1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN hướng dẫn học sinh lớp 11 THPT nghiên cứu khoa học ở lĩnh vực khoa học xã hội và hành vi từ môn ngữ văn

46 1,8K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 4,96 MB

Nội dung

Với những lý do trên, từ kinh nghiệm thực tế, tuy chưa thật nhiều, tôi chọn đề tài: Hướng dẫn học sinh lớp 11 THPT nghiên cứu khoa học ở lĩnh vực khoa học xã hội và hành vi từ môn Ngữ Vă

Trang 1

SỞ GD & ĐT HƯNG YÊN

Đơn vị: TRƯỜNG THPT NAM KHOÁI CHÂU

-Mã số: ……….

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Ở LĨNH VỰC

KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ HÀNH VI

TỪ MÔN NGỮ VĂN Người thực hiện: VŨ THỊ QUẾ TÂM

Trang 2

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC

I THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN

- Họ và tên: Vũ Thị Quế Tâm

- Ngày tháng năm sinh: 17-05-1977

- Nam, nữ: Nữ

- Đơn vị: THPT Nam Khoái Châu, Hưng Yên

- Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn tổ Ngữ văn

- Điện thoại (NR):

II TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO

- Học vị: Thạc sĩ Giáo dục học - chuyên ngành PPDH Ngữ Văn

- Năm nhận bằng: 2008

III KINH NGHIỆM KHOA HỌC

- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy Văn THPT

- Số năm kinh nghiệm: 15 năm

- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:

+ Đề tài: Tổ chức hoạt động ngoại khóa VH dân gian cho HS lớp 10THPT (2011- 2012) – giải C

+ Đề tài: Hướng dẫn học sinh tiếp nhận văn bản Hồn Trương Ba, da hàngthịt (Lưu Quang Vũ) (2013- 2014)

- Hướng dẫn học sinh nghiên cứu Khoa học kĩ thuật:

Đề tài: Sưu tầm, khảo cứu ca dao, tục ngữ của Khoái Châu- Hưng Yên(2015-2016) – giải Nhì

Trang 3

MỤC LỤC

II NHỮNG KHÓ KHĂN KHI HƯỚNG DẪN HỌC SINH

III CÁC BƯỚC HƯỚNG DẪN HỌC SINH NGHIÊN CỨU

3 Bước 3: Hướng dẫn học sinh lựa chọn ý tưởng 11

4 Bước 4: Hướng dẫn học sinh lập kế hoạch dự trù kinh phí,

5 Bước 5: Giám sát, tư vấn quá trình nghiên cứu của học

6 Bước 6: Hướng dẫn học sinh hoàn thiện sản phẩm, viết

7 Bước 7: Góp ý thiết kế poster, tập thuyết trình, dự kiến

Trang 4

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

KHXH & HV Khoa học xã hội và hành vi

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU

I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Cuộc thi Khoa học- kĩ thuật (KH KT) dành cho học sinh THPT được BộGiáo dục và đào tạo chính thức triển khai và tổ chức từ năm học 2013-2014.Cuộc thi được tiền hành từ cấp trường, cấp tỉnh đến cấp quốc gia Đối tượngtham gia cuộc thi là những học sinh theo học từ lớp 9 đến lớp 12 Mục đích củacuộc thi là nhằm khuyến khích học sinh nghiên cứu, sáng tạo khoa học, côngnghệ, kĩ thuật, vận dụng những kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đềthực tiễn của cuộc sống, khám phá và phát huy tiềm năng sáng tạo của học sinh,tạo môi trường học tập tích cực, là tiền đề để các em hòa nhập với cuộc sốngcũng như công tác nghiên cứu khoa học sau này Đặc biệt cuộc thi góp phầnkhông nhỏ thúc đẩy đổi mới hình thức tổ chức dạy học, đổi mới kiểm tra đánhgiá nhằm phát huy năng lực học sinh, nâng cao chất lượng dạy học Qua đâycũng tạo cơ hội để học sinh giới thiệu kết quả nghiên cứu của mình tới tất cảthầy cô bạn bè, tới các nhà khoa học … từ đó học sinh có thêm cơ hội được giúp

đỡ đào tạo, rèn luyện, đưa sản phẩm ứng dụng vào thực tế

Tuy nhiên, qua quan sát, qua quá trình tham gia hướng dẫn học sinh nghiêncứu khoa học, đặc biệt trong lĩnh vực khoa học xã hội và hành vi, tôi nhận thấy

số đề tài ở lĩnh vực này ít hơn các lĩnh vực khác, nghiên cứu khoa học ít hơnsáng chế kĩ thuật Khi phát động phong trào trong nhà trường số lượng học sinhđăng kí ở các lĩnh vực: Khoa học động vật, Hóa Sinh, Hóa học, Kĩ thuật cơ khí,

Kĩ thuật môi trường, Rô bốt và máy thông minh… nhiều hơn, thậm chí nếukhông động viên, gợi ý thì học sinh không đăng kí nghiên cứu ở lĩnh vực khoa học

xã hội và hành vi, nhất là nghiên cứu những nội dung có xuất phát điểm từ mônNgữ Văn

Với những lý do trên, từ kinh nghiệm thực tế, tuy chưa thật nhiều, tôi chọn đề

tài: Hướng dẫn học sinh lớp 11 THPT nghiên cứu khoa học ở lĩnh vực khoa học

xã hội và hành vi từ môn Ngữ Văn để đúc rút kinh nghiệm, và hi vọng có thể giúp

Trang 6

đồng nghiệp tham khảo, có thể tháo gỡ những khó khăn trong nhiệm vụ dạy họcnày.

II MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

- Đúc kết kinh nghiệm hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học ở lĩnh vựcKhoa học xã hội và hành vi từ môn Ngữ Văn

- Cung cấp một số kinh nghiệm của bản thân trong việc hướng dẫn họcsinh nghiên cứu khoa học ở lĩnh vực Khoa học xã hội và hành vi

III ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

- Các bước hướng dẫn học sinh lớp 11 tiến hành nghiên cứu khoa học ởlĩnh vực Khoa học xã hội và hành vi từ môn Ngữ Văn

IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Để thực hiện đề tài, tôi sử dụng phương pháp thực hành, thực nghiệm,nghiên cứu tài liệu, phân tích, tổng kết kinh nghiệm

Trang 7

PHẦN NỘI DUNG

I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN

1 Cơ sở lý luận

Nghiên cứu là quá trình con người khám phá hoặc sáng tạo ra tri thức mới

về thế giới mà chúng ta đang sống, và mục tiêu chính của đổi mới phương phápdạy học là nhằm góp phần thực hiện mục tiêu đổi mới nền giáo dục nước nhà.Theo Luật giáo dục Việt Nam “phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huytính tích cực, tự giác chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đắc điểm củatừng lớp học, từng môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năngvận dụng kiến thức vào thưucj tiến tác động đến tình cảm, đem lại niềm vuihứng thú học tập cho học sinh”

Cuộc thi KH KT dành cho học sinh THCS và THPT đã được tổ chức nhằmhướng tới mục tiêu đổi mới đó Cuộc thi được hướng dẫn bởi rất nhiều văn bảnkhác nhau của Bộ, Sở cũng như sự chỉ đạo cụ thể của từng nhà trường Về cơbản có một số những văn bản chỉ đạo và hướng dẫn như sau:

- Thông tư số 38/2012/TT-BGD ĐT, ngày 02 tháng 11 năm 2012 của Bộtrưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Ban hành Quy chế thi sáng tạo khoa học kĩ thuậtcấp quốc gia cho học sinh THCS và THPT

- Các văn bản chỉ đạo cuộc thi của Bộ GD & ĐT hằng năm về việc hướngdẫn triển khai hoạt động nghiên cứu KH KT cấp quốc gia dành cho học sinhTHCS và THPT

- Các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ trọng tâm năm học của bộ

GD & ĐT, Sở GD & ĐT qua các năm

- Tài liệu tập huấn tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo khoa học kĩthuật và cuộc thi khoa học kĩ thuật dành cho học sinh trung học

2 Cơ sở thực tiễn

Trang 8

Cuộc thi học sinh nghiên cứu KH KT đã góp phần thể hiện sự quantâm của các cấp ở địa phương, nâng cao chất lượng của việc dạy học ở cácnhà trường, đặc biệt là học sinh đã mạnh dạn vận dụng kiến thức, kĩ năng đãđược học ứng dụng vào thực tiễn đời sống sản xuất, khoa học kỹ thuật, tạo ranhững sản phẩm khoa học phục vụ học tập và nuôi dưỡng ý tưởng sáng tạo.Đây là cuộc thi rất có ý nghĩa đối với lứa tuổi học sinh, với nhà trường phổthông trung học Cuộc thi đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo các bậcphụ huynh, các nhà khoa học tham gia giúp đỡ về khoa học, kỹ thuật và tàichính, tạo động lực mạnh mẽ cho các em học sinh học tập, nghiên cứu, nuôidưỡng và phát triển, biến các ước mơ, ý tưởng khoa học thành các sản phẩmhiện thực.

Việc tham gia vào một đề tài nghiên cứu KH KT đòi hỏi học sinh phải vậndụng tổng hợp nhiều lĩnh vực kiến thức, phải thực hành trong thực tế Lĩnh vựckhoa học xã hội và hành vi là một lĩnh vực ít được học sinh yêu thích, hứng thúbởi sản phẩm có phạm vi ứng dụng trong đời sống không phổ biến, không dễthấy như các lĩnh vực khác Với giáo viên, để khơi gợi sự hứng thú, tạo niềm yêuthích, dẫn dắt học sinh trải nghiệm, hoàn thiện sản phẩm nhiều khi còn lúngtúng, sản phẩm chưa rõ, chưa thuyết phục, hoặc khả năng ứng dụng không cao Xuất phát từ những cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn đó, tôi mạnh dạn trìnhbày những kinh nghiệm của mình về những khó khăn và các bước khi hướng dẫnhọc sinh lớp 11 nghiên cứu khoa học ở lĩnh vực khoa học xã hội và hành vi(KHXH &HV) từ môn Ngữ Văn

II NHỮNG KHÓ KHĂN KHI HƯỚNG DẪN HỌC SINH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Ở LĨNH VỰC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ HÀNH VI

Về phía giáo viên, bên cạnh các thầy cô thực sự hiểu được ý nghĩa của việchướng dẫn học sinh nghiên cứu KH KT, việc khuyến khích học sinh tham gianghiên cứu khoa học không chỉ nhằm khơi dậy ở các em niềm đam mê tìm tòi

