1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đường lối đấu tranh giành chính quyền

4 352 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 20,32 KB

Nội dung

Đường lối đấu tranh giành chính quyền giai đoạn 1936 1939. Đã được ekip chỉnh lý và bổ sung đầy đủ.................................................................................................................................................................................................................................................................................

Trang 1

GIAI ĐOẠN 1936-1939

1 Hoàn cảnh lịch sử:

o Tình hình thế giới:

- Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 đã làm cho mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản thêm gay gắt và phong trào cách mạng của quần chúng dâng cao

- Một số nước đi vào con đường phát xít hoá: dùng bạo lực để đàn áp phong trào đấu tranh trong nước và ráo riết chạy đua vũ trang phát động chiến tranh thế giới Chủ nghĩa phát xít thắng thế ở Đức, Ý, Nhật; chúng liên kết với nhau lập ra phe “Trục”, tuyên bố chống Quốc tế Cộng sản và phát động chiến tranh chia lại thế giới

 Đại hội VII Quốc tế Cộng sản họp tại Matxcơva (7-1935) xác định:

- Kẻ thù nguy hiểm trước mắt của nhân dân thế giới chưa phải là chủ nghĩa đế quốc nói chung mà là chủ nghĩa phát xít

- Nhiệm vụ trước mắt của giai cấp công nhân và nhân dân lao động thế giới chưa phải là đấu tranh lật đổ chủ nghĩa tư bản, giành chính quyền; mà là chống phát xít và chiến tranh, đòi tự do, dân chủ, hoà bình

- Đối với các nước thuộc địa và nửa thuộc địa, vấn đề thành lập Mặt trận thống nhất chống đế quốc có tầm quan trọng đặc biệt

o Tình hình trong nước:

- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới có nhiều biến động, ảnh hưởng tới đời sống của mọi giai cấp, tầng lớp trong xã hội

- Trong khi đó, bọn cầm quyền phản động ở Đông Dương ra sức vơ vét, bóc lột và khủng bố phong trào đấu tranh của nhân dân, làm cho bầu không khí chính trị trở nên ngột ngạt, yêu cầu có những cải cách dân chủ

Trang 2

2 Chủ trương đấu tranh đòi chính quyền dân sinh dân chủ 7/1936

- Tháng 7-1936, Ban Chấp hành Trung ương họp Hội nghị lần thứ hai tại Thượng Hải Xuất phát từ tình hình thực tế, Hội nghị đã xác định:

- Mục tiêu chiến lược: không thay đổi so với Hội nghị lần thứ nhất- “cách

mạng tư sản dân quyền - phản đế và điền địa - lập chính quyền công-nông bằng hình thức Xô viết”, “để dự bị, điều kiện đi tới cách mạng xã hội chủ nghĩa”

- Một bộ phận nhỏ kẻ thù là bọn phản động thuộc địa và bè lũ tay sai của

chúng

- Nhiệm vụ trước mắt của cách mạng: chống phát xít, chống chiến tranh đế

quốc, chống bọn phản động thuộc địa và tay sai Để thực hiện được nhiệm

vụ này, BCH TƯ quyết định lập Mặt trận nhân dân phản đế gồm các giai cấp, đảng phái, các đoàn thể chính trị, các tôn giáo khác nhau, các dân tộc

xứ Đông Dương cũng đấu tranh đòi quyền dân chủ

- Về đoàn kết quốc tế: Đoàn kết với giai cấp công nhân và Đảng Cộng sản

Pháp, ủng hộ Mặt trận Nhân dân Pháp, ủng hộ Mặt trận Chính phủ Nhân dân Pháp để cùng chống kẻ thù chung là phát xít và phản động thuộc địa ở Đông Dương

- Về hình thức tổ chức và biện pháp đấu tranh: Hội nghị chủ trương

chuyển hình thức tổ chức bí mật không hợp pháp => hình thức tổ chức và đấu tranh công khai, nửa công khai; hợp pháp và nửa hợp pháp

Đấu tranh trên lĩnh vực báo chí:

- Nhiều sách chính trị – lý luận được xuất bản công khai hoặc đưa từ Pháp về

- Nhiều tác phẩm văn học hiện thực phê phán ra đời như: Bước đường cùng, Tắt đèn, Số đỏ ,Thơ cách mạng, kịch Đời cô Lựu…

