnh hưởng gián tiếp đến sự phát sinh, phát triển của sâu bệnh
46 Đất có liên quan đến hệ thống cây trồng ở điểm nào?
47 Cơ sở khoa học của việc xây dựng hệ thống cây trồng dưa trên yếu tố ánh sáng?
48 Những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nhiệt trong trồng trọt?
- Chọn cây phù hợp
49 Xây dựng hệ thống cây trồng hợp lí cần dựa trên những cơ sở sau:
− Khí hậu:
+ Nhiệt độ:
Cây nhiệt đới:
• T° bắt đầu quá trình trao đổi chất: từ 10°C
• T° giới hạn tối thấp: bắp-10°C; lúa mì-5°C; bông-15°C; lúa-12°C
+ Ánh sáng:
• Cây ngay dài: cây ra hoa-số ngày cần chiếu sáng
>12h/ngày
• Cây ngày ngắn: cây ra hoa-số ngày cần chiếu sáng
<12h/ngày
+ Lượng mưa: quyết định thời vụ, làm đất, gieo trồng, ảnh hưởng thu sản phẩm, giảm phẩm chất
+ Độ ẩm: liên quan chặt chẽ đến cây trồng-ảnh hưởng đến sâu bệnh
− Đất đai
− Cây trồng: cần am hiểu đặc điểm sinh học, điều kiện ngoại cảnh, khả năng chồng chịu và thích nghi
− Hình thức gieo trồng: làm vườn ươm; gieo trực tiếp; tròng xen, trồng lẫn
và trồng gối vụ
− Quần thể sinh vật:
Bố trí hệ thống cây trồng đạt mục đích sau:
+ Lợi dụng mối quan hệ tốt giữa các sinh vật
+ Khắc phục/hạn chế các loại sâu, bệnh cỏ dại
+ Chọn lựa cây trông để dễ dàng áp dụng các biện pháp kĩ thuật (phân bón, tưới nước, làm đất…)
+ Nâng cao hiệu quả sử dụng đất cũng như bồi dưỡng cải tạo đất
50 Hàng năm dịch hại chiếm bao nhiêu % trong tổng sản lượng lương thực trên toàn thế giới?
Chiếm khoảng 20%
Trang 851 Loại nấm vừa gây bệnh trên đồng ruộng vừa gây hại trong bảo quản nông sản?
Aspergillus flavus
52 Quản lý nông sản sau thu hoạch cần thực hiện khâu nào nâng cao chất lượng
và phẩm chất?
Ức chế hoạt ñộng của các enzim và vi sinh vật không mong muốn
53 Ảnh hưởng của cỏ dại đến đời sống cây trồng?
Làm giảm năng suất và phẩm chất của cây trồng: do có bộ rễ phát triển rất mạnh, phần lớn được phân bố ở lớp đất mặt nên dễ dàng cạnh tranh với cây trồng về dinh dưỡng, ánh sáng và nước làm cho cây trồng không đủ điều kiện sinh sống nên sinh trưởng và phát triển kém, cho năng suất, phẩm chất nông sản thấp
Là ký chủ của sâu bệnh: Các cây cỏ dại cùng họ có những đặc điểm giống cây trồng là những ký chủ phụ rất tốt cho sâu bệnh
Làm tăng chi phí sản xuất: như tốn công làm cỏ, diệt cỏ bằng hoá chất…
54 Đặc tính sinh học cơ bản của cỏ dại?
− Cỏ hàng niên: là các loại cỏ hoàn thành vòng đời (từ hạt đến nảy mầm ra hoa tạo hạt) trong một hoặc hai mùa canh tác trong một năm Các loại cỏ này thường chết vào mùa khô sau khi hoàn thành vòng đời của chúng
− Cỏ lâu niên: là những loại cỏ sống lâu hơn một năm Loại cỏ này rất khó diệt vì có thân ngầm hoặc thân bò trên mặt đất, có bộ rễ, củ phát triển sâu, khả năng sinh sản vô tính mạnh
55 Cỏ dại cạnh tranh điều kiện sống của cây trồng là gì?
Cỏ dại cạnh tranh điều kiện sống của cây (ánh sáng, nhiệt độ, nước, không khí và dinh dưỡng)
56 Cỏ dại dễ dàng thích nghi với các điều kiện nào trong hệ thống trồng trọt?
Cỏ dại dễ dàng thích nghi với các điều kiện ngoại cảnh bất thuận
57 Những nguyên tác sử dụng thuốc hóa học để trừ cỏ dại?
Nguyên tắc 4 đúng: đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều, đúng cách