Trang 9

gia nghiên cứu khoa học còn cung cấp những kỹ năng thiết yếu làm hành trangcho các em sau này- thì cũng có không ít thầy cô còn chưa hiểu, nhất là nhiềuthầy cô ngại khó, ngại khổ Có nhiều giáo viên chưa nắm rõ các vấn đề quantrọng, chưa xác định được các bước cần thiết để hướng dẫn học sinh tiến hànhnghiên cứu khoa học, đặc biệt ở lĩnh vực KHXH & HV Thậm chí, vẫn còn thầy

cô cho rằng học sinh chỉ cần “học gạo”, học để thi đỗ vào một trường đại họcnào đó là đủ

Về phía học sinh, hầu hết các em chưa được tham gia nghiên cứu khoa học

ở những cấp học dưới, các em cho rằng nghiên cứu khoa học với học sinh là quákhó, thường tỏ ra rất ngại khi tham gia, không dám trình bày ý tưởng, khôngđịnh hướng được vấn đề cần nghiên cứu như thế nào Cũng có không ít học sinhquá quen với cách dạy học truyền thống, ỷ lại, lưởi suy nghĩ, trong giờ họcthường lơ là, không tập trung học bài, làm bài, hổng về kiến thức nên chẳng có

ý tưởng nghiên cứu gì Có nhiều em, dù lực học khá, thông minh nhưng chịuảnh hưởng từ gia đình, thầy cô nên chỉ chăm chăm vào việc “học gạo”, ôn thi để

đỗ vào đại học

Trước những khó khăn như vậy, để có thể khơi gợi được hứng thú nghiêncứu khoa học ở lĩnh vực KHXH & HV từ môn Ngữ Văn, để hướng dẫn các emtham gia, nghiên cứu thành công một đề tài, rất cần sự tâm huyết, hiểu biết, kiêntrì của thầy cô từ khâu tạo cảm hứng, gợi mở vấn đề trong từng tiết học, côngtác chuẩn bị đến khác bước khác trong suốt quá trình học sinh nghiên cứu Quakinh nghiệm thực tiễn, tôi xin trình bày kinh nghiệm của mình về các bướchướng dẫn học sinh nghiên cứu Khoa học ở KHXH & HV từ môn Ngữ Văn

III CÁC BƯỚC HƯỚNG DẪN HỌC SINH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Ở LĨNH VỰC KHXH &HV TỪ MÔN NGỮ VĂN

1 Bước 1: Công tác chuẩn bị của giáo viên

1.1 Có hiểu biết về nghiên cứu KHKT dành cho học sinh THPT

Trang 10

Để có thể khơi gợi cảm hứng, sự thích thú của học sinh, khát khaomuốn nghiên cứu khoa học, thì bản thân giáo viên phải là người nắm rõ nhất

ý nghĩa của nghiên cứu KHKT với học sinh, nắm vững được những yêu cầucủa cuộc thi mới có thể gợi mở đề tài, ý tưởng cũng như tiến trình họcsinh nghiên cứu và hoàn thiện đề tài Về vấn đề này, trong tài liệu tập huấn

Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo KH KT và cuộc thi KH KT dànhcho học sinh THPT (Bộ GD & ĐT, Dự án phát triển TH giai đoạn 2) cũng

đã hướng dẫn rất cụ thể Đó là những quy định về lĩnh vực, lĩnh vực chuyênsâu- giáo viên cần đọc kĩ để tránh sự nhầm lẫn lĩnh vực; những yêu cầu cụthể về Hồ sơ nghiên cứu khoa học- bao gồm: Kế hoạch nghiên cứu, Báo cáo

dự án, sổ tay khoa học, các phiếu đăng kí, phiếu của giáo viên hướng dẫn,phiếu xác nhận của nhà khoa học, phiếu xác nhận của cơ quan nghiên cứu Giáo viên cần nắm vững thì mới có thể hướng dẫn học sinh lên kế hoạchnghiên cứu cụ thể được

Một hiểu biết cần thiết mà giáo viên cũng đã được trang bị ở trườngĐại học đó là cách thức nghiên cứu khoa học, những phương pháp nghiêncứu khoa học Chúng ta cần nắm vững tiến trình nghiên cứu: từ lý do chọn

đề tài, tính cấp thiết, tính mới, những đóng góp của một đề tài, một dự án,đến dự báo được kết quả nghiên cứu, khả năng vận dụng vào đời sống thựctiễn của đề tài của dự án như thế nào; dự tính được thời gian học sinh có thểhoàn thành

1.2 Khi soạn bài, lên lớp

Soạn bài, lên lớp triền khai dạy học là công việc hàng ngày, nhưngchính từ công việc hàng ngày này giáo viên, trong mỗi giờ học cần chủ độngkhơi gợi cho học sinh những vấn đề có thể hướng dẫn học sinh nghiên cứu.Một tiết học thông thường có thể có rất nhiều những nội dung có khả năngứng dụng vào trong đời sống thực tế rất cao, tùy thuộc vào nội dung kiếnthức giáo viên phải nghiên cứu kĩ bài học khi soạn bài đề có thể khơi gợicho học sinh những ý tưởng, dự án vừa sức Một điều quan trọng là, để họcsinh lớp 11 có thể bắt tay vào nghiên cứu, thực hiện dự án thì giáo viênthường phải khơi gợi từ lớp 10 để các em có thời gian chuẩn bị, nghiên cứu.Chẳng hạn ở một số tiết học ở lớp 10 chúng ta có thể gợi mở vấn đề:

Trang 11

STT Tên bài Nội dung gợi mở

1 Khái quát về văn học dân

gian Việt Nam

- Văn học dân gian ở tỉnh, ởhuyện mình được lưu giữ vàphát triển như thế nào?