- Cuối 1937, Đảng phát động phong trào truyền bá chữ Quốc ngữ giúp quần chúng đọc được sách báo, nâng cao sự hiểu biết về chính trị và cách mạng

- Cuộc đấu tranh trên lãnh vực báo chí đã thu kết quả to lớn về văn hóa – tư tưởng: đông đảo các tầng lớp nhân dân giác ngộ về con đường cách mạng

Trang 3

=> Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 đã tác động đến đời sống giai cấp

và tầng lớp nhân dân lao động, mà còn đến những nhà tư sản, địa chủ hạng vừa và nhỏ Bọn cầm quyền phản động ở Đông Dương ra sức vơ vét, bóc lột

và khủng bố phong trào đấu tranh của nhân dân Không đủ khả năng vũ trang, chuẩn bị cách mạng chống đế quốc và phong kiến Đấu tranh trên Mặt trận báo chí dân chủ diễn ra sôi nổi Đảng đã thực hiện nhiệm vụ vừa sức mình, vừa cỗ vũ phong trào đấu tranh thuộc địa toàn thế giới Các giai cấp

và tầng lớp tuy có quyền lợi khác nhau, nhưng đều căm thù thực dân, tư bản độc quyền Pháp, và đều có nguyện vọng đấu tranh đòi quyền được sống, tự

do, dân chủ, cơm áo, hoà bình

3 “Chung quanh vấn đề chiến sách mới” 10/1936:

Tháng 10-1936, Trung ương Đảng được tổ chức lại, do đồng chí Hà Huy Tập làm Tổng Bí thư, trong văn kiện “Chung quanh vấn đề chiến sách mới”, Ban Chấp hành Trung ương cũng đặt ra vấn đề nhận thức lại mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ, phản đế và điền địa trong cách mạng Đông Dương: cách mạng giải phóng dân tộc không nhất thiết phải gắn kết chặt với cuộc cách mạng điền địa “Nếu phát triển cuộc đấu tranh chia đất mà ngăn trở cuộc đấu tranh phản đế thì phải chọn vấn đề nào quan trọng hơn mà giải quyết trước”

Đó là nhận thức mới phù hợp với tinh thần “Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng”, bước đầu khắc phục hạn chế của “Luận cương chính trị” tháng 10-1930

Giải quyết các hạn chế:

- Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa mục tiêu chiến lược và mục tiêu cụ thể trước mắt

- Giải quyết các mối liên hệ giữa liên minh công-nông và mặt trận đoàn kết dân tộc rộng rãi, giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp

Trang 4

- Khắc phục các biểu hiện hẹp hòi trong quần chúng, đáp ứng được những đòi hỏi của thực tiễn cách mạng, có ý nghĩa thúc đẩy phong trào cách mạng và củng cố tổ chức Đảng trong tình hình mới

Tiểu kết giai đoạn 1936 – 1939:

Trong những năm 1936-1939, Đảng đã có những nhận định bám sát tình hình thực tiễn, bước đầu khắc phục những hạn chế của “Luận cương chính trị” đồng thời thể hiện tinh thần của “Cương lĩnh chính trị đầu tiên”

 Đánh giá đúng mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và dân chủ Không đề cao vấn đề điền địa chống phong kiến, kẻ thù quan trọng nhất là đế quốc

 Việc tập hợp lực lượng với quy mô lớn hơn: “thâu phục hết các tầng lớp trong nhân dân” “thâu phục đa số thợ thuyền, mà còn cần phải thâu phục quảng đại quần chúng nông dân và tiểu tư sản ở thành thị.” Thể hiện Đảng là của toàn dân tộc

Ý nghĩa của phong trào dân chủ 1936 – 1939:

 - Là phong trào quần chúng rộng lớn, có tổ chức, dưới sự lãnh đạo của Đảng

 - Buộc Pháp phải nhượng bộ một số yêu sách về dân sinh, dân chủ

 - Quần chúng được giác ngộ về chính trị, trở thành lực lượng chính trị hùng hậu của cách mạng

 - Cán bộ đựợc tập hợp và trưởng thành

 - Là một cuộc tổng diễn tập, chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này

Ngày đăng: 24/07/2016, 12:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w