58 Phòng trừ cỏ dại có hiệu quả caophair dùng loại thuốc nào?
Chọn loại thuốc có hiệu quả diệt trừ cao với loại cỏ cần trừ như các thuốc Facet, Whip-S, Clincher… Có thuốc chuyên trừ, nhóm cỏ chác lác (như cỏ cháo,
cỏ chác, cỏ lác…) và nhóm cỏ lá rộng (như cỏ đồng tiền, cây mác bao, cây xà bông…) như các thuốc 2,4 D, Sunrice, Ally… Hiện nay có một số loại thuốc hỗn hợp có thể diệt được cả 3 nhóm cỏ như các thuốc Sirius, Clipper, Nominee, Turbo…
59 Các xu thế trong phòng trừ cỏ dại hiện nay?
Phát triển thiên địch
60 Khí hậu quyết định gì cho hệ thống cây trồng nông nghiệp?
Khí hậu là thành phần quan trọng trong hệ sinh thái đồng ruộng
Khí hậu quyết định thành phần cây trồng, cấu trúc quần thể cây trồng trong hệ thống sinh thái
Khí hậu quyết định sự sinh trưởng phát triển và sản lượng cây trồng cũng như hiệu quả kinh tế của hệ thống trồng trọt
61 Ý nghĩa hệ thống cây trồng:
Lợi dụng tối đa các nguồn tài nguyên thiên nhiên (đất trồng, khí hậu, ánh sáng, nhân
Trang 9Góp phần thúc đẩy phát triển các HT phụ khác trong HTTT ( HT làm đất, phân bón, chăm sóc, phòng trừ sâu, bệnh, cỏ dại )
Tăng năng suất
62 Nêu những tác dụng của luân canh:
Hạn chế sâu bệnh, xói mòn, tăng năng suất sản lượng
63 Bố trí hệ thống cây trồng để đạt mục đích gì:
Lợi dụng mối quan hệ tốt giữa cá sinh vật
Khắc phục hạn chế tác hại sâu, bệnh cỏ dại
Chọn lựa cây trồng để dễ dàng áp dụng các BPKT
Nâng cao hiệu quả sử dụng đất cũng như bồi dưỡng cải tạo đất
64 Luân canh theo mục đích sử dụng gì?
Sử dụng hợp lý nguồn nước, các chất dinh dưỡng có trong đất và nguồn phân bón đưa vào đất để tạo ra năng suất cây trồng cao đông thời nó có thể tạo ra môi trường bất lợi cho dịch hại ở các vụ hoặc năm tiếp theo trong chu kỳ luân canh
65 Yêu cầu của hệ thống luân canh cây trồng?
Hệ thống luân canh cây trồng đòi hỏi phải bố trí, sắp xếp các cây trồng về thời gian trên một vụ đầu và không gian trong một thời điểm để ngăn chặn tác hại của sâu bệnh ngay trong vụ đó và cản trở sự tồn tại, tích luỹ, lây lan của chúng từ vụ này sang vụ khác,từ năm này qua năm khác
66 Mối quan hệ giữa các cây trồng trong luân canh?
Thời gian, không gian, kĩ thuật thời vụ, sâu bệnh
67 Biện pháp nâng cao hiệu suất sử dụng ánh sáng trong trồng trọt
Bố trí cây trồng: chọn loại cây theo cường độ ánh sáng (cây ngày ngắn, cây ngày dài) Bố trí thời vụ lợi dụng ánh sáng, trồng xen, trồng lẫn, trồng tăng vụ Kĩ thuật : làm giàn (dưa leo) trồng hướng đông tây Lúa trồng thẳng hàng, chăng dây cấy lúa theo hướng có ánh sáng tốt
68 Biên pháp kĩ thuật để tăng cường sự trao đổi các chất khí theo hướng có lợi cho cây trồng?
Làm cỏ, sụt bùn, làm đất tơi xốp , bón phân
69 Biện pháp tác động để nâng cao hiệu quả sử dụng lân trong đất ?
Khoáng hóa, biến lân thành đạm
70 Mối quan hệ giữa các loại cây trồng trong luân canh theo không gian thể hiện?
71 Cơ sở khoa học của việc xây dựng hệ thống cây trồng dựa trên chế độ mưa?
Nguồn cung cấp nước mưa, khả năng tưới cho cây, hệ thống canh tác, ảnh hưởng xói mòn
72 Biện pháp IPM gồm những biện pháp nào?
Biện pháp canh tác
Biện pháp đấu tranh sih học
Biện phápgiống CT chống chịu dịch hạ
Biện pháp hóa học
Trang 10Biện pháp vật lý cơ giới Biện pháp điều hòa