- Vai trò của văn học, văn hóadân gian trong đời sống thực tế

- Khảo sát thực tế về việc giữgìn, bảo tồn văn hóa dân gian ởđịa phương

2 - Hoạt động giao tiếp bằng

ngôn ngữ

- Đặc điểm của ngôn ngữ

nói và ngôn ngữ viết

- Phong cách ngôn ngữ sinh

hoạt

- Thực trạng sử dụng Tiếng Việtcủa học sinh hiện nay?

- Biện pháp để khắc phục tìnhtrạng sử dụng ngôn ngữ “tuổiteen”, ngôn ngữ lai căng pha tạptrong học sinh

- Khảo sát và chú giải từ địaphương, tiếng “lóng” thườnggặp

3 Truyện Kiều - Khảo sát một số cách dử dụng

từ ngữ của Nguyễn Du- cái hay,cái đẹp trong ngôn ngữ TruyệnKiều

- Hình thức nghệ thuật “lảyKiều”; nguyên nhân, sự tồn tạicủa tục “bói Kiều”

4 - Những yêu cầu về sử dụng

Tiếng Việt

- Viết quảng cáo

- Tình trạng dùng từ, viết câukhông đúng quy tắc, lạm dụngngôn ngữ nước ngoài trongquảng cáo ở địa phương, ở ViệtNam- cách khắc phục

Trang 12

Hoặc có thể gợi mở một số vấn đề có liên quan đến kiến thức ở lớp 11,

như ở bài: Đọc thêm “Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp

bức” của Nguyễn An Ninh tôi đã gợi mở như sau: Sau khi tổng kết bài học,

nhấn mạnh vai trò của tiếng Việt trong lịch sử đấu tranh của dân tộc, trongđời sống văn hóa, xã hội của đất nước, tôi nêu hiện tượng sử dụng tiếng Việtkhông đúng quy tắc có lẽ rất phổ biến trong đời sống hàng ngày hiện nay

Trang 13

Tôi đã gợi mở dự án:

- * Khảo sát thực trạng sử dụng Tiếng

Việt ở trường học, địa phương/ hướng

phát huy/ biện pháp khắc phục?

- Tầm quan trọng của tiếng mẹ đẻ đối

với vận mệnh dân tộc được biểu hiện

cụ thể như thế nào qua các cuộc đấu

tranh chống ngoại xâm?

Để bước này có hiệu quả, khơi gợi được ở học sinh khát khao nghiên cứu,sáng tạo bản thân mỗi giáo viên phải có lòng yêu nghề, say nghề, luôn tìm tòi,sáng tạo Chúng ta có thể đổi mới dạy học từ những bài học, tiết học quen thuộcnhư thế chứ không cần phải chờ đợi đến lúc thay đổi chương trình, thay đổisách giáo khoa Ở một góc nhìn nào đó, đổi mới dạy học nói riêng và đổi mớigiáo dục nói chung, quyền năng là người thầy!

Và trong năm học 2014-2015 khi dạy bài Khái quát về VHDG Việt Nam

tôi đã gieo vấn đề: Các em đã có những hiểu biết gì về VH DG của Khoái Châu,

Trang 14

Hưng Yên, các em có thuộc những câu ca dao nào viết về vùng đất quê mìnhkhông? Các lễ hội ở Khoái Châu mà em biết? Vai trò của lễ hội trong đời sốngtinh thần của người dân quê em? Học sinh đã rất hào hứng và xung phong thamgia sưu tầm và khảo cứu một thể loại nhỏ trong VH DG của Khoái Châu.

2 Bước 2: Thành lập nhóm nghiên cứu

Theo quy định của cuộc thi thì mỗi nhóm nghiên cứu chỉ có tối đa là 02học sinh, vì vậy giáo viên cũng nên cân nhắc kĩ lưỡng khi lựa chọn học sinhtham gia Với lĩnh vực nghiên cứu là Khoa học xã hội và hành vi từ môn NgữVăn cũng cần có tiêu chí riêng Với bản thân tôi có đề ra mấy câu hỏi khi lựachọn học sinh như sau:

- Khả năng diễn đạt bằng ngôn từ, khả năng giao tiếp, khả năng lập luận?

- Khả năng cảm thụ văn học nghệ thuật?

- Sự am hiểu về đời sống văn hóa, xã hội?

- Khả năng trong việc lập kế hoạch cá nhân, quản lý thời gian?

3 Bước 3: Hướng dẫn học sinh lựa chọn ý tưởng

Trang 15

Đây có lẽ là bước khó khăn nhất Việc lựa chọn chủ đề, ý tưởng phải xuấtphát từ học sinh, trên nền tảng hiểu biết, sự hững thú, đam mê của học sinh,nhưng cũng phải chú ý tính vừa sức, ý tưởng đề tài phải nằm trong khả năngthực hiện của học sinh Có thể gợi mở học sinh lựa chọn ý tưởng qua các câuhỏi:

- Có những điều gì thuộc phạm vi chủ đề mà em quan tâm, có khả năng tìmhiểu, nghiên cứu?

- Vấn đề đó là gì? Nếu nghiên cứu em sẽ nghiên cứu trong phạm vi như thếnào? Hình dung về kết quả có thể sẽ đạt được?

- Kết quả đạt được ấy có tính mới mẻ sáng tạo không?

- Những công trình nghiên cứu trước đó là gì? Có những vấn đề gì đã đượcgiải quyết rồi? Em dự định sẽ giải quyết được vấn đề gì? Tác dụng- hiệu quảcủa vấn đề trong thực tế đời sống?

Hoặc có thể dẫn giải học sinh hai cách chọn đề tài như sau:

- Nghiên cứu một vấn đề phổ biến? Có thể có những công trình trước đónhưng ở diện rộng hơn hoặc hẹp hơn? – Đây là cách chọn đề tài an toàn Cáchnày có hạn chế là tính mới không mạnh

- Nghiên cứu một vấn đề mới mẻ và có thể có tác động rộng rãi? Tính mớinhư thế nào cũng cần phải chỉ rõ? Với đề tài thuộc loại này chắn chắn sẽ gâyđược sự chú ý Nhưng với đề tài dạng này, các em học sinh phải bỏ rất nhiềucông sức

Giáo viên cần gợi ý, hướng dẫn học sinh qua quá trình trao đổi, thảo luận

để tìm đề tài nghiên cứu phù hợp với khả năng và điều kiện thực tế, xác địnhvấn đề nghiên cứu là gì, không nên tiến hành đề tài khi chưa xác định rõ chủ đềphải theo đuổi Nếu vấn đề không rõ ràng thì không có kết quả, hoặc kết quảcũng không rõ ràng Xác định được vấn đè cần nghiên cứu sẽ giúp bạn tìm đượctên đề tài thích hợp Tên đề tài nên ngắn gọn, súc tích và gắn liền với vấn đề đãchọn

Trang 16

Sau khi đã chọn được ý tưởng, hình thành được đề tài, giáo viên cũng phảihướng dẫn học sinh xác định được mục tiêu của đề tài, mục tiêu càng cụ thểcàng tốt Bởi mục tiêu càng rõ ràng sẽ giúp xác định được thưoif gian cần phân

bổ và những gì cần chuẩn bị (đối tượng tiếp cận, thông tin cần thu thập, phươngpháp xử lý thông tin, cách tiếp cận thực tế, giải pháp cho những mục tiêu, phâncông nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm ) Mục tiêu của đề tài cũngkhông nên quá nhiều hơn 3 và tốt nhất không nêu ra những mục tiêu nào khôngchắc

Giáo viên cũng yêu cầu học sinh chỉ rõ những lợi ích mà đề tài nghiên cứu

KH sẽ mang lại là gì? Vấn đề của đề tài sẽ góp phần giúp giải quyết các vẫn đềtrong thực tiễn xã hội? Những đối tượng cá nhân nào sẽ được hưởng lợi nếu đềtài được ứng dụng? Việc làm này giúp cho sản phẩm của học sinh nghiên cứukhoa học trong lĩnh vực KHXH & HV hình dung được sản phẩm cụ thể có tínhứng dụng cụ thể trong đời sống thực tế

Chẳng hạn như với các vấn đề được khơi mở trong bài học Khái quát về

văn học dân gian Việt Nam (Các em đã có những hiểu biết gì về VH DG của

Khoái Châu, Hưng Yên, các em có thuộc những câu ca dao nào viết về vùng đất quê mình không? Các lễ hội ở Khoái Châu mà em biết? Vai trò của lễ hội trong đời sống tinh thần của người dân quê em?), tôi hướng dẫn học sinh thảo luận về

ý tưởng và mục tiêu, kết quả mong đợi như sau:

- Trong nền Văn học dân gian đồ sộ của nước nhà thì VH DG vùng đấtHưng Yên nói chung và Khoái Châu giữ vị trí, vai trò như thế nào?

- Vốn văn học dân gian của quê hương hiện tại được lưu giữ và lưu truyền

ra sao, nó có tác động, ảnh hưởng tới những sinh hoạt văn hóa, hay cuộc sốnghiện đại của giới trẻ chúng em không?

- Vấn đề sưu tầm, khảo cứu, chú giải về ca dao tục ngữ để giúp các bạn trẻhiểu, yêu quý, trân trọng và có ý thức giữ gìn vốn văn học của quê hương?Kết quả thảo luận HS đã hướng đến đề tài: Sưu tầm, khảo cứu ca dao, tục

Trang 17

ngữ của Khoái Châu, và bước đầu tìm một số những biện pháp để gìn giữ, lưutruyền vốn văn học dân gian của quê hương mình.

Với đề tài này, sau thảo luận học sinh đã hình dung được mục tiêu nghiêncứu và kết quả mong đợi:

- Khảo sát thực tế về sự lưu giữ, lưu truyền ca dao, tục ngữ của vùngKhoái Châu- Hưng; Sưu tầm, khảo cứu, ca dao tục ngữ của Khoái Châu

- Đánh giá về giá trị nội dung nghệ thuật của ca dao, tục ngữ Khoái Châu

- Đề xuất hình thức lưu giữ và lưu truyền hấp dẫn với giới trẻ, với họcsinh

Văn bản sưu tầm được, có những chú giải cụ thể sẽ là một nguồn tư liệuhữu ích cho những người yêu thích văn hóa, văn học dân gian, tài liệu giáo dụckiến thức khoa học cơ bản, giáo dục địa phương, sản phẩm du lịch Đề tài nàycũng là tiền đề để học sinh có thể mở rộng nghiên cứu về văn hóa dân gian,phong tục, lễ hội của Khoái Châu, mở rộng ra là của Hưng Yên, hoặc ở nhữngphạm vi lớn hơn

4 Bước 4: Hướng dẫn học sinh lập kế hoạch dự trù kinh phí, kế hoạch nghiên cứu

4.1 Giáo viên cần nắm rõ các mặt của dự án để hướng dẫn học sinh lập đềcương dự trù kinh phí, các hồ sơ ban đầu để xin ý kiến của nhà trường, phụhuynh Các vấn đề cơ bản có thể liên quan đến kinh phí trong quá trình thựchiện dự án KHXH &HV như:

- Đi thực tế thu thập tài liệu có liên quan; gặp gỡ các chuyên gia

- Các khảo sát thăm dò

- Kinh phí để hoàn thiện sản phẩm

- Thiết kế poster cho cuộc thi

4.2 Hướng dẫn học sinh lập kế hoạch nghiên cứu đề tài

Như trên đã nói, lựa chọn một chủ đề rõ ràng không chỉ vì mối quan tâm

mà còn vì xác định thời gian có thể hoàn thành Một khi có một ý tưởng nghiên

Trang 18

cứu khả thi thì bước tiếp theo là giáo viên hướng dẫn học sinh lập kế hoạchnghiên cứu Việc giúp học sinh lập kế hoạch nghiên cứu có thể dựa trên một sốcâu hỏi sau:

- Trình tự các bước thực hiện đề tài, triển khai ý tưởng, thời gian thực hiệncác bước, ai là người thực hiện?

- Có kiểm nghiệm trong thực tế không? Thời gian kiểm nghiệm? Các bướctiến hành kiểm nghiệm? Dự kiến được những tình huống có thể xảy ra trong quátrình kiểm nghiệm? Thời gian để giải quyết những tình huống ấy?

- Dự kiến thời gian báo cáo với giáo viên hướng dẫn về tiến độ nghiên cứu.Giáo viên cũng cần lưu ý học sinh trong khi lập kế hoạch nghiên cứu phảibám sát mục tiêu của đề tài, dự kiến thời gian cụ thể theo tuần, tháng, năm; rấtcần thiết trong việc lập một sổ tay khoa học để ghi lại tất cả các hoạt độngnghiên cứu, kết quả cụ thể từng hoạt động Việc lập sổ tay nghiên cứu phảiđược bắt đầu từ khi hình thành ý tưởng, ghi lại quá trình thảo luận để thống nhất

đề tài, mục tiêu nghiên cứu Căn cứ vào sổ tay khoa học giáo viên có thể giámsát toàn bộ quá trình thực hiện đề tài của học sinh để từ đó có những điều chỉnh,

tư vấn cụ thể

Trong khi hướng dẫn học sinh lập kế hoạch nghiên cứu, giáo viên cũng cầnđịnh hướng học sinh chia lĩnh vực công việc để thực hiện, tránh chồng chéo ảnhhưởng đến tiến độ nghiên cứu

Chẳng hạn với dự án “Sưu tầm, khảo cứu ca dao, tục ngữ của Khoái

Châu” tôi đã hướng dẫn học sinh lập kế hoạch nghiên cứu với một số những nội

dung cụ thể như sau:

- Dự kiến kết quả mong đợi: sưu tầm được càng nhiều, hết càng tốt; khảocứu, chú giải chi tiết, chính xác nhất có thể; có sản phẩm cụ thể, sáng tạo, vậndụng được trong đời sống thực tế

- Tiến trình nghiên cứu bao gồm: khảo sát thực tế (chú trọng kết hợp vớisưu tầm) – tìm tài liệu liên quan trong thư viện – đi thực tế để sưu tầm, kiểm

Trang 19

nghiệm, chú giải – gặp gỡ các chuyên gia để được hướng dẫn – tổng hợp các kếtquả, phân tích- hoàn thiện sản phẩm - viết báo cáo

- Chia lĩnh vực cho học sinh:

+ Phiếu khảo sát: có 02 phiếu, mỗi học sinh phụ trách một phiếu ở tất cáccác khâu (phát phiếu, tổng hợp, phân tích)

+ Tìm tài liệu: mỗi học sinh phụ trách một nguồn theo sở trường và điềukiện: Nguồn thư viện – nguồn truyền thông

+ Đi thực tế: chia theo đơn vị hành chính của huyện, mỗi học sinh đượcphụ trách vài xã (trong thực tế các em vẫn hỗ trợ nhau trong việc đi thực tế, có

cả sự hỗ trợ của cha mẹ, giáo viên )

+ Gặp chuyên gia: cả nhóm- để các em cùng được lắng nghe những lờikhuyên, sự hướng dẫ bổ ích, và đây cũng là một trải nghiệm khoa học mới mẻ,thú vị của học sinh

+ Hoàn thiện sản phẩm, viết báo cáo: cả nhóm thảo luận, tùy theo nội dung

cụ thể có thể chia nhỏ để hoàn thiện Chẳng hạn: 01 học sinh hoàn thiện sảnphẩm tranh ảnh có ghi những câu ca dao, tục ngữ đặc trưng của vùng miền đểlàm sản phẩm du lịch; 01 học sinh viết báo cáo; chia lĩnh vực hoàn thiện giảipháp lưu giữ, lưu truyền (thiết kế forum, trang mạng xã hội, in tờ rơi )

5 Bước 5: Giám sát, tư vấn quá trình nghiên cứu của học sinh

5.1 Thông qua sổ tay khoa học, báo cáo tiến độ, giáo viên nắm sát tiến độ

và những kết quả đạt được của học sinh để có thể tư vấn, điều chỉnh, bổ sungnhững vấn đề mà học sinh tiến hành chưa chính xác Cần tập trung nhóm đểthảo luận các vấn đề nảy sinh trong qua trình nghiên cứu, đánh giá các kết quảcủa đề tài theo từng giai đoạn cụ thể để chỉnh sửa, bổ sung những vấn đề theođịnh hướng ban đầu Hướng dẫn học sinh phân tích kết quả, sắp xếp các kết quả

để có thể kiểm chứng ngay, tìm ra những sai sót trong khảo sát, thực nghiệm.Việc tìm ra có những sai sót nào không là một kĩ năng cơ bản mà nhà khoa họcphải phát triển, một thông số nào đó thay đổi hoặc không rõ ràng mà không dẫn

Trang 20

đến thay đổi kết quả nghiên cứu cũng là một “khám phá” giống như việc tìm ramột sự thay đổi nào đó do thông số gây ra.

5.2 Hướng dẫn học sinh đưa ra kết luận:

- Kết quả phải được biểu thị bằng số liệu; sản phẩm càng “nhìn thấy: rõcàng tốt

- Những thông số nào là quan trọng?

- Đã thu thập đủ dữ liệu chưa? Có cần phải tiến hành thêm nữa không?

- Giữ một cách nhìn cởi mở- đừng bao giờ thay đởi kết quả cho phù hợpvới một lý thuyết, thậm chí nếu kết quả không hỗ trợ giả thuyết đó là điều bìnhthường và trong nhiều trường hợp đó lại là một điều tốt Cố gắng giải thích tạisao thu được kết quả khác so với những tài liệu tham khảo? Có những sai sótgây nên sự khác biệt này? Nếu có hãy tìm ra chúng?

- Hãy nghĩ đến ứng dụng thực tế có thể được áp dụng từ nghiên cứu này?Công trình này có thể được sử dụng vào thực tế như thế nào?

- Có thể mở rộng được phạm vi nghiên cứu của đề tài không?

Chẳng hạn với dự án “Sưu tầm, khảo cứu ca dao, tục ngữ của Khoái

Châu” tôi đã hướng dẫn học sinh đi đến một số kết luận như sau:

- Tìm được bao nhiêu bài ca dao, câu tục ngữ? Có thể tìm được hơn nữakhông? So với các tài liệu đã có có phát hiện, bổ sung được những câu ca dao,tục ngữ nào không?

- Chú giải đã chính xác đầy đủ chưa? So với các tài liệu trước đó có phầnchú giải nào khác biệt?

- Lấy tiêu chí nào để phân loại và sắp xếp?

- Vài nét về giá trị nội dung - nghệ thuật của ca dao, tục ngữ Khoái Châu?

- Đề xuất một số biện pháp lưu giữ và lưu truyền ca dao, tục ngữ củaKhoái Châu- Hưng Yên?

Với sự gợi ý, hướng dẫn như vậy các em cũng đã tìm ra một số sự khácbiệt trong chú giải so với các tài liệu đã có, khẳng định được đó là những chú

Trang 21

chưa có trong bất kì tài liệu nào; các em đã thiết kế được một số mẫu sản phẩmdanh cho du lịch văn hóa của quê hương; đặc biệt các em cũng thấy được ýnghĩa của công trình nghiên cứu của mình là hoàn toàn mới mẻ vì chưa có tàiliệu nào riêng về ca dao, tục ngữ của Khoái Châu, có định hướng được sự pháttriển của đề tài: nghiên cứu về truyện cổ tích, truyền thuyết, văn hóa dân gian, lễhội của Khoái Châu- đây là những hướng nghiên cứu hoàn toàn khả thi.

6 Bước 6: Hướng dẫn học sinh hoàn thiện sản phẩm, viết báo cáo, thảo luận

6.1 Sau khi hoàn thành gia đoạn thực nghiệm, thu thập đầy đủ thông tin sốliệu của đề tài, có sản phẩm cụ thể, toàn bộ nhóm nghiên cứu cần tập trung traođổi, thảo luận những vấn đề còn thắc mắc, đồng thời phân công mỗi người trongnhóm hoàn thành công việc báo cáo đề tài, làm thuyết trình về đề tài

Báo cáo nghiên cứu phải được chuẩn bị cùng với sổ tay khoa học và bất cứbiểu mẫu giấy tờ cần thiết khác Một báo cáo thường có các mục sau:

- Trang bìa và mục lục- giúp người đọc có thể quan sát cấu trúc của báocáo một cách nhanh chóng

- Phần giới thiệu: mục tiêu nghiên cứu, giải thích lý do nảy sinh ý tưởngnghiên cứu và những điều kì vọng đạt được; phương pháp nghiên cứu

Kết luận cần tóm tắt ngắn gọn, kết quả phải dựa trên những số liệu, sảnphẩm cụ thể, không thể nói chung chung Không đưa vào kết luận một điều gì

Trang 22

nếu chưa đề cập đến ở phần thảo luận, cũng nên nhắc tới những ứng dụng thực

tế

Cũng nên có lời cám ơn với những người đã hỗ trợ nghiên cứu

7 Bước 7: Góp ý thiết kế poster, tập thuyết trình, dự kiến những câu hỏi tình huống

Muốn thu hút và giới thiệu được đề tài, hãy tạo thuận lợi cho những khángiả quan tâm, giám khảo có thể tiếp cận công trình và những kết quả đạt được.Lưu ý một số nguyên tắc:

- Đảm bảo theo mẫu (nếu có)

- Chú ý đến năm- đảm bảo rằng trưng bày chỉ phản ánh công trình của nămnay

- Có sổ ghi dữ liệu

- Kèm theo ảnh- có thể chụp ảnh những phần quan trọng, ghi rõ nguồn

- Phải ngăn nắp, hợp lý, dễ đọc

- Làm nổi bật kết quả, gây sự chú ý

- Tính chính xác và đầy đủ- cần tuân theo những quy định về kích thước,

an toàn khi trưng bày

Tuy nhiên cũng cần lưu ý thêm rằng: giám khảo sẽ chấm điểm công trình,chấm điểm thí sinh đã tuân thủ các phương pháp khoa học như thế nào, chứkhông phải phần trưng bày, nên cũng cần thiết phải tốn quá nhiều tiền bạc,không phô diễn quá mức, bảng trưng bày chỉ cung cấp thông tin Giám khảocũng đánh giá cao những thí sinh có thể diễn thuyết và trình bày một cách thoảimái về dự án của mình, họ không quan tâm đến những bài thuyết trình họcthuộc lóng, họ muốn xem người thuyết trình nắm vững nội dung công trình nhưthế nào? Vì thế, giáo viên cũng cần cho học sinh biết thanh điểm chấm của giámkhảo, dự kiến một số tình huống và hơn hết là hướng dẫn các em kĩ năng thuyếttrình, động viên để các em tự tin, thoải mái

IV KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

Trang 23

Hàng năm trường THPT Nam Khoái Châu vẫn tổ chức phong trào học sinhnghiên cứu KHKT, nhưng trong lĩnh vực KHXH &HV thì trường cũng như bảnthân tôi mới tham gia lần đầu Nhưng bằng tất cả sự cố gắng của học sinh, giáoviên, đặc biệt là tôi đã nghiên cứu kĩ tài liệu hướng dẫn của Bộ GD& ĐT, cácvăn bản hướng dẫn của Sở GD ĐT Hưng yên, nên đã tổ chức và hướng dẫn họcsinh đạt hiệu quả:

- Các em đã hoàn thành việc sưu tầm, khảo cứu ca dao, tục ngữ của KhoáiChâu Công trình bao gồm: Sưu tầm, chú giải 44 bài ca dao, 20 câu tục ngữ về,xuất phát từ vùng đất Khoái Châu (những bài ca dao, những câu tục ngữ còn

in đậm dấu ấn vùng miền)

Ví dụ tiêu biểu như: Về ca dao

Ai về thăm đất Đa Hòa

Có ông Đồng Tử yêu bà Tiên Dung

Chú giải: Thôn Đa Hòa thuộc xã Bình Minh, có đền thờ Đức thánh Chử Đồng Tử (một trong “tứ bất tử” của người Việt Nam), ngôi đền nằm bên dòng

sông Hồng nhìn ra bãi Tự Nhiên nơi nàng công chúa Tiên Dung xinh đẹp, congái vua Hùng thứ 18 kỳ ngộ và nên duyên với chàng Chử nghèo khó; Ngôi đền

Ða Hoà (được nhà nước xếp hạng di tích văn hoá năm 1962)

Ai vê Dạ Trạch, Khoái Châu

Có Triệu Quang Phục diệt làu quân Lương

Chú giải: Triệu Việt Vương- Triệu Quang Phục lập căn cứ chống quân

Lương ở đầm Dạ Trạch (có nơi còn gọi Triệu Quang Phục là Dạ Trạch Vương);Người đời sau lập đền thờ ông ở cửa biển Đại Nha (Đại Nha có tên khác là Đại

Ác, thời nhà Lý đổi là Đại An), nay là cửa Liêu (cửa sông Đáy) Các đền thờ tậptrung chủ yếu ở vùng ven biển 2 tỉnh Ninh Bình và Nam Định Ninh Bình hiện

là tỉnh có nhiều đền thờ Triệu Việt Vương nhất

Ngày đăng: 24/07/2016, 20:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w